Bé bị chàm cơ địa: Cha mẹ cần làm gì để điều trị và phòng bệnh cho con?

Bé bị chàm cơ địa tuy không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện. Để hiểu rõ hơn về chàm cơ địa, cha mẹ đừng bỏ lỡ bài viết sau.

Tổng quan về chàm cơ địa ở trẻ

Chàm cơ địa là một bệnh mãn tính về da thường gặp ở trẻ. Trẻ từ 1 – 6 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm bệnh, nhưng khi bé bị chàm cơ địa, bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ. Chàm cơ địa thường tái phát liên tục và kéo dài nên ngoài các phương pháp điều trị, cha mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của con để ngăn ngừa bệnh bùng phát.

Nguyên nhân bé bị chàm cơ địa

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bé bị chàm cơ địa. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị chàm cơ địa của bé hiệu quả hơn. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây chàm cơ địa:

Di truyền: Cũng như chàm sữa và các bệnh chàm khác, di truyền cũng là một nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh. Nếu sinh ra trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh thì trẻ có nguy cơ cao mắc chàm cơ địa.

Bé bị chàm cơ địa ở mặt
Bé bị chàm cơ địa ở mặt

Cơ địa: Những trẻ có cơ địa dị ứng và mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng có nguy cơ bị chàm cơ địa cao hơn.

Thường xuyên tiếp xúc với tác nhân dị ứng: Bé có nguy cơ mắc chàm cơ địa cao khi thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, như lông động vật, hóa chất, thực phẩm gây dị ứng…

Thay đổi thời tiết: Thay đổi thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây chàm cơ địa. Trẻ dễ mắc bệnh vào mùa Đông hơn mùa Hè.

Triệu chứng bệnh chàm cơ địa ở trẻ

Chàm cơ địa ở trẻ thường dễ nhận biết thông qua quan sát bằng mắt thường. Nếu trẻ có các dấu hiệu dưới đây thì bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ da liễu vì có thể bé đang bị chàm cơ địa.

Nổi mẩn đỏ trên da

  • Ở giai đoạn đầu, bé bị chàm cơ địa có thể bị nổi mẩn đỏ ở mặt, tay, hoặc chân.
  • Sau đó, những nốt mẩn này lan rộng ra nhiều vùng da khác trên cơ thể.
  • Khi sờ vào vùng da bị bệnh sẽ thấy vùng da đó thô ráp, bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy.

Da khô và bong vảy

  • Sau khi các nổi mẩn đỏ hình thành dày trên da, da phù nề nhẹ, khô lại và bong vảy.
  • Trên bề mặt vùng da bị bệnh có thể xuất hiện những mụn nước li ti.
  • Những mụn nước này có thể bị vỡ ra khi trẻ gãi.

Các triệu chứng chàm cơ địa khác

  • Ngoài các triệu chứng trên da, bé bị chàm cơ địa còn có thể quấy khóc, khó chịu, biếng ăn.
  • Nếu chàm cơ địa xuất hiện tại các khớp, trẻ có thể bị đau nhức cơ, thậm chí mất ngủ.
Bé bị chàm cơ địa có thể thường xuyên quấy khóc
Bé bị chàm cơ địa có thể thường xuyên quấy khóc

Với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể dựa vào yếu tố sau để phân biệt với các bệnh ngoài da khác: Chàm cơ địa ở trẻ sơ sinh thường không xuất hiện ở vùng da quấn tã như hăm tã hay mẩn ngứa thời tiết. Do vậy, cha mẹ cần chú ý đến điều này để nhận biết chính xác chàm cơ địa.

Chàm cơ địa ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm cơ địa thường khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không được điều trị và bé thường xuyên gãi, có thể khiến vùng da mắc bệnh bị nhiễm trùng và gây chàm bội nhiễm.

Dưới đây là những biến chứng thường gặp ở trẻ do chàm bội nhiễm gây ra:

  • Gây ra những vết sẹo nghiêm trọng

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh chàm cơ địa của trẻ có thể tái phát liên tục. Điều này có thể khiến da trẻ bị sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi trẻ lớn lên.

  • Nhiễm trùng

Chàm cơ địa có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu. Khi bệnh bùng phát, trẻ sẽ phải liên tục, càng gãi lại càng ngứa nhiều hơn. Khi đó, da trẻ sẽ bị tổn thương, thậm chí là nhiễm trùng. Thêm vào đó, ngứa ngáy khó chịu sẽ làm trẻ lười ăn, lười ngủ và chậm tăng cân.

  • Đau đầu, đau cơ

Chàm cơ địa nếu xuất hiện ở dây thần kinh, mặt, mắt của trẻ sẽ rất nguy hiểm vì nó có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh khiến trẻ bị đau đầu, đau cơ.

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng

Chàm cơ địa thường xuyên tái phát sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng ở những trẻ có cơ địa dị ứng.

  • Viêm da thần kinh

Đây là tình trạng da bị dày lên và thâm do chàm cơ địa tái phát nhiều lần. Tình trạng này có thể gây ngứa dai dẳng và có mức độ ngứa dữ dội hơn chàm cơ địa.

Khi cha mẹ nghi ngờ con bị viêm da cơ địa thì cần đưa con đến gặp bác sỹ da liễu ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không tự ý dùng thuốc cho con vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

Điều trị bệnh chàm cơ địa trẻ em

Tây y và Đông y là 2 phương pháp thường được các bác sỹ áp dụng khi bé bị chàm cơ địa. Tùy vào tình trạng chàm cơ địa của trẻ mà cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho con.

Điều trị chàm cơ địa theo Tây y

Một số loại thuốc Tây cha mẹ có thể sử dụng để điều trị khi bé bị chàm cơ địa:

  • Nhóm corticoid

Thuốc corticoid giúp giảm ngứa, giảm viêm do chàm cơ địa. Loại corticoid thường được dùng cho trẻ bị chàm cơ địa là hydrocortison 1 – 2,5%. Loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian nhắn, tốt nhất là khoảng 5 – 7 ngày. Khi ngừng dùng thuốc, cha mẹ nên giảm liều từ từ.

  • Thuốc kháng sinh

Bé bị chàm cơ địa thường được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi. Loại thuốc này giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng da ở trẻ.

  • Thuốc kháng histamin

Loại thuốc này có thể giúp giảm ngứa do chàm cơ địa. Thuốc thường được sử dụng khi triệu chứng ngứa ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của trẻ.

Bé bị chàm cơ địa có thể được chỉ định dùng thuốc chống dị ứng
Bé bị chàm cơ địa có thể được chỉ định dùng thuốc chống dị ứng
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Tacrolimus là loại thuốc phổ biến trong nhóm này. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cho con cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sì vì thuốc ức chế miễn dịch tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

  • Thuốc dupilumab

Đây là loại thuốc sinh học mới được FDA cấp phép để điều trị chàm cơ địa ở trẻ em. Thuốc này được sử dụng khi trẻ không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường khác.

  • Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng)

Đây là phương pháp sử dụng tia UVA và UVB để điều trị chàm cơ địa. Các tia UV có tác dụng ức chế tế bào gây viêm và làm giảm tổn thương da hiệu quả.

Phương pháp này được áp dụng cho những bé bị chàm cơ địa không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc thường xuyên tái phát bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như tăng nguy cơ ung thư da, lão hóa da sớm. Do vậy, cha mẹ không nên tự ý áp dụng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sỹ.

  • Dùng băng ướt

Cách này được áp dụng cho những trẻ bị chàm cơ địa nặng. Cách thực hiện phương pháp này là quấn băng ướt xung quanh vùng da bị chàm cơ địa sau khi đã bôi thuốc corticoid.

Sử dụng lá tắm để trị chàm cơ địa cho trẻ

Ngoài Tây y, cha mẹ cũng có thể áp dụng một số loại lá tắm để điều trị chàm cơ địa cho con. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các phương pháp này, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Dùng lá cây để chữa chàm cơ địa cho trẻ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

  • Ưu điểm: Các loại lá cây được dùng khi trẻ bị chàm cơ địa là những loại dễ tìm, lành tính và việc sử dụng phương pháp này thường đơn giản, không tốn thời gian. Người bị chàm cơ địa ở độ tuổi nào cũng có thể áp dụng phương pháp này.
  • Nhược điểm: Tắm lá chỉ nên áp dụng cho những đối tượng bị chàm cơ địa nhẹ hoặc bệnh ở giai đoạn đầu. Với trẻ bị chàm cơ địa nặng, cha mẹ vẫn phải dùng thuốc cho con.

Tắm lá chỉ được xem là biện pháp hỗ trợ chứ không phải là phương pháp điều trị có thể thay thế thuốc. Thêm vào đó, hiệu quả của phương pháp này trong điều trị chàm cơ địa khá chậm vì vậy cha mẹ cần phải kiên trì khi áp dụng cho con.

Dưới đây là một số loại lá thường được dùng để tắm cho trẻ nhằm giảm chàm cơ địa:

  • Lá trầu không

Loại thảo dược này có chứa nhiều chất chống oxy hóa, flavonid, tinh dầu. Tắm lá trầu không sẽ giúp giảm viêm, ngứa ngáy do chàm cơ địa hiệu quả. Đây cũng là phương pháp chữa chàm cơ địa an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được nhiều cha mẹ tin dùng. Cha mẹ có thể dùng một nắm lá trầu không đun sôi với nước, sau đó để nguội và tắm cho trẻ bị chàm cơ địa. Để có hiệu quả, nên tắm bằng nước trầu không mỗi ngày và liên tục trong 1 tuần.

Lá trầu không là thảo dược tốt cho bé bị chàm cơ địa
Lá trầu không là thảo dược tốt cho bé bị chàm cơ địa
  • Lá chè xanh

Chè xanh có chứa nhiều hoạt chất chống viêm và chất chống oxy hóa nên nó thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da cho trẻ. Để giảm chàm cơ địa cho trẻ, cha mẹ có thể dùng lá chè xanh đun với nước đã pha thêm chút muối. Khi nước nguội, cha mẹ có thể cho ra chậu để tắm cho trẻ.

  • Lá ổi non

Lá ổi non có chứa tanin, avicularin, quercetin… những hoạt chất này có thể làm giảm ngứa, giảm viêm do chàm cơ địa. Để giảm chàm cơ địa, bạn có thể rửa sạch một nắm lá ổi non cho vào nồi nước và đun sôi để tinh chất tanin trong lá ổi ra hoàn toàn. Để nước nguội rồi tắm cho trẻ bị chàm cơ địa hàng ngày.

  • Lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ là thảo dược thường được dùng trong các bài thuốc dân gian. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy các hoạt chất trong lá đơn đỏ có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh ngoài da, trong đó có chàm cơ địa. Do vậy, cha mẹ có thể dùng lá đơn đỏ nấu nước tắm cho con 3 – 4 lần/tuần để giảm bệnh.

  • Lá khế

Theo y học cổ truyền, lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Trong khi đó, theo y học hiện đại lá khế có chứa nhiều hoạt chất giúp giảm các bệnh về da như chàm cơ địa, mẩn ngứa… Nên đun lá khế với nước để tắm hàng ngày nhằm giảm chàm cơ địa.

Lưu ý:

Nên lựa chọn các loại lá không bị phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Trước khi tắm cho con, nên kiểm tra nhiệt độ của nước. Không nên nước quá nóng hoặc quá nguội vì sẽ gây nguy hiểm và giảm tác dụng của lá. Với những bé bị chàm cơ địa có vết thương hở thì không nên áp dụng phương pháp tắm lá vì nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Những mẹo giúp trị chàm cơ địa ở trẻ

Ngoài các loại lá tắm, cha mẹ cũng có thể áp dụng những mẹo trị chàm cơ địa hiệu quả dưới đây:

  • Chữa chàm cơ địa bằng dầu dừa

Dầu dừa giúp bổ sung dầu độ ẩm cho da. Ngoài ra acid lauric trong dầu dừa cũng giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn tụ cầu gây nhiễm trùng trên da. Bé bị chàm cơ địa có thể khỏi bệnh nhanh hơn khi sử dụng dầu dừa. Cha mẹ có thể bôi dầu dừa cho con ngay sau khi tắm và massage da nhẹ nhàng để dầu dừa ngấm vào da.

Dầu dừa giúp cung cấp độ ẩm cho da khi bé mắc chàm cơ địa
Dầu dừa giúp cung cấp độ ẩm cho da khi bé mắc chàm cơ địa
  • Chữa chàm cơ địa bằng nghệ

Không chỉ là loại gia vị quen thuộc, nghệ còn giúp cải thiện tình trạng chàm cơ địa hiệu quả. Curcumin trong nghệ đã được các nhà khoa học chứng minh giúp giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Để giảm chàm cơ địa, bạn có thể trộn bột nghệ với mật ong thành hỗn hợp sền sệt sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương. Sau 20 phút nên rửa lại bằng nước sạch. Bạn có thể thực hiện phương pháp này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để giảm chàm cơ địa.

  • Chữa chàm cơ địa bằng tỏi

Theo y học cổ truyền, tỏi có dụng can kinh và can vị nên nó giúp giảm viêm nhiễm hiệu quả. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chỉ ra tỏi có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm và kháng khuẩn. Hoạt chất allicin trong tỏi có thể giúp giảm viêm, giảm ngứa ngáy do viêm da cơ địa gây ra.

Bạn có thể giã nát 3 – 4 tép tỏi, lấy nước cốt và pha với 50ml nước. Lấy nước trên bôi lên vùng da bị chàm cơ địa. Nên áp dụng hàng ngày đến khi triệu chứng chàm cơ địa được cải thiện

Điều trị chàm cơ địa theo Đông y

Theo Tây y, chàm cơ địa bùng phát khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Còn Đông y lại cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh này là do phong hàn xâm nhập vào cơ thể, gây tích tụ độc tố. Những biểu hiện của tình trạng này thường xuất hiện trên da.  Ngoài ra, chàm cơ địa cũng xảy ra khi chức năng gan thận bị suy giảm, ăn nhiều thức ăn có tính hàn, nhiễm giun sán.

Khác với Tây Y, không chỉ tập trung điều trị triệu chứng, Đông y lại tập trung vào căn nguyên gây bệnh. Do vậy, các bài thuốc Đông y thường đem lại hiệu quả lâu dài.

Những ưu điểm khi chữa chàm cơ địa bằng Đông y:

  • Tăng sức đề kháng: Không chỉ giúp chữa chàm cơ địa, các bài thuốc Đông y còn giúp hỗ trợ chức năng gan thận để giúp đào thải độc tố tự nhiên.
  • Ít tác dụng phụ hơn thuốc Tây: Các loại thuốc Đông y thường ít tác dụng phụ hơn thuốc Tây. Do vậy nó có thể được dùng trong thời gian dài.
Tăng cường sức đề kháng giúp phòng chàm cơ địa ở bé
Tăng cường sức đề kháng giúp phòng chàm cơ địa ở bé

Nhược điểm khi điều trị chàm cơ địa bằng Đông y:

  • Điều trị chàm cơ địa bằng Đông y thường không mang lại hiệu quả ngay. Sau khi dùng thuốc 1 – 2 tháng bệnh nhân mới thấy tác dụng của thuốc.
  • Thêm vào đó, các loại thuốc Đông y chỉ giúp giảm chàm cơ địa nhẹ. Khi bệnh chuyển biến nặng, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sỹ để được điều trị bằng Tây Y, hoặc dùng Đông – Tây y kết hợp.

Các bài thuốc Đông y trị chàm cơ địa:

Dưới đây là những bài thuốc chữa chàm cơ địa cho trẻ cha mẹ nên áp dụng:

  • Bài thuốc 1: Bồ công anh 12gr, sài đất, bồ canh mỗi loại 4gr, kim ngân, thương nhĩ tử mỗi loại 10gr. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, sắc lấy nước và uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 2:  Sử dụng đương quy, kinh giới, khổ sâm mỗi loại 10gr. Phòng phong, tri mẫu, thạch cao, ngưu bàng tử mỗi loại 8gr, thuyền thoái 6gr, cam thảo 4gr. Hương truật, sinh địa, bồ công anh, kim ngân hoa, sài đất, rau má, thổ phục linh mỗi loại 12gr. Cho tất cả các thảo dược trên vào ấm, sắc cùng 2 lít nước cho đến khi thuốc còn 2 phần ấm. Nên uống một chén nhỏ sau khi ăn và ngày uống 3 lần.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 16gr 2 loại thảo dược bồ công anh, sài đất. 12gr kim ngân dây, thương nhĩ tử, cam thảo dây. Cho các nguyên liệu trên vào sắc với 600ml. Sắc đến khi còn 2 phần bình thì bỏ bã và lấy nước uống. Nên uống ngày 3 lần và uống sau các bữa ăn chính.

Chăm sóc bé bị chàm cơ địa và cách phòng ngừa

Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa chàm cơ địa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không giống nhau. Do vậy, cha me có thể tham khảo một số thông tin dưới đây để có cách chăm sóc trẻ bị chàm cơ địa đúng.

Chăm sóc trẻ bị chàm cơ địa tại nhà

Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên dễ gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ và hạn chế chàm cơ địa tái phát, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Nếu bé bị chàm cơ địa nặng, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sỹ da liễu để được thăm khám và điều trị.

Cha mẹ nên hạn chế cho con mặc quần áo có chất liệu bằng len, dạ vì chúng có thể gây kích ứng da. Khi thời tiết khô lạnh, cha mẹ nên chú ý giữ ẩm cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để chữa chàm cơ địa cho trẻ sơ sinh. Biện pháp này có thể khiến da trẻ bị kích ứng và gây tổn thương nặng nề hơn.

Khi trẻ bị chàm cơ địa, cha mẹ có thể thực hiện một số cách dưới đây để hạn chế bệnh bùng phát:

  • Chọn sữa tắm dịu nhẹ cho bé: Khi tắm cho con bị chàm cơ địa, cha mẹ nên lựa chọn những loại sữa tắm dịu nhẹ để phù hợp với làn da mỏng manh của bé.
  • Hạn chế ăn các tác nhân gây dị ứng: Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như lông chó mèo, khói bụi, phấn hoa… có thể làm chàm cơ địa bùng phát.
  • Hạn chế không cho bé gãi vào vết thương: Chàm cơ địa có thể khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và khiến bé gãi thường xuyên. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Để giảm ngứa cho trẻ và hạn chế  bé gãi làm xước vết thương thì cha mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày hoặc sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa da.

Cách phòng tránh chàm cơ địa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để phòng chàm cơ địa cho trẻ, cha mẹ nên thực hiện một số cách dưới đây:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ: Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời nếu mẹ đủ sữa. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể giảm nguy cơ bị chàm cơ địa
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể giảm nguy cơ bị chàm cơ địa
  • Giữ môi trường sống của trẻ sạch sẽ: Cha mẹ nên giữ môi trường sống xung quanh của trẻ sạch sẽ. Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, lông động vật hay các tác nhân gây dị ứng khác. Nên sử dụng máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm để không khí trong lành không bị khô.
  • Hạn chế nuôi các loại thú cưng: Các loại vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chuột, chim… có thể là tác nhân gây chàm cơ địa cho trẻ. Do vậy, cha mẹ không nên nuôi chúng hoặc nếu nuôi phải hạn chế không cho trẻ tiếp xúc.

Chàm cơ địa tuy không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nó có thể khiến trẻ khó chịu. Do vậy, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp trên để giúp giảm bệnh cho con. Tuy nhiên, nếu bẻ bị chàm cơ địa nặng, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thông tin bổ ích:

Chuyên khoa
Triệu chứng
Điều trị liên quan
Dinh dưỡng liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *