4 cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không giúp bé nhanh khỏi bệnh
Từ xa xưa, khi chưa có các phương pháp y tế hiện đại, chữa chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp nhiều người biết đến và áp dụng. Để tìm hiểu thực hư hiệu quả và cách thực hiện mẹo trị chàm sữa dân gian này, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Lá trầu không có thể trị chàm sữa hiệu quả không?
Chàm sữa là một bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ, với các biểu hiện như: Da bé bị khô, ngứa đỏ và bong tróc. Chính vì ngứa nhiều dai dẳng nên bé thường khó chịu dùng tay chà xát lên vết thương. Từ đó khiến da bị tổn thương hơn, nguy cơ bội nhiễm rất cao.
Việc tìm hiểu các phương pháp điều trị an toàn hiệu quả cho bé càng sớm sẽ chấm dứt được tình trạng ngứa ngáy khó chịu trên da. Vậy, dùng lá trầu không chữa chàm sữa hiệu quả không?
Trong Đông y, lá trầu không được biết đến như một loại thảo dược có tác dụng điều trị nhiều bệnh. Lá trầu không vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm. Vì thế được sử dụng phổ biến trong việc điều trị những bệnh ngoài da như mụn nhọt, mề đay, ngứa ngáy, chàm, nhiễm khuẩn.
Ngày nay, qua nhiều nghiên cứu, y học hiện đại đã chứng minh lá trầu không có nhiều chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn, diệt khuẩn, chống viêm. Với khả năng ức chế các loại vi khuẩn, vi nấm có hại, lá trầu không được ứng dụng để điều trị cho các trường hợp người lớn và trẻ nhỏ khi không may gặp tình trạng viêm nhiễm trên da.
Mẹo chữa chàm sữa bằng lá trầu không được nhiều người biết đến từ xưa và tác dụng tuyệt vời trong y học hiện đại của loại lá này cũng được chứng minh rất nhiều. Vậy nên, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm trong việc sử dụng loại thảo dược này điều trị chàm sữa cho con.
Ở trẻ nhỏ hay gặp phải bệnh chàm sữa, các thành phần trong lá trầu không có tác dụng đẩy lùi những triệu chứng mẩn ngứa, tấy đỏ, mụn nước một cách an toàn và hiệu quả. Không những thế, khi sử dụng lá trầu không chữa chàm sữa, các hợp chất phenol và vitamin có trong lá trầu sẽ làm tốt công việc cải tạo và phục hồi tổn thương da do chàm sữa, kích thích tế bào da mới.
Lá trầu còn là một nguyên liệu dễ kiếm, dễ sơ chế để sử dụng trong việc điều trị chàm sữa giá cả khá rẻ nên chi phí chữa bệnh không quá tốn kém. Quan trọng hơn khi dùng lá trầu không chữa chàm sữa sẽ an toàn không gây kích ứng cho bé, công dụng giảm ngứa nhanh chóng không giới hạn vùng điều trị.
Tuy nhiên lá trầu không là thảo dược tự nhiên nên sẽ có tác dụng sẽ chậm và không đặc hiệu. Vì thế, chỉ nên áp dụng cách này với trường hợp bé bị chàm nhẹ, không gây phù nề và ngứa quá nhiều. Trường hợp bệnh trung bình đến nặng, các bậc phụ huynh nên đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa để được chỉ định các biện pháp điều trị tốt nhất.
Chỉ dẫn cụ thể cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không
Như đã trình bày ở trên, lá trầu không có tác dụng tuyệt vời trong việc trị ngứa, chống viêm, kháng khuẩn đặc biệt là chữa chàm sữa cho các bé. Nếu được sử dụng đúng cách sẽ giảm được các triệu chứng ngứa, vùng da bé được sát khuẩn và vùng da tổn thương được phục hồi, giúp bé thoải mái dễ chịu hơn.
Các mẹ có thể chữa chàm sữa bằng lá trầu không với những phương pháp cụ thể sau đây:
Lưu ý: Tác dụng chữa bệnh của lá trầu không đã được y học hiện đại công nhận nhưng bạn vẫn nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi áp dụng cho trẻ nhỏ.
1. Chữa chàm sữa bằng tinh dầu lá trầu không
Trước hết, cần vệ sinh da bé nhẹ nhàng sạch sẽ, dùng 1 nắm lá trầu không vò nát ra để lấy phần tinh dầu sau đó bọc bằng một lớp vải sạch. Thấm nhẹ nắm lá trầu không vừa vò nát lên vùng da chàm sữa trong 5 – 10 phút. Khi tinh dầu thẩm thấu lên da rồi nhẹ nhàng dùng khăn mềm ẩm rửa sạch.
Sử dụng lá trầu không tươi sẽ chứa nhiều tinh dầu và tăng hiệu quả điều trị. Với cách này bố mẹ nên thực hiện hàng ngày, kiên trì trong thời gian dài sẽ thấy các vết mẩn ngứa dịu đi.
2. Chữa chàm sữa bằng lá trầu không và muối hạt
Phương pháp này cực kỳ đơn giản mà hiệu quả cao. Trước tiên, phải vệ sinh da bé sạch sẽ, thấm khô da. Sau đó, lấy 1 nắm lá trầu không đã được rửa giã nhuyễn cùng một vài hạt muối sạch. Sau đó tách riêng phần nước lá trầu không và bã.
Phần nước cốt bạn pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2, dùng bông thấm nước cốt lá trầu không thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm sữa để qua đêm đến sáng hôm sau vệ sinh da sạch. Sự kết hợp của lá trầu không và muối sẽ tăng khả năng diệt khuẩn. Phụ huynh nên áp dụng cách này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Sau 3 – 5 lần, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện.
3. Tắm cho bé bằng nước lá trầu không
Bình thường, da em bé đã rất mỏng và nhạy cảm vậy nên dễ bị các loại vi khuẩn, vi nấm và các tác nhân gây hại tấn công. Dùng lá trầu không tắm cho bé không chỉ giúp làm sạch da mà còn sát khuẩn, tiêu viêm ngăn ngừa tổn thương do bệnh chàm sữa gây ra.
Các mẹ có thể thực hiện theo các bước sau: Lấy khoảng 3 – 5 lá trầu không tươi đã rửa sạch sẽ cho vào nước đun sôi khoảng 10 – 15 phút. Sau đó dùng nước này pha loãng với nước để nước ấm hoặc mát vừa đủ rồi tắm cho bé. Không dùng nước quá nóng sẽ khiến da bé bị bỏng và sưng tấy.
Khi tắm cho bé, mẹ có thể lấy bã trầu vừa đun chà nhẹ lên vùng da bị chàm để tăng hiệu quả điều trị. Với phương pháp này, các mẹ cần lưu ý không đun quá nhiều lá trầu không sẽ làm nước quá đặc, không nên cho muối vào.
4. Kết hợp lá trầu không với các thảo dược khác
Sử dụng lá trầu không kết hợp với các thảo dược khác sẽ gia tăng khả năng sát khuẩn, kháng viêm và làm mềm da, từ đó tác dụng chữa chàm sữa cũng tăng lên. Bạn có thể kết hợp lá trầu không và các loại thảo dược như: Ô liên rô, ích nhĩ tử, mò trắng.
Cách thực hiện rất đơn giản: Dùng một lượng vừa đủ, rửa sạch các nguyên liệu trên sau đó đun sôi tất cả các dược liệu cùng 2 lít nước trong 5 – 10 phút. Trong thời gian đợi nước nguội bớt, bạn vệ sinh vùng da bị chàm sữa của bé với nước sạch. Sau đó, dùng nước đã đun ngâm và rửa lại vùng da bị chàm sữa thật nhẹ nhàng.
Cuối cùng dùng khăn khô mềm thấm khô cho bé. Cách dùng lá trầu không để trị chàm sữa này sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu bạn thực hiện mỗi ngày.
Những điều cần phải lưu ý khi dùng lá trầu không để chữa chàm sữa
Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không có thể coi là một mẹo đơn giản, dễ làm và chi phí thấp nên nhiều mẹ sẽ áp dụng. Hơn nữa phương pháp này chủ yếu dùng thảo dược thiên nhiên nên độ an toàn cao, ít gây mẫn cảm.
Mặc dù vậy, làn da của các bé vẫn còn non và nhạy cảm nên không thể chắc chắn dùng lá trầu không chữa chàm sữa sẽ đảm bảo tuyệt đối. Thực tế, có nhiều trường hợp do sai lầm khi thực hiện vô trùng nguyên liệu, áp dụng lên vết thương không đúng cách, sử dụng trong thời gian dài… khiến da bé bị kích ứng.
Do đó, khi thực hiện mẹo chữa chàm sữa bằng lá trầu không nên lưu ý:
- Lá trầu không có tinh dầu, vị cay nồng vì thế rất dễ gây mẫn cảm và kích ứng da nhất là với da em bé. Khi bắt đầu áp dụng những cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không các mẹ nên áp dụng 1 vùng nhỏ và quan sát xem có gặp vấn đề gì bất thường trước khi áp dụng trên diện rộng.
- Ngoài điều trị chàm sữa bằng lá trầu không, các mẹ cũng không nên bỏ qua những biện pháp chăm sóc da và dưỡng ẩm khác. Hãy áp dụng đều đặt song song với việc chữa chàm sữa bằng lá trầu không cho bé.
- Chọn những lá trầu không tươi, không bị sâu bệnh, không quá non cũng không quá già. Trước khi thực hiện bất kỳ cách điều trị nào, hãy ngâm rửa lá trầu không với nước muối sạch để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn trên lá sau đó để ráo nước mới tiến hành thực hiện.
- Vệ sinh da bé nhẹ nhàng sạch sẽ trước khi áp dụng các bài thuốc ngâm rửa hoặc bôi ngoài da. Việc này sẽ hạn chế tình trạng kích ứng nếu có.
- Trong lá trầu không có chứa chứa phenolic có khả năng ức chế melanin, gây giảm sắc tố và lột da. Vậy nên, khi áp dụng các biện pháp tắm, dùng nước ép cần pha loãng trước khi đưa lên da bé.
- Không quên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung các thực phẩm lành mạnh bổ dưỡng giúp tăng sức đề kháng và giảm tổn thương da từ đó cải thiện triệu chứng bệnh.
- Trong trường hợp có xảy ra bội nhiễm với biểu hiện là làn da da sưng nóng, tụ mủ và đau nhức nặng nề… tuyệt đối không áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị tại nhà nào. Thay vào đó, nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
- Hãy luôn giữ cho làn da bé được sạch sẽ, khô thoáng và mềm mịn. Tuyệt đối không tự ý bôi các loại thuốc, loại kem dưỡng vào vùng vết thương mà chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không bạn có thể áp dụng nếu không may bé bị bệnh. Tuy nhiên, các biện pháp dân gian chỉ có tác dụng đẩy lùi bệnh, nếu bé bị chàm sữa kéo dài, có dấu hiệu bị nặng bố mẹ nên đưa bé tới chuyên khoa da liễu để các bác sĩ thăm khám trực tiếp và có hướng dẫn sử dụng các loại thuốc phù hợp với tình trạng của bé.
Nên đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!