Mãn kinh sớm là gì? Nhận biết qua nguyên nhân, dấu hiệu để khắc phục
Mãn kinh sớm là gì? Nguyên nhân ra sao, triệu chứng như thế nào? Mãn kinh sớm có ảnh hưởng gì? Có chữa được không? … Đó là những câu hỏi thời gian gần đây chuyên trang chúng tôi thường xuyên nhận được từ phía độc giả. Nhận thấy mãn kinh sớm là vấn đề được nhiều người quan tâm, bài viết này sẽ giải đáp mọi câu hỏi liên quan nhằm giúp chị em “gỡ rối” phân vân.
Mãn kinh sớm là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu như thế nào?
Theo quy luật tự nhiên, mãn kinh (tên tiếng anh là Menopause) là hiện tượng tất-lẽ-dĩ-nhiên sẽ xảy ra ở mỗi người con gái. Bước vào giai đoạn đó, buồng trứng của bạn ngừng sản xuất trứng, dẫn đến nồng độ estrogen thấp. Thông thường, độ tuổi mãn kinh sẽ rơi vào khoảng ngoài 50, thế nhưng cũng có những trường hợp mãn kinh sớm. Vậy mãn kinh sớm là gì?
Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, hiện tượng mãn kinh sớm có thể xảy ra ở tầm tuổi trước 40. Mãn kinh sớm nhất là bao nhiêu tuổi? – Nhiều báo cáo cho hay thời điểm mãn kinh sớm nhất là khoảng 35 tuổi. Lúc này, số lần hành kinh sẽ giảm đi trông thấy, điều đó chứng tỏ buồng trứng bắt đầu hoạt động yếu đi và dần dần chấm dứt khả năng sinh sản.
Nguyên nhân gây mãn kinh sớm là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm, trong đó phải kể đến:
- Do lối sống: Theo các nhà nghiên cứu, lối sống điển hình như việc thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích cũng là “thủ phạm” dẫn đến tình trạng buồng trứng suy yếu, hàm lượng hormone estrogen giảm nhanh chóng. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 cho thấy phụ nữ hút thuốc có thể bước vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn 1 đến 2 năm so với những người không hút thuốc. Ngoài ra, người có thói quen ăn chay, lười tập thể dục cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng mãn kinh sớm.
- Cơ thể quá gầy: Chỉ số khối cơ thể (BMI) ảnh hưởng đến khoảng thời gian có kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Các nhà nghiên cứu cho biết estrogen được lưu trữ trong các mô mỡ, do đó với những người có cơ thể quá gầy, thường xuyên có thói quen ăn chay, lười tập thể sẽ có ít hàm lượng estrogen hơn và hàm lượng này sẽ nhanh chóng bị suy giảm nếu không có sự kích thích sản sinh kịp thời.
- Khiếm khuyết nhiễm sắc thể: Có thể nhiều người không biết rằng một số khiếm khuyết nhiễm sắc thể có thể dẫn đến hiện tượng mất kinh nguyệt sớm. Ví dụ nếu chị em nào mắc hội chứng Turner (một hội chứng di truyền đặc trưng xuất hiện ở nữ giới khiến cơ thể chỉ có 1 nhiễm sắc thể X trong khi đó nữ thường có 2 nhiễm sắc thể X) thì buồng trứng của họ hoạt động không bình thường. Kết quả, họ sẽ mãn kinh sớm hơn so với người khác.
- Mắc bệnh tự miễn: Một số bệnh tự miễn như bệnh về tuyến giáp, bệnh viêm khớp dạng thấp cũng được xét vào danh sách các nguyên nhân gây mãn kinh sớm. Tình trạng viêm do các căn bệnh tự miễn gây ra có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của buồng trứng.
- Người bệnh bị động kinh: Một nghiên cứu từ năm 2001 chỉ ra rằng phụ nữ bị động kinh có nhiều khả năng bị suy giảm chức năng buồng trứng, từ đó kéo theo hiện tượng mãn kinh sớm.
- Do tác động của hóa trị điều trị ung thư: Sự can thiệp của các hóa chất vào trong cơ thể có thể làm hỏng buồng trứng và làm gián đoạn sự xuất hiện của kinh nguyệt.
- Bị buồng trứng đa nang: Theo ước tính, cứ 40 phụ nữ thì có 1 người mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này ảnh hưởng đến khả năn sinh sản, giảm ham muốn tình dục và khiến chị em phải bước vào tuổi “trung niên” sớm.
- Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng: Do bệnh lý hoặc tai nạn, đôi khi bác sĩ bắt buộc phải chỉ định cắt bỏ buồng trứng. Ngay sau khi hoạt động này được tiến hành, các triệu chứng mãn kinh có thể sẽ xuất hiện ngay lập tức.
- Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Cũng tương tự như nguyên do ở trên nhưng với trường hợp này quá trình mãn kinh sẽ diễn ra chậm hơn so với người không còn buồng trứng.
- Do yếu tố di truyền: Nếu không phải do bất kỳ một lý do nào xuất phát từ tình trạng bệnh lý, hiện tượng mãn kinh sớm có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Trong trường hợp này, việc biết chính xác khi nào mẹ bạn bắt đầu mãn kinh có thể cung cấp thêm “manh mối” về khoảng thời gian bạn sẽ bước vào giai đoạn đó. Nếu mẹ bạn bị mãn kinh sớm thì có nhiều khả năng bạn cũng gặp tình trạng tương tự như vậy.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, buồng trứng suy giảm chức năng, hàm lượng nội tiết tố estrogen suy giảm có thể là do người phụ nữ có cơ địa yếu đuối, thường xuyên mệt mỏi, ốm yếu, mất ngủ hoặc nhiễm HIV/AIDS. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, thời điểm mãn kinh sớm đến, cơ thể sẽ có những dấu hiệu nhất định để “thông báo”. Vậy dấu hiệu mãn kinh sớm là gì?
Dấu hiệu cho thấy tình trạng mãn kinh sớm
Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết thời kỳ mãn kinh sớm có thể bắt đầu ngay khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn không ổn định, điển hình như:
- Lượng máu kinh ra nhiều và ít hơn bình thường
- Số ngày hành kinh kéo dài hơn 1 tuần
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, 3-4 tháng không có kinh lần nào
- Thường xuyên có đốm máu nhỏ xuất hiện ở quần chip
Ngoài ra, dấu hiệu mãn kinh sớm còn thể hiện qua tình trạng:
- Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, bốc hỏa
- Giảm dần ham muốn với chuyện ấy
- Âm đạo khô rát, thường xuyên bị đau khi quan hệ tình dục
- Bị khó ngủ, mất ngủ liên tục
- Mặt lúc nào cũng nóng bừng
- Có hiện tượng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm
- Đi tiểu không kiểm soát, có hiện tượng đái rắt
- Da bị khô, thiếu sức sống
Đó là cách giải thích đơn giản cho thắc mắc mãn kinh sớm là gì kèm theo các nguyên nhân cũng như dấu hiệu dẫn đến tình trạng này. Phần nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến các vấn đề quan trọng khác như “Mãn kinh sớm có tốt không?”, “Mãn kinh sớm có chữa được không?”,…
Giải đáp những câu hỏi liên quan đến tình trạng mãn kinh sớm
Chắc hẳn không chị em nào mong muốn bước giai đoạn mãn kinh, đặc biệt lại là mãn kinh sớm. Nhưng muốn tránh cũng chẳng được nếu bản thân mình không phải người may mắn. Khi đối mặt với hiện tượng này, có thể một vạn câu hỏi vì sao sẽ hiện lên trong đầu các chị em. Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi điển hình nhất của phái nữ về vấn đề mãn kinh sớm.
Mãn kinh sớm có ảnh hưởng gì?
Mãn kinh sớm có tốt không? – Câu trả lời là KHÔNG. Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sớm có thể phải đối mặt với số vấn đề như:
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Mãn kinh sớm là gì? – Như đã đề cập đến ở trên, mãn kinh sớm xảy ra khi buồng trứng suy giảm chức năng, hàm lượng estrogen thiếu hụt, hành kinh không đều. Tất cả những yếu tố này tác động nghiêm trọng đến quá trình trứng gặp tinh trùng và làm tổ trong tử cung. Nếu chị em đang trong độ tuổi sinh sản và gặp phải hiện tượng này, khả năng thụ thai và sinh sản của họ sẽ rất thấp.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Mãn kinh sớm khiến chị em thường xuyên gặp phải vấn đề mất ngủ, rối loạn bàng quang,… làm cơ thể hay mệt mỏi, ốm yếu. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt hàm lượng hormone estrogen sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương, sức khỏe tim mạch không được ổn định, suy giảm trí nhớ… Đặc biệt, theo các chuyên gia, nguy cơ mắc bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm cổ tử cung,… hoặc nguy hơn là bệnh ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư vú…
- Nhan sắc giảm: Chị em khi bước vào thời điểm mãn kinh sớm, da dẻ sẽ xấu đi nhiều; tàn nhang, nám và nếp nhăn cũng xuất hiện nhiều đáng kể. Không ít người cảm thấy tự ti, mặc cảm về nhan sắc của mình ở thời điểm này.
- Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình: Hàm lượng estrogen giảm, âm đạo khô rát sẽ khiến chị em cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến “chuyện ấy”, dần dần ham muốn “gần gũi” với chồng cũng xuống dốc không phanh. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tình cảm vợ chồng rạn nứt.
- Ảnh hưởng đến tâm sinh lý: Lo âu, trầm cảm có thể sẽ là trạng thái cảm xúc phái nữ vướng phải nếu chẳng may rơi vào tình cảnh mãn kinh sớm. Lúc này, tốt nhất bạn nên chia sẻ với người thân để họ giúp bạn tìm lại niềm vui trong cuộc sống.
Chỉ một vài ý trên, mọi người cũng đủ nhận thấy mãn kinh sớm không phải là vấn đề bình thường mà nó gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe cũng như tinh thần của chị em phụ nữ.
Thời kỳ mãn kinh sớm thường khó có thể đảo ngược được nhưng với những trường hợp đang trong độ tuổi sinh đẻ và vẫn muốn có thêm con thì họ nên làm gì? Khi ấy, bạn chỉ có thể sử dụng trứng của người hiến tặng và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.
Trước đây, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu cách thức tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) vào buồng trứng của những phụ nữ bị mãn kinh sớm nhưng sau cùng, biện pháp này không được đánh giá cao. Chính vì thế khá nhiều người quan tâm đến vấn đề “Mãn kinh sớm có điều trị được không?”.
Mãn kinh sớm có chữa được không?
Chắc hẳn mọi người cũng đã biết mãn kinh sớm là gì. Hiện mãn kinh sớm không phải là tình trạng hiếm gặp bởi không ít chị em đang phải “đứng ngồi không yên” khi đối mặt với nó kể từ khi mới ngoài 30 tuổi. Vậy có cách nào để khắc phục được vấn đề này hay không?
Với câu hỏi, các chuyên gia y tế khẳng định chúng ta hoàn toàn có thể đẩy lùi tình trạng mãn kinh sớm bằng nhiều cách khác nhau. Đơn cử như việc chú ý chế độ ăn uống cũng giúp làm chậm quá trình mãn kinh. Dưới đây là danh sách các thực phẩm chị em nên thường xuyên nếu không muốn bước vào giai đoạn mãn kinh khi độ tuổi còn trẻ.
- Thực phẩm màu xanh lá cây: rau bina (cải bó xôi), bắp cải, cần tỏi tây, rau diếp, bông cải xanh,…
- Thực phẩm màu vàng: chuối, hồng, cam, đậu nành, ngô, chành, bí ngô, cà rốt, xoài,…
- Thực phẩm màu đen: gạo đen, mè đen, đậu đen, nghệ đen, mộc nhĩ đen, đậu nành đen, mâm xôi chín,…
- Một số thực phẩm khác: cá, các loại đậu, thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, trứng, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống, sữa chua, hạnh nhân…
Ngoài việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp tập thể dục (yoga, bơi lội, đi bộ,…), chị em có thể xem xét sử dụng thêm các biện pháp khác để trì hoãn quá trình mãn kinh sớm.
Các cách khắc phục tình trạng hết kinh nguyệt sớm
Quá trình mãn kinh sớm có thể được kiểm soát, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu nếu có sự can thiệp của một số phương pháp như:
Làm chậm quá trình mãn kinh sớm bằng Tây y
- Sử dụng các sản phẩm tăng nội tiết tố nữ
Hiện nay trên thị trường có không ít các loại thuốc tây, thực phẩm chức năng kể cả các bài thuốc nam giúp kích thích sản sinh estrogen và làm chậm quá trình tiền mãn kinh, mãn kinh sớm. Một số loại thuốc chị em có thể nghiên cứu là thuốc Femoston, thuốc Soy Lecithin, sâm Angela Gold,…
Mỗi loại thuốc sẽ có hàm lượng khác nhau, nguồn gốc khác nhau, thành phần khác nhau vì thế tốt nhất mọi người không nên tự ý mua thuốc khi chưa có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Khi mua thuốc, các bạn nên đến các hiệu thuốc uy tín để tránh mua phải thuốc giả, kém chất lượng dẫn đến tình trạng tiền mất tật mang.
- Liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Đây là phương pháp điều trị mãn kinh sớm phổ biến nhất thường được các chuyên gia y tế khuyên chị em nên thực hiện. Với liệu pháp này, các triệu chứng tiền mãn kinh như teo, khô âm đạo; mất ngủ; đổ mồ hôi vào ban đêm; đau nhức xương khớp; giảm ham muốn tình dục,… sẽ giảm dần.
Được biết, các loại thuốc nội tiết chính được sử dụng khi tiến hành HRT là estrogen và progestogen – 2 loại hormone quan trọng trong cơ thể người phụ nữ. Hormone estrogen được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như viên uống, miếng dán trên da, gel bôi hoặc thuốc xịt có tác dụng cung cấp một hàm lượng nhất định estrogen cho cơ thể. Về liều lượng cũng như dạng thuốc phù hợp cho bệnh nhân cần có sự chỉ định rõ ràng từ bác sĩ.
Tuy nhiên, mọi người cần biết rằng liệu pháp này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro cho sức khỏe, điển hình là làm tăng khả năng mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc ung thư vú. Vì thế hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định thực hiện.
Phương pháp này có thể giải quyết được vấn đề mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nhưng không phải ai cũng được khuyến cáo sử dụng. Liệu pháp thay thế hormone sẽ chống chỉ định với người mắc bệnh thuyên tắc mạch, nghiện thuốc lá nặng, cao huyết áp, mắc bệnh về thận hoặc gan, có các khối u ác tính ở vú hoặc nội mạc tử cung, tiểu đường,…
- Bổ sung thuốc có chứa thành phần canxi và vitamin D
Việc thiếu hụt hormone estrogen sẽ tác động không nhỏ đến hệ xương khớp của cơ thể. Do đó, ngay khi các dấu hiệu mãn kinh sớm xuất hiện, chị em cần bổ sung thêm các loại thuốc uống có chứa thành phần canxi, vitamin D.
Thông thường, theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, chị em từ 19-50 tuổi cần bổ sung khoảng 1.000mg canxi mỗi ngày. Trong khi đó, hàm lượng canxi cần bổ sung mỗi ngày cho phụ nữ từ 50 tuổi trở lên là 1.200mg.
Sử dụng Đông y kìm hãm quá trình mãn kinh ở tuổi 40
Theo Đông y, tình trạng mãn kinh sớm có liên quan trực tiếp đến chức năng hoạt động của thận khí. Từ 35 tuổi trở lên, thận khí bắt đầu kém dần và ảnh hưởng cơ quan sinh sản của nữ giới. Với mãn kinh khi còn trẻ, Đông y sẽ sử dụng các bài thuốc có tác dụng cân bằng nội tiết trong cơ thể, kích thích sản sinh estrogen một cách tự nhiên, đồng thời giúp phục hồi chức năng các tạng, thận và tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Một số bài thuốc Đông y có thể được sử dụng trong trường hợp này gồm:
Bài thuốc 1:
- Tên: Ích kinh thang
- Thành phần: 12g mỗi loại gồm nhân sâm, sinh táo nhân, sa sâm, bạch thược kết hợp với 20g đương quy, 8g đơn bì, 8g sài hồ, 40g bạch truật, 40g thục địa, 8g đỗ trọng, 8g sơn dược.
- Cách dùng: Rửa sạch các nguyên liệu, sắc dùng 750ml nước đến khi nước thuốc trong nồi còn khoảng 30ml, chia 3 lần uống/ngày. Sử dụng liên tục trong 1 tháng
- Tác dụng: Cân bằng nội tiết tố, ngăn ngừa quá trình lão hóa, giảm triệu chứng đổ mồ hôi đêm
Bài thuốc 2:
- Tên: Tri bá hoàng hoàn gia giảm
- Thành phần: thục địa, sinh địa, đơn bì, sơn thù, trạch tả, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì, hoàng bá, sinh mẫu lệ, qui bản, sinh long cốt
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 tháng với 750ml nước, chia làm 2 lần uống
- Tác dụng: Kích thích sản sinh estrogen tự nhiên, chữa thể thận tinh hư tổn do thận âm hư
Bài thuốc 3:
- Tên: Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia giảm
- Thành phần: Hoài sơn, đơn bì, trạch tả, cúc hoa, sài hồ, sinh địa, sơn thù, phục linh, câu kỷ tử, bạch thược, hạ khô thảo, táo nhân sao, câu đẳng
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang
- Tác dụng: Cân bằng nội tiết tố nữ, tăng sức đề kháng cho cơ thể
Cách phòng tránh tình trạng mãn kinh sớm như thế nào?
Chắc hẳn thông qua phần nội dung trên, chị em đã hiểu rõ mãn kinh sớm là gì và những hệ lụy mà nó có thể gây ra cho sức khỏe cũng như tâm sinh lý của mọi người. Vậy làm thế nào để phòng tránh tình trạng này? Hãy ghi chép thật nhanh những ý dưới đây để níu kéo tuổi xuân, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể nhé.
- Hạn chế uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích có hại khác. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, các hóa chất trong thuốc lá như nicotine, xianua, và carbon monoxide sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương buồng trứng và dẫn đến quá trình mãn kinh sớm xảy ra nhanh hơn.
- Mỗi ngày nên dành ra khoảng 30-40 tập thể dục, không cần những động tác quá mạnh, chỉ cần các bài tập chạy bộ, đi bộ hoặc tập yoga cũng đủ giúp điều chỉnh hàm lượng hormone trong cơ thể
- Cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cân bằng, không quá gầy và cũng không quá béo bằng một chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi khoa học.
- Từ độ tuổi 30 trở đi, chị em có thể xem xét sử dụng các thực phẩm tăng cường nội tiết tố nữ
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề mãn kinh sớm là gì. Mãn kinh sớm không phải là điều ai cũng mong muốn nhưng có những trường hợp muốn tránh cũng không được. Hy vọng thông qua bài viết này, chị em nào đang có dấu hiệu mãn kinh sớm sẽ đi thăm khám và tìm được biện pháp để kiểm soát quá trình mãn kinh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!