Nổi mề đay ở mặt: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn, hiệu quả
Bị nổi mề đay ở mặt là nỗi ám ảnh của rất nhiều người hiện nay. Nếu không có biện pháp kiểm soát bệnh lý kịp thời, tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ toàn thân sẽ gây nhiều cản trở cho công việc và đời sống. Cùng tìm hiểu cách trị nổi mề đay trên mặt hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây.
Bị nổi mề đay ở mặt do đâu?
Nổi mề đay ở mặt là một tình trạng da bị kích ứng khi gặp các yếu tố gây kích thích, dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, sưng phù và xuất hiện đốm đỏ,… Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện trong khoảng vài ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài triệu chứng và chuyển thành chứng nổi mề đay mãn tính.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay ở mặt, cụ thể như:
1. Nổi mề đay do dị ứng
Bị nổi mề đay ở mặt do nguyên nhân dị ứng có thể rơi vào các trường hợp sau đây:
- Dị ứng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh như Penicillin, Aspirin,… có khả năng cao gây dị ứng nổi mề đay ở mặt.
- Dị ứng thực phẩm: Các loại thực phẩm như hải sản, các loại thức ăn có nhiều đạm, sữa,… có nguy cơ gây dị ứng nổi mề đay trên mặt hơn những loại thực phẩm khác.
- Dị ứng mỹ phẩm: Các loại sản phẩm trang điểm như kem dưỡng, phấn, nước hoa,… có nguy cơ gây dị ứng mề đay.
- Dị ứng với các tác nhân gây hại khác: Bụi bẩn, khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng,…
2. Do tiếp xúc dưới ánh nắng quá lâu
Dù cho người bệnh có sử dụng các sản phẩm kem chống nắng hỗ trợ thì vẫn có nguy cơ cao bị nổi mề đay ở mặt khi tiếp xúc dưới ánh nắng quá lâu. Nguyên nhân được cho là các tia cực tím, độc hại có thể gây tác động xấu lên làn da của bạn, gây kích ứng.
3. Thay đổi thời tiết, nhiệt độ môi trường một cách đột ngột
Nếu người bệnh không kịp thích nghi khi nhiệt độ môi trường hay thời tiết thay đổi đột ngột, da mặt sẽ dễ bị tác động, gây tổn thương, dẫn đến nổi mề đay. Tình trạng này không chỉ khiến da mặt nổi mề đay mà có thể xuất hiện triệu chứng trên ở toàn thân.
4. Do bị côn trùng cắn
Nổi mề đay ở mặt do côn trùng cắn được đánh giá là nguyên nhân khá phổ biến hiện nay. Trong đó, một số loài côn trùng điển hình gây nên tình trạng này là kiến ba khoang, các loài sâu, bọ,…
Dấu hiệu nhận biết dị ứng nổi mề đay trên mặt
Khi bị nổi mề đay, người bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện phổ biến sau đây:
- Da mặt bị nóng rát, đỏ tấy.
- Xuất hiện tình trạng mặt hơi sưng, có khả năng gây sưng cả ở những bộ phận khác như: môi, mắt, tai.
- Gây ra cảm giác ngứa râm ran ở vùng mặt, xuất hiện nhiều mảng đỏ ở cả mặt, cổ và vai.
- Xuất hiện tình trạng da bị nứt nẻ, bong tróc, có thể kèm theo hiện tượng nổi mụn nước trắng li ti.
- Có thể xuất hiện biểu hiện sốt nhẹ, choáng váng.
Nổi mề đay ở mặt có gây nguy hiểm không?
Theo các nghiên cứu y học, triệu chứng bị dị ứng nổi mề đay ở mặt không phải là căn bệnh nan y hay gây ảnh hưởng tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ gặp nhiều khó chịu vì liên tục bị các cơn ngứa ngáy hành hạ.
Ngoài ra, những vết mẩn đỏ chi chít trên da sẽ gây mất thẩm mỹ, dẫn tới tâm lý mất tự tin, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt và làm việc, học tập hàng ngày.
Nghiêm trọng hơn, dưới đây là những biến chứng có thể xảy ra nếu triệu chứng nổi mề đay ở mặt không được điều trị kịp thời:
- Da bị bội nhiễm: Đây là tình trạng da bị bội nhiễm từ vết tổn thương do người bệnh gãi, cào hay chăm sóc không đúng cách. Nếu nhẹ có thể để lại sẹo, nặng thì có nguy cơ gây nhiễm trùng máu.
- Viêm kết mạc: Nếu không chữa đúng cách, chứng nổi mề đay ở mặt sẽ lan rộng, ảnh hưởng đến các vùng da quanh mắt. Từ đó, bệnh có khả năng làm tăng nguy cơ biến chứng thành tình trạng viêm kết mạc dị ứng.
Do vậy, khi xuất hiện những triệu chứng bệnh lý, người bệnh cần nhanh chóng tìm ra phương pháp điều trị phù hợp hoặc liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị dứt điểm.
Bị nổi mề đay ở mặt có được dùng mỹ phẩm không?
Theo ý kiến của các chuyên gia da liễu, khi da mặt bị nổi mề đay, tốt nhất thì người bệnh nên hạn chế tối đa việc dùng mỹ phẩm.
Nguyên nhân là bởi vì trong các loại mỹ phẩm luôn tồn tại các thành phần có nguy cơ gây kích ứng da, khiến tình trạng mề đay trên da càng thêm nghiêm trọng và mất kiểm soát.
Cách chữa nổi mề đay ở mặt hiệu quả và an toàn
Có rất nhiều cách điều trị bệnh dị ứng nổi mề đay trên mặt, trong đó có không ít phương pháp mà người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Dưới đây là một vài cách khắc phục tình trạng nổi mề đay ở mặt an toàn, hiệu quả tại nhà mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được.
Chữa chứng nổi mề đay ở mặt bằng thuốc Tây
Dùng thuốc Tây để điều trị chứng nổi mề đay ở mặt được đánh giá là phương pháp chữa bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Nhưng có một lưu ý nhỏ ở đây là người bệnh không nên tự ý đi mua thuốc Tây về sử dụng, nếu chưa đi khám bác sĩ da liễu để được kê đơn chính xác. Nguyên nhân là vì người bệnh có thể rơi vào trường hợp mua nhầm thuốc hoặc không sử dụng đúng liều lượng, dẫn đến các tác dụng không mong muốn.
Các loại thuốc hay được bác sĩ da liễu khuyên dùng để điều trị bệnh nổi mề đay trên mặt thường ở hai dạng chính là thuốc bôi hoặc uống. Điển hình như:
- Thuốc kháng Histamin: Diphenhydramine, Loratadine, Cetirizine, Brompheniramine, Clemastine,…
- Thuốc Corticoid: Cortisol, Nasacort, Methylprednisolone, Prednisolone,…
- Thuốc ức chế Leukotriene, chẳng hạn như Montelukast.
Chữa bệnh nổi mề đay ở mặt bằng mẹo dân gian
Các bác sĩ cũng gợi ý một vài mẹo dân gian đắp mặt giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nổi mề đay ở mặt hiệu quả. Đặc biệt, những phương pháp này còn rất an toàn, không gây dị ứng hay những tác dụng phụ như ở các cách điều trị khác.
Dùng nha đam đắp mặt chữa nổi mề đay
Nha đam được biết đến là loại thảo dược giúp thanh nhiệt, giải trừ độc tố trong cơ thể, từ đó đẩy lùi các triệu chứng mề đay.
Chuẩn bị: Vài nhánh nha đam.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và gọt vỏ phần nha đam.
- Cắt khúc nhỏ phần thịt bên trong nhánh nha đam rồi đem xay nhuyễn.
- Đắp trực tiếp nha đam lên da mặt và giữ nguyên khoảng 15 phút.
- Rửa lại bằng nước ấm sau đó lấy khăn thấm khô.
Tần số thực hiện: Mỗi tuần, tốt nhất người bệnh nên kiên trì đắp mặt nạ nha đam khoảng 3 lần để giúp làn da được dễ chịu, giảm ngứa đáng kể.
Đắp mặt nạ dứa trị chứng nổi mề đay ở mặt
Dứa cũng là một loại nguyên liệu phổ biến được nhiều người áp dụng để khắc phục chứng nổi mề đay ngứa ở mặt.
Chuẩn bị: 1 quả dứa
Cách thực hiện:
- Loại bỏ phần vỏ ngoài và các mắt dứa rồi làm sạch quả dứa bằng nước sạch.
- Để ráo nước rồi lấy dao cắt nhỏ quả dứa ra rồi giã thật nát.
- Đắp trực tiếp phần dứa đã chuẩn bị lên da mặt khoảng 15 phút.
- Rửa sạch da mặt bằng nước mát.
Tần suất thực hiện: Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên kiên trì thực hiện 3 lần/ tuần để giảm ngứa và mẩn đỏ trên da.
Cách chăm sóc da khi bị nổi mề đay ở mặt
Bên cạnh việc quan tâm và tìm hiểu những phương pháp điều trị tại nhà, người bệnh cũng cần biết cách chăm sóc da để giúp đẩy lùi chứng nổi mề đay ở mặt hiệu quả.
- Chú ý lau rửa da mặt đúng cách mỗi ngày. Ít nhất là 2 lần vào buổi sáng và buổi tối bằng các sản phẩm rửa mặt có độ pH dịu nhẹ.
- Chỉ nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc từ thiên nhiên, không gây kích ứng da, giúp tăng cường dưỡng ẩm da.
- Cần che chắn da mặt đang bị nổi mề đay cẩn thận mỗi khi ra ngoài đường. Tốt nhất là bạn nên kết hợp sử dụng thêm kem chống nắng để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
- Nên hạn chế tối đa việc trang điểm để tránh bệnh lý thêm nặng.
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, polyphenol và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và tạo nên hàng rào bảo vệ da tự nhiên.
Biện pháp phòng ngừa chứng nổi mề đay tái phát
Để điều trị bệnh lý nổi mề đay ở mặt hiệu quả, ngoài các biện pháp nêu trên, người bệnh cũng cần chủ động phòng ngừa bệnh quay trở lại. Nhờ đó sẽ giúp trị dứt điểm bệnh, ngăn ngừa tái phát.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh lý nổi mề đay ở mặt được các bác sĩ da liễu chia sẻ như sau:
- Tránh để da mặt tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất gây kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, mỹ phẩm, côn trùng, mạt bụi, khói thuốc lá,…
- Không nên quá lạm dụng sữa rửa mặt vì có thể khiến da khô, bong tróc, từ đó gây tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu da đổ dầu nhiều có thể sử dụng thêm giấy thấm dầu hoặc rửa lại da bằng nước sạch.
- Không nên rửa mặt với nước có nhiệt độ cao vì sẽ dễ làm da bị bỏng, nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài.
- Hạn chế sử dụng bia rượu, các loại hải sản gây kích ứng, các loại đậu,…
Trên đây là một số thông tin về triệu chứng nổi mề đay ở mặt mà bạn đọc có thể tham khảo. Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn có thể áp dụng được vào thực tế để nhanh chóng “thoát khỏi” triệu chứng gây khó chịu này.
ĐỌC THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!