Chàm ngứa là bệnh gì? Làm sao để điều trị và chống tái lại?
Chàm ngứa là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh trên. Cũng như biết cách điều trị chàm ngứa hiệu quả, chống tái phát.
Chàm ngứa là bệnh gì? Nguyên nhân gây chàm ngứa?
Chàm ngứa là một trong những bệnh da liễu phổ biến với biểu hiện dị ứng da. Căn bệnh này không chỉ thường gặp ở trẻ em mà cả người lớn cũng có thể mắc phải. Đúng với cái tên chàm ngứa, người mắc bệnh sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy và vô cùng khó chịu, ăn uống không ngon miệng, ngủ không ngon giấc.
Những nốt ngứa dày đặc khiến người bệnh có xu hướng gãi. Tuy nhiên càng gãi tình trạng càng trầm trọng thêm. Tuy chàm ngứa không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng lại rất mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin.
Trước khi tìm hiểu về cách trị bệnh chàm ngứa, hãy cùng tìm hiểu qua về nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. Từ đó giúp lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu nhất, chống tái lại.
Có 3 nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh chàm ngứa, cụ thể là:
- Chàm ngứa do cơ địa: Trong gia đình nếu có người mắc bệnh chàm thì khả năng thế hệ sau bị di truyền lại rất cao. Hoặc do cơ thể đột ngột bị rối loạn chức năng nội tiết và bài tiết cũng dẫn đến bệnh chàm ngứa. Những người đang bị mắc những bệnh liên quan tới dị ứng như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh chàm ngứa. Chàm ngứa có thể là hệ quả của dị ứng với mỹ phẩm trộn, trôi nổi, kém chất lượng.
- Chàm ngứa do kháng dị nguyên: Điều này là do môi trường bệnh nhân thường tiếp xúc rất ô nhiễm, nhiều khói bụi… Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như sơn, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, cao su non. Dị ứng với lông động vật, sợi bông quần áo. Dị ứng với các thực phẩm như trứng, đậu nành, sữa động vật và các loại hải sản.
- Bị chàm ngứa do thói quen sống không lành mạnh: Vệ sinh da không sạch, luôn để da bị ẩm ở những vùng có nếp gấp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh chàm ngứa. Ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều đồ uống có gas. Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, đạm, vitamin và lười vận động cũng khiến đề kháng của cơ thể suy giảm đi. Căng thẳng kéo dài cũng khiến bệnh chàm ngứa khởi phát.
Triệu chứng của chàm ngứa
Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà dấu hiệu bệnh chàm ngứa sẽ có phần không giống nhau. Về cơ bản, chàm ngứa có những triệu chứng phổ biến như:
- Da xuất hiện những nốt đỏ li ti, kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Sau vài ngày sẽ nổi thành mụn nước và vỡ dần ra gây lở loét.
- Khi mụn nước đã vỡ thì người bệnh sẽ cảm thấy đỡ ngứa hơn. Tuy nhiên lúc này vẩy lại xuất hiện.
- Vùng da bị chàm ngứa có hiện tượng hơi sưng đỏ hoặc thậm chí là viêm
- Xuất hiện các mảng da sậm màu hơn
- Da cũng trở nên nhạy cảm dễ kích ứng với bụi bẩn
- Da khô ráp, từng mảng da bong ra trông như da cá
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói, khi mắc bệnh chàm ngứa, các bé sẽ có thêm các triệu chứng như:
- Hay khóc vô cớ
- Khó ngủ và vặn mình nhiều
- Da bé mỏng manh nên rất dễ phát hiện vùng da bị chàm ngứa
Chỉ dẫn chữa bệnh chàm ngứa hiệu quả
Bệnh chàm ngứa nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay từ khi mắc bệnh hãy chú ý điều trị sớm. Hiện nay, có 3 phương pháp chữa bệnh chàm ngứa hiệu quả được áp dụng đó là: Sử dụng thuốc Tây y, Đông y và mẹo dân gian kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng đắn.
Cụ thể như sau:
Chăm sóc tại nhà
Bệnh chàm ngứa không nhất thiết phải đến bệnh viện điều trị. Do đó, khi điều trị bệnh tại nhà, người bệnh cần chú ý đến những điều sau:
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không tắm quá 10 phút, không tắm nước quá nóng. Tốt nhất nước tắm chỉ nên duy trì bằng thân nhiệt cơ thể hoặc dưới 40 độ C.
- Dùng các loại chất tẩy rửa có thành phần hữu cơ, dịu nhẹ không chứa nhiều hương thơm tổng hợp.
- Chọn quần áo có chất liệu mềm, thấm mồ hôi và thoáng mát. Tránh các chất liệu khô cứng vì dễ làm tổn thương và kích ứng da.
- Duy trì nhiệt độ phòng và độ ẩm phòng ở mức lý tưởng. Nhiệt độ từ 23 đến 26 độ C, độ ẩm 50 – 60%.
- Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, ga gối thường xuyên. Hạn chế nuôi và tiếp xúc với các loại động vật có lông. Tránh tiếp xúc với khói bụi.
- Cắt ngắn móng tay để dễ vệ sinh da và tránh tình trạng gãi xước da khiến tình trạng thêm nhiễm trùng.
Điều trị chàm ngứa theo Tây y
Tùy vào mức độ mắc bệnh chàm ngứa khác nhau mà mỗi người bệnh sẽ được chỉ định dùng loại thuốc nào và liều lượng ra sao.
Một số thuốc trị chàm ngứa phổ biến gồm:
- Hồ nước
Hồ nước thường có tác dụng với những trường hợp bị chàm ngứa thể nhẹ. Da lúc này mới bắt đầu phát đỏ, chảy ít nước. Thành phần của hồ nước rất an toàn gồm: Bột talc vô khuẩn, nước cất, glycerin, oxy kẽm. Do đó, nó có thể dùng hồ nước để điều trị bệnh chàm ngứa cho trẻ sơ sinh. Trong các bệnh da liễu, hồ nước có tác dụng làm dịu da, giảm viêm, sát khuẩn và làm khô vết thương.
Cách dùng cũng rất đơn giản, mỗi ngày bôi 5 – 6 lần hồ nước lên khu vực bị chàm ngứa là bạn sẽ thấy cơn ngứa giảm dần.
- Các loại dung dịch chữa chàm ngứa
Những dung dịch thường dùng gồm Jarish, thuốc Vioform 1% hoặc thuốc tím 0,001%. Các loại này được chỉ định dùng ở giai đoạn chàm bán cấp. Chỉ cần vệ sinh sạch vùng cần bôi thuốc, dùng tăm bông thấm ướt dung dịch, đắp lên nơi bị tổn thương. Đắp nhiều ngày liên tiếp để có hiệu quả.
- Thuốc mỡ
Những loại thuốc trị chàm ngứa thường dùng là synalar-neomycin, celestoderm-neomycin… Thuốc này thường được chỉ định dùng trong trường hợp chàm ngứa mãn tính. Lý do là vì thuốc mỡ này có chứa thành phần corticoid nên chỉ sử dụng để bôi trên các vết không hở.
Lưu ý: Chỉ dùng liên tiếp tối đa 7 ngày. Không nên bôi nhiều trên diện rộng vì có thể gặp tác dụng phụ nguy hiểm, như teo da, tai biến ở da.
- Thuốc uống
Để chống ngứa, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc uống như Cetirizine, siro Phenergan, Chlorpheniramin. Trường hợp người bệnh có xuất hiện mủ ở vết chàm thì cần uống thêm thuốc chống bội nhiễm, như kháng sinh Amoxicillin hoặc Cephalosporin.
Điều trị chàm ngứa theo Đông y
Bệnh chàm ngứa đã trở thành nỗi lo âu của nhiều người mắc bệnh, nhất là ở những trẻ nhỏ chưa biết nói. Vì căn bệnh này có tính chất dai dẳng, rất dễ tái phát. Từ xưa, ông bà ta đã sử dụng những bài thuốc Đông y nhằm giúp người bệnh thoát khỏi sự khó chịu của loại bệnh này. Nhược điểm của phương pháp này là phải kiên trì, ăn uống đúng chế độ, sinh hoạt khoa học.
Theo Đông y, các thảo dược có tác dụng chống ngứa ngáy hiệu quả gồm: Phòng phong, ké đầu ngựa, kim ngân hoa… Một số vị thuốc khác có tính kháng viêm, giảm nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn như: Bồ công anh, cốt khí củ, hương thảo.
Các vị thuốc trên không chỉ làm mềm da, giúp da hồi phục nhanh mà còn điều hòa nội tiết tố, thanh nhiệt, giải độc và kích thích tăng cường sức đề kháng. Thuốc giúp ngăn chặn cơn ngứa ngáy, bệnh chàm ngứa tái phát. Tùy vào thể trạng bệnh nhân mà các thầy thuốc sẽ kê liều lượng khác nhau. Nếu tin tưởng vào Đông y, bạn hãy thăm khám tại các cơ sở Đông y uy tín để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Phòng ngừa chàm ngứa hiệu quả
Để quá trình điều trị chàm ngứa nhanh chóng hơn và ngăn ngừa bệnh tái phát, hãy xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Bạn cần làm tốt những điều sau:
- Nên ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh có tính mát, như bí đao, đậu xanh, rau má… vì các thực phẩm này chứa nhiều vitamin, chất oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày. Không uống những chất có cồn như rượu bia, nước ngọt có gas. Thay vào đó, hãy uống nước ép từ trái cây tươi, các loại trà thảo mộc.
- Ăn các thực phẩm giàu axit béo omega 3 như dầu cá, quả óc chó, cá hồi, cá ngừ, các loại dầu thiên nhiên như dầu bơ, dầu oliu, dầu dừa.
- Tăng cường các thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, như probiotic, bifidus, acidophilus. Với trẻ em, những hoạt chất này giúp làm giảm đáng kể triệu chứng của bệnh chàm ngứa.
- Bổ sung thực phẩm giàu kẽm để tăng chức năng miễn dịch của cơ thể. Tổng hợp protein, phân chia tế bào và tổng hợp DNA. Bên cạnh đó kẽm còn giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm lành vết thương và bảo vệ da chống tia cực tím.
- Tránh các thức ăn có nguy cơ dị ứng cao như trứng, lúa mì, sữa, socola, đường, chất tạo màu. Không ăn đồ cay nóng. Cẩn thận khi ăn các thực phẩm lạ.
- Hạn chế lạm dụng kháng sinh vì dễ gây nên tình trạng kháng kháng sinh.
- Ngủ đủ giấc, đối với người trưởng thành nên là từ 7 – 9 tiếng, đối với trẻ nhỏ cần nhiều hơn. Tập thể dục mỗi ngày đều đặn, tránh căng thẳng.
- Phát hiện dấu hiệu bất thường nên thăm khám sớm. Nếu để bệnh chuyển sang thể nặng sẽ rất khó chữa.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh chàm ngứa. Hy vọng rằng người bệnh sẽ mau thoát khỏi sự khó chịu do chàm ngứa gây ra.
Thông tin bổ ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!