Rối loạn cương dương là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Nếu trước đây rối loạn cương dương là nỗi ám ảnh của các quý ông ở sau độ tuổi 40 thì đến nay, tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến ở cả những người trẻ trong độ tuổi 20 – 30. Theo đó, hiểu rõ về bệnh và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả chính là cách tốt nhất để các đấng mày râu lấy lại bản lĩnh và có được tình yêu, hạnh phúc gia đình viên mãn.
Rối loạn cương dương là gì?
Trước tiên cần phải hiểu rối loạn cương dương là một bệnh về sinh lý nam rất phổ biến hiện nay. Trong tiếng anh, tình trạng này được gọi là Erectile dysfunction – ED.
Bình thường, sự cương cứng của dương vật có được là nhờ vào sự thay đổi lưu lượng máu. Điều này xảy ra khi nam giới bị kích thích tình dục. Khi đó, các dây thần kinh sẽ làm cho mạch máu ở dương vật mở rộng, giúp máu đi vào các xoang của vật hang và làm dương vật cương cứng. Khi đạt được độ cương cứng nhất định, “cậu nhỏ” có thể nghiêng thành hình vòng cung theo bất cứ hướng nào (giống như boomerang).
Đến khi đạt được cực khoái và xuất tinh, hệ thần kinh giao cảm sẽ sản sinh ra adrenergic. Chất này làm cho lượng máu trong các hang dần thoát ra. Từ đó, dương vật sẽ bớt cứng, xìu xuống và dần trở về trạng thái ban đầu.
Như vậy, rối loạn cương dương sẽ là tình trạng ngược lại, khi dương vật không thể cương cứng hoặc không duy trì được sự cương cứng trong suốt thời gian giao hợp. Tuy nhiên, hiện tượng này không giống với xuất tinh sớm. Bởi nếu bị xuất tinh sớm, “cậu nhỏ” vẫn có thể cương cứng được bình thường để tiến hành cuộc “yêu”. Song nhiều người lại gặp tình trạng xuất tinh sớm kèm với rối loạn cương dương, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.
Hiện nay, theo thống kê, số nam giới trên 60 tuổi mắc phải bệnh lý này chiếm đến 50 – 60% và đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn có thể dẫn đến chứng liệt dương, tức là mất hẳn khả năng cương cứng.
Nguyên nhân gây rối loạn cương dương
Chức năng cương cứng bình thường của dương vật có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như hệ thống nội tiết tố, lưu lượng máu, dây thần kinh và có cả những yếu bên ngoài. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến nam giới có thể rơi vào trạng thái “trên bảo dưới không nghe”:
- Do tuổi tác: Giống như nhiều vấn đề sức khỏe khác, tình trạng rối loạn cương dương cũng là hệ quả của vấn đề tuổi tác. Và càng nhiều tuổi thì tỷ lệ nam giới bị rối loạn cương dương sẽ càng tăng cao.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Đó là một số loại thuốc như thuốc hạ đường huyết, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu,… Do tác động của những loại thuốc này có thể can thiệp vào những xung thần kinh hoặc là cản trở lưu lượng máu đến dương vật.
- Suy giảm testosterone: Đây là một nguyên nhân khá phổ biến. Theo nghiên cứu, trung bình cứ 4 nam giới thì sẽ có 1 người có nồng độ testosterone thấp hơn bình thường. Tình trạng này gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ở nam giới, trong đó có rối loạn cương dương.
- Do phẫu thuật: Những phẫu thuật liên quan đến cấu trúc vùng xương chậu có thể ảnh hưởng đến mạch máu ở dương vật hoặc gây tổn thương dây thần kinh khiến cho dương vật khó đạt được sự cương cứng như bình thường.
- Do bệnh tiểu đường: Tình trạng rối loạn cương dương cũng xảy ra khá phổ biến ở những đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2. Nguyên nhân là do, căn bệnh này khiến nồng độ đường huyết tăng cao, từ đó gây tổn thương dây thần kinh và mạch máu ở dương vật.
- Bệnh tuyến tiền liệt gây rối loạn cương dương: Quá trình dùng thuốc điều trị bệnh về tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của dương vật. Đồng thời, bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoặc viêm tuyến tiền liệt mãn tính thường gây đau khi xuất tinh cũng khiến cậu nhỏ khó đạt được sự cương cứng.
- Do tâm lý căng thẳng: Tình trạng căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây rối loạn cương dương. Đó có thể là căng thẳng từ áp lực công việc, cuộc sống hoặc căng thẳng do họ đã từng gặp vấn đề về quan hệ tình dục hay là cảm xúc và tinh thần với đối phương khi quan hệ.
- Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không phù hợp: Một chế độ ăn uống không lành mạnh như: ít dinh dưỡng, nhiều loại thực phẩm xấu, cùng với những thói quen không tốt như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều sẽ gây tác động tiêu cực đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cơ quan sinh dục và khả năng sinh lý.
- Các nguyên nhân khác: Tình trạng rối loạn cũng có thể xảy ra do bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng, bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, béo phì, thừa cân, hoặc rối loạn giấc ngủ,…
Biểu hiện rối loạn cương dương
Để nhận biết tình trạng mình đang gặp có phải là bị rối loạn cương dương hay không, nam giới có thể dựa các dấu hiệu sau:
- Không có ham muốn nên dương vật không thể cương cứng: Khi nam giới bị mất sự khao khát về tình dục, “cậu nhỏ” sẽ mềm hoàn toàn và không thể cương cứng trước những kích thích, khêu gợi từ đối phương.
- Một số trường hợp vẫn có khao khát, ham muốn tình dục. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với bạn tình, dù đã dùng các biện pháp kích thích nhưng “cậu nhỏ” không thể cương cứng để đưa vào âm đạo và tiến hành giao hợp.
- Dương vật cương cứng thất thường, không đúng lúc và không theo nhu cầu của chủ nhân.
- Thời gian cương cứng ngắn: Thời điểm này, dương vật vẫn có thể cương cứng nhưng lại không đủ thời gian để tiến hành giao hợp. Khi đưa dương vật vào âm đạo thì tự mềm ra và hưng phấn cũng biến mất.
Rối loạn cương dương có nguy hiểm không?
Rối loạn cương dương và một vấn đề sinh lý thường gặp ở nam giới. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên lại tác động tiêu cực đến tâm lý, cuộc sống, chức năng sinh lý và hạnh phúc lứa đôi, vợ chồng.
Các chuyên gia nhận định, nếu tình trạng này không được kiểm soát kịp thời, hiệu quả có thể dẫn đến một số biến chứng, tác hại nghiêm trọng như:
- Tác động xấu đến tâm lý: Vấn đề tình dục không được thỏa mãn ở cả nam và nữ kéo dài sẽ gây ra sự khó chịu, bứt rứt và chán việc ân ái.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Tình trạng dương vật không duy trì được sự cương cứng trong suốt quá trình giao hợp, đặc biệt là bị “xìu” trước khi xuất tinh sẽ làm giảm tỷ lệ mang thai. Nếu không được điều trị và khắc phục sớm, các đấng mày râu có thể phải đối mặt với chứng vô sinh và hiếm muộn.
- Đe dọa hạnh phúc gia đình: Đây là điều khó tránh khỏi khi mà tình dục không được đáp ứng. Sự bất lực của người chồng là nguyên nhân khiến người vợ không thể thỏa mãn và dễ dẫn đến tình trạng ngoại tình, ly hôn.
- Tác nhân gây trầm cảm: Nhiều nam giới khi gặp vấn đề này thường có xu hướng ngại chia sẻ, nhưng cũng không muốn làm đối phương thất vọng trong cuộc yêu. Vì vậy, họ dễ rơi vào trạng thái bị áp lực tâm lý, khi không được giải tỏa sẽ gây ra trầm cảm.
Rối loạn cương dương tự khỏi không? Có chữa được không?
Việc bị rối loạn cương dương có tự khỏi không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và nhiều yếu tố khác. Nếu tình trạng này xuất hiện không thường xuyên và do các nguyên nhân như tác dụng phụ của thuốc, tâm lý căng thẳng, chế độ ăn uống, sinh hoạt,… thì bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị khi các vấn đề trên được cải thiện.
Ngược lại, nếu xuất hiện thường xuyên, rối loạn cương dương sẽ được xem là một vấn đề bệnh lý. Khi đó bệnh sẽ không thể tự khỏi và bắt buộc phải có sự can thiệp điều trị.
Tuy nhiên, các quý ông không nên quá lo lắng, bởi bệnh rối loạn cương dương hoàn toàn có thể chữa được. Theo nghiên cứu, có khoảng 80% nam giới bị chứng rối loạn cương dương có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Và việc tiến hành phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.
Trước kia, tình trạng cương dương bị rối loạn được coi là căn bệnh khó chữa vì chưa tìm được biện pháp điều trị đúng cách. Có nhiều loại thuốc được thổi phồng sai sự thật về tác dụng, khiến cho người dùng không thấy cải thiện mà vấn đề loạn cương dương còn trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày nay, với sự phát triển của y học cả Đông và Tây y, có nhiều bài thuốc, loại thuốc và nhiều phương pháp y học đã được đưa vào điều trị. Tuy nhiên, để có được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phải phát hiện sớm, tiến hành điều trị kịp thời, đúng cách, đồng thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Cách chẩn đoán bệnh
Với phần lớn bệnh nhân, qua việc thăm khám lâm sàng và hỏi thăm về tiền sử bệnh là đủ để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh rối loạn cương dương và đưa ra hướng điều trị. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nghi ngờ một nguyên nhân tiềm ẩn nào khác hoặc bạn có những bệnh lý mãn tính. Bác sĩ sẽ đề nghị tham vấn một chuyên gia khác hay thực hiện một vài xét nghiệm.
Dưới đây là những cách thức được bác sĩ tiến hành trước khi đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh:
- Khám vùng kín: Cách này nhằm kiểm tra các phản ứng và cảm giác của dây thần kinh ở cơ quan sinh dục của nam giới. Bên cạnh đó, qua việc khám vùng kín, bác sĩ có thể quan sát và phát hiện ra những dấu hiệu bất thường bên ngoài của dương vật hoặc tinh hoàn.
- Xét nghiệm máu: Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng, thường được tiến hành để chẩn đoán bệnh rối loạn cương dương. Xét nghiệm này giúp các bác sĩ xác định và phát phát hiện một số bệnh lý tiềm ẩn như: Bệnh tiểu đường, nồng độ testosterone thấp hay các bệnh về tim mạch,…
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này được các bác sĩ tiến hành nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Kết quả từ xét nghiệm có thể giúp bác sĩ phát hiện ra một số vấn đề sức khỏe khác như sỏi thận, gút hay bệnh tiểu đường,…
- Kiểm tra tâm lý: Để xác định mức độ và khả năng tâm lý gây rối loạn cương dương, bác sĩ có thể đặt ra một số câu hỏi về trầm cảm và kiểm tra tâm lý.
Điều trị rối loạn cương dương bằng cách nào?
Như đã nói ở trên, bệnh rối loạn cương dương hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh là một quá trình lâu dài. Nam giới cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn của mình để có thể chữa trị được dứt điểm căn bệnh này.
Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị rối loạn cương dương khác nhau. Tuy nhiên, không có phương pháp nào là đặc hiệu. Người bệnh cần kết hợp giữa các biện pháp y tế với việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học cùng các biện pháp hỗ trợ để đem lại hiệu quả tốt nhất.
1. Chữa rối loạn cương dương bằng Tây y
Việc điều trị rối loạn cương dương bằng thuốc tây sẽ giúp cải thiện khả năng cương cứng và điều hòa nội tiết tố trong cơ thể nam giới. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cũng như các bệnh lý đi kèm mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
- Thuốc bổ sung testosterone: Loại thuốc này được dùng đối với những trường hợp bị rối loạn cương dương do suy giảm nồng độ testosterone. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với một số biện pháp khác nhằm giúp cải thiện khả năng cương cứng của dương vật.
- Thuốc tăng oxit nitric: Bao gồm: Vardenafil, Tadalafil, Sildenafil, Avanafil,… Đây là những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh nam khoa, giúp thúc đẩy máu dồn về dương vật nhằm tạo độ cương cứng bình thường.
- Thuốc tiêm Alprostadil: Thuốc này được sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào bộ phận sinh dục ở nam giới nhằm tăng khả năng cương cứng.
2. Cách chữa bằng bơm hút chân không
Phương pháp này điều trị bằng tác động cơ học. Trong đó, nguyên lý điều trị giống như việc bơm máu vào dương vật để có thể cương cứng. Tuy nhiên, thực tế phương pháp hút chân không chỉ mang đến hiệu quả tạm thời, chứ không thể điều trị bệnh tận gốc.
Bên cạnh đó, khi thực hiện biện pháp này, các đấng mày râu đồng thời cần phải làm những biện pháp nhằm kích thích dương vật. Và điều này có thể gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
3. Kích thích xung điện vào dương vật
Đây được đánh giá là biện pháp an toàn vì không cần dùng thuốc và không gây đau đớn. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành chạy sóng xung kích ở xung quanh dương vật để nhằm mục đích làm giãn nở hệ thống mạch máu. Thời gian để điều trị sóng điện thường từ 15 – 20 phút/lần. Thực hiện liên tục trong khoảng 2 đến 6 tuần tùy tình trạng của từng người.
Tuy nhiên, cũng giống như cách bơm hút chân không, kích thích xung điện chỉ là phương pháp cải thiện tạm thời chứ không thể điều trị dứt điểm được tình trạng bệnh.
4. Phẫu thuật chữa rối loạn cương dương
Đây là biện pháp cuối cùng để điều trị căn bệnh khó nói này. Thông thường sẽ có 2 phương pháp phẫu thuật để chữa rối loạn cương dương như sau:
- Cấy hang vật giả: Khi tiến hành phương pháp này, người bệnh sẽ được đặt vào thể hang 1 thể hang nhân tạo. Chúng có hình giống 2 cái ống rồi đặt túi chứa dịch vào trước bàng quang. Sau đó, các bác sĩ sẽ đặt bơm vào giữa bìu giúp dương vật có thể cương cứng khi quan hệ.
- Nối thông động mạch: Đây là phương pháp được tiến hành với những trường hợp tuần hoàn máu bị ngắt quãng do mạch máu bị thương.
5. Điều trị rối loạn cương dương tại nhà
Việc dùng thuốc tây hay phẫu thuật ít nhiều sẽ mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, nếu nam giới bị rối loạn cương dương ở mức độ nhẹ có thể áp dụng các biện pháp tại nhà như sau.
- Điều trị tâm lý: Yếu tố tâm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới. Vì vậy, bạn có thể chữa trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, thường xuyên thư giãn, giữ tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó, có thể chia sẻ với bạn đời của mình để giải tỏa tâm lý.
- Châm cứu, bấm huyệt: Bấm huyệt sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện lưu thông khí huyết và tăng cường lưu lượng máu ở dương vật. Tuy nhiên, phương pháp này cần có sự hỗ trợ của các thầy thuốc y học cổ truyền, người bệnh không tự ý thực hiện.
6. Điều trị an toàn, hiệu quả bằng Đông y
Từ lâu, điều trị rối loạn cương dương nói riêng và các bệnh về sinh lý nam nói chung bằng bài thuốc Đông y đã được nhiều người ưa chuộng vì tính an toàn và hiệu quả. Các bài thuốc thường sử dụng những dược liệu từ tự nhiên như: Dâm dương hoắc, ba kích, nhục thung dung, tỏa dương, thạch liên tử, kim anh tử, đương quy…
Theo Đông y, nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn cương dương là do tình trạng suy nhược cơ thể, yếu thận, suy giảm nội tiết tố, hao kiệt tinh khí,… Vì vậy, những bài thuốc Đông y điều trị rối loạn cương dương bằng cách tác động từ căn nguyên, giúp lưu thông khí huyết, tăng sản sinh hormone sinh dục nam một cách tự nhiên, tăng cường chức năng thận, giúp bồi bổ sức khỏe.
Tuy nhiên, việc điều trị bệnh bằng Đông y cần có sự kiên trì. Đồng thời, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở Đông y, phòng khám y học cổ truyền uy tín để được chẩn bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Bị rối loạn cương dương nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học có vai trò quan trọng trong việc khắc phục tình trạng rối loạn cương dương. Vì vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh cần đảm bảo:
Thực phẩm nên ăn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản sinh testosterone. Nhờ đó, nam giới sẽ thấy tăng ham muốn, đồng thời hạn chế những rắc rối trong quá trình quan hệ. Vì vậy, các đấng mày râu đang bị rối loạn cương dương đừng quên bổ sung các thực phẩm sau:
- Ăn nhiều hàu biển: Trong hàu biển có chứa rất nhiều kẽm, giúp thúc đẩy sản xuất nội tiết tố nam testosterone. Đồng thời, kẽm cũng giúp cải thiện tinh trùng về cả số lượng và chất lượng, tăng hưng phấn khi quan hệ.
- Ăn nhiều cá, cua biển: Trong cá có chứa nhiều Arginine và Omega-3. Vì vậy, loại thực phẩm này sẽ giúp nam giới cải thiện sinh lý rất tốt. Còn cua biển có hàm lượng canxi dồi dào, có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sự dẻo dai cho nam giới. Ngoài ra, thực phẩm này cũng giúp cải thiện độ cương cứng và tăng kích thước của dương vật.
- Ăn nhiều các loại rau có màu xanh đậm: Những loại rau này có chứa nhiều nitrat nên có khả năng làm giãn nở mạch máu. Khi đó, lượng máu truyền đến dương vật sẽ dễ dàng và nhiều hơn.
- Các loại đậu bắp: Loại thực phẩm này có nhiều Glucid phức Polysaccharide, giúp tăng cường tuần hoàn máu. Khi dương vật được cung cấp đủ lượng máu sẽ cải thiện khả năng cương cứng và thời gian quan hệ.
Thực phẩm nên tránh
Ngoài những loại thực phẩm cần tăng cường, để nhanh chóng cải thiện chứng rối loạn cương dương, người bệnh nên kiêng các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm nhiều chất béo: Như đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,… Bởi béo phì, thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về sinh lý ở nam giới.
- Không uống rượu bia, bỏ thuốc lá: Nhóm thực phẩm, đồ uống này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung và khả năng sinh lý nói riêng. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng của nội tiết tố nam trong cơ thể.
- Không sử dụng các sản phẩm từ đậu nành: Nhóm thực phẩm này khi đi vào cơ thể nam giới sẽ làm giảm quá trình sản xuất testosterone và khiến cho tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
Lưu ý trong lối sống và cách phòng ngừa bệnh rối loạn cương dương
Để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị và phòng tránh rối loạn cương dương quay trở lại, nam giới cần thực hiện những lưu ý dưới đây:
- Kiểm soát tình trạng căng thẳng, stress, nghỉ ngơi điều độ, giảm khối lượng công việc, ngủ đủ giấc và thực hiện một số hoạt động thư giãn như ngồi thiền, nghe nhạc,…
- Nếu có bệnh lý nguyên nhân như huyết áp cao, tiểu đường tim mạch và các bệnh lý mãn tính khác thì cần điều trị tích cực.
- Vận động và tập thể dục thường xuyên giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tác động tốt đến tim mạch, tăng cường sản xuất testosterone. Nam giới bị rối loạn cương dương nên vận động, thực hiện các bộ môn có cường độ phù hợp ít nhất 15 phút/ngày.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, hạn chế thủ dâm, giúp tăng cường miễn dịch, phòng tránh vi khuẩn, virus gây bệnh ở bộ phận sinh dục và đảm bảo khả năng sinh lý.
- Giảm cân nếu bị béo phì và thừa cân. Bởi tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho dương vật khi cương cứng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tinh trùng và ham muốn tình dục cùng nhiều vấn đề khác.
Như vậy, rối loạn cương dương là một vấn đề sinh lý thường gặp ở nam giới. Người bệnh không nên quá lo lắng, nhưng cũng không nên chủ quan mà cần tìm hiểu về bệnh, nắm rõ nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp để sớm cải thiện bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!