Bệnh chàm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị chuyên gia khuyên dùng
Là bệnh da liễu khá phổ biến, bệnh chàm da (eczema) tạo ra nỗi ám ảnh cho nhiều người. Không chỉ gây mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, căn bệnh này còn khiến người bệnh mất tự tin trong hoạt động thường ngày. Do đó, việc hiểu rõ các vấn đề của bệnh là rất quan trọng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Bệnh chàm da là gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh?
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam cho biết
bệnh chàm da (eczema) là một dạng viêm da cấp hoặc mãn tính, thường tái phát nhiều lần theo đợt gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy dai dẳng. Khi các tế bào biểu bì da bị khô, sưng đỏ, bắt đầu xuất hiện các mụn nước li ti. Mụn nước này có thể vỡ ra, bong tróc vảy thành từng mảng, nứt, ngứa. Chàm da không chỉ khiến người bệnh bứt dứt trong người mà còn gây cản trở sinh hoạt, làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.
Được nhắc đến từ thế kỷ II TCN với các tên gọi viêm da cơ địa, tổ đỉa,…; bệnh chàm da được giới y khoa nghiên cứu từ rất lâu nhưng đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm.
Theo các chuyên gia da liễu, bệnh chàm da xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Trong đó, các đối tượng dễ mắc bệnh chàm da là:
- Trẻ sơ sinh
- Trẻ em
- Các bà nội chợ
- Người tiếp xúc với hóa chất thường xuyên trong thời gian dài
- Người có cơ địa nhạy cảm hoặc có người cùng huyết thống bị bệnh ngoài da
Các thể bệnh chàm da và hình ảnh nhận biết
Bệnh chàm da có nhiều thể bệnh khác nhau. Người ta dựa vào đặc điểm, dấu hiệu, nguyên nhân, đối tượng mắc bệnh mà phân loại bệnh. Dưới đây là một số thể bệnh chàm da phân theo nguyên nhân gây bệnh.
Chàm tiếp xúc (Contact eczema, contact dermatitis)
Thể bệnh này xuất hiện do người bệnh tiếp xúc liên tục, thường xuyên với các dị nguyên như chất tẩy rửa, xà phòng, nước rửa bát, sữa tắm… Cụ thể, loại bệnh này thường được phân thành 3 loại theo tính chất bệnh gồm:
- Chàm da tiếp xúc dị ứng: Bệnh này xảy ra khi bạn tiếp xúc với tác nhân lạ khiến cơ thể giải phóng các chất gây viêm, kích ứng da.
- Chàm da tiếp xúc ánh sáng: Bệnh lý này hiếm gặp và thường xảy ra phản ứng trên da do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Chàm da tiếp xúc kích ứng: Thể bệnh này thường xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với hóa chất hoặc một vài vật liệu nhất định. Đây là thể bệnh phổ biến nhất.
Chàm thể địa (Atopic dermatitis)
Chàm thể địa còn được gọi là bệnh viêm da cơ địa. Bệnh lý này là thể chàm khởi phát do cơ địa, mang tính di truyền, dễ tái phát.
Theo thông tin đăng tải trên website của Bệnh viện da liễu Trung Ương, hiện nay có khoảng 7 – 20% người Việt bị viêm da cơ địa. Trong đó, có đến 35% bệnh nhân là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 60% bệnh nhi phát bệnh trong năm đầu đời, 30% phát bệnh khi trẻ từ 1 – 5 tuổi, chỉ có 10% phát bệnh khi trẻ từ 6 – 20 tuổi và bệnh hiếm khi xảy ra ở người trưởng thành.
Chàm thể đồng tiền (Nummular Eczema)
Thể chàm này có đặc trưng là các vết chàm có hình tròn giống như đồng tiền. Bạn có thể dễ dàng nhận biết vùng da bị chàm bởi nó có ranh rới rất rõ ràng so với những vùng da không bị bệnh xung quanh.
Bệnh lý này thường gây ngứa dai dẳng và xảy ra phổ biến ở nam giới trong độ tuổi 55 – 65. Các báo cáo cho thấy bệnh hiếm khi xảy ra ở nhóm thanh thiếu niên hay phụ nữ. Mặc dù đây là bệnh mãn tính khó chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh có thể được kiểm soát nếu chữa trị và chăm sóc da đúng cách.
Chàm da dầu (Seborrheic dermatitis)
Thể bệnh chàm da dầu còn gọi là viêm da tiết bã da đầu. Biểu hiện của thể bệnh là da đầu đỏ, nhiều dầu, ngứa và bong vảy.
Các chuyên gia da liễu cho biết, chàm da dầu là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm. Nhưng bệnh thường dai dẳng, khó dứt và ảnh hưởng nhiều tới tính thẩm mỹ của người bệnh. Cơ chế gây bệnh thường do rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn, nấm men (Malassezia), yếu tố miễn dịch và nhiều yếu tố khác. Ngoài da, bệnh lý này cũng có tính di truyền. Nếu gia đình bố hoặc mẹ mắc bệnh này, khả năng con cái bị bệnh cũng cao hơn so với những người bình thường.
Ngoài ra, dựa vào độ tuổi mắc bệnh, người ta còn phân ra các thể bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, bệnh chàm khô ở trẻ em, chàm da ở người lớn.
Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Các bé trong độ tuổi từ 2 tháng tới 2 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn so với các bé khác. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là làn da ửng đỏ, hồng hào. Lâu dầu da bé có thể bị thô ráp, gây ngứa ngáy, khó chịu khiến bé ăn ngủ kém, hay quấy khóc.
Bố mẹ nên phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày:
- Hạn chế sử dụng quần áo dài tay trong thời tiết nóng.
- Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ, tránh để bé gãi vỡ mụn ngứa.
- Tắm nhanh cho bé trong vòng 5 đến 10 phút trong nước ấm khoảng 36 ° C.
- Sử dụng sữa tắm có thành phần tự nhiên, không chứa xà phòng và hóa chất bảo quản, không có hương liệu hóa học.
- Làm khô da sau khi tắm bằng khăn mềm, tránh làm xước da.
- Thoa kem dưỡng ẩm dành cho bé bị chàm da lên toàn thân sau khi tắm.
- Dùng kem hăm tã và nước làm sạch dành riêng cho bé bị chàm da.
Hình ảnh bệnh chàm khô ở trẻ em
Thể bệnh này xuất hiện do sức đề kháng kém, do di truyền, dị ứng thức ăn hoặc do mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Ở điều kiện thời tiết lạnh khô, bệnh chàm khô ở trẻ em có thể phát triển mạnh do da khô, nứt nẻ.
Bố mẹ nên tắm rửa, giữ vệ sinh và thường xuyên dưỡng ẩm toàn thân cho trẻ để phòng bệnh. Ngoài ra, bố mẹ cần để ý, cảnh báo trẻ hạn chế tối đa việc trẻ gãi vùng da chàm làm xước, vỡ mụn, khiến cho tình trạng bệnh phát triển và lây lan khó kiểm soát.
Bệnh chàm da ở người lớn
Ở người lớn, bệnh thường ít được phát hiện sớm do người bệnh dễ nhầm tưởng với các hiện tượng mẩn ngứa, dị ứng thông thường và không để tâm đến.
Chàm da ở người lớn có thể có nhiều thể bệnh. Các thể của bệnh chàm ở người lớn có thể xác định dựa trên mức độ tổn thương da, tiến trình phát triển của bệnh hay dựa vào căn nguyên gây bệnh.
Nguyên nhân chàm da không nên coi thường
Bệnh chàm da chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền và tác động ngoại sinh. Có thể kể đến 5 yếu tố cơ bản, thường gặp, là nguyên nhân gây ra căn bệnh này:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị bệnh da liễu thì khả năng bị bệnh bắt nguồn từ yếu tố di truyền là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì những rối loạn của một số yếu tố trong cơ thể như nội tiết tố, chức năng thần kinh, nội tạng, biến đổi sinh vật… có thể xuất hiện ngay từ khi cơ thể người còn trong bụng mẹ. Vào một thời điểm nào đó trong đời, bệnh sẽ khởi phát mà chúng ta không lường trước được.
- Yếu tố dị nguyên: Nghiên cứu chỉ ra rằng, các dị nguyên được cho là có thể khởi phát bệnh chàm da bao gồm: Thuốc, hóa chất, mỹ phẩm, thực phẩm và một số loại cây cỏ đặc biệt. Quá trình tiếp xúc thường xuyên với dị nguyên khiến cho cơ thể phản ứng thái quá bằng cách tạo ra lớp hàng rào sần sùi, từ đó phát bệnh.
- Bị bệnh chàm da do yếu tố vi sinh: Trong điều kiện bề mặt da sần sùi, nhiều lỗ nhỏ, cùng với khí hậu nóng ẩm, bề mặt da dễ bị các siêu vi, nấm, vi khuẩn xâm nhập.
- Thể trạng kém dẫn đến bệnh chàm da: Hệ miễn dịch yếu là một nguyên nhân làm ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức đề kháng của cơ thể. Khi cơ thể kém miễn dịch, chúng ta dễ bị các yếu tố ngoại sinh tấn công hơn. Do đó, người bệnh dễ bị mắc bệnh hơn, trong đó có bệnh chàm.
- Người bị bệnh mãn tính: Bệnh chàm dễ xảy ra ở người bị các bệnh mãn tính như xơ gan, hen phế quản, viêm thận, viêm tai… Người bệnh cần hết sức lưu ý và phòng ngừa sớm.
Triệu chứng chàm da
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng nhìn chung bệnh chàm da có thể nhận biết dựa trên một số dấu hiệu, triệu chứng cơ bản theo giai đoạn như sau:
- Vùng da tấy đỏ: Khi có hiện tượng phát bệnh, vùng da bị bệnh xuất hiện các mảng màu đỏ, hoặc hồng. Lớp da này hơi sưng và ngứa. Vị trí vết đỏ có thể chỉ ở một nơi, cũng có thể ở nhiều nơi như mặt, tay, chân… Dấu hiệu này thường không rõ rệt, giống với nhiều biểu hiện di ứng thức ăn nên người bệnh thường dễ bỏ qua.
- Xuất hiện mụn nước li ti: Sau vài giờ hoặc vài ngày vết tấy đỏ hiện lên, kèm với hiện tượng sưng, ngứa, mụn nước sẽ lộ ra. Mụn nước nổi lên nhiều, nhỏ li ti và chứa dịch trong suốt, rất ngứa. Các mụn dần kết hợp thành đám nhỏ, đùn lớp này lên lớp khác. Nếu không bị vỡ ra thì mụn nước có thể tự khô rồi bong vảy. Tuy nhiên, người bệnh thường chà xát hoặc gãi ngứa khiến mụn nước vỡ rồi mới khô, tạo nên một lớp màu nâu hoặc vàng trên vùng chàm giống như da rắn. Lúc này, nếu không vệ sinh sạch sẽ, người bệnh rất dễ bị bội nhiễm.
- Da khô nứt nẻ, bong tróc vảy: Sau khi mụn nước vỡ và khô lại, vùng da khô đó bị nứt nẻ, bong tróc mạnh. Khi lớp vảy đã bong hết thì bề mặt da lại trơn, mịn giống như da chết.
- Hình thành tảng da “hằn cổ trâu”: Sau càng nhiều lần tái phát, vùng da bị chàm càng dày lên và có hiện tượng sạm màu hơn so với các vùng da khác, hằn da nổi rõ, bề mặt xù xì. Giai đoạn này được gọi là hằn cổ trâu. Vùng da này mang sẵn mầm bệnh và dễ dàng nổi mẩn đỏ lại bất cứ lúc nào. Quá trình này lặp đi lặp lại theo đợt, càng kéo dài càng dễ gây viêm da mãn tính và chàm ăn vào máu.
Bị bệnh chàm da có lây không? Có nguy hiểm không?
Bệnh chàm da có lây không? Có nguy hiểm không là thắc mắc chung của hầu hết người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua sự giải đáp của chuyên gia bên dưới:
Bệnh chàm da có nguy hiểm không?
Bác sĩ Lê Phương, nguyên Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện YHCT Hà Đông khẳng định rằng, bị bệnh chàm da không gây nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng, nó lại khiến tinh thần của người bệnh bị ảnh hưởng lớn bởi thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, cùng tâm lý tự ti về ngoại hình do da bị mẩn đỏ, thô ráp.
Người mắc bệnh chàm thường bị chi phối bởi cảm giác ngứa, vì ngứa mà gãi, vì gãi mà các mụn đỏ vỡ ra, lan rộng. Và như thế, càng gãi bệnh càng phát triển. Chính vì vậy, khi bị bệnh chàm, người bệnh cảm thấy khổ sở, mệt mỏi, không thể thoải mái sinh hoạt, làm việc, học tập như bình thường.
Do những nỗi ám ảnh về tinh thần, chàm da chính là thủ phạm gián tiếp khiến người bệnh rơi vào xu hướng sống hướng nội, không muốn tiếp xúc, giao lưu với người ngoài.
Ngoài ra, với vòng tuần hoàn “ngứa – gãi – tái phát bệnh”, vùng da của người bệnh cứ thế ngày càng bị tổn thương, dẫn đến viêm da mãn tính. Tình trạng này càng kéo dài thì biểu bì da càng bị viêm nhiễm nặng, để lại sẹo. Những vết sẹo lan rộng, lỗ chỗ rất mất thẩm mỹ khiến người bệnh đã tự ti lại càng mất tự tin hơn.
Đặc biệt, theo các chuyên gia da liễu hàng đầu cho biết, bệnh chàm da hoàn toàn có thể ăn nhiễm vào máu nếu kéo dài. Khi bị ăn nhiễm vào máu, việc chữa bệnh trở nên kéo dài và khó khăn hơn, khiến người bệnh mất niềm tin, động lực chữa trị.
Có hai kiểu chàm da ăn vào máu:
- Trường hợp 1: Khi thấy hiện tượng nốt chàm da phát triển mạnh và tái phát liên tục, kéo dài tại một vị trí duy nhất, cứ chữa trị là hết nhưng nếu uống rượu bia hoặc ăn hải sản là bị lại ngay hôm sau thì rất có thể bạn đã bị chàm ăn vào máu.
- Trường hợp 2: Vùng da bị chàm không cố định. Chẳng hạn, bạn vừa chữa khỏi ở tay, vết chàm lại hiện lên ở mặt. Sau khi chữa khỏi ở mặt, chàm da lại tái phát ra háng… Chàm da ăn vào máu, gây viêm da tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và mọi sinh hoạt đời thường.
Bệnh chàm da có lây không?
Câu trả lời là không. Tuy nhiên, ở một số gia đình thường có hiện tượng khi vào hè, người mẹ mắc bệnh một thời gian, sau đó con cũng bị bệnh, hoặc các thành viên khác trong gia đình cùng bị bệnh. Do đó, nhiều người lầm tưởng rằng chàm da là bệnh có khả năng truyền nhiễm. Thực ra, di truyền mới là một trong những yếu tố gây nên bệnh chàm da ở nhiều người trong cùng một huyết thống.
Một số nghiên cứu y khoa cho rằng, chàm da phần lớn là bệnh do cơ địa từng người. Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, xi măng… cũng dễ mắc bệnh. Chàm da không gây nên bởi vi khuẩn hay virus truyền nhiễm nào.
Tuy bệnh chàm không lây từ người sang người nhưng lại tự lây lan và phát triển mạnh trên cơ thể người bệnh. Vì vậy, khi bị chàm da, nếu không biết cách bảo vệ và chăm sóc đúng cách, vùng da bị chàm rất dễ gặp phải tình trạng bội nhiễm vi khuẩn. Bội nhiễm khuẩn làm cho bệnh có sức phát triển mạnh hơn nhiều lần, gia tăng sức lây lan sang các vùng da khỏe mạnh. Do đó, người bệnh càng bị phiền toái, mệt mỏi, sa sút tinh thần và dễ cáu giận, nổi nóng, mất kiểm soát.
Người bị chàm da nên ăn gì? Kiêng gì tốt nhất?
Người bị bệnh chàm da cần kết hợp việc chữa trị với chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp các triệu chứng bệnh thuyên giảm hoặc không bùng phát nghiêm trọng hơn.
Bị chàm da nên kiêng gì?
Có nhiều thực phẩm mà người bị bệnh chàm da nên kiêng, cụ thể bạn đọc có thể tham khảo như sau:
- Khi bị bệnh chàm da, người bệnh nên kiêng các chất gây kích ứng, các histamin tự nhiên, đồ ăn tanh, sống, lạnh như tôm, cua, cá…
- Người bệnh cũng không nên ăn nhiều tinh bột và đường. Vì điều kiện môi trường nhiều chất ngọt rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, nó cũng làm bít lỗ chân lông, gia tăng tình trạng ngứa ngáy.
- Không nên sử dụng nhiều chất béo gây rối loạn chuyển hóa, làm độc tố tích tụ dưới da, tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
- Ngoài ra, các đồ uống như rượu, bia, nước ngọt có ga có thể làm giảm khả năng thải độc của cơ thể cũng không nên sử dụng.
Bị bệnh chàm da nên ăn gì?
- Một số loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt, nho, táo, đu đủ, lê, đậu nành, lúa mạch không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng nhóm thực phẩm này có tác dụng thúc đẩy tái tạo mô, phục hồi da bị tổn thương.
- Các thức ăn như dầu cá, dầu hạt lanh, dầu anh thảo là những thực phẩm chứa chất chống viêm hiệu quả mà không đem lại tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng.
- Cải bắp, măng tây, súp lơ xanh, xà lách… có tác dụng làm sạch ruột, giải độc gan, giúp thanh lọc cơ thể từ bên trong. Nhóm thực phẩm này rất tốt cho những người bệnh chàm.
- Ngoài ra, các yếu tố vi lượng, đặc biệt là kẽm rất cần được bổ sung cho người bệnh chàm. Bởi vì khi thiếu hụt kẽm, cơ thể bị giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh ngoài da. Bạn có thể bổ sung kẽm từ thịt bò, thịt lợn, trứng, hạnh nhân, cacao…
Những cách chữa bệnh chàm da phổ biến nhất hiện nay
Bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh, trẻ em hay người lớn đều có thể chữa bằng thuốc Tây, thuốc Đông y hay bằng các mẹo vặt dân gian.
Cách chữa tại nhà bằng mẹo dân gian
Trong dân gian, rất nhiều người truyền tai nhau những bài thuốc chữa bệnh chàm da hiệu quả. Dưới đây, xin kể ra một số cách chữa bệnh chàm được nhiều người tin dùng bậc nhất.
Chữa bệnh chàm bằng lá ổi
Dùng lá ổi tươi, rửa sạch, vò nát, bỏ vào nồi. Sau đó cho khoảng 200ml nước lọc vào, đun sôi trong khoảng 10 phút. Chắt lấy nước ra bát, để nguội tự nhiên. Sau khi nước bớt nóng, dùng khăn bông sạch thấm nhẹ lên vùng da bị chàm. Thoa đều tay, nhẹ nhàng từ 10 đến 15 phút. Vùng da bệnh sẽ giảm đỏ và ngứa nhanh chóng. Bạn cũng có thể áp dụng tương tự với nguyên liệu từ lá trà xanh hay lá trầu không.
Cách điều trị bệnh chàm da bằng dầu dừa
Dầu dừa có khả năng làm ẩm da, rất thích hợp với bệnh chàm khô ở giai đoạn bong tróc vảy. Khi trẻ bị chàm khô, đến giai đoạn bong vảy, bố mẹ dùng một lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên vùng da bong tróc rồi massage nhẹ nhàng trong 5 phút rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh, hiện tượng bong vảy sẽ giảm đáng kể.
Các mẹo dân gian chữa bệnh chàm mang lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh chưa phát triển nặng. Ngoài ra, cần kết hợp việc vệ sinh sạch sẽ và ăn uống khoa học. Khi sử dụng phương pháp dân gian từ 5 đến 7 ngày mà tình trạng bệnh không thuyên giảm thì nên lựa chọn phương pháp chữa bệnh khác.
Chữa chàm da bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm các biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, cách chữa trị bệnh chàm da bằng thuốc Tây có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn nội tiết, phù nề… Bạn nên sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay, trên thị trường có các loại thuốc chứa corticoid có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả. Các thuốc giảm ngứa là thuốc kháng histamin như Loratadin, Chlorpheniramine… Dung dịch bôi Jarish, vioform có tác dụng làm săn vùng da tổn thương. Để cải thiện tình trạng khô da, nứt nẻ và bong vảy, có thể dùng thuốc có thành phần chủ yếu là glycerin, parafin, acid salicylic…
Chữa chàm da bằng Đông y
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, chữa chàm da bằng Đông y là cách đơn giản, lành tính, được nhiều người áp dụng. Dưới đây là một số thuốc Đông y chữa bệnh chàm nhiều người đã sử dụng hiệu nghiệm.
Dùng nhục đậu khấu chữa chàm da
Hạt nhục đậu khấu có tác dụng giảm viêm nhiễm và chống viêm do chàm rất tốt. Cách thực hiện chữa bệnh chàm bằng nhục đậu khấu như sau:
- Bạn cần chuẩn bị 1 thìa hạt nhục đậu khấu, 1 thìa bột quế, 1 thìa mật ong.
- Trộn đều các nguyên liệu với nhau để được hỗn hợp sền sệt
- Đắp lên vùng da bệnh khoảng 30 phút.
- Cuối cùng rửa sạch vùng da bệnh.
Bạn cũng có thể thay thế mật ong và bột quế bằng dầu ô liu và tiến hành tương tự. Cách chữa chàm da bằng hạt nhục đậu khấu nên thực hiện thường xuyên trong thời gian dài để có hiệu quả cao.
Sử dụng tinh dầu hoa cúc chữa bệnh chàm
- Bỏ 1 thìa tinh dầu hoa cúc ngâm trong nước sôi.
- 15 phút sau, bạn cho thêm 1 miếng vải sạch vào ngâm cùng.
- Sau đó lấy miếng vải ra và đắp lên cùng da bệnh từ 10 đến 15 phút.
- Cuối cùng rửa sạch lại bằng nước.
- Lặp lại nhiều lần trong thời gian dài cho đến khi bệnh được chữa khỏi.
Cách phòng tránh bệnh chàm da
Cách tốt nhất để tránh khỏi bệnh chàm là phòng bệnh từ sớm. Để phòng bệnh chàm bạn nên thực hiện 4 điều thiết yếu sau:
- Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên: Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn chắc hẳn phải sử dụng xà phòng, sữa tắm, nước rửa bát… Những thứ này đều là dị nguyên mang tính “xúc tác” làm cho bệnh chàm da có điều kiện bùng phát và phát triển. Hãy đảm bảo cơ thể bạn được làm sạch tối đa các hóa chất này và không sử dụng liên tục trong thời gian dài.
- Uống nhiều nước: Với khoảng 2 lít nước mỗi ngày, độc tố trên biểu bì da của người bệnh không còn lắng đọng lại. Đây chính là cách để bạn thanh lọc cơ thể đơn giản nhất. Tuy nhiên, hãy nhớ “nói không” với nước ngọt có ga, bia, rượu, cà phê để tránh bệnh bùng phát.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Các yếu tố ngoại sinh như bụi bẩn, cùng với mồ hôi tạo nên môi trường thuận lợi cho vi sinh phát triển, gây ra bệnh chàm. Để bệnh không có cơ hội xuất hiện, hãy vệ sinh hàng ngày sạch sẽ, nhất là vùng da bị tổn thương. Bạn có thể tắm bằng dược liệu tự nhiên như trầu không, trà xanh… cũng rất tốt. Hãy nhớ đừng chà mạnh hoặc tắm nước quá nóng gây tổn thương da.
- Thực hiện chế độ ăn khoa học: Người bệnh chàm cần lưu ý sử dụng các món ăn thanh đạm, hạn chế các món ăn cay nóng, dễ dị ứng.
Hiểu được những vấn đề về nguyên nhân, các triệu chứng, cách phân biệt, phân loại, các phương pháp hỗ trợ điều trị và cách phòng ngừa bệnh chàm da trên đây là bạn đã có được một cẩm nang hoàn hảo để tránh xa nguy cơ bị chi phối bởi bệnh chàm.
Bé nhà em năm nay 7 tuổi, mấy hôm nay ở mu bàn tay và cánh tay của bé có các mảng da khô, đỏ, sần sùi, có mụn nước liti,có chỗ bong tróc cả ra, bé luôn kêu ngứa ngáy và gãi nhiều khiến mụn nước vỡ ra, lan ra cả mấy chỗ khác, chỗ bị vỡ đấy sau có màu nâu và khô lại. Em cũng ra hiệu thuốc mua thuốc về bôi cho bé 2 hôm nay rồi nhưng thấy bé vẫn kêu ngứa và không ngừng gãi. Mọi người cho em hỏi như thế có phải bé bị chàm da không và chữa bằng thuốc gì để khỏi được ạ?
Chắc chắn bé nhà chị bị chàm da rồi đấy ạ, chị thử bôi thuốc gentrison cho bé xem, em trước bôi cũng thấy hết ngứa. Trẻ con bị thế nó không chịu được sẽ gãi nhiều, mà càng gãi nhiều càng dễ bị lan rộng ra chỗ khác nữa, càng khổ nữa.
Này bị chàm da chắc luôn. Nhưng tôi khuyên chị luôn là không nên dùng thuốc tây nhé. Thuốc tây chỉ hỗ trợ giảm ngứa nhanh, khỏi nhanh nhưng bệnh sẽ nhanh chóng bị trở lại, còn nếu bôi thuốc có nhiều chất corticoid thì sẽ làm mỏng da, teo da còn nguy hiểm hơn đấy. Chị kiếm các loại lá như lá chè xanh hoặc lá trầu không về tắm cho cháu trước cho giảm ngứa đi, rồi chị kiếm thêm dầu dừa bôi đều vào vùng da khô đó cho đỡ bị tróc và còn kháng khuẩn nữa
Trước em cũng bị chàm ở mông, em có bôi thuốc nhưng không nhớ tên thuốc lắm, hình như là demoveta sao ấy. Bôi vào 1, 2 hôm cũng thấy khỏi ngứa rồi nhưng mà nó vẫn bị lại liên tục, tháng bị cứ phải 2, 3 lần nổi lên. Giờ còn không mặc được quần jean với quần bó, chán lắm, em cũng chưa biết phải làm sao để chữa đây, hiuhiu
Mọi người ơi, mọi người thử chuyển sang dùng thuốc đông y chữa đi ạ, em đang dùng thuốc đông y của bên trung tâm da liễu đông y đây. Bên này bài thuốc đông y gồm uống – ngâm rửa- bôi, em dùng được hơn 1 tháng nay thấy các triệu chứng mẩn ngứa, khô rát , khó chịu giảm dần rồi, các vùng da bị viêm đang bắt đầu được se khít lại rồi. Vì là thuốc đông y nên tác dụng từ từ chứ không nhanh như thuốc tây, nhưng nó an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ gì nên sẽ hợp dùng với trẻ con đấy ạ
Bị chàm da này khổ lắm. Mình trước có một thời gian dài bị chàm da dầu, lúc nào cũng trong tình trạng da đầu đỏ, nhiều dầu, ngứa và bong vảy,. Thực sự là thời gian đó như tự kỉ vậy, ngoài việc đi học ra không dám đi đến đâu, chỉ ở nhà, đầu lúc nào cũng phải đội mũ để che đi, sợ bị người khác nhìn thấy lắm. Uống thuốc tây nhiều cũng không khỏi hẳn mà ngược lại còn bị tác dụng phụ khiến mặt với lưng còn bị nổi mụn nữa. Mình lên mạng tìm các cách chữa chàm thì thấy có 1 bài viết về bài thuốc an bì thang của trung tâm da liễu đông y chữa hiệu quả bệnh chàm da này. Thế là mình liên hệ và tìm đến trung tâm để khám, đến đây bác sĩ thăm khám, xem xét tỉ mỉ vùng da bị chàm rồi kê đơn thuốc cho mình, thuốc gồm uống, bôi và ngâm rửa, lúc nhìn đơn thuốc mình đã thấy bài thuốc này hay hơn các chỗ khác rồi vì chỗ khác chỉ uống hoặc chỉ bôi nên không chữa khỏi hẳn được, bác sĩ bảo kiểu bệnh này cần tác động từ bên trong ra bên ngoài, phải chữa từ căn nguyên của bệnh đến cả biểu hiện, triệu chứng của bệnh thì hiệu quả mới cao và lâu dài được. Mình nghe thế là hoàn toàn yên tâm vào bài thuốc và bắt đầu liệu trình chữa trị. Mình dùng thuốc 5 ngày đầu thì thấy ngứa hơn, da đỏ hơn, nhưng mình đã được bác sĩ dặn trước nếu gặp tình trạng này là tình trạng công thuốc, thuốc đang bắt đầu ngấm vào và đào thải độc tố ra ngoài nên cũng không có lo lắng gì; mình uống tiếp sau 1 tuần nữa thì các triệu chứng ngứa bắt đầu giảm dần, sau 1 tháng thuốc thì đã giảm hẳn tình trạng dầu trên tóc, mẩn đỏ và khó chịu rồi. Đến tháng thuốc thứ 2 thì vùng da tổn thường bắt đầu được làm lành, se khít và cũng cảm thấy đầu không còn quá bết dính. Cứ như vậy mình dùng 4 tháng thuốc thì da đầu trở về bình thường, còn có cảm giác được tái tạo da vậy, sạch sẽ và nhẹ đầu hẳn. Từ đó đến nay cũng gần 1 năm rồi mình chưa bị tái phát lại lần nào cả, và cũng từ đó mình hoàn toàn tự tin đi ra ngoài mà không cần kè kè cái mũ trên đầu. Nhưng mọi người cũng cần chú ý khi chữa khỏi xong cũng vẫn nên kiêng khem và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ nhá, vì bệnh này rất dễ bị lại nếu gặp đúng tác nhân gây bệnh đấy.
Linh ơi, thuốc ở đây có đắt lắm không bạn?
giá thuốc thì sẽ tùy vào tình trạng bệnh của bạn để bác sĩ kê đơn, liều lượng thuốc cũng khác nên giá thuốc cũng không cố định được đâu và còn phải phụ thuộc cả vào liệu trình chữa bệnh của bạn nữa, cái này phải do bác sĩ thăm khám xong rồi mới rõ được bạn ạ
@Linh Ngố, Bác sĩ ở đây có mát tay lắm không? Chứ mình cũng qua mấy chỗ cũng chữa bằng thuốc đông y, thuốc nam, bắc gì cứ luẩn quẩn mãi rồi mà có khỏi hẳn cho đâu.
Các bác sĩ ở đây đều có trình độ chuyên môn cao và cũng có thâm niên trong nghề rồi nên độ mát tay thì khỏi bàn đi. Với lại thuốc ở trung tâm này do các bác sĩ có chuyên môn nghiên cứu điều chế ra thành 1 bài thuốc có tác động từ nhiều phía giúp chữa từ tận căn nguyên của bệnh nên hiệu quả cao, thế mới có nhiều người dùng và truyền tai nhau đến đây chữa vậy chứ.
Ở đây họ có làm việc vào cuối tuần hay ngoài giờ hành chính không nhỉ, ngày thường khó đi quá vì khó xin nghỉ việc được???
Tớ cũng mới đọc được bài viết chia sẻ về hiệu quả của bài thuốc an bì thang của trung tâm da liễu đông y chữa bệnh chàm da, thấy mọi người bình luận nhiều lắm, chắc thuốc tốt lắm. Tớ để lại link bài viết lại đây, ai muốn biết thêm về hiệu quả của thuốc thì có thể vào đọc nhá https://www.trungtamdalieudongy.com/hieu-qua-bai-thuoc-chua-cham-an-bi-thang.html
Chị Thoa ơi, trung tâm này làm việc tất cả các ngày trong tuần đấy ạ, còn nếu muốn khám ngoài giờ hành chính thì chị phải liên hệ đặt lịch hẹn trước.
Trung tâm này có gửi thuốc đi xa không, tôi muốn mua gửi cho em gái, nó cũng bị chàm da lâu lắm rồi?
Trung tâm có gửi thuốc đi xa đó anh Chung, nhưng bác sĩ phải tư vấn và xem tình trạng da của người bệnh như thế nào mới kê đơn thuốc chính xác được thì anh nên chat online với bác sĩ bên đó trước xem sao.
Mình ở quê sẵn lá ổi nên mỗi lần thấy ngứa phát là đun nước lá ổi tắm liền, rồi sắc cả cây kim ngân để uống nữa, dùng 1 tuần liên tục là khỏi.
Chắc bạn mới bị và có đề phòng nên còn chữa được vậy chứ bị mãn tính rồi thì cách này không ăn thua đâu.
Đúng đấy, cách này chẳng ăn thua gì đâu, chỉ giảm ngứa tức thì được thôi. Hết ngứa nhưng da vẫn còn sần sùi ấy và còn bị tái phát lại nhanh nữa, nói chung không chữa hết hẳn được.
Bệnh này nói chữa khỏi hẳn thì khó lắm, nhất là nếu đã ăn vào máu, thành mãn tính rồi thì không có cách nào có thể chữa khỏi hẳn được đâu, chỉ có thuốc nào tốt thì cho hiệu quả lâu dài, hạn chế sự tái phát lâu nhất có thể thôi.
Tôi cũng bị chàm da này, tìm hiểu thì biết bệnh gần như có thể tái phát liên tục, nên cả năm nay ngày nào tôi cũng tắm bằng lá, lúc lá khế, lúc lá trầu không, lúc lá chè xanh, nói chung là kiếm đủ các loại lá về phơi khô cất để tắm mỗi ngày. Còn phơi cả cây kim ngân để nấu nước uống thay nước trắng hàng ngày. Giờ là xác định sống như thế cả đời để tránh việc bị chàm da phát lại và cũng tránh được cả các bệnh về da liễu nữa.
Gia đình em có cả mẹ và em gái đều bị chàm da, uống thuốc tây mãi mà vẫn thường xuyên bị đi bị lại thôi, mà có đợt em gái em uống thuốc tây xong còn bị phù nề mặt nữa ấy, sợ lắm. Từ đó không dám uống thuốc tây nữa mà chuyển qua mấy cách dân gian như tắm nước lá, trộn hạt nhục đậu khấu với dầu ô liu ăn để chống trọi với bệnh vậy chứ không khỏi hẳn được.
Em Qúy ơi, bảo mẹ và em gái chuyển qua dùng bài thuốc đông y của trung tâm da liễu đông y ấy, hiệu quả lắm đấy. Thuốc đông y cũng mát, không có tác dụng phụ, uống lâu dài không ảnh hưởng gì đâu. Trung tâm này cũng nổi tiếng lắm, nhiều người chữa ở đây xong đều đánh giá cao về bài thuốc đấy. Chị vì thế nên cũng mới đặt 1 tháng thuốc về cho em gái chị dùng xong, Trên trang website của trung tâm cũng có viết cụ thê về bệnh và cách chữa trị bệnh chàm da này đấy, anh để link bài viết ở đây cho em và mọi người đọc tham khảo thêm nhé https://www.trungtamdalieudongy.com/benh-cham-da.html
Công nhận trung tâm này nổi tiếng thật, ở quê mình bây giờ cũng nhiều người biết đến trung tâm phết đấy. Cứ nhắc đến chữa các bệnh về da là mọi người đều giới thiệu nhau ra trung tâm da liễu đông y ở Hà Nội chữa. Ai cũng bảo thuốc đông y ở đây dạng cao dễ uống, chả cần đun sắc gì cả. Thuốc bôi cũng là dạng cao bôi làm da dễ chịu hơn hẳn.
Hình như bên trung tâm ấy mới có thêm cả lọ xịt viêm da nữa hay sao ấy, hôm rồi thấy con bạn cùng phòng cũng mua thuốc bên ấy về, thấy nó cầm lọ xịt xịt vào chỗ vùng da bị viêm có mụn nước li ti ấy, nó bảo để thẩm thấu vào sâu da hơn. và giúp kháng khuẩn nữa.
Bệnh này cũng khó chữa lắm. Trước đây tôi làm nghề rửa bát cho các nhà hàng, phải tiếp xúc liên tục với nước rửa bát dẫn đến bị chàm da ở tay với chân, gãi nhiều các mụn nước vỡ ra lại lan ra chỗ vùng da khác, ngứa ngáy, bong tróc da khó chịu lắm. Phải uống thuốc nam 5 – 6 tháng trời mới khỏi được đấy. Và từ đấy cũng không dám tiếp xúc với xà phòng, hóa chất gì cả, toàn phải đi bao tay hoặc đi ủng cho an toàn, tắm cũng tắm nước trắng hoặc nước lá thôi chứ không dám dùng xà bông luôn, sợ lắm.
Đúng đấy, mẹ em cũng bị chàm xong giờ nhìn thấy chất tẩy rửa là khiếp, không dám động vào luôn.
Biết được nguyên nhân thì còn phòng tránh được, chứ như tôi đây cả nhà không ai từng bị viêm da, bản thân cũng không phải tiếp xúc nhiều hóa chất, thế mà cũng bị chàm da mới sợ chứ.
@Mỹ Quỳnh GT có thể do hệ miễn dịch của chị kém nên mới dễ bị bệnh, chị đi khám kỹ càng lại xem sao
Bệnh chàm này có nhiều nguyên nhân lắm, có những nguyên nhân chỉ khi đi khám, bác sĩ mới giải thích được cho mình hiểu chứ nhiều khi đúng là không biết tại sao minh mắc bệnh thật.
Cái nguyên nhân do di truyền kia mới khổ kìa, bệnh đến thì ngậm ngùi mà chữa thôi, muốn tránh mà không tránh được ấy.