Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Hiện nay, Tây y và Y học cổ truyền đều có rất nhiều loại thuốc trị chàm khô. Mỗi loại thuốc phù hợp với từng tình trạng bệnh và cơ địa từng người. Dưới đây, Blog CHR sẽ chia sẻ với bạn đọc những loại thuốc điều trị bệnh chàm khô phổ biến, hiệu quả, được nhiều người sử dụng.

Bệnh chàm khô thường xuất hiện ở tay, chân
Bệnh chàm khô thường xuất hiện ở tay, chân

3 loại thuốc Tây điều trị bệnh chàm khô nhanh khỏi nhất

Chàm khô là một trong những thể bệnh thường gặp của bệnh chàm da. Đông y gọi đây là bệnh ngưu bì tiễn hoặc can tiễn. Tây y gọi là bệnh Eczema. Biểu hiện đặc trưng của bệnh lý da liễu này là:

  • Da khô
  • Tróc vảy, nứt nẻ
  • Gây chảy máu, đau rát, ngứa
  • Da bị sừng hóa…

Cho đến nay, cả Đông y và Tây y đều có nhiều loại thuốc chữa bệnh chàm khô. Tuy nhiên, chưa có phương thuốc nào điều trị dứt điểm được bệnh này. Tất cả các cách chữa trị đều nhằm làm giảm, xóa bỏ các dấu hiệu của bệnh. Đông y sử dụng các loại thảo dược, còn Tây y sử dụng các loại kem bôi, thuốc uống hoặc quang hóa trị liệu để chữa bệnh.

Dưới đây là những loại thuốc trị chàm khô Tây y nhanh khỏi nhất.

Thuốc bôi trị chàm khô

Thuốc bôi trị chàm khô gồm có nhiều loại: Kem bôi dưỡng ẩm cho da, thuốc bôi chứa salicylic acid hoặc steroid…

Kem bôi dưỡng ẩm, làm mềm da

Kem bôi trị chàm khô
Kem bôi trị chàm khô

Bệnh chàm khô có biểu hiện rõ nhất là da thiếu nước. Vì vậy, việc bổ sung độ ẩm cho da là rất cần thiết. Các loại kem làm mềm da được khuyên dùng cho người bệnh chàm khô là:

  • Glycerin.
  • Minerals oil.
  • Vitamin E.

Người bị chàm khô sử dụng các kem bôi dưỡng ẩm này không chỉ bổ sung độ ẩm cho da mà còn giảm tình trạng dày sừng. Những loại thuốc trên cũng làm giảm hiện tượng chảy máu, ngứa ngáy, đau rát cho người bệnh.

Lưu ý:

  • Khi lựa chọn kem bôi dưỡng ẩm, không nên chọn sản phẩm chứa thành phần hóa học và hương liệu hóa học.
  • Sản phẩm cho hiệu quả tốt nhất nếu sử dụng ngay sau khi tắm.

Kem bôi ngoài da chỉ có tác dụng dưỡng ẩm cho da. Để cải thiện tình trạng sừng hóa, người bệnh nên sử dụng thêm thuốc làm giảm dày sừng.

Thuốc chứa Salicylic acid hoặc Steroid

Thuốc trị chàm khô chứa Salicylic
Thuốc trị chàm khô chứa Salicylic

Bệnh chàm khô thường xuất hiện ở các đầu ngón tay, ngón chân… Bên cạnh biểu hiện da khô, ngứa, người bệnh còn bị sừng hóa, khiến da dày lên, nứt nẻ, đau và tróc vảy. Trên thị trường hiện nay có các thuốc chứa Salicylic acid làm giảm sừng hóa phổ biến như:

  • Diprosalic.
  • Beprosalic.
  • Các thuốc chứa Steroid là:
  • Fucicort Cream.
  • Gentrizone.

Đây là những loại thuốc làm giảm quá trình sừng hóa và khô cứng ở đầu ngón tay, gót chân.

Việc sử dụng thuốc Steroid để điều trị chàm khô lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Ngoài ra, nó cũng khiến da mỏng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn. Vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ đúng theo liều lượng, tần suất sử dụng mà bác sĩ chỉ định.

Đối với các trường hợp không sử dụng được các loại thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chứa Calcipotriol.

Thuốc bôi trị chàm khô chứa Calcipotriol

Loại thuốc này cũng có tác dụng cải thiện quá trình sừng hóa ở da người mắc bệnh chàm. Cơ chế tác động của thuốc là biệt hóa và ức chế sự tăng sinh của tế bào.

Tuy nhiên, loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ như gây mệt mỏi, chán ăn, đau khớp… Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc.

Có thể nói, ngoại trừ kem dưỡng ẩm da, hầu hết các loại thuốc Tây trị bệnh chàm khô đều có khả năng gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh rủi ro không mong muốn, người bệnh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu phát hiện những biến đổi bất thường trên da, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Thuốc uống

Thuốc uống trị chàm khô
Thuốc uống trị chàm khô

Bên cạnh các loại kem bôi, người bị chàm khô còn có thể sử dụng thuốc uống. Các loại thuốc uống chữa bệnh chàm phổ biến là:

Thuốc chống ngứa:

  • Siro théralèn.
  • Chlorpheniramin.
  • Siro phenergan.

Các loại thuốc này thường dùng trong giai đoạn vùng da chàm bị ngứa, rát khiến người bệnh khó chịu.

Thuốc kháng sinh chống bội nhiễm:

  • Amoxicilin.
  • Cephalosporin

Đây là nhóm thuốc dùng trong giai đoạn da bắt đầu nứt, bong vảy, chảy máu và lên da non.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị bệnh nhân cần sử dụng biện pháp quang hóa trị liệu thay vì dùng thuốc.

Quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu là cách sử dụng tia UV nhân tạo để tiêu diệt các tế bào da bị bệnh. Bên cạnh đó, tia UV cũng có tác dụng ức chế các chất gây viêm. Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân bị chàm khô không sử dụng được các loại thuốc bôi và thuốc uống.

Trị chàm khô bằng phương pháp quang hóa trị liệu có thể giảm tác dụng phụ của thuốc
Trị chàm khô bằng phương pháp quang hóa trị liệu có thể giảm tác dụng phụ của thuốc

Cũng như các loại thuốc thông thường, quang hóa trị liệu không điều trị được dứt điểm bệnh chàm khô. Tuy nhiên, đây được xem là liệu pháp tương đối an toàn, cho hiệu quả rõ rệt và có thể giúp làm giảm tác dụng phụ của thuốc Tây.

Trị bệnh chàm khô bằng thuốc Tây có chi phí khá cao. Người bệnh phải đi khám chữa tại các cơ sở y tế và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Đây cũng là những lý do khiến nhiều người bệnh nhẹ chọn cách trị bệnh chàm khô bằng thuốc Đông y ngay tại nhà.

9 cách trị chàm khô bằng thuốc Đông y hiệu quả nhất

Có rất nhiều bài thuốc chữa chàm khô theo Đông Y được lưu truyền từ nhiều đời trong dân gian. Mỗi bài thuốc lại có nhiều cách thực hiện khác nhau. Hiệu quả của thuốc tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người. Dưới đây là 10 bài thuốc Đông y trị chàm khô hiệu quả nhất được nhiều người thực hiện.

Trị chàm khô bằng lá khế

Theo Đông y, lá khế có tác dụng loại bỏ độc tố bên trong và bên ngoài cơ thể, thanh nhiệt, giải độc.

Bài thuốc trị chàm khô bằng lá khế
Bài thuốc trị chàm khô bằng lá khế

Theo các nghiên cứu Tây y, trong lá khế chứa mircobial bacillus cereus, salmonella typhus, acid oxalic, các vitamin và nguyên tố vi lượng có khả năng khử trùng, kháng khuẩn, làm vết thương nhanh lành.

Do đó, lá khế cho hiệu quả tốt trong việc trị chàm khô. Bài thuốc trị bệnh chàm khô bằng lá khế có 2 cách thực hiện như sau:

Cách 1: Dùng lá khế để uống.

  • Lá khế tươi rửa sạch, ngâm với muối khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn.
  • Rửa sạchlá khế lại bằng nước rồi để ráo.
  • Đun sôi lá khế với nước trong 10 phút.
  • Khi nước lá khế chuyển sang màu vàng thì tắt bếp, để nguội bớt.
  • Lọc lấy phần nước để uống.

Cách 2: Dùng bã lá khế đắp lên vết chàm.

  • Lấy 1 nắm lá khế rửa sạch, ngâm muối khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn.
  • Rửa sạch lại lá khế rồi để ráo nước.
  • Cho lá khế vào nồi nước, đun sôi trong 10 phút.
  • Khi nồi nước chuyển màu vàng nhạt thì tắt bếp, để nguội tự nhiên.
  • Lọc lấy bã lá khế đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do chàm khô.

Thực hiện bài thuốc trị chàm khô này 2 lần mỗi ngày trong 2 – 3 tuần để triệu chứng bệnh được cải thiện.

Xem thêm: Bệnh chàm kiêng ăn gì? Nên ăn gì để mau khỏi nhất?

Bài thuốc trị bệnh chàm khô bằng lá muồng trâu

Cây muồng trâu trị bệnh chàm khô
Cây muồng trâu trị bệnh chàm khô

Để trị chàm khô bằng lá muồng trâu thích hợp trị chàm bội nhiễm. Dùng lá muồng trâu làm thuốc trị chàm khô có thể diệt vi khuẩn, giảm tình trạng sừng hóa và ngứa ngáy.

Bạn cần khoảng 2 nắm lá muồng trâu mỗi ngày. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch lá muồng trâu với nước, ngâm muối để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn.
  • Cho lá muồng trâu vào cối, giã nát. Có thể cho thêm một chút nước.
  • Vắt lấy nước cốt muồng trâu, bỏ riêng bã.
  • Ngâm hoặc bôi nước cốt muồng trâu vào vùng da bị chàm khô.

Áp dụng bài thuốc trị chàm khô này từ 2 đến 3 lần trong 4 đến 6 tuần thì vùng da chàm sẽ thu hẹp lại nhiều.

Bài thuốc trị chàm khô bằng lá muồng trâu rất lành tính, có thể áp dụng chữa chàm đỏ ở tay cho trẻ sơ sinh và bà bầu mà không gây tác dụng phụ.

Bài thuốc trị chàm khô bằng chuối xanh

Chuối xanh có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho người bị bệnh chàm khô ở tay. Bên cạnh đó, chuối xanh cũng có tác dụng kiềm chế sự lây lan của mầm bệnh sang các vùng da khác.

Để chữa bệnh chàm khô bằng chuối xanh, bạn cần thực hiện như sau:

  • Rửa sạch chuối xanh để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất.
  • Cắt thành từng lá để nhựa chuối chảy ra.
  • Lấy phần nhựa chuối xanh chà nhẹ vào vùng da bị chàm.
  • Để yên trong 3 -5 phút.
  • Rửa sạch lại với nước ấm và lau khô.

Cần thực hiện bài thuốc trị chàm khô bằng nhựa chuối xanh trên đều đặn mỗi ngày trong 3 – 5 tuần. Khi thấy lớp vảy dần bong ra là được.

Chữa chàm khô bằng chuối xanh hoàn toàn lành tính với các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu sử dụng bài thuốc này khi mang thai, các bà bầu nên kết hợp dưỡng ẩm bằng dầu dừa để thuốc có hiệu quả tốt hơn.

Cách chữa chàm khô bằng củ Riềng

Bài thuốc trị chàm khô bằng củ riềng
Bài thuốc trị chàm khô bằng củ riềng

Củ riềng có tác dụng kháng viêm, làm lành da, tăng cường hệ miễn dịch. Dùng củ riềng, hoặc bột riềng để trị bệnh chàm khô ở tay, chân đều rất hiệu nghiệm. Dưới đây là các bước thực hiện bài thuốc trị chàm khô bằng riềng.

  • Bước 1: Làm sạch riềng rồi xay thành bột.
  • Bước 2: Pha 1 – 2 muỗng bột riềng với một lượng nước ấm vừa đủ rồi trộn lên thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Bước 3: Bôi hỗn hợp bột riềng 3 lần mỗi ngày lên vùng da cần điều trị. Có thể bôi thêm lúc rảnh, hoặc ngứa.

Bài thuốc trị chàm khô này sẽ cho hiệu quả rõ rệt sau 2 – 4 tuần. Người bệnh không còn bị bong vảy, vùng da bị chàm thu hẹp lại. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, nên tiếp tục thực hiện từ 4 – 6 tuần nữa.

Bài thuốc trị chàm khô bằng dầu dừa

Da người bệnh chàm khô ở tay, chân rất cần được dưỡng ẩm. Dầu dừa là một loại dược liệu có tính năng dưỡng ẩm tốt. Bạn nên thực hiện bài thuốc từ dầu dừa này vào buổi tối trước khi đi ngủ. Để sử dụng dầu dừa chữa chàm khô bạn chỉ cần:
Vệ sinh sạch vùng da bị chàm khô, lau lại bằng khăn mềm cho hết nước.

  • Bôi một lớp dầu dừa mỏng lên phần da bị chàm.
  • Để nguyên như vậy rồi đi ngủ.
  • Vệ sinh lại vùng da chàm với nước sạch vào buổi sáng và lau khô.

Nên thực hiện bài thuốc trị chàm khô bằng dầu dừa mỗi ngày. Thực hiện liên tục khoảng 1 tháng thì biểu hiện bệnh gần như không còn.

Thuốc trị chàm khô bằng dầu cám gạo

Dầu cám gạo trị bệnh chàm
Dầu cám gạo trị bệnh chàm

Dầu cám gạo có chứa các tocotrienol, tocopherol và ester của axit ferulic. Đây là những chất có khả năng chống axit hóa, tác động vào quá trình bài tiết sắc tố melanin trong biểu bì. Ngoài ra, dầu cám gạo cũng chứa các dưỡng chất tốt cho da như vitamin E, B1, B6, PP và axit folic. Do vậy, dầu cám gạo được xem là một loại thuốc trị chàm khô hiệu quả trong dân gian. Với phương pháp này, bạn nên thực hiện vào buổi tối, trước khi đi ngủ.

Để chữa chàm khô bằng dầu cám gạo, bạn cần:

  • Vệ sinh vùng da bị chàm khô bằng nước muối loãng hoặc nước ấm rồi lau khô.
  • Nhỏ từ 2 – giọt dầu cám gạo ra tay, xoa đều trong lòng bàn tay để dầu nóng lên.
  • Xoa trực tiếp lên vị trí bị chàm và massage nhẹ để tinh dầu thẩm thấu vào trong.
  • Để qua đêm và rửa sạch da với nước ấm vào sáng hôm sau.

Kiên trì thực hiện cách làm này trong nhiều ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Bạn cũng có thể dùng tinh dầu cám gạo để tắm hoặc massage toàn thân trong trường hợp vết chàm lan rộng.

Thuốc trị chàm khô bằng cây chó đẻ

Cây chó đẻ (chó đẻ răng cưa) chứa một số hoạt chất và enzyme như flavonoids, phyllanthin, hypophyllanthin và alkaloids. Đây là các chất có tác dụng làm tiêu viêm, giảm ngứa, giúp phục hồi làn da bị tổn thương do chàm.

Bài thuốc trị chàm khô bằng cây chó đẻ tiến hành như sau:

  • Bước 1: Làm sạch cây chó đẻ, rồi vò nát hoặc giã nhuyễn.
  • Bước 2: Rửa sạch vùng da bị tổn thương do chàm và lau khô.
  • Bước 3: Lấy bã lá cây chó đẻ đắp lên vùng da bị chàm.
  • Bước 4: Để yên như vậy từ 5 – 7 phút.
  • Bước 5 Rửa lại với nước ấm và lau sạch.

Thực hiện cách chữa này liên tục nhiều ngày đến khi vết chàm không còn triệu chứng.

Bài thuốc trị chàm khô bằng muối

Muối có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, làm sạch da. Chính vì vậy, nó được dùng để chữa các bệnh về da, trong đó có bệnh chàm khô.

Bài thuốc trị chàm khô chỉ bằng muối
Bài thuốc trị chàm khô chỉ bằng muối

Để chữa bệnh chàm khô bằng muối, bạn thực hiện như sau:

  • Dùng 1 nắm muối hạt, sao nóng bằng chảo cho đến khi giòn đều, hạt muối chuyển sang màu vàng rồi để nguội.
  • Rửa sạch vùng da bị chàm.
  • Đắp muối lên vết da bị chàm rồi dùng gạc cố định lại trong 15 phút.
  • Rửa lại vết chàm bằng nước ấm.

Thực hiện bài thuốc trị chàm khô bằng muối vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nên tiến hành liên tục nhiều ngày đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.

Những lưu ý quan trọng khi phòng và điều trị bệnh chàm khô

Điều trị chàm khô bằng thuốc có 3 thứ phải kiêng, 3 việc nên làm và 3 điều cần nhớ
Điều trị chàm khô bằng thuốc có 3 thứ phải kiêng, 3 việc nên làm và 3 điều cần nhớ

Khi sử dụng thuốc Tây y hay Đông y trị chàm khô, cần lưu ý những điều sau đây:

3 thứ phải kiêng:

  • Kiêng gãi ngứa, tránh làm xước da, khiến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
  • Kiêng ăn các loại thức ăn gây dị ứng, kích ứng như da gà, hải sản, đồ ăn cay nóng, chất kích thích.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa như xà phòng, nước tẩy bồn cầu, nước rửa bát…

3 việc nên làm:

  • Giữ tinh thần thoải mái, làm việc điều độ, tránh áp lực, stress.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ăn các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất, giàu chất chống oxy hóa.

3 điều cần nhớ:

  • Chỉ áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh chàm khô khi bệnh mới khởi phát hoặc chưa tái phát nhiều lần.
  • Chỉ sử dụng thuốc Tây theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu có biểu hiện khác thường, cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để khám chữa bệnh.

Các loại thuốc trị chàm khô hiện nay đều không chữa khỏi hẳn bệnh chàm khô. Người bị bệnh chàm khô cần tìm hiểu kỹ tình trạng bệnh của mình. Tùy vào tình hình thực tế mà lựa chọn cách chữa bệnh hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Bình luận (0)

  1. Như Ngọc Phạm says: Trả lời

    Cứ đến mùa lạnh ngòn chân em có rất nhiều vảy trắng bong tróc ra, phần da chỗ đấy rất khô hay bị nứt nẻ ở chỗ kẽ ngón chân, khiến bị chảy máu. Em đi khám thì cũng được biết là bị bệnh chàm khô. Mấy thuốc bôi bên trên liệu dùng có hiệu quả không có để tác dụng phụ không ạ

    1. Thủy Nguyễn says: Trả lời

      Mình tòan mua vaseline bôi là khỏi thôi, dùng an toàn mà còn dưỡng được da nữa

    2. Lê Kim Anh says: Trả lời

      Tớ cũng bị giống bạn, vì bệnh có tính chất theo mùa cứ đến mùa đông thì mình ra hiệu thuốc để bôi, dùng thì cũng thấy đỡ, nhưng năm sau vẫn bị lại. Tớ thấy bệnh này cũng không ảnh hưởng nhiều lắm nên cũng không tìm hiểu cách chữa

    3. Tô Ngọc Châu says: Trả lời

      Ôi bạn đừng dùng thuốc tây nhiều, vì dùng thuốc tây chắc chắn để lại tác dụng phụ rồi, không được dùng thuốc linh tinh đâu bạn. Mình nghĩ bạn nên đi khám điều trị theo bác sĩ sẽ tốt hơn. Chứ dùng thuốc linh tinh da dễ bị mòn, da dễ bị yếu hơn nhiều khi bệnh lại nắng hơn đấy.

    4. ngoc.byby.2654 says: Trả lời

      Sợ bị tác dụng phụ của thuốc tây thì em chỉ nên dùng mấy mẹo dân gian thôi em. Như lấy lá trà xanh hay lá khế đun lấy nước để ngâm chân. Dùng hằng ngày cũng cải thiện đáng kể tình trạng da bị khô đấy. Nhưng hoi lâu nên phải kiên trì em nhé

    5. Nguyên Thị Định says: Trả lời

      Đông y cũng rất an toàn mà. Ngày trước mình chữa chàm bằng thuốc tây nhiều quá toàn bị mệt mỏi, chán ăn, da còn bị mòn đi nữa mỏng hơn trước rất nhiều. Thấy không hiệu quả mà còn nhiều tác dụng phụ mình tìm đến mấy bài thuốc dân gian và đông y. Sau nhiều lần tìm hiểu mình thấy nhiều người khen bài thuốc an bì thang của trùng tâm da liễu chữa chàm da rất hiệu quả. Mình cũng đến khám và điều trị bên đấy. Mình được bác sĩ Nhặn khám cũng biết tình trạng của mình khá nặng đã có dấu hiệu nhờn thuốc tây do bôi nhiều thuốc linh tinh bệnh đã lan ra gần 2/3 bàn chân giờ không bị mỗi mùa lạnh nữa mà gần như cả năm da mình đều bị khô, nứt nẻ. Mấy ngày đầu dùng thuốc thì mình cảm giác ngứa tăng lên, cũng hơi hoang mang 1 chút nhưng mình hỏi bác sĩ, bác sĩ nói đó là tác động của thuốc nên mình yên tâm dùng tiếp. Tầm hơn tháng thì thấy chỗ phần da ở lòng bàn chân đổ lên da mềm hơn bớt bị bóc vảy hơn trước, mình vẫn thấy ngứa nhưng mức độ đã giảm bớt. Hơn 3 tháng điều trị thuốc này mình thấy da trở nên mềm, hoàn toàn liền lại những vết khô nứt. Nhưng mà da dẻ nó hơi nhăn và thâm, sắc da không được như những vùng da lành khác. Bác sĩ nói do bệnh của mình nhiều năm hơn nữa dùng nhiều thuốc tây theo thời gian da sẽ đều màu hơn. Cả quá trình dùng thuốc mình không thấy bị mệt mỏi hay chán ăn gì cả, không như thuốc tây. Dùng thuốc mình thấy rất yên tâm đến nay cũng hơn 2 năm mình không thấy tình trạng bị tái phát lại. Tuy khỏi rồi nhưng cứ đến mùa thu động là mình thoa dưỡng ẩm, bác sĩ nói làm vậy sẽ rất tốt để tránh da bị hiện tượng khô. Đó là 1 chút kinh nghiệm của mình, chia sẻ chút đến những ai cùng cảnh ngộ bị chàm da

    6. hoahai.2531 says: Trả lời

      Em cũng chữa bác sĩ Nhặn đấy. Công nhận bác sĩ chữa mát tay ghê, em giờ cũng khỏi hẳn hẳn rồi nè.

  2. Nguyễn Linh Chi says: Trả lời

    Em bị chàm khô cũng mấy năm nay rồi, mùa hè thì có mụn nước có dịch vàng rất ngứa, một thời gian thì nó lại lăn. Mùa đông thì da em rất khô bị nứt nẻ, có những vảy trắng bong ra. Trước cũng lấy thuốc ở bệnh viên da liêu thái bình về dùng thấy toàn vitamin E với thuốc bôi dưỡng da, với một ít kháng sinh. Em có dùng mấy tháng nhưng cũng không khỏi. Sau có người mách mua kem dưỡng da về bôi kết hợp với ngâm chân bằng lá lốt hay ngâm bằng lá ngải rừng là khỏi. Mà em ngâm cũng không hiệu quả. Giờ chẳng biết làm thế nào để chữa khỏi nữa, chẳng lẽ phải sống chung với bệnh cả đời

    1. THuy Béo says: Trả lời

      Bạn giống tôi thế nhờ. Giờ chẳng biết dùng cách gì nữa.

    2. TRần Linh Đan says: Trả lời

      Em đổi sang ngâm nước lá khế hay lá trà xanh xem sao, chị chữa bằng cách này khỏi mà.

    3. Lê Thị Bảo Hân says: Trả lời

      Mấy cách ý chỉ khỏi với người bị nhẹ hay mới bị thôi, chứ bị nặng như bạn ý chữa mấy cách đấy không khỏi được chỉ đỡ một phần thôi

    4. Trần Thị Hồng Nhung says: Trả lời

      Bạn chữa đủ cách rồi sao không tham khảo chưa bằng đông y đi tớ thấy nhiều người chữa đông y khỏi hẳn mà. Con em mình cung như bạn, uống an bì thang bên trung tâm da liễu đông y mà hết hẳn luôn đấy. Bạn tìm hiểu thêm bài thuốc ở đây này: https://www.trungtamdalieudongy.com/an-bi-thang-giai-phap-an-toan-lanh-tinh-cho-moi-doi-tuong-mac-viem-da-co-dia.html

    5. thuhoai.365.mail says: Trả lời

      Bạn Nhung ơi, không phải ai cũng nghĩ dùng đông y đâu. Chữa không khỏi bằng tây y mới tìm đến đông y. Tớ thấy chữa đông y vừa hiệu quả vừa an toàn sao lại không được phổ biến như tây y nhỉ. Lẽ nào thời gian điều trị hơi lâu lên mọi người ngại dùng chăng

    6. NGuyên Nguyên says: Trả lời

      Cũng có lẽ vậy, thời gian dùng thuốc chắc là một phần thôi, tớ nghĩ chắc mọi người không thích sắc thuốc, hoặc không có thời gian, ngại mùi chẳng hạn nên chẳng mấy ai dùng vì nó khá bất tiện

    7. PHạm Trần Thảo My says: Trả lời

      Ơ giờ trung tâm da liễu đông y không chỉ có môi dạng sắc đâu, còn có cả cao uống rất tiện, mình chỉ cần pha với nước là uống được thôi mà

  3. kimlong_9875_ says: Trả lời

    Em năm nay 14 tuổi, chỗ chân của em có rất nhiều mụn nước đỏ rất ngứa, da luôn trong tình trạng căng, khá khô chỉ cần va chạm mạnh rất dễ bị chảy máu, mọi người bảo tình trạng của em rất giống bệnh chàm khô. Mới phát bệnh dùng mấy cách dân gian là được có, liệu có đúng không ạ

    1. Tô Ngọc Lan says: Trả lời

      Cũng tùy từng người em ạ, chị thấy làm mấy cách dân gian chỉ hạn chế bệnh phát triển, giúp đỡ ngứa hơn thôi. Nhưng cứ thử xem sao biết đâu mình lại khỏi.

    2. Hoa Phan says: Trả lời

      Cứ mua thuốc mà bôi vào kèm theo mấy biện pháp dân gian nữa mới nhanh khỏi được

    3. Đặng Thị Thúy Quỳnh says: Trả lời

      Nghe người ta nói không chính xác đâu cứ đi da liễu khám là tốt nhất.Khám tây y thì anh thấy ở bệnh viên da liễu là oki còn đông y thì có trung tâm da liễu đông y. Hai nơi đấy thấy nhiều người đến khám lắm .

    4. Nguyên Ngọc says: Trả lời

      Đúng đấy trước em đến trung tâm da liễu đông y chỗ 123 Hoàng Ngân chữa khỏi bệnh chàm da đấy. Bên đó có bài thuốc an bì thang nổi tiếng chữa mấy bệnh da hiệu quả lắm đây nè các chị: https://vhea.org.vn/an-bi-thang-bai-thuoc-dieu-tri-viem-da-co-dia-hieu-qua-nhat-hien-nay-25619.html

    5. Khổng Thanh Mai says: Trả lời

      Thật không ạ, mình cũng nghe nhiều người khen trung tâm này lắm mà chẳng biết có thật vậy không nữa.

  4. Lê Thu Quý says: Trả lời

    Bị bệnh chàm khô liệu có phải kiêng cái gì không. Tôi thấy tôi hay sử dụng nhiều chất tẩy rửa thì bệnh càng nặng, mà không dùng không được

    1. Thái Thị Hoàn says: Trả lời

      Phải kiêng mà chị, mình bắt buộc phải dùng thì nên dùng thêm găng tay chị ạ.

    2. hươngnguyen says: Trả lời

      Ngoài kiêng mấy chất tẩy rửa, thì cần kiêng chất kích thích như rượu cà phê, thuốc lá nữa. Mấy đồ ăn cay nóng, đồ tanh là không được ăn đâu đặc biệt là hải sản chị ạ

    3. Mỹ Linh says: Trả lời

      Da tay tôi cũng thế cũng kiêng đủ thứ mà da vẫn bị khô có mua thêm vitamin E mà không hết khô da được á

  5. Phan Thị Hạnh says: Trả lời

    Tôi năm nay 43 tuổi rồi mà vẫn bị bệnh chàm khô, chân lúc nào cũng ngứa ngáy nổi đầy mẩn đỏ, mấy đầu ngón tay thì bị khô có nhiều lớp da khô trắng bong ra từng vảy nhỏ không thể làm việc gì cả.

  6. Mẹ Bin says: Trả lời

    Mình tìm hiểu thấy nhiều người khen dùng thuốc an bì thang quá, có tốt thật không,con em mới 4 tuổi mà bị chàm khô không biết có dùng thuốc này được không chứ thấy thuốc tây dùng nguy hiểm quá.

    1. Trần Thị Nhị says: Trả lời

      Bé bị nặng không bạn nếu nhẹ thì dùng mấy bài thuốc dân gian cho an toàn chứ dùng thuốc đông y làm gì, mình thấy có mấy ai chữa đông y đâu

    2. Mẹ Bin says: Trả lời

      MÌnh cũng làm đủ cách mà không đỡ, có đưa con đi khám ở bệnh viện da liễu nhưng về cháu uống thấy chán ăn, với mệt mỏi nên cũng không muốn dùng tiếp, mình thấy nhiều người khen thuốc này tốt lên hỏi thử.

    3. Kim Châu 9x says: Trả lời

      dùng được chị ơi, trước con em cũng bị chàm nổi nhiểu mẩn đỏ lắm, hay bị da khô nẻ đăc biệt ở hai cái má trời lạnh thì bị nặng hơn. May bác hàng xóm giới thiệu cho em đến trung tâm da liễu đông y khám bên đó. Trộm vía hợp thuốc bé nhà em uống tầm gần 2 tháng là khỏi thôi, không còn nhiều mẩn đỏ hay bị ngứa nưa da mềm mại hơn. Nhưng chỗ bị vóc vảy thì se khít lai gần như không còn nhìn thấy dấu vết gì nữa ý. Chứ dùng mấy thuốc tây thấy da toàn bị teo lại thôi, chẳng an toàn chút nào. Thuốc này dê uống lắm, bé nhà em khiếp uống thuốc mà cũng uống được thuốc này nè

  7. Diệu Tuyên Quang says: Trả lời

    Em đang có thai tháng thứ năm dùng được an bì thang trị chàm được không ạ, vì giờ em không dùng được thuốc tây.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *