5 cách chữa mề đay bằng lá tía tô dễ thực hiện mà hiệu quả
Chữa mề đay bằng lá tía tô là cách điều trị dân gian giúp làm dịu đi nhanh chóng cơn ngứa, nóng rát, hết mẩn đỏ. Tuy nhiên, khi sử dụng dược liệu này người bệnh cần phải lưu ý trong cách thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cùng chúng tôi khám phá 5 cách làm đơn giản với lá tía tô giúp hết mề đay mẩn ngứa trong bài viết dưới đây.
Lá tía tô chữa dị ứng mề đay có tốt không?
Bên cạnh là loại rau quen thuộc thì lá tía tô cũng là những nguyên liệu chính trong nhiều bài thuốc dân gian. Đặc biệt, ông cha ta rất hay sử dụng lá tía tô trong các bài thuốc chữa bệnh về da liễu như ngứa, mề đay, chàm da, viêm da,…
Căn cứ vào những công dụng của lá tía tô mà có thể trả lời câu hỏi dùng lá tía tô chữa mề đay có tốt không.
Lá tía tô có tên khoa học là Perilla Frutescens Lamiaceae, trong dân gian còn có tên gọi khác là tử tô hay é tía. Có 3 loại lá tía tô là tía tô màu tím, màu đỏ và màu lục. Theo nghiên cứu thì lá tía tô có màu đỏ có chứa thành phần dược liệu cao hơn, bạn nên dùng loại này khi thực hiện các bài thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y, nhờ tính ấm và vị cay mà tía tô có công dụng giải độc, tán phong hàn, giảm ngứa, tiêu viêm rất hiệu quả.
Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào về hiệu quả của lá tía tô trong điều trị bệnh mề đay, nhưng thành phần, hoạt chất trong nó rất tốt cho người bị bệnh.
Hàm lượng tinh dầu chiếm 0.2% giúp hết ngứa, làm dịu mát cho da, giảm sưng viêm trên da. Các hoạt chất Furan, Axeton, Hydrocarbon, Aldehyde,… có công dụng ức chế vi khuẩn, virus, kháng viêm, chống dị ứng. Đặc biệt, ăn 100g lá tía tô có thể bổ sung hàm lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày lên đến hơn 40%.
Do đó, chữa mề đay bằng lá tía tô không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng mà còn có công dụng tái tạo, phục hồi làn da sau tổn thương do mề đay.
Hướng dẫn 5 cách chữa mề đay bằng lá tía tô đơn giản, hiệu quả
Khi bị mề đay, bạn có thể dùng lá tía tô để chữa bằng nhiều phương pháp khác nhau như uống, thoa ngoài da, đắp thuốc, tắm và xông hơi hoặc thậm chí dùng để nấu các món ăn.
Uống nước thuốc lá tía tô
Một cách dùng thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh hiệu quả nhất chính là qua đường uống. Với lá tía tô, bạn có thể uống nước cốt chắt ra hoặc dạng nước thuốc đun sắc đều được.
- Lấy 100g lá tía tô, rửa sạch và để ráo nước.
- Dùng cối giã nhuyễn lá tía tô, lọc bỏ phần bã, chắt lấy nước cốt và uống trực tiếp.
- Hoặc bạn có thể đun 1 lít nước với 100g lá tía tô cắt nhỏ, cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 0.5 lít, lọc bỏ bã và uống nước thuốc trong ngày.
Với cách này, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu các dược chất từ lá tía tô hơn so với thoa ngoài da. Để hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp với cả thoa ngoài da để giảm các triệu chứng nhanh hơn.
Bài thuốc đắp chữa mề đay bằng lá tía tô
Khi bị nổi mề đay, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu rất đặc trưng như nổi mẩn đỏ, ngứa, viêm sưng, nóng rát. Vì vậy, ưu tiên đầu tiên khi dùng lá tía tô chữa bệnh chính là giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Bạn có thể sử dụng 2 cách đắp thuốc lá tía tô rất đơn giản dưới đây.
- Chuẩn bị 100g lá tía tô, có thể nhiều hay ít hơn tuỳ thuộc diện tích da bị mề đay. Lá tía tô rửa sạch bằng nước muối pha loãng, sau đó để cho ráo nước.
- Cách đơn giản nhất là bạn giã trực tiếp tía tô cùng 1 thìa muối cho đến khi nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên da.
- Hoặc bạn cũng có thể sao vàng lá tía tô và muối, cho vào túi vải rồi chườm lên da cho đến khi nguội hẳn.
Khi chườm thuốc lên da cần lưu ý không đắp thuốc lên vùng da mỏng và nhạy cảm như da mặt, da ở cổ, bụng,…
Trà tía tô chữa mề đay mãn tính
Hầu hết các trường hợp bị mề đay mãn tính đều do các yếu tố từ trong cơ thể khiến cơ địa dễ bị kích ứng, dị ứng, nhiễm độc. Do đó, các bác sĩ khuyên người bị mề đay kéo dài trên 6 tháng thì có thể dùng trà tía tô để uống mỗi ngày.
- Cần sử dụng 100g lá tía tô rửa sạch, để ráo nước.
- 1 nhánh gừng nhỏ gọt vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng.
- Cho tía tô, gừng vào ấm trà, đổ nước thật sôi vào hãm tương tự như cách hãm trà xanh.
Mỗi ngày người bệnh nên uống một ấm trà tía tô gừng lúc còn ấm, kiên trì nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả khó ngờ.
Tắm nước lá tía tô chữa nổi mề đay
Các thảo dược như tía tô, kinh giới, hương nhu,… sử dụng để nấu nước tắm sẽ giúp da hết sưng nóng, giảm ngứa ngáy và ngăn chặn mề đay lan rộng hiệu quả. Không chỉ thế, tắm nước lá sẽ giúp loại bỏ nhanh các dị nguyên gây dị ứng còn sót lại trên da, côn trùng, làm sạch và thông thoáng da.
Để chữa mề đay bằng lá tía tô cần chuẩn bị các loại lá thuốc: tía tô, hương nhu, vỏ bưởi tươi, lá khế tươi, sả,…
- Các loại nguyên liệu rửa sạch, có thể ngâm khoảng 15 phút với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước.
- Cho tất cả nguyên liệu vào 2 lít nước, đun sôi cho đến khi thấy mùi thơm của dược liệu tỏa ra.
- Đổ nước lá vào chậu, hoà tan 1 thìa muối trắng, thêm khoảng 1 lít nước lạnh để nước vừa với nhiệt độ nước tắm.
Dùng nước lá thuốc tắm mỗi ngày, lúc tắm có thể lấy phần bã để chà xát lên vùng da bị nổi mề đay. Đây là cách trị nổi mề đay tại nhà được nhiều người tin dùng.
Bên cạnh công dụng với bệnh mề đay thì tắm nước lá tía tô cũng là giải pháp vô cùng quen thuộc của ông cha ta khi bị cảm sốt, ngứa ngáy, stress,…
Các món ăn chữa mề đay từ tía tô
Lá tía tô có tính ấm, tiêu độc, trừ phong hàn nên rất tốt để chữa bệnh mề đay từ bên trong cơ thể. Ngoài ra, với hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng như phục hồi cơ thể sau tổn thương.
Bên cạnh những cách dùng như trên thì ăn các món ăn được chế biến từ lá tía tô cũng là cách rất hay khi bị bệnh. Bạn có thể dùng loại lá này như một gia vị thông thường trong bữa ăn hoặc làm các món ăn ngon từ nó.
Gợi ý đến bạn một số món ăn làm từ lá rau tía tô rất ngon và đặc biệt tốt cho người bị mề đay như: cháo tía tô nóng, thịt bò cuộn lá tía tô, bò hấp tía tô,…
Tuy nhiên, cần lưu ý một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra dị ứng nổi mề đay chính là thực phẩm. Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế kết hợp lá tía tô với các loại thực phẩm dễ kích ứng như cua, tôm, ghẹ, mực,…
Dùng lá tía tô chữa mề đay cần lưu ý gì?
Trong dân gian, chữa mề đay bằng lá tía tô được truyền tai từ bao đời nay thậm chí dùng cho cả trẻ nhỏ vốn có làn da mỏng manh. Bài thuốc giản đơn này được minh chứng đem lại hiệu quả và được nhiều người tin dùng sử dụng lâu nay.
Thế nhưng không phải trong trường hợp nào cũng nên dùng lá tía tô. Trước khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
- Không sử dụng bài thuốc khi người bệnh có các dấu hiệu khác đi kèm mề đay như phù mạch, sưng ở mí mắt, môi, lưỡi, rối loạn tiêu hoá, rối loạn nhịp tim, khó thở, hạ huyết áp, sốc phản vệ, nôn và buồn nôn.
- Phụ nữ đang mang thai chỉ được dùng ngoài da, không được uống. Nhiều nghiên cứu cho rằng, loại thảo dược này dễ gây co thắt tử cung, ảnh hưởng thai nhi.
- Bài thuốc không phù hợp với người bị đổ mồ hôi trộm, lá tía tô sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn dẫn đến tình trạng nặng hơn.
- Một số cơ địa dị ứng khi sử dụng lá tía tô, gây nên tình trạng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, da bị nóng rát, châm chích,… Khi có các triệu chứng này thì nên dừng sử dụng bài thuốc ngay.
- Tất cả bài thuốc làm từ lá tía tô không nên lưu lại ở phần da mỏng như da ở vùng mặt, cổ, bụng,… Tuyệt đối không đắp lá thuốc lên vùng da có hiện tượng bị trầy xước nhiều, chảy máu, có vết thương hở, nhiễm trùng.
- Khi sử dụng phải rửa sạch lá tía tô, ngâm bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ sâu,… đặc biệt với bài thuốc uống.
- Chỉ nên uống nước nấu từ lá tía tô và trà tía tô trong thời gian ngắn. Uống nhiều có thể dẫn đến bị đầy bụng, táo bón, mệt mỏi.
Đặc biệt, tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người mà có hợp với bài thuốc này hay không. Nhiều người cần phải kiên trì sử dụng mới hiệu quả, cũng có người không phù hợp dẫn đến không có kết quả.
Trên đây là 5 cách chữa mề đay bằng lá tía tô rất đơn giản mà bạn ai cũng có thể tự làm được. Khi bị nổi mề đay, bạn có thể áp dụng ngay những bài thuốc này để giảm nhanh các triệu chứng nhé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!