Yếu sinh lý bệnh tiểu đường có đúng hay không? Cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả

Yếu sinh lý bệnh tiểu đường là thắc mắc chung của cả đấng mày râu lẫn phái nữ. Mối quan hệ giữa hai căn bệnh này khiến người mắc không khỏi thắc mắc liệu bệnh tiểu đường có bị yếu sinh lý không? Câu trả lời sẽ được làm rõ qua bài chia sẻ dưới đây.

Bệnh tiểu đường có bị yếu sinh lý không?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một dạng bệnh mãn tính xảy ra do rối loạn chuyển hóa các chất cacbonhydrat, insulin và protein. Tình trạng này có xu hướng khởi phát mạnh mẽ ở người thừa cân, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, lạm dụng rượu bia…

Yếu sinh lý bệnh tiểu đường là hai căn bệnh có liên quan mật thiết tới nhau
Yếu sinh lý bệnh tiểu đường là hai căn bệnh có liên quan mật thiết tới nhau

Cơ thể luôn cần sản sinh một lượng insulin nhất định nhằm chuyển hóa lượng đường mà bạn nạp vào, trở thành các chất mà cơ thể có khả năng hấp thu. Tuy nhiên khi thói quen dinh dưỡng mất cân bằng, tăng sinh lượng đường sẽ dẫn tới rối loạn insulin, từ đó làm cho các chất có trong thực phẩm này không thể biến đổi thành năng lượng, dẫn tới thẩm thấu vào máu.

Yếu sinh lý bệnh tiểu đường chỉ là một trong số rất nhiều biến chứng nguy hiểm của tiểu đường lên cơ thể. Sự ảnh hưởng không chỉ xuất hiện ở sức khỏe sinh lý của phái nam, mà còn tác động tới phái nữ. Đáp án cụ thể cho thắc mắc bệnh tiểu đường có bị yếu sinh lý không sẽ làm rõ mối quan hệ giữa tiểu đường và bệnh yếu sinh lý.

Ảnh hưởng yếu sinh lý bệnh tiểu đường đối với nam giới

Tình trạng yếu sinh lý luôn là nguyên nhân lớn nhất khiến phái nam mất tự tin trong quan hệ với đối phương. Bệnh thường bùng phát khi đàn ông bước vào độ tuổi 38 cho đến 40.  Tuy nhiên ở những đối tượng mắc tiểu đường, con số này thường có xu hướng trẻ hóa. Dưới đây là một số ảnh hưởng của yếu sinh lý bệnh tiểu đường.

Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương là một trong những dạng phổ biến nhất của yếu sinh lý bệnh tiểu đường. Sự gia tăng glucose trong máu sẽ dẫn tới rối loạn chuyển hóa và quá trình sản xuất hormone. Khi đó, thành phần bên trong sẽ làm thay đổi đặc tính của máu, làm máu trở nên đặc hơn, khó lưu thông tới dương vật, tác động tiêu cực tới các dây thần kinh tại bộ phận này.

Yếu sinh lý bệnh tiểu đường gây nhiều tác hại cho cơ thể
Yếu sinh lý bệnh tiểu đường gây nhiều tác hại cho cơ thể

Từ đó làm cho quá trình cương dương gặp nhiều khó khăn. Nam giới thường không kiểm soát được tình trạng “cậu nhỏ” theo ý muốn hoặc thời gian cương dương không thể kéo dài. Điều này sẽ khiến cho nam giới trở nên tự tin và giảm chất lượng “cuộc yêu”. Rối loạn cương dương cũng là tiền đề để tăng nguy cơ vô sinh ở phái mạnh.

Yếu sinh lý bệnh tiểu đường gây rối loạn xuất tinh

Rối loạn xuất tinh hoặc xuất tinh sớm ở nam giới mắc bệnh tiểu đường là hệ quả tất yếu của bệnh yếu sinh lý. Ngoài ra, không ít trường hợp mắc phải tình trạng xuất tinh ngược. Thay vì đi ra ngoài, cơ thể sau khi đạt cực khoái lại khiến các tinh trùng đào thải ngược ở lại bàng quang. Khi đó, dưới sự ảnh hưởng của hàm lượng đường trong máu đã làm tổn thương dây thần kinh, khiến cơ quan hiểu sai tín hiệu, dương vật rối loạn vận hành. Nam giới xuất tinh ngược thường có nguy cơ vô sinh cao hơn.

Giảm sản xuất testosterone

Khi nam giới bước vào độ tuổi dậy thì là khoảng thời gian lượng hormone testosterone gia tăng đột biến. Dẫn tới một số biến đổi trong giọng nói, ngoại hình và diện mạo… Quá trình sản xuất ra hormone được thực hiện theo một chu trình khép kín. Tuyến nội tiết (tuyến yên trên não) sẽ truyền thông tin. Sau khi tuyến thượng thận tiếp nhận sẽ tiến hành sản sinh testosterone.

Giảm hormone do bệnh tiểu đường
Giảm hormone do bệnh tiểu đường

Chính vì vậy, khi bệnh tiểu đường khiến các tuyến nội tiết hoạt động kém hiệu quả làm giảm lượng hormone nam giới. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, giảm số lượng tinh trùng, khó đạt khoái cảm, chất lượng tinh trùng kém…

Cách điều trị yếu sinh lý bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thuộc thể mãn tính, đến nay vẫn cho có phương pháp nào điều trị dứt điểm. Chính vì vậy đòi hỏi nam giới bị yếu sinh lý cần chủ động kết hợp giữa các phương pháp ức chế được chỉ định và duy trì lối sống khoa học. Tùy vào thể bệnh ( tiểu đường type 1, 2) và thể trạng, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp.

Thuốc Tây chữa yếu sinh lý tiểu đường

Các sản phẩm Tây y sẽ được chỉ định dùng trong từng giai đoạn và thể yếu sinh lý bệnh tiểu đường nhất định.

Thuốc Tây chữa bệnh tiểu đường
Thuốc Tây chữa bệnh tiểu đường yếu sinh lý

Thuốc chữa tiểu đường type 1

Bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm insulin và duy trì đồng thời chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Một số sản phẩm được kê kèm theo có thể là Pramlintide, thuốc chống tăng huyết áp, Aspirin, thuốc giảm mỡ máu…

Chữa tiểu đường type 2 cho nam giới yếu sinh lý

Trong phác đồ điều trị tiểu đường type 2, các bác sĩ luôn ưu tiên chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng trong 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, nếu sau thời gian quy định không thu được kết quả tích cực, người bệnh sẽ phải kết hợp với các loại thuốc như nhóm sulfonylurea (kích thích tuyến tụy sản xuất insulin), thuốc tăng sinh tiết insulin tác dụng nhanh, nhóm ức chế enzym Alpha – Glucosidase (ức chế hấp thụ carbohydrate, giảm tăng sinh lượng đường), thuốc đào thải đường qua bài tiết, tiêm insulin…

Chữa yếu sinh lý bệnh tiểu đường tại nhà

Nam giới bị yếu sinh lý có thể áp dụng các giải pháp chữa tiểu đường tại nhà để gia tăng hiệu quả trong quá trình kiêng khem. Các mẹo dân gian hoàn toàn không thể thay thế các loại thuốc đặc trị.

Cách dùng lựu chữa yếu sinh lý bệnh tiểu đường tại nhà
Cách dùng lựu chữa yếu sinh lý bệnh tiểu đường tại nhà

Nước ép lựu chữa yếu sinh lý

  • Lựu bóc vỏ, bóc tác từng hạt hoặc để nguyên chùm
  • Xay nhuyễn với 150ml nước
  • Lọc lấy phần nước cốt, loại bỏ phần hạt cứng
  • Uống trực tiếp và không cho thêm đường

Dưa hấu chữa yếu sinh lý bệnh tiểu đường

  • Chuẩn bị vỏ dưa hấu, vỏ bí xanh mỗi loại 30g
  • Rửa sạch, đun sắc với 500ml nước. Khi thấy thuốc cạn còn ½ thì tắt bếp.
  • Chia đều ngày uống 3 lần

Mướp đắng ức chế bệnh tiểu đường

  • Chuẩn bị ớt ngọt vỏ xanh, dưa chuột, rau cần tây và 1 quả mướp đắng.
  • Rửa sạch, thái nhỏ các nguyên liệu sau đó xay nhuyễn.
  • Tiến hành lọc lấy nước cốt, hòa cùng 350ml nước.
  • Chia đều ngày uống 2 lần.

Bài thuốc chữa tiểu đường yếu sinh lý bằng quả vải

  • Vải phơi khô nhiều nắng, rửa sạch, lọc giữ lấy phần hạt.
  • Sau đó đem đập dập, tán bột mịn.
  • Mỗi lần uống 10g với 400ml nước. Chia đều ngày uống 3 lần.

Bài thuốc Đông y trị yếu sinh lý bệnh tiểu đường

Sử dụng thuốc Đông y có vai trò hỗ trợ điều trị, thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng để quá trình kiêng khem đạt hiệu quả tốt nhất, giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể một cách đều đặn. Người bệnh nên tìm đến các nhà thuốc uy tín để được chẩn mạch, bốc thuốc, tránh nguy cơ “tiền mất, tật mang”.

  • Bài thuốc thứ nhất: Bán hạ, bạch khấu, trạch tả, mễ nhân, nấm lỗ, xích phục linh. Mỗi loại 8g, đem sắc chung với nhau. Đổ khoảng 500ml nước, sau 30 phút kiểm tra lại. Đun cho tới khi nước trong nồi cạn chỉ còn 300ml thì tắt bếp. Uống ngày 2 – 3 lần. Thích hợp dùng cho  người thể thấp nhiệt, béo phì, mệt mỏi, chân tay không có lực…
  • Bài thuốc thứ hai: Sử dụng vỏ dưa hấu, ô mai, câu kỷ tử, phấn thiên hoa rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho thêm 450ml nước đun nhỏ lửa. Khi nước đã sôi được nửa giờ thì tắt bếp. Chia đều ngày uống 2 – 3 lần khi còn ấm.
  • Bài thuốc số ba: Đây là phương pháp dành cho người mắc yếu sinh lý bệnh tiểu đường và có tiền sử huyết áp cao. Dùng lá sake đã ngả vàng, lá rau ngót tươi, lá chè xanh rửa sạch. Đun với 500ml nước cho tới khi thuốc cạn vừa đủ 3 bát. Uống khi còn ấm

Biện pháp phòng ngừa yếu sinh lý bệnh tiểu đường

Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường không chỉ giúp bạn tránh được những biến chứng liên quan tới sức khỏe sinh lý mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ, nâng cao đề kháng.

Cách phòng yếu sinh lý bệnh tiểu đường
Cách phòng yếu sinh lý bệnh tiểu đường
  • Thiết lập thói quen ăn uống đầy đủ, lành mạnh. Tăng cường thu nạp chất xơ từ các loại rau xanh, củ quả và vitamin có trong trái cây.
  • Hạn chế ăn nhiều chất béo và đạm. Thay thế bằng cá biển hoặc các loại hải sản như hàu, tôm, cua tốt cho sinh lý.
  • Luyện tập thể thao phù hợp. Ưu tiên các bộ môn tốt cho sức khỏe sinh lý.
  • Tránh xa các chất kích thích, thuốc lá, đồ uống có cồn vì có nguy cơ giảm chất lượng, số lượng tinh trùng.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ sâu, kéo dài từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để thể lực luôn sung mãn.
  • Giảm lượng đường và hạn chế lượng muối trong các bữa ăn hằng ngày tránh yếu sinh lý bệnh tiểu đường.
  • Tiến hành khám sức khỏe tổng thể định kỳ để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh sinh lý.
  • Nếu phát hiện mắc tiểu đường, trong thời gian đầu của quá trình điều trị và ổn định đường huyết, người bệnh nên hạn chế quan hệ tình dục.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Chủ động thăm khám tại các bệnh viện uy tín khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của sức khỏe sinh sản.

Yếu sinh lý bệnh tiểu đường cùng với những biến chứng nguy hiểm đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa và trở nên phổ biến. Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã có được đáp án thỏa đáng cho câu hỏi bệnh tiểu đường có bị yếu sinh lý không?. Qua đó có đầy đủ kiến thức để nhận diện, phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *