Viêm cổ tử cung khi mang và cách xử lý hiệu quả

Viêm cổ tử cung khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp. Không ít chị em phụ nữ khi mang bầu bị viêm nhiễm tử cung do sức đề kháng kém, sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố bên trong cơ thể. Bệnh lý này làm xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu, đồng thời còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ và bé nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. 

Tại sao bà bầu bị viêm cổ tử cung?

Viêm cổ tử cung – bệnh phụ khoa thường gặp và có tỷ lệ người mắc bệnh cao. Đây là hiện tượng ống tử cung bị sưng viêm do các vị khuẩn, nấm, ký sinh trùng, trùng roi tấn công gây viêm nhiễm làm xuất hiện hiện tượng đau rát, dịch âm đạo bất thường,…

Viêm cổ tử cung thường gặp ở đối tượng chị em thời kỳ sinh nở, người đã có quan hệ tình dục, đặc biệt là phụ nữ khi mang thai nên còn được gọi với tên viêm cổ tử cung khi mang thai.

Viêm cổ tử cung khi mang thai hình thành chủ yếu do sự rối loạn nội tiết trong thai kỳ
Viêm cổ tử cung khi mang thai hình thành chủ yếu do sự rối loạn nội tiết trong thai kỳ

Các bác sĩ chuyên khoa phụ khoa cho biết, bình thường phụ nữ đã rất dễ bị viêm nhiễm cổ tử cung nếu không chăm sóc “vùng kín” sạch sẽ và đúng cách. Đối với phụ nữ thời khi mang bầu lại càng dễ mắc bệnh hơn đặc biệt là viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu. 

Nguyên nhân viêm cổ tử cung khi mang thai bởi, giai đoạn này phụ nữ có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố bên trong cơ thể. Lượng estrogen tăng cao hơn bình thường gây mất cân bằng từ đó tạo điều kiện để các vi khuẩn, ký sinh trùng, trùng roi, tạp khuẩn tấn công làm viêm nhiễm phụ khoa đặc biệt là cổ tử cung. 

Sự mất cân bằng nội tiết tốt sẽ làm thay đổi nồng độ pH âm đạo theo chiều hướng xấu. Thêm vào đó, thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra nhiều dịch nhờn, tính kiềm cao hơn tạo điều kiện để các vi khuẩn bên ngoài và vi khuẩn có sẵn ở trong âm đạo lây lan ngược dòng lên cổ tử cung gây viêm nhiễm cục bộ. 

Ngoài ra, một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ viêm cổ tử cung khi mang thai như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn dẫn tới các bệnh lây nhiễm làm viêm nhiễm vi khuẩn ở cổ tử cung. 
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ hoặc sai khác khiến vi khuẩn có hại tấn công gây viêm nhiễm. 
  • Thói quen thụt rửa âm hộ, mặc đồ lót ẩm ướt, dùng dung dịch vệ sinh có chất tẩy mạnh làm mất cân bằng pH,….
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, thức khuya nhiều gây rối loạn nội tiết dẫn tới viêm cổ tử cung,…

Dấu hiệu nhận biết viêm cổ tử cung khi mang thai

Cũng giống như các trường hợp bình thường, phụ nữ mang thai bị viêm cổ tử cung sẽ phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí mức độ nặng hơn.

Một số biểu hiện viêm cổ tử cung khi mang thai như:

  • Khí hư bất thường: Sự thay đổi bất thường là một trong những dấu hiệu viêm cổ tử cung thường gặp. Lúc này, bà bầu sẽ thấy có hiện tượng dịch hư khí tiết ra nhiều kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như màu khí hư lạ (màu vàng, xanh, xám, lẫn máu), dịch khí hư loãng hoặc đặc, có mùi hôi tanh khó chịu.
Khí hư bất thường là một dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị viêm cổ tử cung
Khí hư bất thường là một dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị viêm cổ tử cung
  • Vùng kín có cảm giác khó chịu: Do sự viêm nhiễm bởi các vi khuẩn gây hại làm tổn thương bề mặt niêm mạc. Bởi vậy, lúc này người bệnh sẽ thấy có triệu chứng sưng đau, ngứa rát ở vùng âm hộ. Tần suất các cơn ngứa rát này sẽ từ nhẹ tới nặng, thậm chí lan rộng vào bên sâu theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ở một số trường hợp mẹ bầu luôn muốn dùng tay để cọ xát vào, điều này càng khiến tình trạng viêm nhiễm phát triển nghiêm trọng hơn. 
  • Tiểu khó: Các vi khuẩn ở âm đạo, cổ tử cung có thể lay lan sang đường tiết niệu gây ra hiện tượng tiểu rắt, khó tiểu,…

Ngoài ra một số biểu hiện viêm cổ tử cung khi mang thai khác như đau tức ở vùng bụng dưới, xuất huyết âm đạo bất thường, cơ thể mệt mỏi,…

Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt bị viêm cổ tử cung khi mang thai, mẹ bầu càng cần phải chú ý hơn, vì tình trạng này có thể dẫn tới nhiều tác động tiêu cực cho cả mẹ và bé như: 

  • Ảnh hưởng tới sinh hoạt: Tình trạng viêm đau, ngứa rát âm đạo, âm hộ do viêm cổ tử cung khi mang thai gây ra khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Thậm chí, bệnh lý còn khiến những tháng ngày thai nghén của mẹ bầu càng trở nên mệt mỏi, gây mất ngủ, suy giảm sức khỏe. 
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản: Viêm cổ tử cung khi mang thai rất nguy hiểm tới sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ sinh non, viêm nhiễm nước ối, trẻ bị nhẹ cân từ trong bụng mẹ,….
  • Ảnh hưởng tới quá trình chuyển dạ: Tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung khiến cấu trúc và khả năng giãn nở tử cung bị ảnh hưởng. Điều này gây ra hậu quả, mẹ bầu sẽ khó khăn hơn trong quá trình chuyển dạ sinh con. 
  • Ảnh hưởng tới thai nhi: Trong trường hợp mẹ bầu sinh thường qua đường âm đạo, quá trình sinh nở có thể khiến trẻ bị lây vi khuẩn gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị các bệnh về da, đường hô hấp, bệnh về mắt,…

Cách điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai

Viêm cổ tử cung khi mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và bé. Do vậy, chị em phụ nữ nên chủ động điều trị bệnh để bảo vệ sức khỏe chính mình và trẻ nhỏ. 

Điều trị viêm tử cung khi mang thai tại nhà

Sử dụng các biện pháp trị bệnh bằng mẹo dân gian tại nhà là lựa chọn của nhiều mẹ bầu, đặc biệt ở thời kỳ 3 tháng đầu. Bởi giai đoạn này việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. 

  • Sử dụng lá trầu không

Sử dụng lá trầu không trị viêm nhiễm phụ khoa không còn quá xa lạ với nhiều chị em. Đặc biệt, liệu pháp này đảm bảo lành tính, an toàn cho cả phụ nữ mang thai. Khi bị viêm cổ tử cung, các bạn có thể sử dụng trầu không sắc với nước rồi vệ sinh bộ phận sinh dục để giảm triệu chứng bệnh. 

Dùng lá trầu không sắc nước vệ sinh sinh dục giúp giảm tình trạng viêm cổ tử cung khi mang thai
Dùng lá trầu không sắc nước vệ sinh sinh dục giúp giảm tình trạng viêm cổ tử cung khi mang thai
  • Trị viêm cổ tử cung khi mang thai bằng sữa chua

Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong âm đạo, cổ tử cung. Ngoài việc tăng cường ăn sữa chua, mẹ bầu có thể sử dụng sữa chua không đường bôi trực tiếp vào “cô bé” hàng ngày để hỗ trợ trị bệnh. 

  • Điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai bằng chè xanh

Chè xanh chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa. Để cải thiện tình trạng viêm cổ tử cung khi mang thai, chị em sử dụng một nắm chè xanh đun nước rồi xông hơi bộ phận sinh dục khoảng 15 phút, sau đó nước chè nguội thì vệ sinh lại “vùng kín”.

Cách phương pháp trị viêm cổ tử cung khi mang thai theo kinh nghiệm dân gian trên đây dễ áp dụng lại lành tính. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng chứ không hoàn toàn loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. 

Điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai bằng Tây y

Thông thường, việc sử dụng kháng sinh trị viêm cổ tử cung khi mang thai chỉ được chỉ định khi bà bầu đã bước qua tam cá nguyệt thứ nhất để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. 

Sau quá trình thăm khám, tùy vào mức độ nặng nhẹ, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc đặt âm đạo có khả năng diệt khuẩn, nấm tại chỗ từ đó giảm tình trạng viêm nhiễm ở bề mặt tử cung. Ngoài ra, các thuốc này còn có tác dụng tái tạo niêm mạc, cân bằng pH giúp loại bỏ chứng bệnh. 

Người bệnh sử dụng thuốc đặt trị viêm cổ tử cung khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ
Người bệnh sử dụng thuốc đặt trị viêm cổ tử cung khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ
  • Một số thuốc trị nấm, vi khuẩn, thường dùng cho phụ nữ mang thai bị viêm cổ tử cung như Polymyxin B, Neomycin và Nystatin,…
  • Trong trường hợp viêm cổ tử cung khi mang thai do lây nhiễm bệnh tình dục sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng virus như Cefixim, Ofloxacin, Levofloxacin,…

Thuốc trị viêm cổ tử cung thường mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên sử dụng thuốc khi mang thai không đúng liều lượng có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé. Do vậy, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý kê và dùng thuốc. 

Đông y trị viêm cổ tử cung khi mang thai

Sử dụng thuốc Đông y cũng là cách trị viêm cổ tử cung an toàn cho phụ nữ mang thai. Bởi Đông y sử dụng thành phần hoàn toàn từ thảo dược lành tính, đặc biệt, nguyên tắc trị bệnh tác động vào căn nguyên do vậy mang lại hiệu quả tối ưu. 

Theo quan niệm y học phương Đông, viêm cổ tử cung hình thành do hư tổn phần huyết dẫn tới tổn thương các tạng tâm, tỳ, thận, can. Để trị bệnh tận gốc, Đông y sử dụng phép chữa với khả năng bồi dưỡng huyết và các tạng phụ, đồi thời cân bằng khí huyết bên trong cơ thể.

Sử dụng thuốc Đông y trị viêm cổ tử cung hiệu quả
Sử dụng thuốc Đông y trị viêm cổ tử cung hiệu quả

Đồng thời các bài thuốc ngâm rửa Đông y còn giúp tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ, tái tạo niêm mạc và cân bằng pH từ đó giúp phục hồi các tổn thương ở tử cung. 

Một số thảo dược Đông y có tác dụng điều trị bệnh viêm cổ tử cung như:

  • Ích mẫu: Giúp đào thải cặn bã, dịch viêm ra ngoài, làm sạch cổ tử cung. 
  • Xạ đen: Thanh nhiệt, giải độc, giúp tiêu viêm.
  • Trinh nữ hoàng cung: Kháng viêm, tiêu diệt các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh. 
  • Củ mài đắng: Giúp lưu thông khí huyết, ngăn ngừa tình trạng viêm loét tử cung. 
  • Nghệ: Hỗ trợ kháng viêm, tái tạo niêm mạc cổ tử cung bị viêm nhiễm, tổn thương.

Các thảo dược Đông y rất lành tính, tuy nhiên đối với chị em phụ nữ thai nghén cần phải cẩn trọng vì có thể làm ảnh hưởng tới quá trình mang thai. Do vậy, việc sử dụng thuốc Đông y trị viêm cổ tử cung khi mang thai cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ Đông y. 

Chăm sóc, phòng ngừa viêm cổ tử cung khi mang thai

Để ngăn ngừa những ảnh hưởng do viêm cổ tử cung khi mang thai, chị em nên chủ động áp dụng các biện chăm sóc và phòng ngừa bệnh bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học hàng ngày. 

Viêm cổ tử cung khi mang thai nên ăn gì, kiêng gì?

  • Mẹ bầu nên tăng cường ăn rau xanh để cung cấp chất xơ và khoáng chất vừa tốt cho sức khỏe thai nhi, lại hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến hiệu quả. 
  • Sữa chua giúp tăng cường men có lợi, do vậy mẹ bầu nên ăn thường xuyên để giúp phòng ngừa và hỗ trợ viêm phụ khoa, viêm cổ tử cung. 
  • Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, nho,.. giúp tăng cường sức đề kháng nói chúng và giúp bảo vệ cổ tử cung khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm.
  • Mẹ bầu cũng nên tăng cường uống 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để giúp tăng cường quá trình đào thải viêm nhiễm qua đường nước tiểu. 
  • Các thực phẩm có thể khiến tình trạng viêm cổ tử cung nặng hơn, mẹ bầu cần tránh là đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều ngọt, rượu, bia,….
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng giúp phòng ngừa viêm cổ tử cung khi mang thai
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng giúp phòng ngừa viêm cổ tử cung khi mang thai

Sinh hoạt khoa học giúp mẹ bầu phòng tránh viêm cổ tử cung

  • Thường xuyên vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ và đúng cách, lau chùi từ trước ra sau, tránh thực hiện ngược lại có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo.
  • Sau khi vệ sinh xong cần làm sạch bộ phận sinh dục sạch sẽ. 
  • Trong thời điểm bị viêm cổ tử cung, mẹ bầu không nên quan hệ tình dục để tránh khiến tình trạng viêm nhiễm, viêm loét phát triển nặng. 
  • Không thụt rửa âm đạo vì đây là một thói quen xấu khiến vi khuẩn có nhiều cơ hội làm viêm nhiễm sinh dục.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời khi bệnh tiến triển nặng. 

Viêm cổ tử cung khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều phụ nữ thời kỳ thai nghén. Tình trạng này gây không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, nguy hiểm hơn nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi.

Bởi vậy, mẹ bầu không nên chủ quan mà hãy cẩn thận áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Trong trường hợp không may mắc bệnh hãy tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ. 

Tìm hiểu ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *