Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh có dễ thụ thai không?
Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh có dễ thụ thai không là câu hỏi mà chuyên trang chúng tôi nhận được từ rất nhiều chị em trong suốt thời gian qua. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho chị em câu trả lời đầy đủ, khách quan nhất để chị em yên tâm đón nhận thời kỳ tiền mãn kinh. Cùng theo dõi nhé!
Khi nào phụ nữ sẽ mang thai?
Khi người phụ nữ bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì, buồng trứng sẽ bắt đầu hoạt động và xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, chu kỳ này hoạt động bình thường bởi sự tác động của lượng hormone sinh dục được tiết ra từ buồng trứng. Trong khoảng thời gian 14 ngày trước chu kỳ kinh hoặc từ ngày 14 đến ngày 15 của vòng kinh, trứng sẽ rụng.
Vào giai đoạn phóng noãn của chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ phóng thích từ 1 đến 2 quả trứng (có thể nhiều hơn nhưng trường hợp này rất ít xảy ra). Vào trước thời gian cơ thể nữ giới phóng noãn, hormone sinh dục sẽ tác động vào nội mạc tử cung tạo điều kiện để trứng làm tổ để hình thành nên thai kỳ.
Trong trường hợp trứng không gặp được tinh trùng (không được thụ tinh), nội mạc tử cung lúc này sẽ bị bong tróc ra hình thành nên kinh nguyệt. Do đó, có thể hiểu rằng, nếu còn xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt nghĩa là buồng trứng phụ nữ vẫn còn hoạt động bình thường, nếu gặp tinh trùng vẫn có thể mang thai.
Vậy, phụ nữ tiền mãn kinh có dễ thụ thai không? Cùng tìm câu trả lời trong phần tiếp theo của bài viết.
Tuổi tiền mãn kinh có dễ thụ thai không?
Không ít chị em khi bước vào thời kỳ này thường thắc mắc rằng giai đoạn tiền mãn kinh có thể có thai không hay phụ nữ tiền mãn kinh có thai không… Chuyên trang chúng tôi đã liên hệ đến Bs Ngô Thị Hằng – Chuyên gia phụ khoa tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, cố vấn y khoa chương trình “Vì sức khỏe của bạn” đài truyền hình Hà Nội để giúp chị em giải đáp thắc mắc.
Theo đó, Bs Hằng cho rằng, ở giai đoạn tiền mãn kinh (trung bình từ 40 đến 50 tuổi), chị em có thể đối mặt với một số vấn đề về rối loạn kinh nguyệt như tháng có tháng không, mất kinh, lượng kinh không đều. Kinh nguyệt trong giai đoạn này vẫn chưa thực sự hết hẳn, trước khi ngừng kinh hoàn toàn, buồng trứng nữ giới sẽ hoạt động hết công suất và một vài nang trứng có thể chín bất chợt.
Tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn thống kê cho rằng, phụ nữ tuổi 30 có thể dễ dàng mang thai (có đến 20% cơ hội thụ thai ở bất kỳ thời gian nào), tuy nhiên, cơ hội này sẽ chỉ còn 5% khi phụ nữ bước vào tuổi 40 và giảm còn 1% khi chị em sang tuổi 45. Vì thế, khả năng thụ thai trong thời kỳ tiền mãn kinh ít nhưng không phải không có. Đây là một tin vui dành cho những chị em mong muốn mang thai và sinh con trong giai đoạn này.
Đối với phụ nữ tiền mãn kinh là vậy, nhưng với phụ nữ mãn kinh, khả năng mang thai ở giai đoạn này như thế nào? Liệu rằng, phụ nữ mãn kinh có mang thai được không? Tuổi mãn kinh có sinh con được không?
Mãn kinh là giai đoạn sau của tiền mãn kinh, lúc này, buồng trứng phụ nữ sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn, dẫn đến chị em mất kinh hẳn. Dấu hiệu cho biết phụ nữ chuyển từ giai đoạn tiền mãn kinh đến mãn kinh là hiện tượng mất kinh nguyệt trong khoảng 12 tháng. Vì thế, khi chị em mất kinh từ 1 đến 2 tháng đừng vội nhầm lẫn với giai đoạn mãn kinh, để rồi không có biện pháp phòng tránh thai hợp lý. Khi mãn kinh hoàn toàn, buồng trứng không còn rụng trứng nên chị em không có khả năng thụ thai.
Phụ nữ tiền mãn kinh có thai không nguy hiểm – Câu trả lời là gì?
Thực tế, phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhiều hơn những phụ nữ trẻ, đặc biệt khi mang thai ở giai đoạn này, chị em sẽ đối diện với những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con. Cụ thể:
- Có thai ở tuổi tiền mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, bệnh cao huyết áp hoặc các vấn đề đối với nhau thai như nhau tiền đạo.
- Bên cạnh đó, do vấn đề tuổi tác, có khoảng 50% phụ nữ mang thai ở giai đoạn tiền mãn kinh thường sinh mổ thay vì sinh thường, thực tế, con số này đang ngày càng gia tăng. Ở giai đoạn này, tử cung của chị em hoạt động không tốt gây khó khăn cho việc sinh thường, vì thế, sinh mổ chính là lựa chọn bất khả kháng khi chị em khi sinh con giai đoạn tiền mãn kinh.
- Không chỉ khó khăn trong việc mang thai, sinh con, phụ nữ tiền mãn kinh có thai cũng phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai cao hơn bình thường. Nếu ở độ tuổi 30, nguy cơ này là 20% thì đến độ tuổi 40 – 44, tỷ lệ sẩy thai lên đến 33% và con số 50% khi chị em mang thai ở tuổi 45. Đồng thời, việc lấy lại vóc dáng, kiểm soát cân nặng và sự cân đối của cơ thể phụ nữ sau đó cũng gặp nhiều khó khăn.
- Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mang thai ở giai đoạn tiền mãn kinh còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này. Những nguy hiểm mà bé có thể gặp phải như hội chứng down, chết lưu thai, sinh non, dị tật bẩm sinh hay bất thường về nhiễm sắc thể…
Có thể thấy, có thai ở tuổi tiền mãn kinh là một vấn đề quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, chị em cần cân nhắc kỹ khi quyết định mang thai ở giai đoạn này, hoặc nếu không có nhu cầu sinh con, chị em cũng cần trang bị kiến thức tránh thai an toàn. Đồng thời, nếu trong quá trình thai kỳ, chị em gặp phải những bất thường gì về cơ thể thì cần liên hệ ngay đến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Phương pháp hỗ trợ mang thai ở phụ nữ tiền mãn kinh
Với sự phát triển của y học hiện đại, khả năng mang thai ở phụ nữ tiền mãn kinh ngày càng cao hơn. Trong một số trường hợp mang thai tự nhiên, bạn vẫn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của phương pháp y học hiện đại để quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn. Một số biện pháp có thể kể đến như:
- Tác động để các noãn trứng phát triển mạnh mẽ
Phụ nữ tiền mãn kinh vẫn còn các nang noãn nhưng khả năng hoạt động không cao và khả năng diễn ra các bất thường khiến khó phát triển thành thai nhi hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ. Vì thế, tác động của y học giúp các noãn trứng phát triển mạnh mẽ hơn, nâng cao khả năng thụ thai. Phương pháp kích thích thường dùng là sử dụng hormone kích thích noãn trứng phát triển. Loại hormone này sẽ được tiêm trực tiếp vào cơ thể phụ nữ khoảng từ 10 -12 ngày, thuốc cho tác dụng kích thích nhiều trứng cùng phát triển.
- Thụ tinh trong ống nghiệm
Đây là phương pháp dành cho các trường hợp buồng trứng đã teo nhỏ, gần như suy giảm chức năng hoạt động hoặc khả năng thụ thai tự nhiên ở phụ nữ tiền mãn rất thấp. Bác sĩ sẽ thực hiện chọc hút trứng ở phụ nữ và lấy tinh trùng từ chồng của bạn, sau đó thực hiện thụ tinh cho trứng. Trong trường hợp tinh trùng của chồng bạn tốt, bác sĩ sẽ tiến hành ủ để tạo phôi. Phôi tiếp tục được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm từ 2 – 5 ngày rồi chọn lọc và tiến hành trữ đông, sau đó, phôi được đưa lại vào tử cung của phụ nữ để thụ thai.
Thụ thai trong ống nghiệm đang là biện pháp thụ thai thường được áp dụng cho phụ nữ tiền mãn kinh có khả năng thụ thai thấp hoặc khó, phụ nữ đã mãn kinh nhưng vẫn mong muốn có con hay chị em trẻ tuổi nhưng khó mang thai.
Phương pháp giúp phụ nữ tiền mãn kinh có thai kỳ khỏe mạnh
Cũng giống như việc có thai ở tuổi tiền mãn kinh, việc chăm sóc thai kỳ ở các chị em trong giai đoạn này cũng hết sức quan trọng. Chị em có thể thực hiện theo một số biện pháp sau để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ:
- Khám thai kỳ theo chỉ định
Quan tâm đến chu kỳ thăm khám thai là điều quan trọng trước tiên chị em nên lưu ý. Việc khám thai, thực hiện các xét nghiệm, siêu âm thai nhi sẽ giúp mẹ phát hiện sớm những vấn đề bất thường của thai hoặc biết được tình trạng sức khỏe thai nhi. Nếu phát hiện những vấn đề bất ổn, bác sĩ cũng sẽ sớm đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
- Tiêm phòng và vắc xin theo định kỳ
Tiêm phòng và vắc xin định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp mẹ phòng sớm được cho trẻ các bệnh phổ biến, chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé ngay từ thời gian đầu. Mẹ cần ghi nhớ ngày tháng và lịch tiêm vắc xin để không bỏ lỡ lịch tiêm quan trọng.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng
Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, với phụ nữ tiền mãn kinh mang thai, điều này lại càng đáng được quan tâm hơn nữa. Chị em cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để không chỉ khỏe cho mẹ mà còn bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con phát triển:
Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin: Các loại vitamin A. B1, B6, B12, C, E… rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Một số loại thực phẩm chị em có thể bổ sung trong thời gian này như cà chua, các loại hoa quả, rau xanh…
Thực phẩm chứa nhiều omega 3: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ bầu hấp thu đầy đủ lượng omega 3 trong quá trình mang thai thì khi sinh con có chỉ số IQ cao hơn với những bé bình thường. Bên cạnh đó, omega 3 còn là dưỡng chất rất cần thiết cho phụ nữ tiền mãn kinh, giúp chị em cải thiện tình trạng bốc hỏa, tâm lý lo lắng trong thời kỳ này. Một số thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi hay dầu gan cá…
Thực phẩm giàu sắt: Nhóm thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp sản sinh lượng hồng cầu cho mẹ bầu, nuôi dưỡng các tế bào và hỗ trợ tăng cường máu lên não. Các thực phẩm cần bổ sung như thịt nạc đỏ, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc…
Thực phẩm giàu protein: Thực phẩm giàu protein giúp mẹ bầu cung cấp năng lượng cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa và đường ruột. Một số thực phẩm tốt cần thêm vào trong bữa ăn hàng ngày như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hay đậu lăng… Bên cạnh bổ sung protein và chất xơ, các loại đậu này còn bổ sung hàm lượng sắt, canxi và kẽm cho mẹ bầu.
Nước ép hoa quả: Bổ sung các loại nước ép hoa quả như nước cam, bơ ép, nha đam… sẽ giúp cung cấp hàm lượng vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng giúp mẹ chống lại nguy cơ gây bệnh hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng sử dụng nước ép hoa quả trong ngày, không nên dùng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.
- Ngủ đủ giấc
Với phụ nữ mang thai thời kỳ tiền mãn kinh, giấc ngủ vô cùng quan trọng. Chị em cần hạn chế thức muộn hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn không tốt đối với thai nhi. Để tạo thói quen ngủ đủ giấc trong ngày (từ 7 – 8 tiếng), chị em nên đi ngủ sớm trước 11 giờ. Nếu cảm thấy khó ngủ, chị em có thể sử dụng các loại trà bổ máu hoặc trà có tác dụng an thần, đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.
- Vận động nhẹ nhàng
Với tâm lý sợ hãi, e dè những cử động mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi trong thời kỳ này, nhiều phụ nữ tiền mãn kinh khi mang thai hầu hết chỉ dành thời gian nằm nghỉ ngơi hoặc ngồi. Điều này khiến cơ thể chây lỳ và mệt mỏi hơn. Bạn có thể đi bộ chậm rãi, thực hiện những động tác vận động nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền hàng ngày để cơ thể thoải mái hơn, tinh thần sảng khoái.
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày
Việc uống nước mỗi ngày không chỉ tốt cho làn da của phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể nữ giới mà còn giúp quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về thắc mắc “Tiền mãn kinh có dễ thụ thai không?”, “Tiền mãn kinh mang thai được không?”… của nhiều chị em gửi về cho chuyên trang. Có thai ở tuổi tiền mãn kinh là một vấn đề quan trọng, vì vậy, chị em nên cởi mở trao đổi cùng người bạn đời của mình hoặc chia sẻ cùng các bác sĩ, chuyên gia để nhận được sự tư vấn, giúp đỡ tận tình nhất. Đồng thời, trong thai kỳ, chị em cần chú ý bổ sung dinh dưỡng và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!