Da mặt bị ngứa và khô do đâu? Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Da mặt bị ngứa và khô là tình trạng da bị kích ứng do nhiều nguyên nhân. Nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra “thủ phạm” gây bệnh cũng như gợi ý những mẹo xử lý hiện tượng này nhanh chóng.

Nguyên nhân và mẹo xử lý da mặt ngứa và khô nhanh chóng
Nguyên nhân và mẹo xử lý da mặt ngứa và khô nhanh chóng

Da mặt bị ngứa và khô là thế nào?

Da mặt là vị trí khá nhạy cảm trên cơ thể. Chỉ một tác động nhỏ cũng có thể khiến da bị kích ứng, nổi mụn và ngứa ngáy. Tình trạng da mặt bị ngứa và khô có thể là biểu hiện thông thường của cơ thể. Nhưng trong một số trường hợp nó cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về da như: Viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, bệnh nấm da, da bị nhiễm trùng.

Tình trạng này có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương trên da. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là vùng da mũi, trán, khóe miệng, phần gò má bị khô, đỏ có thể kèm mụn gây ngứa khó chịu.

Để sớm chẩn đoán bệnh, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi thấy da mặt có biểu hiện khô, ngứa rát và kéo dài nhiều ngày, bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn hướng điều trị dứt điểm, tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa và khô

Cũng giống như nhiều bệnh lý da liễu khác, tình trạng da mặt bị ngứa, tróc da kèm theo khô rát có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Sau đây là 5 nguyên nhân chủ yếu khiến da bị khô ngứa:

  • Viêm da tiếp xúc: Viêm da tiếp xúc là tình trạng da mặt bị nổi mẩn đỏ, ngứa rát da hoặc bong tróc khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như: lông thú nuôi, phấn hoa, khói bụi, nấm mốc,… Ở một số trường hợp, bệnh còn gây lan rộng ra khắp cơ thể.
  • Dị ứng thực phẩm: Là tính trạng da mặt bị ngứa và khô ráp khi tiếp xúc với một số loại thực phẩm như sữa, hải sản, các loại đậu,… Hiện tượng này xảy ra ở một số người và đôi khi còn kèm theo nôn mửa, hắt hơi, tụt huyết áp,…
  • Dị ứng mỹ phẩm: Da mặt là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm khác nhau. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến da mặt khô, ngứa rát. Đặc biệt, với những làn da nhạy cảm, khi lạm dụng nhiều loại mỹ phẩm cùng lúc mà không tìm hiểu kỹ nguồn gốc cũng như thành phần thì rất dễ làm hỏng da.
  • Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường có thể là một trong những nguyên nhân khiến da bị ngứa và khô. Đặc biệt vào những ngày lạnh giá, hanh khô, da mặt sẽ cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
  • Biểu hiện bệnh lý: Trong một số trường hợp, da mặt bị ngứa và khô da, tróc da có thể là biểu hiện của một số bệnh da liễu như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm, vảy nến,… Bên cạnh đó, tình trạng này cũng là dấu hiệu cho thấy gan, tuyến giáp,… đang gặp vấn đề.
Tình trạng da mặt bị ngứa và khô có thể do mắc bệnh da liễu
Tình trạng da mặt bị ngứa và khô có thể do mắc bệnh da liễu

Da mặt bị ngứa và khô phải làm sao? Mẹo xử lý nhanh chóng

Nhìn chung da mặt bị khô và ngứa xuất phát từ hai yếu tố chính là hệ miễn dịch yếu và cơ địa kém. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần có những biện pháp cải thiện từ bên trong cơ thể.

Chữa da mặt bị ngứa và khô bằng mẹo dân gian

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hay có thể điều trị tình trạng da mặt bị ngứa và khô hiệu quả. Nếu biểu hiện bệnh ở mức nhẹ, chỉ bị ngứa và khô, không xuất hiện các vết mẩn đỏ, dịch mủ,… bạn có thể áp dụng 3 mẹo đơn giản sau:

Mặt nạ dưa leo – Làm dịu da, giảm ngứa

  • Nguyên liệu: 1 quả dưa leo
  • Cách thực hiện: Dưa leo đem rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Sau đó, rửa mặt thật sạch bằng nước ấm, dùng khăn mềm thấm khô. Đắp trực tiếp từng lát dưa lên mặt. Thư giãn khoảng 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước mát.
Khắc phục triệu chứng da mặt bị ngứa và khô bằng mặt nạ
Khắc phục triệu chứng da mặt bị ngứa và khô bằng mặt nạ

Kết hợp lòng trắng trứng và sữa tươi – Dưỡng ẩm, giảm ngứa

  • Nguyên liệu: 1 lòng trắng trứng và 1 muỗng sữa tươi
  • Cách làm: Hai nguyên liệu đem trộn đều. Sau khi rửa mặt thật sạch và làm khô thì thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên mặt. Thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút, rồi rửa lại với nước ấm và thấm khô với khăn mềm.

Kết hợp sữa chua và mật ong – Giảm ngứa, chống viêm, làm lành vết thương

  • Nguyên liệu: 2 muỗng sữa chua không đường và 1 muỗng mật ong
  • Cách thực hiện: Trộn đều hai hỗn hợp với nhau. Sau khi rửa mặt thật sạch và thấm khô thì thoa đều hỗn hợp lên mặt. Thư giãn khoảng 15 phút.
  • Rửa lại thật sạch với nước ấm.

Điều trị da mặt bị ngứa và khô bằng thuốc Tây

Nếu da mặt ngứa và khô kèm theo những biểu hiện nghiêm trọng như nổi mụn nước li ti, xuất hiện dấu hiệu nứt nẻ, bong tróc, có dịch mủ, kèm theo toàn thân nóng sốt, chóng mặt,… bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Thuốc Tây y sử dụng để điều trị da mặt bị ngứa và khô thường được chia thành 2 dạng chính là thuốc uống và thuốc bôi:

  • Thuốc kháng sinh dạng uống: Thuốc kháng histamin thường được sử dụng phổ biến để giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khô da,… Một số loại thuốc uống được sử dụng là Acrivastin, Promethazin, Claritin, Clorpheniramin,… Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng thêm một số loại kháng sinh nếu bệnh nhân có biểu hiện viêm nhiễm.
  • Thuốc bôi ngoài da: Sử dụng thuốc bôi ngoài da giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa và khô da. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như Gentrisone, Kedermfa, Gentrisone, Hydrocortisone,… Bên cạnh điều trị triệu chứng, thuốc bôi ngoài còn giúp làm dịu và nhanh chóng làm lành vết thương.
Thuốc Tây y giúp cải thiện tình trạng da mặt bị ngứa và khô nhanh chóng
Thuốc Tây y giúp cải thiện tình trạng da mặt bị ngứa và khô nhanh chóng

Thuốc Đông y chữa da mặt bị ngứa và khô

Thuốc Đông y thường được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh về da liễu. So với thuốc Tây y, sử dụng thuốc Đông y giúp điều trị bệnh từ gốc, mang lại hiệu quả bền vững và ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Đặc biệt, với thành phần hoàn toàn là dược liệu tự nhiên, nên rất an toàn lành tính và không gây tác dụng phụ.

Một số vị thuốc đông y có công dụng kháng viêm, giảm ngứa, làm lành vết thương,… được sử dụng phổ biến như:

  • Sài đất: Hoạt huyết, tiêu viêm,… có công dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh như mề đay mẩn ngứa, chàm,….
  • Lá đinh lăng: Cây đinh lăng còn được coi là “nhân sâm” của người nghèo nhờ chứa lượng vitamin và dưỡng chất dồi dào. Đặc biệt, hoạt chất Saponin có trong đinh lăng còn giúp chữa thải độc, trị da mặt bị ngứa và khô hiệu quả.
  • Ké đầu ngựa: Trong dân gian, ké đầu ngựa thường được dùng để điều trị một số bệnh lý về da như mụn nhọt, rôm sảy, ghẻ ngứa,… Người ta thường đem lá cây này đi đun nước sau đó dùng để ngâm rửa, giúp kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.
  • Đơn đỏ: Lá đơn đỏ có công dụng rất tốt trong việc điều trị một số bệnh da liễu thường gặp như viêm da cơ địa, dị ứng,… Hoạt chất Saponin, Flavonoid có trong loại lá này có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, cải thiện vết ngứa trên da, từ đó giúp da mau lành.

Tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe mà các vị thuốc sẽ được gia giảm phù hợp. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Biện pháp phòng chống da mặt bị ngứa và khô

Để kết quả điều trị nhanh chóng và hiệu quả, bên cạnh sử thuốc theo liệu và áp dụng một số mẹo trên, bạn cũng cần nhớ một số lưu ý quan trọng sau:

  • Duy trì một thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tránh thức khuya và stress quá mức.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa học, mỹ phẩm rẻ tiền không rõ nguồn gốc xuất xứ tránh da mặt bị ngứa và khô.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và đào thải độc tố tốt hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày cho da luôn mềm mịn và ẩm mượt
  • Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng.
  • Làm sạch da định kỳ bằng cách tẩy da chết 2 lần/tuần kết hợp dưỡng ẩm da mỗi ngày.

Da mặt bị ngứa và khô không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể kiểm soát dễ dàng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu bất thường trên da, bạn nên chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp can thiệp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *