Trẻ bị ngứa da đầu do đâu? Có nguy hiểm không? Cách chăm sóc và điều trị
Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm hơn so với người lớn nên dễ gặp phải các vấn đề về da, trong đó có tình trạng ngứa da đầu. Trẻ bị ngứa da đầu luôn cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc. Vậy đâu là nguyên nhân gây ngứa da đầu ở trẻ, có nguy hiểm không, nên chăm sóc và điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Trẻ bị ngứa da đầu do đâu?
Nhiều cha mẹ cho rằng, trẻ bị ngứa da đầu do đầu bẩn, cần phải tắm gội cho bé ngay. Tuy nhiên, ngứa da đầu ở trẻ không đơn giản như vậy, bởi chỉ sau một triệu chứng mẩn ngứa ở đầu thì có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là những thủ phạm khiến bé bị mẩn ngứa da đầu:
1. Do tăng tiết bã nhờn (cứt trâu)
Là tình trạng thường gặp ở những tháng đầu đời và có thể kéo dài từ 6 – 12 tháng, thậm chí 2 năm tùy theo cơ địa của trẻ. Tăng tiết bã nhờn trên đầu trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ kèm mụn nhỏ li ti hoặc nhỏ hơn mụn trứng cá, có mủ. Hiện tượng này có xu hướng lan rộng xuống lông mày, cổ, khuỷu tay, người của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
2. Di truyền là một trong những yếu tố khiến trẻ bị ngứa da đầu
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng trẻ bị ngứa da đầu còn có thể là do di truyền. Theo đó, nếu bé sinh ra trong gia đình có người mắc bệnh viêm da thì khả năng sẽ bị ngứa da đầu cao hơn những đứa trẻ khác. Nhưng nếu trẻ bị mắc bệnh do nguyên nhân khác thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
3. Trẻ bị ngứa da đầu do thay đổi thời tiết
Đây cũng được xem là một trong những yếu tố gây tình trạng ngứa da đầu ở trẻ. Thời tiết thay đổi thất thường nóng, lạnh, nhất là thời điểm giao mùa khiến cho da trẻ trở nên nhạy cảm, dễ khởi phát hiện tượng ngứa ngáy, trong đó có ngứa da đầu.
4. Nguyên nhân trẻ em bị ngứa da đầu do dị ứng
Một số trẻ có cơ địa dị ứng với các loại hải sản, tôm, cua, sò,… Hoặc dị ứng với loại sữa đang uống có thể khiến da đầu trẻ bị ngứa. Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa da.
5. Dầu gội đầu có thể làm cho trẻ bị ngứa
Da đầu của bé rất nhạy cảm, các chuyên gia khuyến cáo việc sử dụng dầu gội là nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa. Vì da của trẻ có độ pH khác với người lớn, khi dùng dầu gội của người lớn da trẻ dễ bị khô, kích ứng và nổi mẩn đỏ.
Trẻ bị ngứa da đầu có nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám?
Cùng với việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa ở trẻ, nhiều cha mẹ không khỏi băn khoăn liệu căn bệnh này có nguy hiểm không và khi nào nên đưa trẻ đi khám?
Trẻ em bị ngứa da đầu có nguy hiểm không?
Trẻ nhỏ bị ngứa da đầu khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết có gây nguy hiểm gì không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngứa da đầu ở trẻ được coi là bệnh da liễu lành tính, không gây nguy hiểm, nhưng nó lại ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như sinh hoạt thường ngày.
Ở trẻ sơ sinh, bệnh hầu hết sẽ thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau một thời gian. Tuy nhiên, đối với trẻ ở độ tuổi dậy thì, bệnh có thể kéo dài, tái phát nhiều lần và cần có sự can thiệp của biện pháp y tế.
Với những trường hợp trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách, vùng da bị tổn thương do ngứa có thể xảy ra bội nhiễm do nấm Candida albicans hoặc tụ cầu khuẩn. Bội nhiễm không gây tổn thương da mà còn làm tăng thân nhiệt, mệt mỏi, chán ăn và khiến cho trẻ quấy khóc.
Trẻ bị ngứa da đầu khi nào nên đi khám?
Cha mẹ khi thấy bé xuất hiện các biểu hiện sau cần đưa bé đi khám ở cơ sở y tế uy tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Trẻ thường xuyên gãi đầu khi đã áp dụng những phương pháp khắc phục tình trạng ngứa nhưng không được cải thiện.
- Vùng da đầu bị ngứa ngày càng đỏ ứng, lan rộng ra xung quanh.
- Các nốt mẩn ngứa mọc nhiều, có dấu hiệu sưng tấy, xuất hiện mụn nước, thậm chí nó còn lan rộng xuống vùng trán, má, cổ hoặc toàn bộ cơ thể trẻ gây ngứa nghiêm trọng.
- Trẻ gãi với tần suất nhiều hơn dẫn đến việc xuất hiện nhiều vết trầy xước, da đầu ngứa và mẩn đỏ.
- Khi thấy da đầu trẻ xuất hiện mụn mủ trắng đục thì rất có trẻ đã bị nhiễm trùng cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay.
- Với trẻ sơ sinh nên đưa con đi khám khi trẻ quấy khóc thường xuyên, sốt và bỏ bú.
Cách điều trị trẻ bị ngứa da đầu hiệu quả
Để có thể khắc phục tình trạng da đầu bé bị ngứa, cha mẹ có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Một số cách phổ biến được nhiều người dùng hiện nay có thể kể đến như:
Cách chữa ngứa da đầu ở trẻ em bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian có ưu điểm an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ sẽ giúp bảo vệ da đầu và giảm ngứa cho trẻ hiệu quả. Những mẹo mà cha mẹ có thể áp dụng như:
1. Dùng lá hương nhu
Theo kinh nghiêm dân gian, hương nhu có vị cay tính ấm, có khả năng kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi. Nhờ đó, các độc tố được giải phóng ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Thêm vào đó, cây hương nhu có chứa một số loại tinh dầu như Eugenol, Cacvaro, Ete metylic,… giúp làm thoáng da đầu, lưu thông khí huyết dưới da và thoát mồ hồi tốt. Đặc biệt, trong lá cây còn chứa chất oxy hóa có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm một cách hiệu quả
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá hương nhu, đem rửa sạch với nước muối pha loãng giúp loại bỏ tạp chất.
- Đun sôi một lượng nước vừa đủ, sau đó cho lá hương nhu vào nồi đun thêm khoảng 5 phút nữa để các tinh chất có thể ngấm hết vào nước.
- Để nước nguội và dùng gội đầu cho trẻ. Khi gội cha mẹ lưu ý thật nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến da đầu trẻ.
2. Dùng bồ kết
Thành phần saponin có trong bồ kết có tác dụng kháng viêm, tẩy sạch, chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa gàu, trị viêm da tiết bã nhờn. Bên cạnh đó, thành phần Vitamin trong bồ kết giúp phục hồi những hư tổn, kích thích khả năng mọc tóc và chăm sóc da đầu bé từ sâu bên trong. Vì vậy cha mẹ có thể dùng bồ kết để gội đầu để chữa bệnh trẻ bị ngứa da đầu hiệu quả ngay tại nhà.
Cách thực hiện:
- Cha mẹ chuẩn bị 3 – 5 quả bồ kết khô rồi đem nướng đến khi cháy xém vỏ ngoài và có mùi thơm.
- Đập nát bồ kết và cho vào nồi nước đun sôi từ 5 – 10 phút thì tắt bếp.
- Khi nước còn ấm thì gội đầu cho trẻ. Tránh để nước gội đầu dính vào mắt trẻ, nếu dính hãy rửa mắt nhiều lần với nước sạch.
3. Dùng giấm táo trị ngứa da đầu ở trẻ nhỏ
Giấm táo chứa axit citric, là loại axit tự nhiên có khả năng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, phòng ngừa nhiễm trùng và ngứa da. Giấm táo trị ngứa da đầu ở trẻ bằng cách cân bằng độ PH và tiêu diệt các vi khuẩn gây cản trở nang tóc.
Cách thực hiện:
- Cha mẹ gội sạch đầu cho trẻ với nước rồi để khô tự nhiên.
- Cho 5ml giấm táo và 5ml nước vào bình xịt, rồi xịt nhẹ nhàng lên da đầu trẻ.
- Để yên trong vòng 15 phút trước khi gội đầu nhẹ nhàng với nước.
Sử dụng thuốc Tây y trị ngứa da đầu
Da đầu của trẻ rất nhạy cảm nên sẽ dễ bị kích thích bởi các thành phần thuốc điều trị. Chính vì vậy, cha mẹ không nên dùng thuốc đặc trị ngứa da đầu của người lớn cho trẻ. Khi thấy trẻ bị ngứa da đầu kéo dài, hay quấy khóc, khó chịu,… thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.
Dùng dầu gội trị ngứa da đầu cho trẻ
Trên thị trường hiện nay có một số dòng dầu gội trị ngứa da đầu có chiết xuất từ thiên nhiên là sự lựa chọn hàng đầu để cha mẹ có thể khắc phục tình trạng này cho trẻ. Một số loại có thể kể đến như:
- Dầu gội Suave Kids 2 in 1 hương dừa: Dầu gội được chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái, đồng thời ngăn ngừa các bệnh ngoài da. Đặc biệt với thành phần chứa nhiều Protein, vitamin cao nên có khả năng nuôi dưỡng làn da của bé tốt hơn.
- Dầu gội toàn thân Cetaphil Baby Gentle Wash & Shampoo: Sản phẩm được chiết xuất từ hoa cúc vạn thọ có khả năng sát khuẩn, chống kích ứng, viêm loét, làm lành vết thương nhanh, đặc biệt là chống lại triệu chứng rôm sảy mẩn đỏ, hăm và ngứa ngáy.
Trẻ bị ngứa da đầu nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh ngứa da đầu ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần nắm được những thực phần nên bổ sung và nên tránh để bé được chăm sóc tốt nhất và không còn lo lắng về căn bệnh phiền toái ngứa da đầu.
Các thực phẩm cần tránh
- Hải sản: Một số loại hải sản như tôm, cua, sò,… là loại thức ăn có thể gây dị ứng, ngứa ngáy, đặc biệt là những trẻ có làn da nhạy cảm.
- Đường: Trẻ bị ngứa da đầu nên hạn chế đường, nước ngọt hoặc các sản phẩm làm từ đường vì sẽ làm cho vi khuẩn phát triển quá mức trong môi trường nhiều đường. Hạn chế sử dụng đường để có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn nấm cũng như giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C là thành phần rất tốt cho cơ thể nhưng nó lại không tốt với trẻ bị bệnh ngứa da đầu. Vì vitamin C tạo điều kiện thuận lợi cho nấm da đầu sinh sôi, phát triển và làm cho tình trạng ngứa trở lên tồi tệ hơn.
Thực phẩm tốt cho trẻ bị ngứa da đầu
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B: Để có thể hạn chế tình trạng bé bị ngứa da đầu, bong tróc vảy, những mảng bám trên da đầu, cha mẹ nên tăng cường bổ sung cho bé các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B có trong cá, thịt, gia cầm, đậu, một số loại trái cây, rau củ,…
- Tăng lượng thức ăn chứa kẽm: Các chuyên cho rằng việc bổ sung thành phần kẽm trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa việc tiết các chất bã nhờn và hỗ trợ chăm sóc da đầu luôn khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như: thịt bò, thịt gia cầm, hàu, các loại đậu, ngũ cốc,…
- Tăng lượng thức ăn chứa Allicin: Thành phần Allicin có trong một số loại thực phẩm như tỏi, hành tây, hành lá,… được đánh giá là có đặc tính chống nấm và kháng viêm cao, rất tốt cho trẻ bị ngứa da đầu.
Lời khuyên của bác sĩ khi trẻ bị ngứa da đầu
Song song với việc có một chế độ ăn uống khoa học, cha mẹ cũng nên lưu ý những vấn đề sau để sớm cải thiện tình trạng trẻ bị ngứa da đầu:
- Bố mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng da đầu của trẻ luôn sạch sẽ, đặc biệt với những trẻ bị ngứa da đầu do dị ứng.
- Khi gội đầu nên nhẹ nhàng, không nên cào mạnh sẽ làm xước da đầu trẻ.
- Chọn quần áo được làm bằng chất liệu mềm mại, cotton thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Hạn chế sử dụng quần áo lông bởi loại trang phục này rất dễ làm da trẻ bị kích ứng, gây ngứa.
- Quần áo của trẻ cần giặt sạch sẽ thường xuyên, phơi ở nơi có nhiều ánh nắng.
- Cha mẹ thường xuyên cắt móng tay, móng chân cho trẻ, tránh hiện tượng cào gãi làm tổn thương vùng da đầu.
- Thường xuyên cho trẻ đi tắm nắng (vào buổi sáng hoặc chiều tối) để hấp thụ vitamin D tự nhiên, bổ sung canxi và vitamin B.
- Sử dụng dầu gội đầu dành riêng cho trẻ để có thể làm sạch, bảo vệ và giảm ngứa da đầu cho trẻ.
Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên, cha mẹ có thể nắm được nguyên nhân trẻ bị ngứa da đầu do đâu, có nguy hiểm không cũng như các cách điều trị tại nhà. Cha mẹ hãy dành thời gian quan tâm và theo dõi sức khỏe của con thật cẩn thận, dù chỉ là một chi tiết nhỏ cũng giúp cha mẹ sớm phát hiện được những căn bệnh không tốt gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!