Lòi dom: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Lòi dom là một trong những căn bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Tình trạng này cần khắc phục sớm để tránh xuất hiện những vấn đề khác. Hướng điều trị bệnh lý như thế nào trong bài đọc này bạn sẽ được tìm hiểu kỹ hơn.
Lòi dom là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân, hướng điều trị bạn cần hiểu rõ về bệnh lòi dom. Vấy, lòi dom là gì? Đây là bệnh lý liên quan đến cơ quan hậu môn – trực tràng, hay còn được biết đến với tên gọi khác là trĩ ở giai đoạn nặng. Lúc này, phần búi dom bị sa khỏi hậu môn và không thể tự co lên.
Lúc bình thường, đám rối tĩnh mạch sẽ được bố trí nằm yên trong ống hậu môn và được nâng đỡ bởi mô sợi đàn hồi. Nếu có lực tác động đến hoặc do yếu tố nội – ngoại xuất hiện, hệ thống này sẽ có dấu hiệu căng giãn quá mức, mô sợi không còn tính đàn hồi, máu ứ đọng hình thành nên búi trĩ ở trong và ngoài hậu môn.
Lòi dom và trĩ đều là tên gọi của một loại bệnh lý và được phân chia thành 3 loại như sau:
- Trĩ ngoại: Có búi trĩ hình thành ngoài ống hậu môn, lúc nào cũng có thể xuất hiện và phát triển ở bờ hậu môn, phía dưới đường lược. Bệnh nhân có thể quan sát búi trĩ bằng mắt thường, theo thời gian không được chữa trị sớm bệnh lý càng nặng hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
- Trĩ nội: là tình trạng có một hoặc nhiều búi trĩ xuất hiện ở ống hậu môn, phía trên đường lược. Thời gian đầu búi trĩ sẽ có kích thước nhỏ, triệu chứng chưa rõ ràng và không thể quan sát bằng mắt. Theo thời gian phát triển, bệnh ngày càng nặng, búi trĩ sẽ bị sa xuống và lòi ra khỏi ống hậu môn khi đi đại tiện.
- Trĩ hỗn hợp: là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại, khả năng mắc bệnh ở dạng này rất hiếm nhưng khi xuất hiện quá trình điều trị và đời sống bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lòi dom là gì?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị lòi dom có rất nhiều, một số tác nhân nổi bật gây hình thành và phát triển bệnh theo chiều hướng tiêu cực có thể kể đến như:
- Do bị táo bón: Bệnh nhân bị táo bón phân thường khô và cứng, muốn đẩy chất thải ra ngoài buộc phải dùng sức để rặn. Quá trình này sẽ làm kẽ hậu môn bị nứt, gây chảy máu dẫn đến tổn thương ống hậu môn, hệ tĩnh mạch bị cọ xát trực tiếp gây căng giãn và sưng phồng.
- Do bị tiêu chảy: Bệnh nhân bị tiêu chảy đi đại tiện nhiều lần khiến hệ thống tiêu hóa phải chịu áp lực, khả năng đàn hồi cơ đỡ trĩ bị suy giảm từ đó tăng nguy cơ mắc trĩ ở trẻ và người lớn. Nếu bị kiết lỵ cũng có thể khiến người bệnh gặp phải hệ lụy như trên.
- Do ăn uống thiếu khoa học: Bệnh nhân ăn quá nhiều thịt, lười uống nước, ít ăn rau có nguy cơ mắc bệnh lòi dom từ 60 đến 70%.
- Do có thói quen xấu khi đi đại tiện như: Nhịn đi tiêu, đi đại tiện lâu, vừa đi tiêu vừa dùng điện thoại,… khiến phân lưu lại lâu trong trực tràng, bị khô do mất nước. Nếu thói quen này duy trì lâu sẽ khiến búi trĩ dễ dàng xuất hiện.
- Do đứng lâu hoặc ngồi nhiều: Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bạn mắc bệnh lòi dom nhưng không đau. Nếu hoạt động này diễn ra liên tục từ 8 đến 12 giờ/ngày với tần suất lặp lại liên tục sẽ tạo áp lực lên cấu trúc hậu môn gây giãn nở tĩnh mạch.
- Do quan hệ qua đường hậu môn: Người quan hệ tình dục qua hậu môn có nguy cơ cao bị lòi dom do có sự cọ xát, va chạm quá mức ở môi trường không phù hợp.
Ngoài những nguyên nhân trên thì phụ nữ đang mang thai thay đổi nội tiết tố, người cao tuổi suy giảm cấu trúc nâng đỡ mô, người béo phì gây áp lực lên hậu môn,…đều thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh lòi dom.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lòi dom
Về cơ bản lòi dom không gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng nhưng nếu tình trạng này kéo dài, không được chữa trị sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
Muốn điều trị kịp thời bạn cần phải nhận biết được các biểu hiện lòi dom như thế nào. Cụ thể bệnh lý sẽ có các triệu chứng sau:
- Bị chảy máu vùng hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện, bệnh cấp độ nhẹ sẽ có ít máu ở phân hoặc giấy vệ sinh, khi có chuyển biến nặng máu sẽ chảy thành giọt hoặc tia.
- Hậu môn có cảm giác đau rát do búi dom bị sa ra, người bệnh luôn có cảm giác đau nhức, khó chịu mỗi khi đi đại tiện.
- Sa búi trĩ khi bệnh lý trở nặng, giai đoạn nhẹ búi dom sẽ tự động co lên nhưng càng về sau phần dom bị sa và nằm ngoài hậu môn, không thể tự co lên.
- Có cảm giác ngứa hậu môn do búi dom làm tắc nghẽn đường đào thải, chất thải trong cơ thể không thể đi ra ngoài hết gây ứ đọng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, ngứa rát.
Nếu có bất kỳ một trong những biểu hiện trên bạn cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và điều trị. Không nên tự ý chữa tại nhà khi chưa được chẩn đoán chính xác bệnh lý.
Cách điều trị bệnh lòi dom
Lòi dom có tự khỏi không là vấn đề được rất nhiều người bệnh thắc mắc. Về bản chất, đây là tình trạng trĩ ở mức độ nặng buộc phải điều trị do bệnh không thể tự khỏi được. Chính vì thế khi có triệu chứng người bệnh cần chủ động đi khám để được chữa trị.
Phương pháp điều trị lòi dom và trĩ khác nhau như thế nào còn phụ thuộc vào cấp độ và biểu hiện của bệnh nhân. Sau khi chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chữa phù hợp sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Điều trị lòi dom theo hướng Tây y
Bị lòi dom phải làm sao để cải thiện vấn đề, đầu tiên người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, kiểm tra tình trạng bệnh lý một cách chính xác nhất. Sau khi xác định nguyên nhân và mức độ gây bệnh bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Những biện pháp y tế hiện đại được áp dụng trong điều trị bệnh lòi dom gồm có:
Điều trị lòi dom bằng thuốc tân dược
Thuốc Tây được sử dụng nhiều trong điều trị lòi dom, đây là biện pháp luôn được ưu tiên hàng đầu để cải thiện các triệu chứng của người bệnh. Lòi dom uống thuốc gì nhanh khỏi sẽ được bác sĩ kê đơn chi tiết với các loại như sau:
- Thuốc giảm ngứa.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm.
- Kem bôi co mạch.
- Thuốc đặt hậu môn có công dụng làm co búi trĩ,…
Công dụng của thuốc Tây khi điều trị phát huy nhanh chóng nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể gây tác dụng phụ ngoài mong muốn.
Thủ thuật dùng trong điều trị lòi dom
Thủ thuật là phương pháp chữa lòi dom cấp độ nhẹ, cải thiện triệu chứng của người bệnh. Biện pháp này bao gồm có:
- Thắt vòng cao su.
- Chích xơ búi trĩ.
- Nong giãn hậu môn.
- Đốt nhiệt điện trực tiếp.
Điều trị lòi dom bằng phẫu thuật cắt búi dom
Ngoài ra với những tình trạng bệnh lý đã phát triển nặng, bệnh nhân gặp khó khăn khi đi đại tiện bác sĩ buộc phải tiến hành cắt bỏ búi dom. Phương pháp này giúp chấm dứt tình trạng bệnh lý và có hiệu quả về lâu dài, đồng thời không gây tác dụng phụ hay rủi ro trong quá trình thực hiện.
[pr_middle_post]
Điều trị lòi dom bằng mẹo chữa dân gian
Nếu tình trạng lòi dom đang ở cấp độ nhẹ, triệu chứng bệnh lý không nghiêm trọng bạn có thể áp dụng biện pháp điều trị ngay tại nhà bằng cách dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên.
Lòi dom và cách điều trị tại nhà mà bạn có thể thực hiện gồm có:
Mẹo chữa lòi dom từ cây trinh nữ
Trinh nữ là một loại thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, tác dụng kháng viêm, chống ứ trệ khí huyết, tiêu thũng, cầm máu và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Bạn có thể tận dụng dược liệu để cải thiện các triệu chứng do lòi dom gây ra.
- Chuẩn bị 100g cây trinh nữ đã được làm sạch, để ráo nước sau đó cắt thành từng khúc ngắn.
- Sao khô cây trinh nữ trên chảo nóng rồi hạ thổ, đợi dược liệu khô thì bảo quản ở nơi khô ráo.
- Mỗi lần dùng lấy một lượng cây trinh nữ khô vừa đủ, cho vào chén sau đó rót rượu nồng độ 35 – 40 sao cho ngập mặt thuốc.
- Đợi rượu bay hết, chuyển sang màu vàng nhạt thì chia đều uống 2 lần trong ngày, phần bã bỏ đi.
- Kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần mọi triệu chứng đều được cải thiện.
Mẹo chữa lòi dom bằng củ năng
Củ năng hay còn được biết đến với tên gọi khác là củ mã thầy. Dược liệu có tính mát, giúp thanh nhiệt, trị nóng trong, hỗ trợ đào thải độc tố, cải thiện tình trạng táo bón, làm teo búi trĩ.
Bài thuốc dân gian từ củ năng chữa lòi dom thực hiện khá đơn giản chỉ với vài bước:
- Chuẩn bị 100g củ năng đã làm sạch vỏ, rửa với nước rồi để ráo.
- Cho củ năng cùng ít đường trắng và nước lọc ninh trong vòng 60 phút.
- Hỗn hợp thu được ăn trong ngày từ 2 đến 3 lần, thực hiện liên tục trong 3 ngày các triệu chứng của bệnh lý thuyên giảm đáng kể.
Mẹo chữa bệnh lòi dom bằng rau diếp cá
Trong rau diếp cá có một lượng lớn chất rutin giúp củng cố thành tĩnh mạch trực tràng, hậu môn đồng thời có tác dụng sát trùng và cầm máu. Chất xơ có bên trong dược liệu còn hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt, thúc đẩy tiêu hóa tốt, tăng cường khả năng phòng bệnh đạt hiệu quả cao.
Bạn có thể tận dụng nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên này để chữa lòi dom bằng cách như sau:
- Chuẩn bị một lượng rau diếp cá đủ dùng, làm sạch sau đó ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Vớt rau diếp cá để ráo nước rồi giã nát.
- Đắp hỗn hợp lên búi dom đã được vệ sinh sạch sẽ, cố định lại bằng băng gạc và đợi 30 phút.
- Thực hiện bài thuốc trị lòi dom này mỗi ngày vài lần, trong 1 tuần các triệu chứng được thuyên giảm đáng kể.
Chữa lòi dom bằng bài thuốc Đông y
Ngoài bài thuốc chữa bệnh bằng Tây y và mẹo dân gian bạn có thể áp dụng bài thuốc chữa Đông y vừa có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, cầm máu vừa đảm bảo sự an toàn, lành tính và tiết kiệm.
Thầy thuốc sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý, triệu chứng để áp dụng bài thuốc uống sao cho phù hợp. Cụ thể như sau:
- Bài thuốc dành cho bệnh nhân thể thấp nhiệt: Nguyên liệu gồm có hoa hòe, hoàng bá, trắc bá diệp, chỉ xác, kinh giới,… kết hợp sắc thành thuốc để uống mỗi ngày.
- Bài thuốc dành cho thể khí hư hạ: Gồm có nguyên liệu đảng sâm, chích cam thảo, bạch truật, sài hồ, thăng ma,… trộn đều rồi sắc thành thuốc uống mỗi ngày mỗi thang.
- Bài thuốc dành cho thể khí trệ huyết ứ: Với các loại dược liệu như mộc hương, bạch linh, bạch truật, đương quy, trần bì,… sắc lấy nước uống mỗi ngày.
Kết hợp với bài thuốc uống bệnh nhân nên dùng bài thuốc xông và ngâm rửa để triệu chứng lòi dom nhanh chóng được cải thiện hơn. Một vài bài thuốc mang đến hiệu quả bạn có thể tham khảo thêm như sau:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị kinh giới, hoa hòe, chỉ xác, ngải cứu và phèn chua với một lượng vừa đủ, bọc kín trong lá chuối, nấu sôi 10 phút. Chọc thủng lá chuối sau đó xông trực tiếp vào chỗ trị, phần nước đợi nguội thì dùng để ngâm rửa mỗi ngày 2 lần.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị cam thảo, rau sam, ngũ bội tử, bạch chỉ, mộc qua, sinh bạch phàn, hoa hòe, xuyên tiêu sắc lấy nước để xông hơi và vệ sinh khu vực búi dom bị đau.
- Bài thuốc số 3: Nguyên liệu cần có gồm huyền minh phấn, đại hoàng và minh phàn, sắc lấy nước để ngâm rửa ngày 2 lần trong thời gian 15 phút, thực hiện liên tục trong thời gian 3 đến 4 ngày.
Phòng ngừa bệnh lòi dom như thế nào
Bệnh cạnh các thông tin lòi dom là như thế nào, biểu hiện và cách chữa ra sao bạn cần biết thêm về biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể những biện pháp phòng ngừa như sau:
- Thường xuyên vận động, hạn chế ngồi lâu hoặc đứng yên một chỗ để hậu môn không bị bí bách, tránh nguy cơ mắc bệnh.
- Không nên đi vệ sinh quá lâu, hạn chế rặn mỗi khi đi nặng.
- Cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, rau xanh, vitamin từ các loại trái cây.
- Uống đủ 2 đến 2,5 lít nước để chất thải được đưa ra ngoài nhẹ nhàng.
- Luyện tập thể dục thường xuyên với cường độ hợp lý để kích thích tuần hoàn máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh về đường ruột và tiêu hóa.
- Người bị bệnh lòi dom nên hạn chế mang vác vật nặng để tránh tạo áp lực lên trực tràng – hậu môn.
- Nên dùng giấy vệ sinh mềm mại, không có chất tạo mùi để vệ sinh.
- Tránh ăn thực phẩm cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, không sử dụng chất kích thích và rượu bia.
Nếu có triệu chứng lạ bạn nên chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và chữa trị. Lòi dom nếu điều trị sớm sẽ không gây hại đến sức khỏe và đỡ tốn kém về chi phí hơn. Người bệnh tránh kéo dài tình trạng bệnh lý bởi có thể gây ra biến chứng sau này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!