Nổi mề đay có kiêng gió không? Các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả tại nhà

Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh căn bệnh nổi mề đay phổ biến hiện nay. Vậy nổi mề đay thì nên kiêng gì hay nổi mề đay có kiêng gió không? Hãy cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia chia sẻ để có được câu trả lời cụ thể về tất cả các thắc mắc trên. Hãy cùng đón xem.

Hỏi chuyên gia nổi mề đay có kiêng gió không
Hỏi chuyên gia nổi mề đay có kiêng gió không

Bị nổi mề đay có kiêng gió không?

Theo các nghiên cứu của lĩnh vực Đông y, căn bệnh nổi mề đay thuộc chứng phong hàn, nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến việc cơ thể bị nhiễm nước và gió. Do vậy, nếu người bệnh quá chủ quan, tiếp xúc nhiều với thời tiết có nhiều gió hoặc ẩm lạnh thì sẽ rất dễ khiến tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hơn. Bằng chứng là từ xưa đến nay, ông bà ta vẫn thường khuyên bảo nên kiêng gió khi bị bệnh mề đay. 

Còn theo như y học hiện đại, một trong những tác nhân gây bệnh mề đay phổ biến nhất định phải kể đến thời tiết hay môi trường sống. Do vậy, chúng ta có thể tạm kết luận câu trả lời là CÓ cho vấn đề nổi mề đay có kiêng gió không.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề nổi mề đay khi ra gió có ảnh hưởng gì không, các chuyên gia đã phân tích cụ thể như sau:

Vấn đề nổi mề đay có ra gió được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh dị ứng. Chính xác hơn là tình trạng nổi mày đay cần kiêng gió chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh do thời tiết gây ra. Còn với các trường hợp bệnh hình thành do những nguyên nhân khác như do thực phẩm, do dị ứng lông vật nuôi, hóa chất… thì không cần quá kiêng cữ khắt khe việc ra gió, để tránh làm xáo trộn tới đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Nổi mề đay có được nằm quạt hay không?

Đi kèm với lời giải đáp về vấn đề nổi mề đay có kiêng gió không, thì việc có được nằm quạt khi mắc bệnh lý này cũng được nhiều người tò mò. Nhất là giữa thời tiết oi nóng thất thường ở Việt Nam, người bệnh cũng cần giữ được sự thoải mái và ngăn mồ hôi chảy ròng, gây khó chịu. 

Có nên sử dụng quạt khi bị nổi mề đay
Có nên sử dụng quạt khi bị nổi mề đay

Với trường hợp này, các chuyên gia khuyên bạn nên ngồi phòng điều hòa thay vì ngồi trước quạt, tốt nhất là luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ, thoáng mát để bệnh không trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.

Nổi mề đay có cần kiêng gì khác?

Sau khi đã giải đáp cụ thể về vấn đề nổi mề đay có kiêng gió không, người bệnh cũng nên tìm hiểu thêm về các lưu ý cần kiêng cữ khi mắc bệnh, để hỗ trợ tốt cho việc điều trị hiệu quả. 

Những điều cần kiêng cữ khi bị nổi mề đay
Những điều cần kiêng cữ khi bị nổi mề đay

Các chuyên gia lưu ý người bệnh cần chú ý kiêng một số điều sau:

  • Kiêng gãi, cào khi bị ngứa: Triệu chứng ngứa râm ran vẫn thường xảy ra khi bị nổi mề đay. Mặc dù đây là điều khó thực hiện, nhưng người bệnh cần hạn chế tối đa việc gãi, cào liên tục lên da vì sẽ gây nguy cơ trầy xước, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. 
  • Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, skin care: Trước khi tìm ra được chính xác tác nhân gây nổi mề đay trên da, tốt nhất người bệnh không nên bôi hoặc sức bất kỳ mỹ phẩm hoặc nước hoa gì lên da, để tránh khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. 
  • Kiêng cữ các thực phẩm có tính kích thích: Những thực phẩm gây kích thích da này có thể là rượu, bia, các loại thức uống có chứa cồn, có ga, thuốc lá, đồ ăn cay nóng… sẽ gây kích ứng da hoặc làm tổn thương các bộ phận bên trong cơ thể, từ đó càng khiến tình trạng mề đay càng lây lan và khó kiểm soát.
  • Không lại gần hoặc tiếp xúc với các loại động vật có lông: Bệnh viêm da cũng có một phần nguyền nhân là do dị ứng lông động vật nuôi. Vì vậy, việc hạn chế tiếp xúc với những thú cưng này là rất cần thiết để ngăn tình trạng bệnh tái phát hay phát triển ngày càng trầm trọng. 
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đạm: Bên cạnh vấn đề nổi mề đay có kiêng gió không, để quá trình trị bệnh hiệu quả, người bệnh cũng nên hạn chế dung nạp các loại thực phẩm nhiều đạm. Điển hình như thịt bò, cá hồi, đậu,… để tránh tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng từ đó chuyển hóa thành chất độc hại, gây kích ứng cho không chỉ da mà còn là toàn bộ cơ thể.
  • Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh: Vì nếu làm vậy sẽ có thể gây mất cân bằng cho da, từ đó gây kích ứng, khiến da bị khô, bong tróc, gây ngứa ngáy dữ dội. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên tắm bằng nước ấm hoặc tắm bằng các bài thuốc thảo dược để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng viêm,…

Cách khắc phục chứng nổi mề đay tại nhà hiệu quả

Cùng với thông tin giải đáp về vấn đề nổi mề đay có kiêng gió không hay có kiêng bất kỳ vấn đề gì khác không, người bệnh sẽ được chia sẻ thêm những cách khắc phục tình trạng nổi mề đay hiệu quả, đơn giản ngay tại nhà sau đây.

Biện pháp khắc phục chứng nổi mề đay đơn giản tại nhà
Biện pháp khắc phục chứng nổi mề đay đơn giản tại nhà

Chườm lạnh lên vùng da bị nổi mề đay

Đây được đánh giá là phương pháp đơn giản và giúp hạ nhiệt, làm mát da, giảm ngứa ngáy và khó chịu khi các triệu chứng bệnh tái phát. 

Chuẩn bị: Túi chườm lạnh.

Cách thực hiện: 

  • Nếu không có túi lạnh chuyên dụng để chườm, người bệnh có thể dùng đá viên gói trong khăn vải sạch.
  • Chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh trong khoảng từ 15 – 30 phút. 

Lưu ý: Người bệnh cần lưu ý không nên áp dụng biện pháp điều trị mề đay này cho các đối tượng bị dị ứng là do tác nhân thời tiết. Vì sẽ khiến da bị mẩn ngứa càng thêm trầm trọng do nhiệt độ bị giảm đột ngột. 

Chữa mề đay bằng khế tại nhà

Trong Đông y, lá khế vốn được biết đến là một vị thuốc quen thuộc với công dụng thanh mát cơ thể, giải độc,… Do vậy nên được ứng dụng rất phổ biến trong việc chữa trị nhiều chứng bệnh về da, trong đó có mề đay.

Chuẩn bị: 

  • 1 nắm lá khế
  • Nước sạch
  • Muối ăn

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch và ngâm qua lá khế với nước muối pha loãng. Sau đó để cho thật ráo.
  • Rang nóng lá khế trên chảo rồi để nguội bớt.
  • Đắp lá khế lên vùng da bị nổi mề đay, mẩn ngứa cho đến khi các nốt mẩn lặn bớt đi. 

Lưu ý: Người bệnh cũng có thể dùng lá khế để đun nước tắm từ đó giảm nhanh các triệu chứng bệnh gây ra.

Sử dụng cây lô hội để chữa mề đay

Cây lô hội cũng là một loại thảo dược mang công dụng làm mát, thanh nhiệt và giải độc, chống viêm hiệu quả. Nhờ đó, loại cây này được rất nhiều người sử dụng như một phương pháp dân gian để điều trị mề đay, dị ứng. 

Chuẩn bị: 1 nhánh lô hội

Cách thực hiện:

  • Tước sạch vỏ nhánh lô hội, rửa sơ qua để loại bỏ phần nhớt.
  • Cắt lô hội thành nhiều lát hơi dày.
  • Thoa nhẹ nhàng thoa từng lát lên các vùng da bị nổi mề đay cho đến khi thấy các nốt mẩn giảm kích ứng.

Những lưu ý từ chuyên gia khi chữa trị bệnh nổi mề đay

Sau khi đã giải đáp cho các bạn vấn đề nổi mề đay có kiêng gió không, cũng như các biện pháp điều trị hiệu quả, các chuyên gia cũng lưu ý một số điều sau để giúp bạn đẩy lùi bệnh lý hiệu quả.

Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh lý nổi mề đay
Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh lý nổi mề đay
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh việc da bị bí bách và bị cọ xát nhiều, khiến vùng da càng bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế tối đa việc gãi mỗi khi ngứa để giảm các vết xước và gây nhiễm trùng da.
  • Nên sử dụng những loại sữa tắm, xà phòng dịu nhẹ, an toàn, không có tính tẩy rửa cao trên da.
  • Hãy chú ý tránh xa những môi trường khói bụi, nhiều lông động vật,… để tránh việc da bị dị ứng.
  • Thường xuyên cung cấp đủ nước cho cơ thể hoặc các loại nước ép trái cây, rau củ để bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. 
  • Có thể thoa thêm một lớp kem dưỡng ẩm lành tính thật mỏng sau khi tắm xong để ngăn chặn tình trạng khô da.
  • Bên cạnh áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và điều trị hợp lý, giúp kiểm soát tình trạng bệnh mề đay hiệu quả.

Với những thông tin đã nêu trong bài viết trên đây, hy vọng các bạn đã trả lời được câu hỏi nổi mề đay có kiêng gió không cũng như những biện pháp chăm sóc và điều trị da khi bị nổi mề đay tại nhà. Hãy luôn tuân thủ và áp dụng đúng hướng dẫn từ chuyên gia và bác sĩ điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *