Ngứa Bụng: Cảnh Giác Với 7 Bệnh Nguy Hiểm Và Hướng Dẫn Cách Chữa Hiệu Quả
Ngứa bụng là triệu chứng ngoài da thường gặp, có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là ngứa da bụng khi mang thai. Không chỉ dừng lại ở những cơn ngứa kéo dài, đây còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh nhận diện và điều trị hiệu quả tình trạng này.
Ngứa bụng cảnh báo những bệnh nguy hiểm nào?
Ngứa bụng là hiện tượng phổ biến, khởi phát khi thời tiết thay đổi hoặc sức đề kháng suy giảm trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. Hiện tượng ngứa da bụng khi mang thai thường xảy ra vào tuần 13 đến 28 của thai kỳ. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức đầy đủ về bệnh sẽ giúp bạn chủ động trong việc nhận diện, phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Ngứa da bụng do mề đay
Mề đay là dạng bệnh thường gặp ở người có cơ địa mẫn cảm, sức đề kháng yếu. Nổi mề đay ở bụng chủ yếu do sự tăng sinh các chất trung gian gây viêm, kích thích tế bào mast và hình thành nên các nốt mẩn ngứa ở da. Ngứa bụng do mề đay thường dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường thông qua các nốt sẩn phù, nổi cục như muỗi đốt, diện tích nhỏ, có xu hướng liên kết thành từng mảng.
Cảm giác ngứa sẽ gia tăng mạnh mẽ vào ban đêm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó, nổi mề đay có thể nhanh chóng tiến triển sang thể mãn tính, kéo theo biến chứng như phù mạch, phù đường thở, sốc phản vệ, rối loạn nhịp tim…
Ngứa da bụng khi mang thai do Pemphigus
Bị ngứa da vùng bụng do Pemphigus có dạng mụn nước, phát triển từ vùng rốn, nhanh chóng lan sang vùng cánh tay, lòng bàn tay, chân. Đây là dạng bệnh chủ yếu xảy ra ở nhóm phụ nữ mang thai, trong khoảng giữa và cuối thai kỳ. Sau một thời gian phát bệnh, nếu không được điều trị đúng cách, các biểu hiện ngoài da sẽ có nguy cơ lở loét, chảy mủ, nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn, các bà bầu có thể sinh non, trẻ phát triển chậm…
Ngứa da bụng do rối loạn chức năng gan
Ngứa bụng do suy giảm chức năng gan được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng này. Gan có vai trò đào thải độc tố trong cơ thể ra bên ngoài, giúp cân bằng nội tiết và thanh lọc cơ thể.
Dưới sự tác động của các yếu tố gây bệnh, cùng với thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của người bệnh, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của cơ quan này. Bên cạnh đó, một số trường hợp có dấu hiệu mật ứ đọng trong gan, dẫn tới acid trong máu tăng cao, gây buồn nôn, tích tụ độc tố trong cơ thể và phát qua da.
Ngứa ở bụng do bệnh thận
Suy thận hoặc suy thận mãn tính sẽ khiến các chất cặn bã không thể đào thải ra ngoài. Lâu dần ngấm vào máu, gây ngứa da, vàng da, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi.Ngứa da bụng khi mang thai.
Hiện tượng ngứa da bụng khi mang thai chủ yếu xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố. Quá trình phát triển của tử cung và thai nhi khiến cho thể chưa kịp thích nghi với sự xáo trộn, khiến các yếu tố gây bệnh tấn công. Ngứa da bụng thường khởi phát ở 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ, khi phần da bụng kéo căng, áp lực nhất. Việc điều trị cần tham khảo kỹ chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ cho mẹ và bé.
Ngứa bụng dưới do bị Herpes
Người bị ngứa da vùng bụng do bệnh Herpes có nguy cơ tái phát nhiều lần trong năm. Ngoài cảm giác ngứa bụng, người bệnh sẽ quan sát thấy các mảng da đỏ rát, mất đi độ ẩm. Một số trường hợp có mụn nước trắng hoặc chứa mủ. Triệu chứng sẽ lan rộng sang cả vùng đùi, nách hoặc háng.
Ngứa ở bụng do mắc thủy đậu
Thủy đậu chủ yếu bùng phát mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết nồm ẩm, giao mùa. Do nguyên nhân chính gây bệnh đến từ một loại siêu vi nên thủy đậu có khả năng lây lan mạnh mẽ. Trong giai đoạn đầu, trên cơ thể người bệnh sẽ hình thành nốt mụn nước nhỏ, ngứa ngáy, xung quanh có quầng đỏ. Ngứa ở bụng có thể tiến triển ra toàn thân, đi kèm triệu chứng sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi. Thủy đậu mất 2 – 3 tuần để ủ bệnh và sau đó chỉ mất 24h để ảnh hưởng tới toàn thân.
Ngứa bụng ở trẻ nhỏ do rôm sảy
Trẻ nhỏ thường bị ngứa ở vùng bụng do thói quen sử dụng bỉm, vệ sinh da không đúng cách hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Các nốt mẩn đỏ, kích thước nhỏ gây ngứa bụng và toàn thân khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể tự lặn nếu phụ huynh thay đổi môi trường cho bé và bổ sung cân bằng dưỡng chất mà không cần sử dụng các biện pháp đặc trị.
Ngứa bụng khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Mặc dù chỉ được đánh giá là biểu hiện ngoài da, không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạnh. Tuy nhiên, trước những dấu hiệu nghiêm trọng sau đây, người bệnh cần nhanh chóng tới thăm khám và tham khảo sự tư vấn của bác sĩ da liễu.
- Da toàn thân chuyển dần sang màu vàng, cảm giác ngứa bụng lan ra toàn thân.
- Ngứa bụng đi kèm với sốt phát ban, nóng ran trong người.
- Vùng da bị ngứa bị nhiễm trùng, chảy mủ viêm.
- Bị ngứa bụng dưới và vùng kín, nóng rát ở âm đạo.
- Ngứa nhiều về đêm, kèm theo cảm giác khó thở, tim đập nhanh.
Cách trị ngứa bụng toàn diện và an toàn nhất hiện nay
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị ngứa bụng. Để lựa chọn giải pháp tối ưu và phù hợp nhất, người bệnh nên dựa theo các đặc điểm về thể trạng, thể bệnh của bản thân. Tránh tự ý áp dụng thiếu hiểu biết dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Thuốc chữa ngứa bụng
Việc sử dụng thuốc Tây chữa ngứa bụng được áp dụng cho nhiều dạng bệnh khác nhau và một số sản phẩm có khả năng điều trị đối với giai đoạn xuất hiện biến chứng. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với đối tượng là phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc dị ứng với thành phần của thuốc. Việc lạm dụng hoặc tự ý mua thuốc mà không có chỉ dẫn có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ.
Thuốc bôi ngoài da
Để ngăn chặn các biểu hiện bên ngoài, các bác sĩ thường chỉ định các sản phẩm thuốc bôi có chứa corticoid hoặc menthol. Thuốc có khả năng thẩm thấu nhanh qua các tầng bì, tác dụng sâu nhằm loại bỏ các yếu tố gây bệnh, làm se vết thương, kháng viêm, tăng sinh tế bào mới.
Tuy nhiên, để tránh phản ứng bào mòn da hoặc bỏng rát do sử dụng quá liều, người bệnh nên tránh dùng trên diện tích da lớn và ưu tiên các sản phẩm có nồng độ vừa phải.
Thuốc uống điều trị bên trong:
Các loại thuốc uống sẽ được kê đơn cho người bệnh không đáp ứng với thuốc bôi ngoài da hoặc kết hợp đồng thời hai phương pháp để gia tăng hiệu quả. Để loại bỏ triệu chứng ngứa bụng và các dấu hiệu ngoài da khác, cần sự can thiệp của các sản phẩm kháng histamin hoặc ức chế miễn dịch, kháng sinh.
Cách chữa ngứa bụng tại nhà
Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc các bệnh lý ngoài da thông thường và ở thể nhẹ hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí, sử dụng mẹo dân gian còn đem lại tính an toàn cao. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn nên chú trọng công đoạn làm sạch nguyên liệu để tránh nhiễm trùng khi sử dụng cho vết thương hở và không áp dụng trong thời gian dài.
- Tắm lá khế chữa ngứa bụng: Người bệnh có thể tận dụng đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và lành tính của lá khế để khắc phục biểu hiện ngoài da. Phương pháp đun lá khế tươi và tắm hằng ngày có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau mà không lo ngại về tác dụng phụ.
- Bài thuốc từ rau diếp cá: Với tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và cung cấp các loại vitamin tốt cho da, lá diếp cá trở thành nguyên liệu đắc lực giúp chữa bệnh mẩn ngứa do nóng trong. Người bệnh chỉ cần sử dụng nước sinh tố rau má hoặc giã nát, lấy nước cốt uống hằng ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
- Cách chữa mẩn ngứa từ nha đam: Nhựa cây nha đam giúp cấp ẩm cho da, loại bỏ vi khuẩn và giúp làm lành vết thương. Sau khi loại bỏ phần nhựa và gai, người bệnh sử dụng phần nhựa để mát xa nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa. Trong khoảng 15 phút khi nhựa đã khô, có thể đi rửa lại với nước ấm.
Thuốc Đông y chữa ngứa bụng
Theo y học cổ truyền, các bài thuốc Đông y sẽ đi sâu tác động vào các yếu tố gây bệnh sâu bên trong cơ thể. Sau đó tập trung đào thải ra bên ngoài, phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, công đoạn đun sắc phức tạp, hiệu quả lâu, vị khó uống là những yếu tố khiến người bệnh e ngại khi lựa chọn phương pháp này.
Bài thuốc 1: Lá trúc, hoàng liên, thương nhĩ tử, liên kiều, đan sâm, tang bạch bì, rau má, kim ngân hoa sắc cùng với 500ml nước. Sau khi thuốc đã cạn đổ ra dùng dần.
Bài thuốc 2: Khương hoạt, bạch liên, chỉ xác, phòng phong, liên kiều, xuyên khung, hoàng cầm, kinh giới, cam thảo, phục linh, kim ngân. Đun cùng 500ml nước sau khi đã rửa sạch. Chờ tới khi thuốc cạn còn 300ml thì bắc xuống. Dùng 2 – 3 lần trong ngày.
Hướng dẫn cách phòng ngừa ngừa bụng hiệu quả
Để ngăn ngừa tình trạng ngứa bụng khởi phát bất chợt, ảnh hưởng tới sinh hoạt, độc giả có thể tham khảo các phương pháp phòng tránh sau đây:
- Vệ sinh cơ thể đúng cách, đều đặn. Lựa chọn sản phẩm làm sạch phù hợp hoặc sử dụng các loại nước lá.
- Không tiếp xúc với nước lâu hơn 30 phút khi tắm. Tránh chà xát mạnh lên da.
- Sử dụng găng tay khi phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Vào mùa hanh khô hoặc đối với bệnh nhân có da dễ mất nước, nên sử dụng các loại kem dưỡng thể sau khi tắm.
- Hạn chế ra ngoài dưới điều kiện thời tiết nắng nóng, chỉ số tia cực tím cao. Nên sử dụng kem chống nắng và các hình thức bảo vệ da khác như áo choàng, mũ, kính…
- Uống đủ nước, có thể kết hợp với các loại trà giải nhiệt hoặc sinh tố, nước ép.
- Không ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, nhiều đạm.
Ngứa bụng mặc dù chỉ là biểu hiện ngoài da, không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Nhưng nếu thờ ơ hoặc chủ quan có thể khiến bạn bỏ lỡ “thời điểm vàng” để loại bỏ các bệnh lý liên quan. Mong rằng qua bài viết trên đã giúp độc giả “bỏ túi” thêm nhiều kiến thức bổ ích trong phòng ngừa và điều trị dứt điểm tình trạng này đặc biệt là bà bầu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!