Lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không là lo lắng của không ít phụ nữ khi mắc bệnh lý phụ khoa này. Trong một số các trường hợp, nếu không được điều trị sớm, nguy cơ sinh non hay thậm chí là sảy thai có thể xảy ra. Cùng tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau để giải đáp thắc mắc trên.

Lạc nội mạc tử cung có thể mang thai không?

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng những mô tế bào thuộc lớp nội mạc của dạ con phát triển bất thường bên ngoài tử cung, ví dụ như thành bụng, buồng trứng, ống dẫn trứng,… Bệnh có thể gây ra một số các triệu chứng như đau bụng kinh dữ dội, ra nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt, chóng mặt, mệt mỏi,…

Bên cạnh những ảnh hưởng về sức khỏe, nhiều phụ nữ còn lo lắng không biết liệu rằng lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không? Theo các bác sĩ, tình trạng này có thể khiến tỷ lệ mang thai của người bệnh giảm sút, thậm chí là vô sinh nếu nó xảy ra ở buồng và vòi trứng. 

Lạc nội mạc tử cung khiến khả năng mang thai giảm sút
Lạc nội mạc tử cung khiến khả năng mang thai giảm sút

Các mô tế bào đi lạc khi phát triển tại buồng trứng hay ống dẫn trứng có khả năng làm hỏng trứng hoặc tinh trùng, khiến cho trứng sau khi thụ tinh không thể đi đến dạ con đề thành phôi.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chị em không thể mang thai. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm, khả năng mang thai sau này của vẫn còn. Thậm chí trong một số trường hợp đặc thù, các bác sĩ có thể tư vấn sử dụng biện pháp thụ tinh ống nghiệm.

Lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Vì bệnh phát triển chủ yếu ở khu vực vùng bụng dưới, nơi có các cơ quan sinh sản quan trọng nhất, thế nên việc ảnh hưởng đến thai nhi hoàn toàn có thể xảy ra.

Tăng nguy cơ sảy thai

Rất nhiều nghiên cứu khoa học và báo cáo y tế đã chỉ ra rằng tỷ lệ sảy thai ở những phụ nữ mắc bệnh này cao hơn hẳn so với người bình thường. Ngay cả với những trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ, tỷ lệ vẫn không giảm đi. Cũng theo một thống kê năm 2019, khả năng sảy thai của người lạc nội mạc tử cung lên đến trên 39%.

Các triệu chứng của bệnh thường được cảm nhận rõ nhất với các mẹ bầu 12 tuần tuổi, gồm có: Đau co rút vùng bụng dưới, đau thắt lưng và chảy máu âm đạo. Còn đối với phụ nữ mang thai hơn 12 tuần, tình trạng chảy máu và đau bụng có thể sẽ nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mang thai, gây sảy thai

Tăng nguy cơ sinh non

Theo các bác sĩ, phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy cơ sinh non cao gấp 1,5 lần so với những mẹ bầu khỏe mạnh. Hầu hết các trường hợp này đều sinh con sớm hơn thời hạn sinh đẻ bình thường – 37 tuần tuổi.

Lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không? - làm tăng khả năng sinh non
Lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không? – làm tăng khả năng sinh non

Em bé sinh thiếu tháng sẽ bị nhẹ cân và nguy cơ mắc gặp các vấn đề về sức khỏe như hô hấp hay suy dinh dưỡng rất dễ xảy ra. Một số các biểu hiện của vấn đề sinh non với bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung là: 

  • Các cơn đau co thắt vùng bụng dưới xảy ra với mật độ ngày càng tăng. 
  • Dịch tiết âm đạo có những thay đổi bất thường, ví dụ như lẫn máu hoặc trở nên loãng hơn.
  • Vùng chậu cảm thấy căng tức, giống như có vật nặng đè nén lên.

Nếu người bệnh nhận thấy tất cả các dấu hiệu nói trên, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi.

Tình trạng nhau tiền đạo

Lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi? Tình trạng nhau thai tiền đạo là như thế nào? Trước hết, cần hiểu nhau thai vốn được coi như nguồn sống của thai nhi với nhiệm vụ cung cấp khí oxy và chất dinh dưỡng để em bé có thể phát triển khỏe mạnh. Nhau thai có một đầu nối liền với rốn, đầu còn lại nối với niêm mạc của tử cung.

Khi các tế bào nội mạc tử cung phát triển bất thường quá mức, bệnh có thể dẫn đến tình trạng nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo lúc này lấp toàn bộ cổ tử cung, làm tăng nguy cơ vỡ nhau thai khi chuyển dạ. Nếu nhau thai bị vỡ sẽ gây ra chảy máu trong nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của cả người mẹ và em bé.

Các phụ nữ bị lạc nội mạc từ cung khi mang thai đã được chứng minh là có nguy cơ cao bị nhau tiền đạo. Vì vậy, người bệnh cần chú ý đến tình trạng sức khỏe và theo dõi một số các dấu hiệu như chảy máu âm đạo bất thường hay máu có màu đỏ tươi. 

Biện pháp chăm sóc, điều trị lạc nội mạc tử cung an toàn cho mẹ và bé

Bên cạnh vấn đề “Lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không?”, việc điều trị lạc nội mạc tử cung khi mang thai cần lưu ý rất nhiều vấn đề. Đặc biệt, dùng thuốc tân dược điều trị cho mẹ bầu trong thời gian này tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm với bản thân người mẹ và sự phát triển của đứa trẻ.

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc hiệu quả, an toàn đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi có thể tham khảo:

  • Sử dụng dầu cá hàng ngày: Trong dầu cá có chứa một nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa, vitamin E được đánh giá có khả năng chống viêm và giảm đau rất hiệu quả. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh sử dụng khoảng 3g dầu cá mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cũng như giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của người bệnh.
Mẹ bầu nên uống dầu cá để phòng tránh lạc nội mạc tử cung
Mẹ bầu nên uống dầu cá để phòng tránh lạc nội mạc tử cung
  • Chế độ ăn nhiều chất xơ: Khi mang thai, nồng độ estrogen thường tăng lên rất mạnh và điều này có thể khiến các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung khó nhận biết hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, thông qua các loại thực phẩm như: Các loại hạt (óc chó, hạt điều, hạnh nhân,..), một số loại đậu (đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen,..), rau xanh đậm. Người bệnh cũng nên kết hợp thêm một số các gia vị có khả năng tăng cường lưu thông máu như bột quế, chanh, tỏi và gừng.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày: Các hoạt động thể chất luôn có tác dụng tốt đối với cơ thể. Chúng giúp người bệnh tăng cường tuần hoàn máu, điều hòa nhịp thở, loại bỏ độc tố và điều chỉnh nồng độ hormone. Thể thao cũng được xem là biện pháp hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung khi mang thai hiệu quả nhất. Đây cũng là biện pháp nâng cao sức đề kháng và giải quyết hiệu quả nỗi lo “Lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  • Ngâm mình trong nước ấm: Nếu các cơn đau vùng bụng dưới và thắt lưng khiến các mẹ bầu cảm thấy khó chịu, hãy thử ngâm mình trong một bồn nước ấm. Nước ấm có tác dụng làm thư giãn cơ bắt, thả lỏng cơ thể và tăng cường lưu thông máu hiệu quả, từ đó giúp người bệnh xua tan cảm giác đau đớn.
  • Hạn chế chất béo và tinh bột: Cả chất béo và tinh bột đều có khả năng làm tình trạng viêm gia tăng, kích thích sự phát triển của các mô tế bào lạc nội mạc. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh xa các thực phẩm giàu chất béo và tinh bột như gạo, mì, mỡ động vật, đồ chiên rán,..thay vào đó là dầu oliu và các loại ngũ cốc giàu chất xơ như yến mạch.
  • Massage vùng bụng với tinh dầu cây thầu dầu: Thành phần trong tinh dầu cây thầu dầu đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm, giảm đau đồng thời giúp gia tăng độ ẩm. Nếu các mẹ bầu cảm thấy các cơn đau dữ dội vùng bụng dưới, hãy sử dụng một ít tinh dầu thực vật này để massage nhẹ nhàng trong khoảng vài phút. Lưu ý là nên hâm nóng dầu trước để gia tăng hiệu quả.
  • Giảm đau với trà thảo mộc: Các loại trà từ thảo mộc như trà quế, trà hoa cúc, trà gừng,..đều có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau rất hiệu quả. Nếu bị các cơn đau do lạc nội mạc tử cung khi mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng một ly trà thảo mộc ấm nóng để cải thiện triệu chứng khó chịu này.
  • Uống nước đầy đủ hàng ngày: Lợi ích của nước đối với cơ thể là rất lớn, nó giúp đào thải độc tố, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng. Các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho người bệnh nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến chủ đề lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Bệnh lý này có thể gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé, vì vậy người mẹ cần đi thăm khám định kỳ để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như xây dựng một chế độ dinh dưỡng, luyện tập lành mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *