Viêm họng hạt có lây không? Chuyên gia CHR giải đáp
Viêm họng hạt có lây không? Đây là căn bệnh thường bùng phát vào thời điểm giao mùa hay thời tiết thay đổi thất thường. Vì thế, khá nhiều người đều có chung thắc mắc này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như mọi người xung quanh. Trong bài viết dưới đây, blog CHR sẽ giúp giải đáp vấn đề này. Mời bạn cùng tham khảo.
Giải đáp bệnh viêm họng hạt có lây không?
Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng tiến triển sang giai đoạn mãn tính quá phát. Bệnh xuất hiện khi các tế bào lympho phải hoạt động quá mức, liên tục trong thời gian dài để chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây hại. Từ đó, làm cho các tế bào lympho bị phình to lên và dẫn đến hình thành các loại hạt.
Căn bệnh này liên tục gây ra những cảm giác khó chịu, đau đớn, thậm chí là dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Bên cạnh đó, một trong những vấn đề được không ít người quan tâm chính là viêm họng hạt có lây không. Các chuyên gia của Center For Health Reporting sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Theo bác sĩ Lê Phương – cố vấn chuyên môn trên blog CHR: Viêm họng hạt là căn bệnh hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, cách lây lan của bệnh viêm họng hạt lại có sự khác biệt so với những bệnh lý khác về đường hô hấp.
Do đó, về vấn đề viêm họng hạt có lây không thì câu trả lời là CÓ. Thậm chí, bác sĩ Lê Phương còn cho biết khả năng lây nhiễm của bệnh là vô cùng lớn.
Vì vậy, bạn cần có ý thức tự phòng ngừa khi nghi bị nhiễm hoặc chuẩn bị tiếp xúc gần với những trường hợp bị bệnh để phòng tránh cho bản thân và những người thân, bạn bè, đồng nghiệp xung quanh mình.
Con đường lây lan phổ biến của bệnh viêm họng hạt
Sau khi đã giải đáp được vấn đề viêm họng hạt có lây không, bạn cần biết con đường lây nhiễm chính của bệnh là gì. Từ đó có biện pháp phòng ngừa, hạn chế tình trạng lây lan, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Bệnh viêm họng hạt rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác qua những con đường sau:
Tiếp xúc trực tiếp
- Người bệnh hắt hơi, ho, phát tán vi khuẩn ra bên ngoài môi trường. Những người vô tình hít phải lượng vi khuẩn này sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Nói chuyện cùng người bệnh cũng có nguy cơ tiếp xúc với dịch nhầy, nước bọt bắn ra từ người mắc bệnh.
- Lượng dịch mũi và đờm trong cổ họng của người bệnh thải ra, gây viêm nhiễm cho người khác nếu tình cờ tiếp xúc.
Tiếp xúc gián tiếp
- Các loại vi khuẩn, virus gây bệnh viêm họng hạt tồn tại trong các vật dụng cá nhân của người bệnh. Ví dụ như bàn chải đánh răng, khăn mặt,…
- Những người có thói quen sinh hoạt, ăn uống hay sử dụng những vật dụng cá nhân của người bệnh cũng rất dễ bị viêm họng hạt.
Như vậy nếu bạn không cẩn thận tiếp xúc cùng với người mắc bệnh viêm họng hạt nặng thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Đặc biệt với những người có sức đề kháng yếu, đang có bệnh trong người thì việc bị lây nhiễm là khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, với những trường hợp có sức đề kháng tốt và luôn giữ vệ sinh cho cơ thể, đặc biệt là đường hô hấp, khi bị vi khuẩn xâm nhập ở mức độ nhẹ sẽ có khả năng tự động loại bỏ. Nhìn chung, cách tốt nhất để bạn ngăn ngừa tình trạng lây lan của bệnh là cần có những biện pháp ngăn ngừa cũng như phòng tránh bệnh phù hợp nhất.
Các biện pháp hạn chế lây nhiễm viêm họng hạt
Như vậy, có thể thấy vấn đề viêm họng hạt có lây không còn tùy theo mức độ của bệnh ở giai đoạn nào, cách tiếp xúc, cũng như tình trạng sức khỏe của bạn. Trong phần chia sẻ dưới đây, các chuyên gia sẽ chia sẻ một số biện pháp giúp bạn hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm họng hạt.
1. Đối với người đang bị bệnh viêm họng hạt
Với đối tượng đang bị bệnh viêm họng hạt, để hạn chế tình trạng bệnh trở nặng và lây nhiễm cho những người xung quanh, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Cần điều trị ngay khi có dấu hiệu bệnh: Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm họng hạt điển hình như: Sốt cao đột ngột, ngứa ngáy cổ họng, ho nhiều, đau đầu, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi,… Khi gặp phần lớn những dấu hiệu này, bạn cần lập tức đến bệnh viện để được khám và điều trị bệnh phù hợp.
- Tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị: Việc thực hiện đúng liệu pháp điều trị đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tình trạng bệnh của bạn có khỏi và không để lại biến chứng hay không. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không nên tùy tiện thay đổi hoặc tăng giảm liều lượng dùng thuốc khi chưa nhận được sự cho phép của bác sĩ. Hiện này các phương pháp đốt viêm họng hạt cũng được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên cũng cần chỉ định từ bác sĩ.
- Hạn chế tiếp xúc với người xung quanh: Ý thức bảo vệ cộng đồng và những người thân xung quanh cũng rất quan trọng. Để tránh căn bệnh lây lan nhanh chóng và có diễn biến phức tạp, người bệnh cần giữ khoảng cách an toàn với những người xung quanh mình. Tốt nhất là nên hạn chế tiếp xúc gần hoặc tham gia các buổi tụ họp đông người mà không có những biện pháp bảo hộ y tế theo đúng lời khuyên của bác sĩ
- Không dùng chung vật dụng cá nhân để tránh lây bệnh cho người khác: Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân cũng nên dừng lại khi phát hiện bản thân bị nhiễm bệnh. Bởi vì đây cũng là một trong những con đường lây lan phổ biến của căn bệnh viêm họng hạt. Điển hình như sử dụng chung: khăn mặt, bàn chải, bình nước,…
2. Đối với người khỏe mạnh, không nhiễm bệnh
Không chỉ người đang bị bệnh mới cần quan tâm đến vấn đề viêm họng hạt có lây không, mà ngay cả những người bình thường cũng cần chú ý để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.
- Khi phát hiện người thân, đồng nghiệp hay bất kỳ ai xung quanh có dấu hiệu bị viêm họng, đặc biệt là viêm họng hạt, bạn cần phải giữ khoảng cách và có biện pháp phòng ngừa cho bản thân.
- Dừng các thói quen tiếp xúc gần, sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân với người đang bị bệnh.
Biện pháp phòng tránh bệnh viêm họng hạt
Bên cạnh những biện pháp đã nêu trên dành cho những người đang quan tâm đến vấn đề viêm họng hạt có lây không, dưới đây là một số gợi ý đơn giản và dễ thực hiện hàng ngày để giúp bạn bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
- Cần tự giác giữ sạch răng miệng, để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh viêm họng hạt hiệu quả.
- Thường xuyên rửa tay để tránh lây lan virus cho hệ hô hấp
- Luôn giữ cơ thể ấm khi trời chuyển lạnh, hạn chế nằm dưới quạt mạnh hoặc máy lạnh trong thời gian dài gây khô họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Hạn chế làm việc căng thẳng, dẫn đến cơ thể mệt mỏi kéo dài, stress.
- Luôn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã trả lời được cho câu hỏi viêm họng hạt có lây không, cũng như biết được cách phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh để bảo vệ tốt sức khỏe của bạn thân, tránh tạo thành biến chứng nguy hiểm, hạn chế khả năng lây nhiễm cộng đồng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!