Tắc vòi trứng 1 bên, 2 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Tắc vòi trứng là một trong những căn nguyên gây vô sinh, hiếm muộn ở phái nữ. Hiện tượng này có thể phát sinh bởi nhiều nguyên nhân như tổn thương, mang thai ngoài tử cung, u xơ tử cung,… Để ngăn chặn tắc vòi trứng, người bệnh cần có biện pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.
Tắc vòi trứng là sao? Phân loại bệnh
Vòi trứng là cơ quan sinh sản kết nối giữa tử cung với buồng trứng. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc đậu thai. Khi trứng rụng vào mỗi tháng, nó sẽ di chuyển từ buồng trứng, qua vòi trứng để đi vào tử cung.
Tinh trùng đi từ cổ tử cung qua ống dẫn trứng, gặp trứng và thụ tinh. Nhưng khi vòi trứng tắc, quá trình này khó có thể diễn ra? Vậy thế nào là tắc vòi trứng? Đâu là căn nguyên và triệu chứng nhận biết tình trạng này.
Vòi trứng hay ống dẫn trứng có kích thước tương đối nhỏ với chiều dài khoảng 10 cm. Cơ quan này gồm 4 đoạn: kẽ, eo, bóng và loa vòi trứng. Đây là con đường duy nhất để trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung và làm tổ tại đó.
Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị teo, hẹp, chít nhỏ. Điều này ngăn cản sự gặp gỡ của tinh trùng với trứng và cản trở quá trình thụ thai. Có 2 trường hợp làm tắc vòi trứng, bao gồm:
- Tắc vòi trứng hoàn toàn: Dẫn đến hiếm muộn, vô sinh
- Tắc vòi trứng không hoàn toàn: Gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung
Bệnh tắc vòi trứng có thể phát sinh ở những người có nhiều bạn tình, quan hệ không chung thủy, nạo phá thai nhiều lần, đặt dụng cụ tử cung thiếu an toàn,… Tỷ lệ phái nữ bị vô sinh, hiếm muộn do tắc vòi trứng chiếm khoảng 25 – 35%. Tình trạng viêm nhiễm làm suy giảm khả năng sinh sản và gia tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Nguyên nhân tắc vòi trứng thường gặp
Tình trạng này có thể hình thành do bẩm sinh hoặc liên quan đến mô sẹo, sự kết dính tại vùng chậu. Những nguyên nhân gây tắc vòi trứng bao gồm:
- Viêm vùng chậu: Xuất hiện sẹo, tạo thành chất lỏng ảnh hưởng và làm tắc ống dẫn trứng
- Lạc nội mạc tử cung: Ống dẫn trứng có thể tích tụ mô nội mạc tử cung. Mô này nằm phía bên ngoài vòi trứng dễ gây kết dính và làm tắc vòi trứng.
- Lây qua đường tình dục: Khi phái nữ không sử dụng biện pháp bảo vệ trong lúc quan hệ, các bệnh như chàm, lậu, giang mai có thể để lại sẹo, gây viêm vùng chậu và làm tắc ống dẫn trứng.
- Tiền sử mang thai ngoài tử cung: Ống dẫn trứng hình thành sẹo và khiến cơ quan này bị tắc nghẽn
- U xơ tử cung: Sự tăng trưởng bất thường trong tử cung đã chặn ống dẫn trứng và khiến chúng bị tắc nghẽn.
- Từng tiến hành phẫu thuật: Nữ giới từng phẫu thuật cơ quan sinh dục hoặc ống dẫn trứng làm kết dính vùng chậu, vòi trứng vì thế mà bị tắc nghẽn.
Đây đều là nguyên nhân phổ biến gây tắc ống dẫn trứng, có nguy cơ gây bệnh cao. Bên cạnh đó, một số người còn mắc bệnh do cơ địa, viêm phụ khoa, viêm cổ tử cung,…
Tắc vòi trứng có biểu hiện gì?
Điều đáng ngại là dấu hiệu tắc vòi trứng rất ít khi biểu hiện ra bên ngoài. Đó là lý do khiến nhiều chị em khó nhận biết tình trạng tắc vòi cho đến thời kỳ sinh đẻ và muốn có con. Nhưng ở một số người, bệnh vẫn phát sinh triệu chứng. Vậy tắc vòi trứng biểu hiện như thế nào?
Một số bệnh nhân sẽ bị đau nhẹ ở một bên xương sườn hoặc một phía của bụng. Đôi khi, dấu hiệu viêm tắc vòi trứng còn biểu hiện thông qua việc mang thai ngoài tử cung.
Nghĩa là, trứng được thụ tinh đã bị kẹt lại ở ngoài tử cung. Chị em chỉ có thể phát hiện bệnh khi siêu âm hoặc kiểm tra sức khỏe. Lúc này, thai phụ có thể bị đau cơ hoặc chảy máu âm đạo.
Tắc vòi trứng cũng có thể gây ra các triệu chứng như:
- Rối loạn chu kỳ hành kinh
- Đau bụng dưới hoặc đau thắt lưng, cơn đau mạnh và dữ dội hơn trong thời kỳ kinh nguyệt
- Ra khí hư dính đặc, có màu và mùi bất thường
- Chị em không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn khó thụ thai thành công
- Dễ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa
- Sốt từ nhẹ đến cao
Top câu hỏi liên quan đến bệnh tắc vòi trứng
Mọi người phụ nữ đều có 2 vòi trứng nối giữa buồng trứng với tử cung. Chuyên gia cho biết, việc tắc 1 hay 2 bên ống dẫn trứng đều có sự ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể. Một số vấn đề được chị em quan tâm liên quan đến bệnh là:
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?
Tắc vòi trứng là một vấn đề liên quan đến cơ quan sinh dục. Do đó, nhiều chị em băn khoăn bệnh có kinh nguyệt không? Tắc vòi trứng thì trứng có rụng không?
Theo cấu tạo, mỗi người đều có 2 ống dẫn trứng, nếu chỉ tắc 1 bên thì vẫn có kinh nguyệt bình thường. Nhưng lúc này, chức năng của buồng trứng sẽ bị rối loạn, máu kinh ra ít, vòng kinh không đều, đau bụng kinh. Buồng trứng phải hoạt động liên tục để giải phóng nội tiết tố. Hoạt động này kéo dài khiến chức năng sinh sản và kinh nguyệt biến mất.
Tắc 2 vòi trứng là hiện tượng hiếm gặp nhưng nếu không cẩn thận, bạn vẫn có thể gặp phải. Khi cả 2 ống dẫn trứng đều bị nghẽn, trứng khó di chuyển xuống buồng tử cung nên không thể tạo kinh nguyệt. Ở giai đoạn này, phái nữ sẽ không xuất hiện kỳ kinh cho đến khi có biện pháp can thiệp phù hợp.
Tắc 2 vòi trứng có thai tự nhiên được không?
Vòi trứng là cơ quan sinh sản quan trọng của phái nữ. Vì vậy, bộ phận này tắc cũng kéo theo sự ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Tắc vòi trứng có mang thai được không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, khả năng phục hồi sau điều trị. Tuy nhiên, dù bạn bị tắc 1 hay cả 2 ống dẫn trứng, quá trình đậu thai cũng diễn ra khó khăn.
Để thụ thai thành công, trứng sẽ rụng vào loa, thụ tinh, theo ống dẫn trứng đi vào tử cung, làm tổ và phát triển. Vì vậy, trứng cần rụng đều và ổn định. Tuy nhiên, khi vòi trứng bị tắc hoặc chít hẹp, trứng không thể đi qua. Điều này đã làm giảm tỷ lệ đậu thai và gia tăng nguy cơ vô sinh ở phái nữ. Nếu chị em bị tắc cả 2 vòi trứng, khả năng hiếm muộn, không thể sinh còn càng nghiêm trọng.
Tắc vòi trứng có nguy hiểm không?
Ống dẫn trứng, buồng trứng, tử cung đều nằm trong hệ thống sinh sản của nữ. Như vậy, chỉ cần một bộ phận gặp vấn đề cũng ảnh hưởng đến cơ thể.
Mỗi buồng trứng đều kết nối với tử cung bằng ống dẫn trứng. Nó có nhiệm vụ lưu trữ và giải phóng trứng vào mỗi tháng. Nhưng khi ống dẫn trứng bị tắc, tỷ lệ thụ tinh sẽ suy giảm. Khi cả hai ống dẫn trứng đều tắc, chị em còn dễ bị vô sinh.
Ngoài biến chứng vô sinh, hiếm muộn, tắc vòi trứng còn có thể phát sinh các vấn đề như nhiễm trùng, tổn thương nội tạng, hình thành mô sẹo, âm đạo chảy máu,…
Tắc vòi trứng có thụ tinh nhân tạo được không?
Người bệnh có thể thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI) khi có tối thiểu 1 vòi trứng không bị tắc. Vì vậy với câu hỏi tắc 1 bên vòi trứng có làm iui được không, câu trả lời có. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ tinh thành công sẽ giảm dần theo độ tuổi. Phụ nữ trẻ có 60% – 70% khả năng thụ tinh nhân tạo thành công.
Để thực hiện, bác sĩ sẽ chọn tinh trùng khỏe mạnh của người chồng và bơm trực tiếp vào buồng tử cung của vợ khi đến kỳ rụng trứng. Cách thức này đạt hiệu quả cao nếu vợ có buồng trứng bình thường, tinh trùng của chồng đạt đủ tiêu chuẩn.
Tắc vòi trứng có chữa được không?
Không chỉ tắc ống dẫn trứng, bệnh lý nào cũng có thể điều trị thành công nếu người bệnh có biện pháp can thiệp ở ngay thời kỳ đầu. Nếu để tình trạng tắc vòi trứng dai dẳng, bệnh càng khó điều trị.
Vì bệnh không phát sinh nhiều triệu chứng nên chị em rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Tốt nhất, bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để chăm sóc tốt vùng kín. Nếu gặp vấn đề xấu, bác sĩ có thể nhanh chóng đưa ra phác đồ chữa bệnh phù hợp.
Cách chẩn đoán tắc vòi trứng chính xác
Tắc vòi trứng là hiện tượng khó xác định chính xác. Bởi lẽ, cơ chế của ống dẫn trứng đóng mở linh hoạt, gây khó khăn cho bác sĩ khi chẩn đoán.
Tuy nhiên, để kiểm tra, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm như:
- Nội soi: Nhân viên y tế thực hiện một vết cắt nhỏ rồi sử dụng ống dẫn có gắn camera để quan sát bên trong ống dẫn trứng.
- X – quang: Người bệnh có thể được tiêm một loại thuốc phản quang vô hại vào tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát quá trình di chuyển của thuốc thông qua phim chụp. Nếu không thấy thuốc chảy vào ống dẫn trứng, có thể cơ quan này đã bị tắc nghẽn.
Những biện pháp này đều đem đến kết quả cao, tuy nhiên nội soi sẽ cho chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán thông qua tiền sử y tế như phẫu thuật, nạo phá thai hoặc gặp khó khăn khi đậu thai.
Tắc vòi trứng và cách điều trị hiệu quả
Quá trình điều trị tắc vòi trứng không hề đơn giản. Chị em chỉ có thể điều trị khỏi bệnh nếu tìm được biện pháp phù hợp. Người bệnh nên dựa vào tình hình sức khỏe để lựa chọn phương pháp an toàn, hiệu quả.
Cách chữa tắc vòi trứng tại nhà
Nếu vừa vặn phát hiện bệnh ở thời kỳ khởi phát, chị em có thể áp dụng cách chữa bằng mẹo dân gian. Phương pháp này không gây đau, không làm tổn thương nên khá an toàn. Nhưng thay vì điều trị tận gốc, mẹo dân gian có tính hỗ trợ và đẩy lùi triệu chứng cao hơn.
Dầu thầu dầu
Loại dầu này chứa nhiều acid ricinoleic, có khả năng thúc đẩy và kích thích hệ bạch huyết xung quanh ống dẫn trứng. Mỗi ngày bạn hãy xoa dầu thầu dầu trực tiếp lên bụng dưới. Áp dụng cách chữa nằy hàng ngày trong ít nhất là 2 tháng.
Massage bụng
Đây là liệu pháp vật lý giúp tuần hoàn máu ở xung quanh ống dẫn trứng và cải thiện hiện tượng viêm tắc vòi trứng.
Cách thực hiện:
- Hãy nằm ngửa người, dưới lưng kê thêm một chiếc gối.
- Sử dụng dầu oliu ấm để massage nhẹ nhàng vùng bụng.
- Bạn cố gắng kéo thành bụng nằm dưới vùng chậu về rốn.
- Lặp lại các động tác khoảng 20 lần.
Lưu ý, phương pháp này không phù hợp trong thời kỳ kinh nguyệt.
Tập yoga
Các bài tập có khả năng điều hòa năng lượng và hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Như vậy, nó sẽ phục hồi sức khỏe và cải thiện chức năng sinh sản. Nếu không bị thương ở vùng cổ hoặc lưng, bạn có thể áp dụng một trong hai tư thế sau:
- Tư thế cây cầu: Bạn nằm ngửa, đầu gối để cong, nâng xương chậu bằng các cơ. Bạn hãy hít sâu khi nâng xương chậu và thở đều khi hạ xuống.
- Tư thế gác chân lên tường: Chị em nằm ngửa và để phần hông tiếp xúc với tường. Tiếp theo, bạn đưa cả hai chân lên trên tường để tạo thành góc vuông 90 độ. Bạn giữ nguyên tư thế này trong khoảng 2 giây rồi trở về vị trí cũ.
Cách chữa viêm tắc vòi trứng bằng thuốc tây
Đối với người mắc bệnh nhẹ, bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, kháng nấm, khai thông khu vực bị tắc. Cách chữa này đơn giản, tiện dụng, không gây đau đớn và ít rủi ro đối với sức khỏe. Người bệnh sẽ đạt kết quả tốt nếu tuân thủ theo đơn thuốc của y, bác sĩ.
Tuy nhiên, điều trị nội khoa chỉ phù hợp với bệnh nhân bị tắc ở giai đoạn đầu. Trong khi, số người phát hiện bệnh ở thời kỳ là rất ít, vì vậy đây không phải là phương pháp phổ biến. Nếu sử dụng sai thuốc, bệnh có thể diễn tiến nghiêm trọng.
Phương pháp điều trị ngoại khoa
Đa số các trường hợp mắc bệnh đều áp dụng biện pháp phẫu thuật. Nguyên nhân là vì, chị em phát hiện tắc vòi trứng ở giai đoạn muộn khiến tình trạng nghiêm trọng. Một số người bị tắc ống dẫn trứng vĩnh viễn có thể phải cắt bỏ toàn bộ. Những thủ thuật bác sĩ gợi ý thực hiện cho bệnh nhân là:
- Thông tắc ống dẫn trứng
Sử dụng thiết bị chuyên dụng để loại bỏ tế bào chết hoặc mẩu vụn ứ đọng trong ống dẫn trứng. Biện pháp này phù hợp với người bị tắc vòi trứng do lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung
- Mở cắt 1 phần của ống dẫn trứng
Nếu tình trạng tắc vòi trứng diễn ra ở phía xa tử cung, bác sĩ có thể tiến hành mổ mở nhằm cắt 1 phần ống dẫn trứng. Bước tiếp theo, họ sẽ nối phần bình thường còn lại với buồng trứng. Khi đó, ống dẫn trứng vẫn tiếp tục vận chuyển trứng bình thường.
- Cắt ống dẫn trứng
Cách chữa này được áp dụng khi vòi trứng bị tắc đoạn dài và biện pháp thông tắc khó thực hiện. Khi bệnh nhân bị tắc 1 bên vòi, bác sĩ sẽ cắt phần đó. Nhưng trường hợp này phát sinh ở cả 2 bên, chuyên gia có thể cắt toàn bộ vòi trứng nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm.
Sau phẫu thuật, đa số bệnh nhân đều hành kinh và mang thai bình thường. Một số người tiến hành cắt cả 2 vòi trứng có thể thụ tinh nhân tạo và chuyển phôi vào tử cung.
Giống như nhiều biện pháp khác, ngoại khoa cũng tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng tới cơ thể. Nếu tiến hành thủ thuật, chị em phải tìm đến cơ sở y tế có trang thiết bị sạch sẽ, hiện đại, bác sĩ tay nghề cao và lâu năm trong nghề.
Chữa tắc vòi trứng bằng Đông y
Theo Đông y, tắc vòi trứng là hậu quả từ việc tử cung bị hư hàn, khí hư làm ứ trệ huyết, đàm, thấp. Nếu tế bào chết, dịch độc, huyết ứ không bị đào thải, chúng sẽ làm vòi trứng bị tắc và chít hẹp lại. Vì vậy, cơ chế của Đông y là trừ hàn, hoạt huyết, tán uất kết. Các bài thuốc nam với nguồn gốc thảo dược sẽ giải phóng huyết, dịch độc, tế bào chết ứ trệ tại vòi trứng.
Đông y thông ống dẫn trứng theo hướng tự nhiên, giúp gia tăng quá trình tái tạo niêm mạc và phục hồi khả năng sinh sản ở nữ. Thành phần thảo dược giúp cơ thể dễ hấp thụ và nhanh chóng khỏi bệnh. Vì vậy, chị em không cần thực hiện cách can thiệp bằng ngoại khoa và giảm hẳn rủi ro gây hại cho sức khỏe.
Tắc vòi trứng nên ăn gì, kiêng gì?
Nhiều người thường coi nhẹ các bữa ăn và thực phẩm xung quanh. Ít ai biết rằng, mỗi một loại thức ăn đều đóng vai trò quan trọng, giúp ích cho cơ thể. Nếu biết cách điều hòa và xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt, thực phẩm còn hỗ trợ bạn sớm trị khỏi viêm tắc vòi trứng.
Tắc vòi trứng nên ăn gì?
Thực phẩm dinh dưỡng rất có lợi đối với quá trình chữa bệnh. Khi bổ sung nhóm đồ ăn tốt, cơ thể có thêm dưỡng chất và bệnh khỏi nhanh hơn. Để làm được điều này, chị em nên ăn nhiều các món:
- Bị tắc vòi trứng nên ăn tỏi
Tỏi giống như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp chống viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng. Chị em nếu ăn tỏi có thể đẩy lùi độc tố, kháng viêm và hỗ trợ lưu thông máu tại cơ quan sinh sản tốt hơn.
- Khoai lang
Đây là thực phẩm đem lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Bởi lẽ, nó chứa vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa và carotene. Như vậy, khoai lang có thể loại bỏ độc tố và đẩy lùi chất nhầy gây tắc ống dẫn trứng, cân bằng nội tiết tố để bộ phận này hoạt động ổn định.
- Gia vị
Gừng, quế hay ớt đều có tính nóng nên có khả năng lưu thông máu và phá vỡ sự tắc nghẽn trong cơ thể. Nhưng chị em nên ăn vừa phải để cơ thể không bị nhiệt và ngăn các rắc rối đối với sức khỏe.
- Lá mâm xôi
Loại lá này có thể giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm. Khi sử dụng lá mâm xôi thường xuyên, cơ thể sẽ tiêu diệt các điểm tắc nghẽn và giúp đẩy lùi hiện tượng viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục.
Tắc vòi trứng nên kiêng ăn gì?
Ngược với thực phẩm dinh dưỡng, nhóm đồ ăn có hại khiến bệnh nặng và chị em khó mang thai hơn. Do đó, bạn cần hạn chế bổ sung vào cơ thể các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm chiên rán, dầu mỡ
Chúng gây nóng trong, tăng lượng mỡ, làm tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng
- Đồ ăn nhanh
Thực phẩm này sẽ gia tăng tình trạng béo phì, huyết áp cao, nồng độ hormone mất cân bằng và gây kích thích khu vực viêm nhiễm.
- Đồ uống có gas hoặc chứa cồn
Nhóm nước uống trên khiến cơ thể suy nhược và làm hại khuẩn xâm nhập dễ dàng. Nếu lạm dụng đồ uống này, vùng kín của chị em dễ bị ngứa ngáy, nóng rát, đổi màu huyết trắng,… tác động xấu đến cơ quan sinh sản.
Biện pháp phòng tránh tắc vòi trứng
Một trong những nguyên nhân phổ biên gây hiếm muộn, vô sinh là do tắc vòi trứng. Thay vì chỉ chú tâm tìm biện pháp điều trị, chị em cần quan tâm đến cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe.
Nếu phái nữ không muốn gặp phải tình trạng này, hãy tham khảo một số cách phòng tránh sau:
- Tuyệt đối không uống bia, rượu hoặc sử dụng các chất gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là vùng kín.
- Bổ sung trái cây tươi, rau xanh giàu vitamin C để cải thiện vấn đề về nhiễm trùng
- Giải tỏa căng thẳng, không để tâm trạng xấu, mệt mỏi ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể.
- Nếu có thời gian, bạn hãy ngồi thiền vào buổi sáng hoặc buổi tối.
- Chị em nên uống trà thảo mộc để đẩy lùi viêm nhiễm và gia tăng quá trình lưu thông máu
- Vệ sinh vùng kín sạch bằng dung dịch không gây dị ứng, chú ý lau rửa âm đạo trước và sau khi quan hệ tình dục
- Thăm khám sức khỏe khoảng 6 tháng/ lần để chắc chắn về sức khỏe sinh sản
Tắc vòi trứng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến người bệnh gặp khó khăn khi mang thai. Để tránh vấn đề có hại, ngay từ bây giờ, chị em nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe nói chung và cơ quan sinh sản nói riêng. Chúc các bạn sớm chữa khỏi bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!