Top 16 thuốc uống, thuốc bôi viêm da tiếp xúc bác sĩ khuyên dùng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc uống, thuốc bôi viêm da tiếp xúc khiến người bệnh không biết nên chọn loại nào tốt nhất. Sử dụng đúng thuốc sẽ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Ngược lại, dùng thuốc không phù hợp hay sai cách có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết đâu là những loại thuốc trị viêm da tiếp xúc phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay.

Thuốc uống, thuốc bôi viêm da tiếp xúc giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh
Sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc để cải thiện tốt tình trạng bệnh

Là bệnh lý da liễu mãn tính, các triệu chứng viêm da tiếp xúc thường dai dẳng, dễ tái phát và khó trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh phát hiện sớm, thăm khám và điều trị kịp thời thì có thể kiểm soát bệnh trong thời gian dài, giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực của bệnh lên sức khỏe, cuộc sống của mình.

Để chữa viêm da tiếp xúc, phương pháp điều trị chính thường được sử dụng là dùng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Thuối bôi thường được bác sĩ chỉ định khi các triệu chứng bệnh nhẹ, vùng da bị nhiễm bệnh không lan rộng.

Trong trường hợp bệnh có tiến triển nặng, có nguy cơ bội nhiễm hoặc chàm hóa da, đồng thời vùng da bệnh có biểu hiện lan rộng thì bác sĩ sẽ xem xét để kết hợp cả kem bôi với các loại thuốc uống để điều trị toàn thân.

So với các loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc, thuốc uống có tác dụng rộng hơn lên mọi vùng da trên khắp cơ thể. Đồng thời, thuốc này cũng ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác và dễ gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Tốt nhất, bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.

Top 8 thuốc bôi viêm da tiếp xúc bác sĩ khuyên dùng

Nếu bạn đang thắc mắc “viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì tốt nhất?” thì dưới đây là gợi ý dành cho bạn. Những loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc được liệt kê bên dưới được xem là những sản phẩm phổ biến, thường được bác sĩ kê đơn và được nhiều người bệnh đánh giá cao.

1. Hồ nước – Thuốc bôi viêm da tiếp xúc phổ biến nhất

Hồ nước là một trong những loại thuốc trị viêm da tiếp xúc phổ biến nhất. Sản phẩm này thường có mặt trong các đơn thuốc điều trị bệnh ở mức nhẹ, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh lý da liễu này gây ra.

Ngoài việc sử dụng điều trị viêm da tiếp xúc, hồ nước còn được khuyên dùng cho người mắc phải các bệnh lý da liễu khác như chàm da, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, ngứa da…

Thành phần:

  • Oxit kẽm.
  • Calcium carbonate.
  • Glycerin.
  • Talc.
  • Nước cất.
Hồ nước là một thuốc bôi viêm da tiếp xúc phổ biến, giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh và tránh lây lan
Hồ nước giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh và tránh lây lan

Công dụng:

  • Tạo một lớp màng mỏng trên da, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, tránh nhiễm trùng
  • Chống lại tia cực tím, hạn chế những tác động xấu lên da
  • Cấp nước, chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa khiến da mềm mại, săn chắc và đàn hồi
  • Có khả năng sát khuẩn nhẹ, loại bỏ một số vi khuẩn trên da
  • Làm giảm triệu chứng viêm, sưng và làm dịu da
  • Giúp vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo

Cách sử dụng:

  • Làm sạch vùng da bị viêm bằng nước muối sinh lý
  • Lắc đều hồ nước trước khi sử dụng
  • Bôi hồ nước lên vùng da bị bệnh và để tự khô, không cần rửa lại với nước sạch
  • Sử dụng từ 2 – 3 lần trong ngày để đạt được hiệu quả tối ưu

Lưu ý khi sử dụng:

  • Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Nếu dùng hồ nước và gặp phản ứng lạ, bất thường, bạn nên dừng sử dụng ngay và đi khám để được tư vấn cách khắc phục.
  • Với thể bệnh viêm da tiếp xúc do nhiễm khuẩn thì hồ nước chỉ có tác dụng sát khuẩn nhẹ, không có khả năng diệt khuẩn. Do vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để được kê đơn thuốc hiệu quả nhất.

2. Dung dịch sát khuẩn Jarish

Cũng như hồ nước, dung dịch Jarish là một loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc được khuyên dùng và sử dụng khi triệu chứng bệnh mới khởi phát.

Thành phần thuốc:

  • Axit boric
  • Glyxerum
  • Nước cất

Tác dụng:

  • Làm sạch bề mặt và làm dịu các tổn thương, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn
  • Khử trùng cho da, hỗ trợ giảm triệu chứng viêm, sưng
  • Làm chậm và phá hủy quá trình nhân đôi của vi khuẩn, nấm. Nhờ vậy, dung dịch Jarish có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, tránh nhiễm trùng.
  • Dung dịch Jarish giúp diệt khuẩn hiệu quả và tránh nhiễm trùng

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh da bằng dung dịch Jarish, giúp làm sạch khuẩn, dịch tiết và lau khô bằng khăn mềm
  • Sử dụng từ 2 – 3 lần/ ngày tùy vào mức độ và phạm vi tổn thương trên da

Lưu ý khi sử dụng

  • Không dùng thuốc nếu người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Trong quá trình sử dụng Jarish, nếu có bất kỳ phản ứng dị ứng lạ nào, người bệnh nên dừng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
  • Tránh sử dụng với những vết thương hở, đặc biệt vết thương sâu vì axit boric có trong Jarish có thể gây bỏng rát, làm da bị tổn thương nặng hơn.
  • Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Bảo quản thuốc:

  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng
  • Tránh để thuốc ở nơi có nhiệt độ cao hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Không để thuốc dính vào mắt, nếu xảy ra tình trạng này, cần rửa mắt bằng nước sạch và liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cách xử lý.
  • Không được nuốt, nếu chẳng may nuốt phải thuốc này, cần tạo phản ứng nôn để loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể và liên hệ ngay với chuyên gia.
  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

3. Các thuốc chống viêm corticoid – Thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc cần thận trọng khi dùng

Corticoid là một hoạt chất có tác dụng chống viêm hiệu quả, được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm. Do vậy, corticoid cũng là thuốc bôi viêm da tiếp xúc thường được sử dụng khi những vùng da bị tổn thương đã khô và có hiện tượng bong tróc.

Cơ chế hoạt động:

  • Cơ chế chính của corticoid là ức chế hoạt động miễn dịch.
  • Ngăn chặn quá trình các bạch cầu di chuyển đến vị trí tổn thương.
  • Chúng gắn vào các protein huyết tương và gây ra các tác dụng dược lý tại ổ viêm.

Công dụng:

  • Làm giảm các triệu chứng viêm, ngứa, ban đỏ da, sưng.
  • Hạn chế xảy ra các phản ứng dị ứng.
  • Giúp người bệnh giảm nhanh tổn thương, rút ngắn thời gian điều trị.
  • Các thuốc bôi chứa corticoid giúp giảm các triệu chứng viêm, sưng, phát ban và ngứa

Lưu ý:

  • Không sử dụng cho các vết thương chảy nhiều dịch, ẩm ướt và nhiều mụn nước vì làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Nhóm thuốc corticoid nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách có thể gây nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng trong thời gian ngắn, từ 15 – 20 ngày để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
  • Cần làm sạch vết thương trước khi sử dụng bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch.

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng quá liều:

  • Teo da, mỏng da, rạn da
  • Giãn mạch máu, chủ yếu là mao mạch
  • Da dễ nhiễm trùng do mất sức đề kháng

Một số thuốc bôi viêm da tiếp xúc có hoạt chất chính là corticoid:

  • Dipolac G: Thành phần gồm 3 hoạt chất chính là betamethasone dipropionate, gentamicin và clotrimazole. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trên da và giảm nhẹ các triệu chứng viêm của người bệnh.
  • Diprosone: Với hoạt chất chính là betamethasone dipropionate. Thuốc này được sử dụng để giảm nhanh viêm, sưng và ngứa tại các vị trí tổn thương. Tuy nhiên, trẻ em dưới 12 tuổi không được sử dụng.
  • Gentrisone: Giống với dipolac G, thành phần chính bao gồm betamethasone dipropionate, gentamicin và clotrimazole. Thuốc được kê khi có hiện tượng nhiễm khuẩn để phá hủy sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh.
  • Fucidin H: Đây là thuốc kháng khuẩn bôi ngoài da, được chỉ định điều trị cho các nhiễm khuẩn tụ cầu, liên cầu và các vi khuẩn nhạy cảm với fucidin. Thành phần chính có axit fusidic và hydrocortisone acetate không chỉ diệt khuẩn còn có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc.
  • Eumovate: Thuốc được chỉ định cho nhiều đối tượng như người lớn, trẻ em, nhũ nhi nhằm giảm các triệu chứng viêm, ngứa có đáp ứng với corticoid. Hoạt chất chính là clobetasone butyrate có dược tính trung bình, được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với corticoid hoạt tính thấp.

4. Thuốc tím

Thuốc tím thường dùng để ngâm tay, chân hoặc tắm khi cần điều trị viêm da tiếp xúc ở tay, chân hay toàn thân. Sản phẩm này thường được bác sĩ chỉ định nếu người bệnh xuất hiện vết thương có nhiều mụn nước, tiết nhiều dịch, nhiễm khuẩn và phạm vi da bị viêm rộng.

Thành phần:

  • Hoạt chất chính là kali permanganate (KMNO4)
  • Đây là một chất oxy hóa mạnh, có khả năng diệt khuẩn hiệu quả

Tác dụng của thuốc tím:

  • Có khả năng sát trùng, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trên da
  • Làm giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy
  • Các ổ viêm nhanh giảm triệu chứng sưng, đỏ, rát

Cách sử dụng:

  • Pha 1g thuốc tím trong 10 lít nước ấm. Nên kiểm tra nước trước khi ngâm hoặc tắm để tránh gây bỏng
  • Ngâm, tắm khoảng 15 – 20 phút
  • Lau khô bằng khăn bông sạch. Bạn nên lau cẩn thận tránh để thuốc tím dính vào quần áo vì khó làm sạch được
  • Không nên băng các vết thương lại vì có thể làm ẩm ướt, tăng nguy cơ nhiễm trùng
Thuốc tím có khả năng diệt khuẩn mạnh và giúp săn chắc làn da
Thuốc tím có khả năng diệt khuẩn mạnh và giúp săn chắc làn da

5. Sử dụng kháng sinh điều trị tại chỗ

Đây là một nhóm thuốc bôi viêm da tiếp xúc được chỉ định khi tổn thương da có hiện tượng nhiễm khuẩn và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Các bác sĩ thường kê một loại kháng sinh hoặc kết hợp nhiều loại kháng sinh để có đáp ứng điều trị nhanh, giảm các triệu chứng nhanh chóng.

Thuốc bôi kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và tránh nhiễm trùng hiệu quả
Thuốc bôi kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và tránh nhiễm trùng hiệu quả

Một số nhóm kháng sinh sử dụng trong thuốc bôi viêm da tiếp xúc:

Lincosamid:

  • Là kháng sinh kìm khuẩn mạnh, có khả năng diệt khuẩn nhưng yếu.
  • Cơ chế: Tác động vào 50S ribosome, ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Nhờ đó, vi khuẩn không thể phát triển được.
  • Độc tính: ít và hầu như không có, đôi khi chỉ gặp các rối loạn nhỏ về tiêu hóa.
  • Nhóm kháng sinh này bao gồm hai hoạt chất chính: Lincosamid là thành phần tự nhiên và clindamycin là kháng sinh bán tổng hợp.

Tetracyclin:

  • Là một kháng sinh kìm khuẩn, phổ kháng khuẩn rộng.
  • Cơ chế: Ức chế quá trình tổng hợp mARN bằng cách gắn vào 30S ribosome.
  • Được sử dụng trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, hiện nay đã có hiện tượng kháng thuốc, không còn hiệu quả với nhiều loại vi khuẩn.
  • Tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, vàng răng (do thuốc tạo phức hợp với canxi). Đặc biệt, sử dụng liều cao có thể gây độc cho gan, thận.

Aminoglycosid:

  • Là một kháng sinh phổ rộng, chủ yếu tác động trên vi khuẩn hiếu khí, gram âm.
  • Cơ chế tác dụng: Gắn vào 30S ribosome, khiến vi khuẩn đọc sai mã mARN, làn gián đoạn quá trình tổng hợp protein.
  • Đặc tính: Không hấp thu qua đường tiêu hóa nên ít gây ra những tác dụng phụ trên hệ thống này.
  • Độc tính: Sử dụng lâu với liều cao có thể gây suy thận và tác động vào dây thần kinh tiền đình ốc tai, có thể gây điếc.

Macrolid:

  • Cơ chế: Gắn vào tiểu đơn vị 50S ribosome, ngăn chuyển vị peptide tARN, từ đó ức chế protein được tổng hợp, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Là kháng sinh phổ trung bình, chủ yếu tác dụng đối với vi khuẩn gram dương và một số vi khuẩn không điển hình.
  • Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Đặc biệt, kháng sinh macrolid chuyển hóa qua hệ enzyme cytochrome P450, gây tương tác thuốc, làm tăng nồng độ thuốc trong máu, gây độc cho cơ thể.
  • Thường dùng erythromycin là hoạt chất chính trong thuốc bôi viêm da tiếp xúc.

Bạn nên chú ý tuân thủ đúng liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng để hạn chế  tình trạng kháng sinh. Ngoài ra, cần giữ vết thương thoáng khí, không băng kín, vì như vậy có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

6. Thuốc ức chế Calcineurin

Các thuốc ức chế calcineurin được sử dụng thay thế cho các thuốc bôi viêm da tiếp xúc chứa hợp chất corticoid. Thuốc này được kê đơn khi người bệnh dùng thuốc chứa corticoid và gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Cơ chế hoạt động của chúng ngược lại với corticoid. Đó là điều hòa miễn dịch và ức chế sản xuất ra những chất gây viêm. Từ đó, giúp làm giảm các triệu chứng ngứa, ban đỏ da, sưng viêm do viêm da tiếp xúc gây ra.

Các thuốc ức chế calcineurin giúp cải thiện tốt tình trạng của bệnh
Các thuốc ức chế calcineurin giúp cải thiện tốt tình trạng của bệnh

Hai thuốc điển hình thuộc nhóm này:

  • Tacrolimus: Cơ chế là tác động vào tế bào T, làm chúng không kích hoạt được quá trình sản xuất các cytokine gây viêm. Nhờ vậy,  các triệu chứng viêm da dần thuyên giảm. Trên thị trường có hai loại phổ biến là tacrolimus 0,03% và 0,1%.
  • Pimecrolimus: Có khả năng chống viêm mạnh tương đương với corticoid. Thuốc thường được chỉ định trường hợp bị bệnh vừa và nhẹ. Loại phổ biến trên thị trường là pimecrolimus 1,0%.

Thuốc ức chế calcineurin được xem là thuốc thay thế cho thuốc corticoid. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ác tính hóa tế bào.

7. Các thuốc chống dị ứng

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Do vậy, sử dụng thuốc chống dị ứng giúp ngăn ngừa phản ứng dị ứng xảy ra.

Mặc dù các loại thuốc chống dị ứng ít được bào chế dạng kem bôi, bởi sử dụng thuốc dạng uống thường cho tác dụng nhanh và toàn diện hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham khảo một số thuốc bôi thuộc nhóm này gồm:

  • Benadryl: Là thuốc kháng histamin loại ethanolamin. Chúng ức chế cạnh tranh để gắn vào thụ thể H1, tránh phản ứng dị ứng xảy ra. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng an thần nhẹ, giúp giảm cảm giác đau, ngứa cho bệnh nhân.
  • Phenergan: Có tác dụng bám vào thụ thể histamin và ức chế thần kinh trung ương mạnh. Nhờ đó, người bệnh giảm các triệu chứng dị ứng và giảm cảm giác ngứa ngáy, đau rát. Ngoài ra, sử dụng làm thuốc phòng ngừa dị ứng.

8. Kem dưỡng da

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi làn da được dưỡng ẩm thường xuyên sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch da, tăng tốc độ phục hồi và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Từ đó giúp hạn chế hình thành những sẹo thâm do bệnh viêm da tiếp xúc gây ra

Tuy nhiên, đây không được coi là thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc. Kem dưỡng da được sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, được khuyên dùng khi da bạn ở giai đoạn ngừng tiết dịch, khô, bong tróc. Vì trong kem dưỡng da không chỉ chứa các thành phần cấp ẩm mà còn có các chất giúp bổ sung dưỡng chất, tái tạo lipid và tăng cường miễn dịch cho da.

Ngoài ra, một số loại kem dưỡng da còn chứa các chất sát khuẩn nhẹ giúp giảm ngứa, giảm sừng hóa da. Nhờ vậy, các triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc cũng cải thiện được phần nào.

Trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng da khác nhau, bạn tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng. Đặc biệt là người bệnh cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm nghiệm, chứng nhận an toàn cho người sử dụng.

Bạn có thể sử dụng các kem dưỡng da có chứa các thành phần sau:

  • Vitamin E: Có khả năng tăng sinh collagen, giúp da phục hồi nhanh chóng.
  • Vitamin C: Đây là một vitamin có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh. Bổ sung thành phần này cho da làm chậm quá trình lão hóa da và ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
  • Một số chất sát khuẩn: Thành phần này giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương, tránh nhiễm trùng.
  • ….

Các loại thuốc uống điều trị viêm da tiếp xúc

Đối với những trường hợp viêm da tiếp xúc gây tổn thương nặng, phạm vi viêm da rộng thì chỉ dùng thuốc bôi viêm da tiếp xúc là không đủ. Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp cùng các loại thuốc dạng uống để điều trị toàn thân. Tuy nhiên dạng này thường gây ra nhiều tác dụng phụ hơn là thuốc dạng bôi. Vì vậy, bạn nên thận trong khi sử dụng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Dưới đây, chúng tôi liệt kê 5 loại thuốc uống sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da tiếp xúc như sau:

1. Nhóm thuốc kháng histamin

Đây là nhóm thuốc phổ biến điều trị các bệnh dị ứng hiện nay. Cơ chế hoạt động là gắn vào thụ thể histamin, ngăn chặn dị ứng xảy ra. Nhờ đó, người bệnh giảm ngứa nhanh, cải thiện triệu chứng bệnh và tránh lây lan.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê đơn điều trị bệnh viêm da tiếp xúc:

Clorpheniramin:

  • Là thuốc kháng histamin H1
  • Thuốc chỉ định trong các trường hợp bị dị ứng da, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng…
  • Liều lượng: Tùy thuộc vào hàm lượng của từng biệt dược và chỉ định của bác sĩ.
  • Tác dụng phụ: Thuốc có tác dụng an thần nên dễ gây buồn ngủ, choáng váng, hoa mắt.
  • Chống chỉ định với những đối tượng như trẻ nhỏ, người có bệnh lý gan thận, dạ dày, phụ nữ mang thai.

Promethazin:

  • Có tác dụng kháng histamin và an thần mạnh.
  • Cơ chế chính là gắn vào các thụ thể histamin, tuy nhiên không làm giảm giải phóng histamin. Vì vậy, thuốc chỉ có tác dụng chống dị ứng do histamin mà không có tác dụng với các yếu tố gây dị ứng khác.
  • Chỉ định điều trị cho các trường hợp dị ứng da hoặc dùng làm thuốc đề phòng các phản ứng quá mẫn cảm có thể xảy ra.
  • Promethazin còn được dùng làm thuốc chống nôn trong ngoại và sản khoa.

Brompheniramine:

  • Cơ chế tác động chính là gắn vào thụ thể histamin và làm hạn chế quá trình sản xuất ra các histamin. Do vậy, thuốc vừa giúp giảm nhanh các triệu chứng, vừa hạn chế bệnh tái phát.
  • Thuốc được chỉ định cho các trường hợp dị ứng da, viêm da.
  • Thuốc có khả năng ức chế acetylcholin nên làm giảm tiết một số dịch trong cơ thể.
  • Chống chỉ định cho các trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc và trẻ em dưới 4 tuổi.

Loratadin:

  • Đây là thuốc kháng histamin 3 vòng tác dụng kéo dài, kháng chọn lọc trên thụ thể histamin H1.
  • Loratadin không có tác dụng an thần như các thuốc trong nhóm kháng histamin.
  • Thuốc chỉ có tác dụng gắn vào thụ thể histamin, do vậy chúng không có tác dụng lâm sàng đối với trường hợp giải phóng quá nhiều histamin gây sốc phản vệ.
  • Chống chỉ định sử dụng cho bệnh nhân dị ứng với thành phần thuốc và trẻ em dưới 2 tuổi.

Acrivastin:

  • Là một thuốc đối kháng mạnh với histamin. Nhờ vậy, nó có tác dụng nhanh và hiệu quả.
  • Được chỉ định điều trị dị ứng do nhiều nguyên nhân như phấn hoa, histamin, tiết acetylcholin hay dị ứng tự phát. Thuốc được thải qua hệ thống thận, vì vậy không nên sử dụng khi có các bệnh lý về thận.

Fexofenadine:

  • Cơ chế của thuốc là kháng histamin H1 thế hệ mới, có tác dụng kéo dài và không gây buồn ngủ.
  • Được sử dụng điều trị dị ứng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
  • Thuốc không đi qua hàng rào máu não nên không tác động lên hệ thần kinh trung ương.

Cetirizin:

  • Thuốc có tác dụng chống dị ứng và hầu như không có tác dụng an thần, không gây buồn ngủ.
  • Cơ chế chính là bám vào thụ thể histamin H1 và làm giảm sản sinh ra các yếu tố gây viêm khác, làm giảm nhanh triệu chứng và tránh tái phát.
  • Khi sử dụng quá liều có thể gây buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.

2. Thuốc giảm đau

Paracetamol là một thuốc được kê để giảm đau do nhiều nguyên nhân. Đây là loại thuốc giảm đau an toàn nhất hiện nay, ít gây tác dụng phụ. Thuốc này thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm da tiếp xúc trong trường hợp người bệnh bị phù nề, đau dữ dội và sốt.

Khi sử dụng quá liều, Paracetamol có thể gây tổn thương gan. Vì vậy, người bệnh cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Paracetamol chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Không sử dụng cho các bệnh nhân có bệnh lý về gan thận.
  • Có tiền sử nghiện rượu trong thời gian dài.
  • Bệnh nhân thiếu máu nhiều lần.
  • Thiếu hụt men G6PD.

3. Chống viêm corticoid

Corticoid là thuốc được sử dụng phổ biến cho các bệnh viêm, nhiễm trùng. Nhờ tác dụng giảm viêm nhanh chóng và hiệu quả, nên thuốc này thường được chỉ định cho những  tổn thương phạm vi rộng, có triệu chứng nặng và không đáp ứng với các loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc hay thuốc uống khác.

Tuy nhiên, thuốc corticoid dạng uống cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn so với nhóm thuốc bôi. Vì vậy bạn cần lưu ý về liều lượng và thời gian sử dụng để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

4. Nhóm thuốc NSAID

NSAID hay còn gọi là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Nhóm này vừa có tác dụng giảm các triệu chứng viêm, vừa giảm đau cho người bệnh. Cơ chế chính là tác động vào hệ enzyme cyclooxygenase (COX), ngăn chặn các dị ứng xảy ra. COX – 1 giúp sản sinh ra các prostaglandin có tác dụng bảo vệ dạ dày. Trong khi đó COX – 2 tạo ra các prostaglandin gây viêm và sốt. Các thuốc NSAID hiện nay chia làm hai hướng tác động:

Ức chế chọn lọc

  • Cơ chế: Ức chế trực tiếp COX – 2, ngăn chặn sinh ra prostaglandin gây viêm. Từ đó làm giảm các triệu chứng của người bệnh.
  • Tác dụng phụ ít gây ra trên đường tiêu hóa.
  • Các hoạt chất như celecoxib, etoricoxib, lumiracoxib,…

Ức chế không chọn lọc:

  • Cơ chế: Ức chế vào cả hai enzyme COX – 1 và COX – 2.
  • Có khả năng chống viêm hiệu quả, tuy nhiên có tác động vào COX – 1 nên làm ức chế sản sinh ra prostaglandin tiết chất nhày, do vậy làm ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Hoạt chất bao gồm: aspirin, ibuprofen, naproxen,…
  • Khi có các dấu hiệu về dạ dày thì không nên sử dụng nhóm này, tránh làm nặng tình trạng bệnh dạ dày.

Chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Mắc các bệnh lý về dạ dày.
  • Người có bệnh lý về đông máu.
  • Trường hợp suy gan, thận.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, phụ nữ cho con bú.
Các thuốc NSAID có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm
Các thuốc NSAID có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm

5. Các thuốc kháng sinh

Người bệnh viêm da tiếp xúc sẽ được kê đơn thuốc có kháng sinh dạng uống khi có hiện tượng bội nhiễm, da bị viêm nhiễm trên diện rộng. Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc kháng sinh được kê đơn điều trị bệnh viêm da. Tuy nhiên, phổ biến nhất là nhóm kháng sinh phổ rộng từ cephalosporin trở đi. Vì nhóm beta – lactam đa phần đã bị kháng, giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Trong đó, nhóm kháng sinh phổ rộng quinolon được xem là kháng sinh dự phòng, được kê đơn khi người bệnh bị nhiễm trùng quá nặng.

So với các loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc, thuốc kháng sinh đường uống có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe như: Buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.  Vì vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng đường uống, nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng hoặc sai cách thì người bệnh rất dễ gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Đồng thời, điều này cũng làm tăng nguy cơ kháng thuốc.

Vì vậy, bạn nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được hướng dẫn bởi chuyên gia. Trong trường hợp dùng thuốc và gặp các tác dụng phụ thì nên dừng uống thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục kịp thời.

Các thuốc kháng sinh giúp diệt khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng
Các thuốc kháng sinh giúp diệt khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng

6. Bổ sung các vitamin và khoáng chất

Ngoài việc kê đơn thuốc uống hay thuốc bôi viêm da tiếp xúc, các bác sĩ da liễu luôn khuyên người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Theo đó, bạn nên ưu tiên bổ sung vitamin E, vitamin C, vitamin B… và các chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi lại các loại vi khuẩn, virus từ môi trường bên ngoài.

Nếu có thể, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học để bổ sung vitamin, dưỡng chất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên. Một số thực phẩm được khuyên dùng khi bị viêm da tiếp xúc là: Các loại hạt, sữa, cam, bưởi, dâu tây, súp lơ xanh,…

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp thêm việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng như collagen, vitamin tổng hợp, vitamin E… để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi viêm da tiếp xúc

Mức độ tổn thương do bệnh viêm da tiếp xúc gây ra là nhẹ, trung bình hay nặng phụ thuộc vào cách chăm sóc da, phương pháp điều trị và cơ địa của mỗi người.

Để quá trình chữa trị đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi viêm da tiếp xúc, người bệnh nên lưu ý một số điều sau.

  • Trước khi sử dụng thuốc, cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc vì việc dùng sai thuốc rất nguy hiểm. Không những điều này khiến bệnh trầm trọng hơn mà còn dễ gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Đối với kháng sinh, bạn nên tuân thủ liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng được bác sĩ kê đơn để tránh trường hợp kháng kháng sinh. Đặc biệt với thuốc corticoid, người bệnh chỉ sử dụng trong thời gian ngắn để tránh tặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp phải phản ứng bất thường nào, bạn nên ngừng sử dụng thuốc, đến ngay các cơ sở y tế để khám và xử lý kịp thời.
  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên kết hợp với một số biện pháp phòng tránh khác như: uống nhiều nước, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, dưỡng ẩm cho da, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tập thể thao thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh…. để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

Trên đây là thông tin chi tiết về TOP 14+ loại thuốc uống, thuốc bôi viêm da tiếp xúc phổ biến nhất hiện nay. Việc sử dụng thuốc tân dược cần thận trọng vì thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ lên sức khỏe. Vì vậy, bạn nên đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, kê đơn thuốc điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

XEM THÊM:

Bình luận (0)

  1. Thúy Tiên says: Trả lời

    Con tôi bị viêm da tiếp xúc dị ứng, có ra tiệm thuốc tây mua thuốc thì được bán dung dịch vệ sinh jarist, hồ nước và thuốc uống clophenia nhưng vết nổi mẩn, mụn ngứa vẫn không hết, vậy tôi nên dùng thuốc nào cho con để trị hiệu quả

    1. Trúc Trân says: Trả lời

      Con tớ dùng thuốc tím với thuốc chống dị ứng banadryl, uống thuốc clortatha thấy khá hiệu quả, bạn mang đơn này ra hiệu thuốc coi thử xem biết đâu bé lại hợp

    2. mai hà uyên vân says: Trả lời

      Ra tiệm thuốc mua thuốc ức chế pecrolimus ấy, bôi vào đỡ ngứa ngay

    3. Hải Điền 77 says: Trả lời

      Thuốc kháng sinh không dùng lung tung, tự kê đơn được đâu nhé, cẩn thận phản tác dụng, tốt nhất là cứ lên đi bác sĩ để khám điều trị

  2. Thành Hiếu says: Trả lời

    Dạo gần đây vùng cổ tôi bị nổi mẩn đỏ, có mụn nước li ti, ngứa mà không dám gãi ấy mà còn thấy đau nữa, có mua thuốc bôi ngoài quầy có uống thêm paracetamon để giảm đau nữa, mà bôi với uống cả tuần rồi không hết, không biết dị ứng gì hay là bị viêm da tiếp xúc nữa

    1. Hữu Đức Lê says: Trả lời

      Có khả năng là viêm da tiếp xúc dị ứng bạn nhé, tắm thêm lá chè xanh với mua thuốc chống viêm nhiễm, dị ứng về uống đi

    2. Thiện Tuấn says: Trả lời

      Tình trạng của bạn khả năng cao bị viêm da dị ứng. Mình cũng bị viêm da tiếp xúc kiểu như bạn còn kèm sốt người mệt mỏi, đã uống thuốc kháng sinh, vệ sinh chỗ viêm bằng thuốc tím, bôi thuốc chống viêm nhưng vùng viêm lan rộng, đang dự định dùng thuốc đông y an bì thang xem có khỏi không đây vì thuốc tây mãi không khỏi nên muốn thử sang đông y

    3. Đặng Khôi Nguyên says: Trả lời

      Bị viêm da dùng thuốc an bì thang là cách tốt nhất đấy bạn, vừa trị bệnh vừa không có tác dụng phụ. Thuốc tây chỉ hết được mấy hôm rồi sau đó lại tái phát nên nản. Thuốc đông y nâng cao miễn dịch nên khả năng tái bệnh rất hiếm, bạn đọc thêm bài này để có hướng điều trị này https://www.tapchidongy.org/an-bi-thang-giai-phap-vang-cho-nguoi-mac-cac-benh-viem-da-cap-va-man-tinh.html

    4. Quốc Trung- Gia Lai says: Trả lời

      Mình cũng vừa kết thúc đợt trị viêm da tiếp xúc dị ứng với bác sĩ Nhuần ở trung tâm da liễu đông y đây. Bác sĩ kê cho mình thuốc an bì thang gồm thuốc rửa, thuốc bôi và thuốc uống, mình thấy thuốc tốt, dịch vụ ổn, chữa bệnh rất ok, thoát được cái cảnh ngứa da mà mừng gì đâu ak

    5. Chiêu Đào Trương says: Trả lời

      Thuốc đông y chắc mùi nồng đậm khó uống lắm nhỉ? thuốc có phải sắc không, thấy mấy có loại liền lại là thuốc đông y

    6. Diệp Duyên 1987 says: Trả lời

      Khó uống hay không thì do cảm nhận của mỗi người thôi nhưng chắc chắn một điều là thuốc đông y dĩ nhiên sẽ khó uông hớn thuốc tây nhưng được cái khi uống sau khi đi vệ sinh thì sẽ không có mùi kháng sinh đâu. Thuốc này thì không phải sawcsm hòa nước sôi uống là được, còn lá rửa và tắm là cần phải đun, đun tầm sôi một lúc là dùng được, cũng không cách rách lắm

  3. Hợp Huệ says: Trả lời

    Mọi người cứu em với ah, em bị viêm da dị ứng, giờ mặt nổi đầy mụn đỏ. có bọng nước, rất ngứa, da cứ bị khô lột như vảy rắn vậy, em đã đi khám da liễu, uống thuốc chống dị ứng dùng thuốc bôi nhưng uống vào em bị đau dạ dày quá mà vết mần không hết, giờ chữa sao được ạ chứ mặt tiền của em sắp banh chành rồi

    1. Đặng Loan Ngọc says: Trả lời

      Bạn dùng thuốc nam xem chứ thuốc tây chỉ có tác dụng tạm thời thôi

    2. như phượng says: Trả lời

      Em mua thuốc cao bôi an bì thang về thoa lên đi, chị dùng thuốc đó thấy vết mẩn đỏ giảm rất nhanh, đỡ ngứa nhiều lắm

    3. Kỳ Hồ 35 tuổi says: Trả lời

      Để điều trị tốt nhất thì nên mua cả thuốc tắm lẫn uống của bài thuốc an bì thang này về kết hợp vào bạn nhé, nó vừa điều hòa, thải độc trong người, vừa trị viêm nhiễm bên ngoài nên hiệu quả sẽ nhanh hơn và triệt để hơn

    4. Lê Thảo Quyên says: Trả lời

      Mình cũng dẹp hết kháng sinh chuyển sang đông y an bì thang này 1 tháng rồi, vết mẩn giác đỡ ngứa hẳn, lặn đi nhiều rồi, cảm giác da dẻ cũng mát hơn, chứ trước uống kháng sinh nhiều nóng gan hay sao mà sờ vào da như lò than vậy đó. Nên dùng cả thuốc uống, thuốc bôi và thuốc rửa sẽ có tác dụng hơn, theo kinh nghiệm của mình là vậy

  4. Nguyễn Thủy San says: Trả lời

    Viêm da tiếp xúc có lây không, có nguy hiểm không vậy

    1. Vân Ty says: Trả lời

      Bệnh nào không lây từ người sang người và cơ bản là không nguy hiểm, tuy nhiên nếu để lâu không chữa thì gây ngứa ngáy, phát ban, khó chịu và có khả năng để lại sẹo xấu bạn nhé

    2. Thanh Tùng - HNH says: Trả lời

      Vậy làm sao để điều trị khỏi hẳn căn bệnh này, mình bị viêm da tiếp xúc kích ứng, đụng vào thứ gì cũng có khả năng kích ứng, nổi mẩn ngứa

    3. Kiến Vân says: Trả lời

      Trên bài viết có kê đầy đủ đó bạn, có thuốc vệ sinh ngoài da như hồ nước, thuốc tím, jarysh, thuốc điều trị amino, licosamid, các loại thuốc ức chế lây lan viêm nhiễm, thuốc kháng sinh uống để giảm các triệu chứng viêm…. bạn có thể hỏi bác sĩ và dự trữ 1 vài loại trong nhà, đề phòng bị viêm da, dị ứng

    4. Đặng Đăng Khoa says: Trả lời

      Thấy nhiều loại quá, không biết uống loại nào cho hiệu quả, chứ mỗi lần phát thì mình có uống bệnh và đỡ nhiều, nhưng cứ bị liên tục vậy thực sự rất mệt

  5. Bội LinhTrần says: Trả lời

    Chắc mọi người không biết chứ viêm da tiếp xúc điều trị bằng kháng sinh chỉ được một thời gian thôi đó, không dứt được hoàn toàn đâu, mình nghĩ mọi người dùng thuốc đông y đó, chỉ có đông y mới khỏi được, tuy thời gian có lâu hơn nhưng có lâu khỏi hẳn và không phụ thuộc vào kháng sinh đâu. Như mình trước dùng kháng sinh không khỏi phải dùng thuốc đông y trung tâm da liễu đông y khám bác sĩ Nhuần mua an bì thang mới khỏi đó

    1. Cát Cát says: Trả lời

      Trung tâm đó địa chỉ chỗ nào ak chị ơi? Bác sĩ Nhuần đó chữa tốt lắm ạ chứ em bị bệnh này gần năm này rồi chữa mãi không khỏi ấy

    2. Trịnh Chi Mai says: Trả lời

      Bạn đến địa chỉ 123 Hoàng Ngân, Hà Nội để khám nhé. Để điều trị với bác sĩ Nhuần, bạn nên gọi số lễ tân để đặt lịch trước để tránh tình trạng đông bệnh nhân không khám được nhé 02471092668

    3. Dạ Yến says: Trả lời

      Bác sỹ nhuần từng là phó giám đốc chuyên môn kiêm trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện YHCT Tw, chuyên điều trị các bệnh da liễu, có kinh nghiệm hơn 30 năm trong việc điều trị da liễu bằng thuốc đông y. Em chị bị viêm da tiếp xúc mấy năm, trị đủ chỗ mà phải đến chỗ bác sỹ nhuần thì mới khỏi đấy

  6. Hường Triệu says: Trả lời

    Chồng mình có tiền sử bị viêm da nên con mình cũng bị di truyền hay sao ấy, cứ nổi mẩn đỏ đỏ, rồi ngứa nên con gãi tróc sẹo tùm lum. Mình có tắm lá chè, lá trầu, bôi thuốc rồi cho uống đủ thứ kháng sinh, thực phẩm chức năng với hy vọng con khỏi bệnh nhưng cứ dừng thuốc là lại ngứa, mình có đọc được bài chia sẻ về thuốc đông y an bì thang trên fb của một người bạn như thế này https://www.tapchiyhoccotruyen.com/bai-thuoc-dieu-tri-benh-viem-da-an-bi-thang-hieu-qua-duoc-hang-ngan-benh-nhan-cong-nhan.html thấy nên đang định chuyển qua loại đông y này cho con dùng, cho hỏi có ai trị bằng thuốc này mà khỏi chưa ạ

    1. Huy Dũng says: Trả lời

      mình có dùng thuốc này nhưng chỉ mới mua loại bôi với tắm thôi mà đã thấy vết ngứa, mụn rộp trên da lặn đi rất nhiều sau 10 ngày dùng, đang định liên hệ bác sĩ để lấy thuốc uống luôn đây vì nghe nói bệnh này phải uống cả thuốc uống mới có thể hết được

    2. Triệu Vân says: Trả lời

      Thuốc đông y an bì đó giá bao nhiêu vậy bạn ơi,

    3. diệp thanh lục says: Trả lời

      con mình dùng thuốc tắm với bôi thôi thì chưa đến 1tr bạn ạ, mới liên hệ lấy thêm thuốc uống nữa, tổng hết cả 3 loại dưới 2 triệu nhé

    4. Minh Khải says: Trả lời

      Có phải sắc thuốc gì không thế? uống thuốc đông y chắc phải trị lâu lắm nhỉ

    5. Lưu Trung Kiên says: Trả lời

      Thuốc uống không phải sắc, được chế thành viên cao rồi, bỏ vào nước khuấy uống thôi, còn loại tắm thì phải đun lên mới có thể tắm được

    6. Phúc Đức says: Trả lời

      Thuốc đông y thì phải xác định từ từ khoai mới nhừ, chứ gấp là không được đâu, nhưng lâu nhất cũng 3,4 tháng là cùng bạn ạ, mức độ cụ thể như thế nào thì bạn nên báo đi gặp bác sĩ, ở đấy có bác sĩ Nhuần khám viêm da cho

    7. Elisa mommy says: Trả lời

      Elisa nhà tui cũng bị viêm da dị ứng mấy năm rồi, cứ ăn gì dính chút hải sản là người phát ban, nổi mẩn kinh lắm, mà ngứa quằn quại không ngủ, không ăn gì được. Tắm lá khế cũng rồi, bôi thuốc, uống kháng sinh đủ rồi nhưng tần suất dị ứng càng tăng, thậm chí không ăn hải sản mà có lúc cũng nổi mẫn, kiểu miễn dịch kém ấy. Sau tui được bà bạn mách cho thuốc an bì thang này nên đăng ký cho con đến khám liên luôn. Bác sy kiểm tra, bắt mạch rồi cho thuốc về tắm, bôi và uống. Thuốc tắm thì nấu như nước lá vậy, thuốc bôi đóng sẵn vào gói có chia viên, mỗi lần lầy một viên rồi hòa với nước sôi, thuốc uống bên này khá tiện ở chỗ đông y mà không cần phải nấu, còn loại bôi thì trước khi đi ngủ xoa cho con. Tui cho con vừa uống trong vừa bôi, tắm ngoài được 10 ngày thì mẩn ngứa giảm hẳn, tối ngủ ngon, đỡ gai hơn. Sau 2 tháng dùng thì con khỏi bệnh luôn sau đó tui vẫn quan sát xem như thế nào thì may mắn là từ đó đến giờ không có tái phát

    8. Đinh Diễm Khuê says: Trả lời

      Thuốc này tốt đấy, cháu mị mới dùng có 20 ngày mà đỡ mẩn ngứa, viêm rát hẳn, chứ trước kháng sinh uống cả tháng đỡ không bao nhiêu, người lại hồi hộp, buồn nôn, khó chịu nữa

  7. Phương Uyên-Hà Nội says: Trả lời

    Bị viêm da dị ứng dùng thuốc diprosone, thấy cũng đỡ ngứa hơn, nhưng nghe mọi người bảo loại này chứa coticoid nhiều, bôi nhiều da bị nhiễm coticoid thì sẽ bị lệ thuộc và khó chữa hơn, có phải vậy không ạ?!?

  8. Đan Thu HTT says: Trả lời

    Em khi khám ở bv da liễu được bảo là viêm da tiếp xúc dị ứng. Cho 10 ngày thuốc uống và có cả thuốc bôi nữa. Em uống và bôi thấy đỡ hẳn. Nhưng mấy ngày sau đó em bị nổi mụn li ti đầu trắng khắp mặt kiểu bị tái lại á, rồi em lại uống thuốc lại đỡ như kiểu cứ như vậy tái lại nhiều lần, mỗi lần như vậy tốn cả triệu tiền thuốc. Tình trạng của em như vậy không biết phải làm sao đc ấy….

    1. Di Nhiên says: Trả lời

      Trước tiên là nên nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin a,c,e,b từ cam chanh, quất, các loại hạt như óc chó, hạt lanh, hạt chia, dâu tây, súp lơ… có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng tổng hợp, uống nhiều nước và phơi nắng để cơ thể cứng cáp, tăng sức đề kháng, miễn dịch

    2. Jenifer1280 says: Trả lời

      Uống 1 ly chanh nóng/ nghệ mật ong buổi sáng và kết thúc một ngày bằng ly sắn dây có tác dụng thải độc, tăng cường sức khỏe. Cơ thể khỏe mạnh mới có thể chống chọi lại bệnh tật

    3. Đức Bình says: Trả lời

      Bên cạnh việc bổ sung từ bên trong thì bạn cũng nên quan tâm đến bên ngoài, tẩy da chết hằng tuần, tắm nước lá bạc hà/lá chè/ lá trầu, bôi thêm kem dưỡng ẩm cho da. Nếu đã làm đủ cách mà không cải thiện nhiều thì biện pháp tốt nhất là đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *