Vị trí đau dạ dày ở chỗ nào của bụng? Nên làm gì khi bị đau dạ dày?
Đau dạ dày là bệnh lý rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết vị trí đau dạ dày là ở đâu? Việc xác định đúng vị trí đau bao tử sẽ giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh này để có biện pháp điều trị kịp thời. Vậy đau dạ dày nằm ở vị trí nào và làm sao để điều trị dứt điểm? Câu trả lời sẽ được chuyên gia của blog CHR giải đáp ngay sau đây.
Vị trí dạ dày nằm ở đâu?
Vị trí đau dạ dày được quyết định bởi vị trí của dạ dày trong ổ bụng. Dạ dày hay còn gọi bao tử, là một bộ phận thuộc hệ thống tiêu hóa của con người. Bộ phận này có hình dạng giống một chiếc túi, tương tự như chữ “J” và là nơi phình to nhất của hệ thống tiêu hóa.
Vị trí của dạ dày nằm ở phần phía trên bên trái của khoang bụng, ngay dưới gan và bên cạnh là lá lách. Trong hệ thống tiêu hóa, dạ dày nằm ở giữa thực quản và tá tràng.
Đây là nơi nhận thức ăn từ thực quản. Sau khi thức ăn đi vào dạ dày sẽ tiết ra axit và enzyme để tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, các cơ của dạ dày sẽ co bóp định kỳ, làm đảo lộn thức ăn để tăng cường hoạt động tiêu hóa.
Khi dạ dày bị đau sẽ khiến cho các hoạt động của cơ quan này bị ảnh hưởng và làm gián đoạn chức năng của hệ thống tiêu hóa.
Vị trí đau dạ dày ở chỗ nào của bụng?
Bởi dạ dày có hình dạng giống một chiếc túi, kéo dài từ cuối thực quản đến tá tràng. Nên vị trí đau bao tử cũng không cố định mà có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau.
Theo bác sĩ Bùi Thanh Tùng, cố vấn chuyên môn của blog CHR cho biết: Ổ bụng của con người được chia thành hai khu vực chính, đó là:
- Thượng vị (vùng phía trên rốn)
- Hạ vị (vùng dưới rốn).
Theo đó, vị trí đau dạ dày trên bụng cũng được xác định theo các khu vực này. Cụ thể, có 3 vị trí đau bao tử thường gặp đó là:
Đau vùng thượng vị
Đây là vị trí đau dạ dày thường gặp nhất ở nhiều người. Ở vị trí này, các cơn đau sẽ tập trung tại vùng phía trên rốn và dưới xương sườn. Bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng đau này sau khi ăn và có thể kéo dài âm ỉ nhiều giờ.
Tuy nhiên, để chắc chắn đó có phải đau dạ dày hay không, bạn cần phải xác định những triệu chứng khác kèm theo. Các dấu hiệu bao gồm: Đầy bụng, nóng rát, ợ hơi, chán ăn và giảm cân đột ngột.
Đau phía trên bên trái và bên phải
Với vị trí đau này, bạn sẽ thấy đi kèm với các cơn đau là những dấu hiệu điển hình như: Xót ruột, nóng bụng và cảm thấy đói. Sau khi ăn bạn sẽ thấy bớt đau, nhưng lại có cảm giác đầy bụng, ợ chua, buồn nôn.
Vị trí đau dạ dày ở giữa bụng
Đau giữa bụng cũng là vị trí đau phổ biến của bệnh dạ dày. Tuy nhiên, ở vị trí này lại rất khó nhận biết chính xác đó có phải đau bao tử hay không. Bởi vùng giữa khoang bụng là nơi tập trung của nhiều cơ quan nội tạng khác.
Người bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý như: Viêm ruột thừa, viêm tụy, sỏi thận,… Cách để nhận biết là người đau dạ dày sẽ đi kèm với các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn, đầy bụng,…
Hãy quan sát hình ảnh dưới đây để nhận biết bệnh qua các vị trí đau trên vùng bụng:
Nhận biết các triệu chứng đau dạ dày điển hình
Nếu chỉ dựa vào vị trí đau dạ dày sẽ rất khó để đưa ra kết luận đó có phải bệnh đau dạ dày thường gặp hay không. Vì vậy, bạn hãy dựa vào những dấu hiệu điển hình sau:
- Đau âm ỉ dữ dội: Cùng với các vị trí đau dạ dày nêu trên, cảm giác đau có thể xuất hiện khi bạn quá đói hoặc ăn quá no. Cơn đau kéo dài vài giờ, có thể đau liên tục hoặc ngắt quãng. Mức độ đau tùy thuộc vào từng cấp độ của bệnh dạ dày.
- Buồn nôn: Hiện tượng này xảy ra là do thức ăn không được tiêu hóa hết. Trong khi đó acid dịch vị sản sinh ra quá nhiều và đẩy lên phía trên thực quản.
- Ợ chua, đầy bụng: Do dạ dày bị tổn thương, khiến hoạt động tiêu hóa bị suy giảm nên không tiêu hóa được hết thức ăn.
- Chán ăn, cơ thể suy nhược mệt mỏi và có thể bị sụt cân một cách trầm trọng.
- Có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu: Nguyên nhân là do máu thoát ra khỏi thành mạch, sau đó chảy vào lòng ống tiêu hóa.
Chẩn đoán bệnh đau dạ dày bằng cách nào?
Để đưa ra được kết luận chính xác thì bên cạnh việc xác định vị trí đau dạ dày, bạn cần được thực hiện các kỹ thuật khám chuyên sâu cận lâm sàng.
Tùy thuộc vào tình trạng đau và các triệu chứng đi kèm, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Trong đó nội soi dạ dày là bước cần thiết.
Có 2 loại nội soi dạ dày phổ biến hiện nay, đó là:
- Nội soi thường: Người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn và đau trong quá trình thực hiện do không sử dụng thuốc mê.
- Nội soi gây mê: Bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó chịu do được tiêm thuốc gây mê qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, sau khi nội soi, bạn phải nghỉ ngơi khoảng 1h mới được ra về.
Trước khi thực hiện phương pháp nội soi, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ và không uống nước ít nhất 2 tiếng.
Điều trị như thế nào sau khi đã biết vị trí đau dạ dày?
Sau khi đã nhận biết vị trí đau dạ dày và chẩn đoán bệnh chính xác, bạn cần phải có giải pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Tránh để lâu khiến bệnh diễn tiến nặng hơn sẽ rất khó kiểm soát.
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày phổ biến, được nhiều người áp dụng, đó là:
1. Dùng thuốc trị đau dạ dày
Có rất nhiều loại thuốc chữa đau dạ dày mang lại tác dụng hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý sử dụng. Dưới đây là những loại thuốc được dùng nhiều nhất hiện nay:
Thuốc đau dạ dày Yumangel
Được gọi tắt là thuốc dạ dày chữ Y, giúp điều trị các triệu chứng của bệnh dạ dày như: Ợ hơi, ợ chua, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,…
Cách sử dụng:
- Trẻ từ 12 tuổi và người uống mỗi lần 1 gói, ngày uống 4 lần/ngày.
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi uống muống mỗi lần 1 gói, ngày 2 lần.
- Uống trước bữa ăn 1 tiếng và trước khi đi ngủ.
Thuốc đau dạ dày Phosphalugel
Được gọi tắt là thuốc dạ dày chữ P, có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày. Từ đó đẩy lùi các tình trạng như: Đầy hơi, ợ chua, các vị trí đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…
Cách sử dụng:
- Trẻ nhỏ có thể uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần nửa gói.
- Người lớn có thể uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 đến 2 gói.
- Có thể uống thuốc trực tiếp hoặc hòa với nước. Sử dụng sau khi ăn khoảng 30 phút – 1 giờ.
Thuốc đau dạ dày Omeprazol
Loại thuốc này có 2 dạng là: Viên nén hoặc hỗn hợp dung dịch. Thuốc có tác dụng trong điều trị các tình trạng như khó tiêu, đầy hơi, viêm loét dạ dày, trào ngược, đau bao tử,…
Cách sử dụng:
- Uống một viên trước bữa ăn khoảng 30 – 40 phút.
- Nên sử dụng trong khoảng 4 – 8 tuần và theo chỉ định của bác sĩ.
2. Sử dụng các bài thuốc dân gian
Nhiều người lo ngại việc sử dụng các loại thuốc tây điều trị đau dạ dày sẽ gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến gan, thận. Vì vậy, bạn có thể tham khảo những bài thuốc đến từ dân gian an toàn và dễ thực hiện sau:
Chữa đau dạ dày bằng nghệ tươi và mật ong
Mật ong và nghệ tươi là 2 dược liệu có công dụng nổi bật trong việc cải thiện từ chính những nguyên nhân đau dạ dày. Hai thảo dược này từ lâu đã được biết đến là có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, làm lành vết loét trên niêm mạc dạ dày và điều tiết lượng axit trong dạ dày.
Cách dùng như sau:
- Cho một ít bột nghệ vào cốc nước ấm, sau đó khuấy đều.
- Tiếp tục cho thêm 1 thìa mật ong và khuấy đều.
- Uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Kiên trì sử dụng bạn sẽ thấy các vị trí đau dạ dày không còn xuất hiện và tình trạng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn cũng cải thiện rõ rệt.
Khắc phục các vị trí đau dạ dày bằng chuối xanh
Theo y học cổ truyền, chuối xanh có khả năng làm giảm tiết dịch vị, tạo thêm các tế bào sản xuất chất nhầy. Đồng thời nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng chuối xanh dạng bột là cách chữa bệnh đau, viêm loét dạ dày hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Chọn quả chuối xanh còn non. Sau đó tước bỏ vỏ ngoài và đem ngâm để loại bỏ nhựa.
- Đem chuối xanh thái thành từng lát mỏng. Sau đó phơi khô và tán thành bột mịn.
- Tiến hành trộn mật ong với bột chuối xanh và nặn thành từng viên nhỏ.
- Sử dụng mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn chính.
- Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên nhai nhỏ viên mật ong và chuối rồi nuốt từ từ.
- Bạn cũng có thể pha mật ong với bột chuối vào nước ấm để uống hằng ngày.
Hướng dẫn cách giảm đau dạ dày tức thì
Dù đau dạ dày ở vị trí nào cũng sẽ gây ra những cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Việc áp dụng các phương pháp điều trị nêu trên cần có sự kiên trì trong thời gian dài và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Vì vậy để cải thiện nhanh các vị trí đau dạ dày, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:
Uống trà gừng
Trong gừng có chứa các chất chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Các hoạt chất này có khả năng làm giảm đau dạ dày, đồng thời thúc đẩy hoạt động của ruột. Từ đó giúp giảm đau, làm dịu các cơn co thắt ở dạ dày.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 10g gừng tươi, sau đó để ráo nước.
- Thái gừng lát mỏng, cho vào ly nước sôi và đậy kín.
- Bạn hãm gừng trong khoảng 15 phút, đến khi thấy nước còn hơi ấm thì dùng để uống.
- Bạn sẽ thấy dễ chịu hơn tại vị trí đau dạ dày.
Chườm nóng
Đây là biện pháp được dùng để giảm giảm đau ở nhiều bệnh lý khác nhau. Sức nóng từ túi chườm có tác dụng tăng cường lưu thông máu, làm giãn các cơ, giúp cải thiện lượng máu đến bụng. Vì vậy mà có tác dụng giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Dùng chai thủy tinh hoặc túi giữ nhiệt và cho nước ấm vào.
- Lăn túi/chai ở vị trí đau dạ dày nhiều lần.
- Bạn cũng có thể nhúng 1 chiếc khăn dày vào nước ấm, vắt ráo nước và chườm lên đúng vị trí đau bao tử.
Massage bụng giảm đau
Việc massage sẽ giúp tăng lưu thông máu đến bụng và đẩy lùi cảm giác đau dạ dày nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bạn đặt hai bàn tay chồng lên nhau, sau đó xoa bụng tại vị trí đau dạ dày theo chiều kim đồng hồ
- Khi xoa bóp bạn nhớ thở bụng thật lâu và ấn lên bụng với lực vừa phải.
- Dùng ngón tay cái ấn nhẹ lên vị trí đau dạ dày và tiếp tục thực hiện nếu thấy dễ chịu hơn.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi đau dạ dày nằm ở vị trí nào trên bụng, cũng như cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả. Sau khi đã biết vị trí đau dạ dày, đừng quên áp dụng những giải pháp kịp thời để có thể kiểm soát tốt căn bệnh này bạn nhé. Hãy tham khảo những bài viết khác trên CHR để có được các thông tin hữu ích về sức khỏe.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!