Ngứa Môi: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Triệu chứng ngứa môi gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Đó có phải là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe hay không? Cách xử lý, phòng ngừa thế nào hiệu quả? Để được giải đáp những thắc mắc này và có thêm nhiều kiến thức y khoa góp phần bảo vệ sức khỏe hãy theo dõi bài viết sau.

Ngứa môi có phải là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe?
Ngứa môi có phải là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe?

Ngứa môi là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Khi vùng da ngoài của vùng môi bị kích thích, tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng ngứa môi, gây khó chịu. Đi kèm với triệu chứng này thì còn có các biểu hiện như môi có mủ, nổi mụn nước, đau rát, sưng đỏ… Trong trường hợp môi bị ngứa bất thường bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám điều trị. Bởi có thể bạn đã bị mắc một số các bệnh sau:

Viêm da dị ứng

Đây là một trong những bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng môi bị ngứa. Nguyên nhân của bệnh viêm da dị ứng có thể là do cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên khiến hệ miễn dịch giải phóng histamin vào tế bào da. Ngoài ngứa thì bệnh còn da vùng môi còn bị mẩn đỏ khó chịu. Các dị nguyên như dị ứng với son môi, ăn phải thực phẩm lạ, do thời tiết, phấn hoa…

Bệnh Herpes gây ngứa môi

Virus Herpes simplex chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh Herpes môi (mụn rộp môi). Sau khi cơ thể bị loại virus này xâm nhập sẽ có cảm giác nóng rát, ngứa nhẹ ở vùng da xung quanh môi. Vài giờ sau sẽ xuất hiện các đám nốt mụn nước nhỏ ở vùng ra đó. Dù loại bệnh này không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng môi ngứa và nổi mụn nước gây cảm giác khó chịu. Đặc biệt, bệnh Herpes rất dễ bị lây nhiễm thông qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân.

Bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh thường xuất hiện sau khi người bệnh đã từng mắc virus thủy đậu. Loại bệnh lý này sẽ gây ra một số tổn thương, ngứa da tại một số vị trí trên cơ thể có nhiều dây thần kinh như mắt, môi, cổ, lưng… Khi mới bùng phát người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và phát ban ra. Sau đó, tại các vùng da đó sẽ mọc mụn nước nhỏ li ti. Ngoài gây ra một số triệu chứng trên da, zona thần kinh còn có biểu hiện mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, sốt…

Vùng da ở môi có thể bị ngứa do bệnh zona thần kinh
Vùng da ở môi có thể bị ngứa do bệnh zona thần kinh

Lupus ban đỏ gây ngứa vùng da ở môi

Đây là một trong những bệnh lý tự nhiễm phổ biến nhất hiện nay. Triệu chứng của bệnh xuất hiện ở hầu hết các cơ quan trên cơ thể, trong đó có quan chịu ảnh hưởng lớn nhất là da. Bệnh nhân mắc Lupus ban đỏ thường có các vết hồng ban và ngứa nhẹ tại vùng da mũi, má và môi. Sau đó, nếu không chữa trị kịp thời sẽ xuất hiện bọng nước dễ vỡ.

Các nguyên nhân khác dẫn đến ngứa da vùng môi

Ngoài là triệu chứng của những bệnh lý trên thì bạn còn có thể bị ngứa môi vì những nguyên nhân sau:

  • Da môi khô, có thói quen liếm môi
  • Uống ít nước
  • Không thường xuyên dùng các sản phẩm dưỡng môi
  • Bị mắc bệnh chàm môi
  • Khủng hoảng cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngứa ở môi
  • Hay lấy tay chạm lên môi, bóc vảy chết ở môi…
Dùng son dưỡng môi thường xuyên để bảo vệ làn da ở môi
Dùng son dưỡng môi thường xuyên để bảo vệ làn da ở môi

Bị ngứa môi phải làm sao nhanh khỏi?

Ngứa môi không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài. Vậy làm sao để nhanh chóng dứt điểm tình trạng này? Bạn có thể tham khảo một số cách sau.

Giảm ngứa rát môi tại nhà

Ngứa ở vùng môi trong thời gian dài khiến nhiều người cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Vì thế, nếu ở mức độ nhẹ thì bạn có thể khắc phục bằng một số biện pháp sau:

  • Sau mỗi bữa ăn, nên súc miệng và dùng khăn ẩm để lau vùng da quanh môi.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng môi, duy trì độ ẩm và làm da ở môi như Vaseline, dầu dừa, dầu oliu…
  • Để hạn chế tình trạng khô ráp, bong tróc thì nên uống nhiều nước.
  • Sử dụng loại son môi có chỉ số chống nắng.

Bên cạnh đó, khi xuất hiện các dấu hiệu ngứa môi, bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian với các nguyên liệu dễ tìm như sau:

Chữa ngứa môi với bột nghệ

Bột nghệ có chứa thành phần curcumin cùng các hợp chất kháng viêm, giảm sưng. Bởi vậy nên có công dụng rất tốt trong việc chữa trị các dấu hiệu của bệnh ngứa môi.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 thìa bột nghệ, 1 thìa đất sét hấp thụ dầu và nước lạnh.
  • Trộn đều hỗn hợp trên lên và đắp vào vùng bị sưng rồi để khô hoàn toàn.
  • Tiếp đó rửa lại bằng nước ấm.
  • Thực hiện lặp lại quá trình trên ngày 2 lần cho đến khi khỏi.

Trị sưng môi bằng lô hội

Lô hội có đặc tính kháng viêm, làm giảm cảm giác nóng rất nên rất được ưa chuộng để trị sưng môi, ngứa môi.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 lá lô hội cắt mở lá để lấy phần gel phía trong ra.
  • Nhẹ nhàng bôi gel lô hội lên phần môi bị sưng.
  • Giữ nguyên hỗn hợp trên môi càng lâu càng tốt rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Kiên trì thực hiện phương pháp này cho đến khi khỏi hoàn toàn.

Ngứa môi bôi thuốc gì, uống gì?

Bên cạnh việc chữa trị bằng các biện pháp dân gian thì chữa ngứa môi bằng phương pháp tây y được khá nhiều người bệnh lựa chọn. Một phần bởi sự tiện lợi, một phần bởi hiệu quả khá nhanh.

Hiện nay đang có 2 dạng uống tây y chính có thể sử dụng để điều trị ngứa môi: Cụ thể:

  • Thuốc bôi: Để giảm triệu chứng ngứa, nổi mụn nước do Herpes môi hay zona thần kinh gây nên bằng hồ nước, thuốc tím… Nếu ngứa môi do bệnh chàm thì nên dùng thuốc mỡ chứa corticoid
  • Thuốc uống: Nếu ngứa vùng da ở môi do dị ứng thì nên uống thêm thuốc kháng sinh histamin H1 để làm giảm triệu chứng nhanh chóng.

Bên cạnh thuốc tây y thì thuốc đông y cũng được khá nhiều người quan tâm lựa chọn. Mặc dù thuốc có tác dụng chậm hơn nhưng thành phần đều từ các loại thảo dược tự nhiên nên an toàn và lành tính.

 

Phòng ngừa hiện tượng ngứa môi hiệu quả

Phòng hơn chống, do đó bạn cũng nên thực hiện theo các biện pháp sau để làm giảm nguy cơ bị ngứa viền môi:

  • Khi đến nơi công cộng nên đeo khẩu trang
  • Để tránh các tác nhân kích thích vùng da ở môi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hãy dùng son có chỉ số chống nắng.
  • Ngày uống đủ 2 – 2.5 lít nước, ăn nhiều rau củ quả để bổ sung sức đề kháng cho cơ thể
  • Không ăn những loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi để giảm nguy cơ bùng phát bệnh lupus ban đỏ, bệnh chàm môi.
  • Không nên dùng chung vận dụng cá nhân
  • Bỏ thói quen liếm môi, bóc vảy ở môi
Hạn chế thói quen liếm môi để tránh triệu chứng môi bị ngứa rát
Hạn chế thói quen liếm môi để tránh triệu chứng môi bị ngứa rát

Ngứa môi thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể điều trị, cải thiện triệu chứng bằng một số biện pháp tại. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và có các biểu hiện khác đi kèm thì nên chủ động đến cơ sở y tế thăm khám. Không nên thờ ơ với chính sức khỏe của bản thân để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Chuyên khoa

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *