TOP 4 cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không theo kinh nghiệm dân gian
Chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không là mẹo dân gian chữa bệnh hiệu quả, an toàn ngay tại nhà. Tuy nhiên, bệnh nhân lưu ý nên thực hiện đúng liều lượng, đúng cách để có kết quả tốt nhất. Dưới đây là tổng hợp một số cách dùng lá trầu không trị viêm lộ tuyến phù hợp với nhiều chị em, mời các bạn tham khảo!
Lá trầu không chữa viêm lộ tuyến có tốt không?
Trầu không là một loài cây có thân dây leo. Cây sống lâu năm và thường được sử dụng làm bài thuốc điều trị nấm, ngứa, viêm nhiễm nhờ khả năng kháng khuẩn, khử trùng tốt. Đặc biệt, lá trầu không có thể giúp cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh viêm lộ tuyến tử cung và nhiều bệnh phụ khoa khác nếu áp dụng đúng cách.
Theo nghiên cứu, trong thành phần của lá trầu không có chứa polyphenol và chavicol với hàm lượng cao giúp loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, loại lá này còn có một số tác dụng chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung như:
- Giảm đau: Lá trầu không có tác dụng giảm đau tự nhiên. Vì thế dùng lá trầu không chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung có tác dụng giảm ngứa ngáy, đau rát khi quan hệ do viêm tình trạng viêm lộ tuyến gây ra.
- Sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn viêm nhiễm: Polyphenol và chavicol có trong lá trầu là chất kháng khuẩn tự nhiên rất tốt. Nhờ chúng mà cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây viêm nhiễm cổ tử cung như nấm, virus… từ đó giúp các tổn thương, viêm loét ở lòng tử cung nhanh chóng phục hồi trở lại.
- Chữa lành viêm nhiễm: Thành phần của lá cây có nhiều chất chống oxy, tiêu viêm, hạn chế tình trạng viêm nhiễm đồng thời nhanh chóng chữa lành vết thương ở cổ tử cung do viêm lộ tuyến gây ra.
Theo quan niệm của Đông y, lá trầu không có tính ấm, hơi cay, có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn. Sử dụng lá trầu không đúng cách sẽ giúp giảm viêm, ngứa vùng kín do các bệnh phụ khoa gây ra như viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, nấm âm đạo,….
Cũng bởi vậy, từ xa xưa, các bà, các mẹ đã biết áp dụng cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không. Đặc biệt, trải qua nhiều thời gian, cho tới nay những mẹo dân gian này vẫn được lưu truyền và nhiều người áp dụng.
TOP 4 cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không hiệu quả
Người bệnh có thể kết hợp lá trầu không với nhiều loại thảo dược khác nhau để tạo thành bài thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung tại nhà hiệu quả.
Chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không và muối
Muối là loại nguyên liệu có chứa hàm lượng chất khoáng cao nên có đặc tính chống viêm tốt. Thành phần của muối giúp sát trùng, giảm viêm hiệu quả với các bệnh nhân đang điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Đặc biệt, khi được kết hợp muối với lá trầu không sẽ giúp tăng cường hiệu quả.
Bài thuốc có tính sát khuẩn cao giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm vùng kín và mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Chuẩn bị: Lá trầu không khoảng 8 – 10 lá, muối 1 thìa.
Cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không và muối như sau:
- Lá trầu đem rửa thật sạch với nước.
- Cho lá trầu không, một nhúm muối nhỏ vào đun sôi với nước khoảng 15 phút.
- Để từ 5 – 10 phút cho nguội bớt sau đó đem nước lá trầu không xông vùng kín khoảng 10 phút.
Xông hơi bộ phận sinh dục bằng lá trầu không là cách đơn giản để giảm các triệu chứng viêm lộ tuyến. Tinh chất kháng viêm, kháng khuẩn trong lá trầu không sẽ theo hơi nước đi vào âm đạo từ đó phát huy tác dụng.
Lưu ý: Người bệnh nên thực hiện cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không này khoảng 3 – 4 lần/tuần để mang lại hiệu quả tối ưu.
Chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không kết hợp với húng quế
Húng quế là loại rau thơm quen thuộc trong mỗi bữa ăn thường ngày. Rau húng quế có khả năng kháng khuẩn, chống nấm. Sử dụng loại cây đúng cách giúp đánh bại tình trạng nhiễm khuẩn mà người bệnh đang gặp phải.
Bên cạnh đó, chiết xuất từ dầu trong húng quế cũng có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Vì thế húng quế được sử dụng phổ biến trong việc điều trị bênh viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Lá trầu không kết hợp với húng quế sẽ giúp kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm gây hiện tượng viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Chuẩn bị: Lá trầu không khoảng 10 lá, lá húng quế 1 mớ.
Cách thực hiện điều trị viêm lộ tuyến bằng lá trầu không và húng quế:
- Rửa sạch lá trầu không, lá húng quế.
- Thêm một chút nước và xay nhỏ lá trầu với lá húng quế.
- Lọc lấy nước cốt, đem hòa với nước cho loãng, dùng rửa vùng kín hàng ngày.
Mẹo chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không và khổ sâm
Cây khổ sâm có công dụng chữa viêm lộ tuyến đặc biệt hiệu quả. Trong thảo dược có thành phần kháng sinh, chống viêm, chống loét rất tốt. Vì thế bài thuốc điều trị viêm lộ tuyến bằng cây khổ sâm tại nhà được nhiều người bệnh lựa chọn.
Sử dụng cây khổ sâm kết hợp với lá trầu là bài thuốc có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương nhanh chóng. Bài thuốc giúp cải thiện tình hình viêm lộ tuyến của chị em phụ nữ chỉ sau khoảng 2 tuần điều trị.
Chuẩn bị: Cây khổ sâm 200g, lá trầu không khoảng 10 lá.
Thực hiện:
- Lá trầu không và cây khổ sâm đem rửa thật sạch, để ráo nước.
- Đem hai nguyên liệu trên đun với khoảng 50ml nước khoảng 15 phút.
- Dùng lá trầu không và khổ sâm để xông hơi bộ phận sinh dục.
- Dùng nước này để vệ sinh, rửa nhẹ nhàng vùng kín sẽ mang lại hiệu quả chữa viêm lộ tuyến.
- Thực hiện cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu và khổ sâm mỗi ngày 1 lần trong vòng 2 tuần để có kết quả điều trị hiệu quả.
Dùng trực tiếp lá trầu không chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bên cạnh việc kết hợp sử dụng lá trầu với các thành phần khác, bạn cũng có thể dùng trực tiếp lá trầu mà vẫn đem lại hiệu quả tốt trong điều trị bệnh.
Chuẩn bị: Cần 5 – 10 lá trầu (chọn loại trầu không bánh tẻ, không quá già hoặc quá non).
Chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không đơn giản như sau:
- Lá trầu rửa thật sạch, để ráo nước.
- Đem đun với khoảng 200ml nước.
- Giữ phần nước thuốc đã đun và chờ 10 đến 15 phút cho nước nguội đem rửa vùng kín.
- Thực hiện vào buổi sáng hoặc buổi tối hàng ngày để có kết quả điều trị cao.
Lưu ý chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không
Lá trầu không rất tốt cho việc vệ sinh vùng kín, mang đến sự sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa. Trong điều trị bệnh viêm lộ tuyến, bài thuốc lá trầu không cho hiệu quả với các trường hợp bệnh nhẹ hoặc đang ở giai đoạn ban đầu của bệnh.
Tuy nhiên chị em cần lưu ý chỉ rửa bên ngoài vùng kín, không ngâm quá lâu khiến vi khuẩn di chuyển ngược vào âm đạo gây ngứa ngáy. Thậm chí có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Hãy chú ý chọn loại lá sạch, không chứa hóa chất để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, người bệnh cũng không nên “thần thành hóa” cách này, vì đây chỉ là mẹo trị bệnh bằng dân gian, hiệu quả tốt hay không sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người.
Trong trường hợp bệnh nặng hoặc áp dụng các cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không không mang lại hiệu quả tốt cần chủ động thăm khám, chữa trị theo liệu trình chuyên khoa, tránh để bệnh nặng nguy hiểm tới sức khỏe.
Để biện pháp điều trị bệnh viêm lộ tuyến bằng lá trầu tại nhà phát huy hết hiệu quả, chị em cần kết hợp với chế độ ăn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Thực hiện chế độ ăn uống điều độ để cải thiện sức khỏe. Chú ý bổ sung chất dinh dưỡng từ rau xanh, củ quả. Hạn chế sử dụng đồ chiên rán, chất kích thích.
- Chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không cần kết hợp với kiêng quan hệ tình dục. Bên cạnh đó nên có chế độ sinh hoạt tình dục lành mạnh, không quan hệ bừa bãi, không dùng các hành động thô bạo vào âm đạo gây tổn thương.
- Nên mặc quần áo thoáng mát, không bó sát khiến vùng kín bị ẩm ướt. Sau khi tắm xong nên lau khô người để đảm bảo quần áo không bị ẩm, phát sinh nấm.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên. Bên cạnh đó nên tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không rõ thành phần.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh bởi thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi ở vùng âm đạo, gây mất cân bằng môi trường âm đạo khiến bị viêm nhiễm.
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, hãy khám phụ khoa 6 tháng một lần để phát hiện, điều trị kịp thời các bệnh lý về phụ khoa nếu có.
Thông qua chia sẻ về cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng lá trầu hy vọng hữu ích dành cho bạn. Tuy nhiên, lá trầu không chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Khi nhận thấy các triệu chứng bệnh nặng, hãy đi khám để được cung cấp phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!