Ngứa Vùng Cổ Là Bệnh Lý Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất Mà Người Bệnh Nào Cũng Nên Biết

Ngứa vùng cổ là phản ứng ngoài da thông thường trước sự tấn công của các yếu tố dị ứng. Nhưng bên cạnh đó, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm bên trong cơ thể. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cách nhận diện và khắc phục hiệu quả nhất. Câu trả lời sẽ được chia sẻ tới độc giả qua bài viết dưới đây.

Ngứa vùng cổ do bị dị ứng
Ngứa vùng cổ do bị dị ứng

Ngứa da cổ là bệnh gì? Nguyên nhân

Ngứa vùng cổ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, bứt rứt cả ngày. Nếu không phát hiện kịp thời, dấu hiệu này sẽ nhanh chóng lan ra các vùng khác trong cơ thể, đặc biệt là da mặt, giảm tính thẩm mỹ và để lại nguy cơ sẹo thâm. Chính vì vậy, việc trang bị thông tin về nguyên nhân gây ra ngứa vùng cổ là vô cùng quan trọng.

Ngứa ngoài da ở cổ do bị dị ứng

Các triệu chứng ngứa da do sự tác động của yếu tố dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất. Bệnh thường khởi phát ở người có làn da nhạy cảm, sức đề kháng yếu. Khi tiếp xúc với chất dễ gây kích ứng có trong lông thú nuôi, phấn hoa, khói bụi, chất tẩy rửa đều có thể hình thành ngứa vùng cổ. Các biểu hiện thường gặp là ngứa ngáy, nổi cục như muỗi đốt kèm theo mẩn đỏ và có thể tự mất đi sau một thời gian. 

Da cổ bị ngứa do nổi mề đay

Bệnh nổi mề đay ở cổ là một trong những dạng thường gặp bên cạnh nổi mề đay ở lưng, ở bụng, chân và tay. Ngứa vùng cổ do mắc mề đay kéo theo các nốt sẩn phù, mọc rải rác hoặc thành từng mảng liên kết với nhau, kéo dài từ vùng cổ xuống vai và sau gáy. 

Nổi mề đay ở cổ
Nổi mề đay ở cổ

Nổi mề đay vùng cổ có thể tự lặn sau 24 giờ, nhưng nếu chủ quan để lâu bệnh sẽ chuyển biến sang thể mãn tính, gây khó khăn cho việc điều trị. Nguy hiểm hơn, nổi mề đay ở phụ nữ mang thai, nổi mề đay sau sinh và trẻ em có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao.

Cổ bị ngứa đỏ vì mắc viêm da tiếp xúc

Ngứa quanh cổ, lan xuống phần ngực và vai, da có biểu hiện khô rát thành mảng, mất cân bằng ẩm, bong tróc kèm theo vảy trắng, nóng đỏ da, mụn nước nhỏ là những dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc. Đây là căn bệnh thuộc dạng tự miễn, dễ dàng khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào và nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn không có khả năng lây lan như nấm da hay ghẻ. 

Ngứa vùng cổ do viêm da tiếp xúc
Ngứa vùng cổ do viêm da tiếp xúc

Ngứa vùng da quanh cổ do vảy nến

Vảy nến là hiện tượng rối loạn tăng sinh tế bào sừng trên da. Khi lớp sừng cũ chưa kịp loại bỏ thì các lớp mới đã được hình thành, dần dần chồng lên nhau tạo thành mảng trắng. 

Ngoài dấu hiệu ngứa vùng cổ, vảy nến gây ra đau đớn, nứt nẻ da, vảy trắng bạc trên da làm giảm tính thẩm mỹ, gây tâm lý tự ti cho người bệnh. Không dừng lại ở đó, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch, viêm khớp hoặc tiểu đường.

Da cổ bị ngứa đỏ do bệnh ghẻ

Ngứa vùng cổ rất có thể do quá trình vệ sinh da không được đảm bảo, mồ hôi và bụi bẩn thường xuyên tích tụ gây bệnh. Bên cạnh đó, là vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nhưng da ở cổ dễ bị “lãng quên” trong quá trình dưỡng ẩm hoặc sử dụng chống nắng. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, khu trú gây bệnh ghẻ. 

Người mắc ghẻ thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, da có mảng ngứa và đôi khi xuất hiện mụn nước. Thời gian tái phát của bệnh thường kéo dài từ 2 – 3 tuần, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người mắc.

Cách phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm ngứa vùng cổ

Để biết chính xác tình trạng và diễn biến của bệnh, bạn nên chủ động tới thăm khám tại bệnh viện gần nhất. Hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu để có phác đồ điều trị ngứa vùng cổ phù hợp nhất. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: Thông qua kết quả về số lượng hồng cầu, công thức máu toàn phần, thời gian đông máu, các chuyên gia sẽ kết luận nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa vùng cổ.
  • Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan thận và tuyến giáp: Nhằm xác minh sự tồn tại của các yếu tố gây bệnh bên trong cơ thể, đồng thời ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, các xét nghiệm về gan thận và tuyến giáp sẽ được tiến hành.
  • Soi da: Trong trường hợp nghi ngờ yếu tố nấm da, cái ghẻ hoặc vi khuẩn, xét nghiệm soi da sẽ được chỉ định thực hiện. Các chuyên gia sẽ chỉ gảy lấy một ít vùng da bị bệnh, sau đó soi kỹ dưới kính hiển vi. Phương pháp này thường cho kết quả nhanh chóng và chính xác.
  • Soi X – quang ngực: Hình ảnh X – quang phần ngực sẽ cho thấy những nguy cơ gây bệnh liên quan tới hạch bạch huyết.

Ngứa da ở cổ khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Trong khi một số trường hợp ngứa vùng cổ có thể dễ dàng biến mất chỉ sau vài giờ, vẫn có không ít người bệnh nhận thấy các biểu hiện khác thường đi kèm. Việc điều trị dứt điểm trong giai đoạn này cần sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa

  • Ngứa vùng cổ kéo dài hơn 1 tuần,  không đáp ứng với bất kỳ phương pháp điều trị tại chỗ nào.
  • Mẩn ngứa không rõ nguyên nhân, diện tích tổn thương lan rộng.
  • Xuất hiện vết thương hở, chảy máu hoặc có mủ viêm.
  • Trẻ nhỏ ngứa nhiều dẫn tới quấy khóc, bỏ bú, gãi không kiểm soát.

Cách chữa ngứa vùng cổ được nhiều người bệnh lựa chọn nhất

Nhằm hạn chế nguy cơ kích ứng thuốc hoặc xảy ra tác dụng phụ ngoài ý muốn. Người bệnh nên lựa chọn hình thức điều trị phù hợp với thể bệnh và thể trạng của bản thân.

Điều trị ngứa vùng cổ bằng thuốc Tây

Thuốc Tây được xem là sự lựa chọn hàng đầu của người bệnh. Với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua theo nhu cầu. Thời gian sử dụng ngắn, tác dụng nhanh, rõ rệt là những ưu điểm thuyết phục người dùng. Tuy nhiên, đôi khi việc tự ý điều trị không đúng liều lượng có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ và biến phương pháp này trở thành “con dao hai lưỡi”. Qua đó đòi hỏi người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.

Thuốc bôi ngoài da 

Để khắc phục nhanh dấu hiệu ngoài da, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng sản phẩm thuốc bôi chứa corticoid, các loại giảm ngứa không kê đơn hoặc thuốc ngừa nấm ngứa. Người bệnh có da nhạy cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc cần chủ động thông tin tới bác sĩ để tránh phản ứng phụ trong quá trình sử dụng.

Sử dụng thuốc bôi ngoài da chữa ngứa vùng cổ
Sử dụng thuốc bôi ngoài da chữa ngứa vùng cổ

 Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp một số loại kem dưỡng ẩm dược – mỹ phẩm như cetaphil, eucerin hoặc cerave, calamine…

Thuốc uống điều trị bên trong

Nếu ngứa vùng cổ được xác định gây ra bởi các yếu tố bên trong cơ thể, người bệnh nên kết hợp điều trị với các loại thuốc uống như kháng histamin, ức chế miễn dịch, ức chế tái hấp thụ serotonin có chọn lọc hoặc quang trị liệu sử dụng tia cực tím.

Cách chữa ngứa vùng cổ tại nhà

Chữa ngứa cổ bằng các mẹo dân gian thường xuất phát từ việc áp dụng nguyên liệu thiên nhiên. Nhờ đó, hầu hết các bài thuốc đảm bảo được tính an toàn, lành tính. Bên cạnh đó, dược tính đem lại cho người bệnh không cao, hoàn toàn không có khả năng thay thế thuốc đặc trị. Trong quá trình sử dụng, người bệnh nên đặc biệt chú ý công đoạn làm sạch để tránh gây nhiễm trùng cho các vết thương hở. Tránh tự ý tăng liều lượng và tần suất sử dụng có thể gây phản tác dụng.

  • Sử dụng yến mạch

Sử dụng yến mạch xay nhỏ, tán mịn, khoảng 3 – 4 thìa cà phê. Trong quá trình tắm, sử dụng yến mạch để mát xa nhẹ nhàng lên làn da đã được làm ẩm với nước. Tránh ma sát mạnh. Sau 10 phút xả lại với nước và áp dụng sữa tắm như bình thường.

Chữa ngứa cổ bằng gel lô hội
Chữa ngứa cổ bằng gel lô hội
  • Gel lô hội

Để cấp ẩm nhanh cho da, làm dịu tình trạng đỏ rát và kháng viêm, bạn nên tham khảo cách ứng dụng gel lô hội. Người bệnh chỉ cần loại bỏ sạch bụi bẩn, nhựa cây và phần gai, bôi trực tiếp lên da cổ. Sau 10 phút khi lô hội đã khô, có thể rửa lại với nước ấm.

  • Tắm lá trà xanh

Việc sử dụng lá trà chữa ngứa vùng cổ có thể áp dụng theo cả phương pháp tắm toàn thân hoặc hãm trà uống. Để ngăn ngừa tổn thương diện rộng, đẩy nhanh hiệu quả, bạn nên đun 1 nắm lá trà đã được làm sạch với 500ml nước. Sau đó dùng tắm hằng ngày.

  • Chườm lạnh

Sử dụng đá lạnh hoặc khăn mát tác động vào vùng da mẩn ngứa có tác dụng giảm đỏ rát, làm dịu da, giảm kích ứng trong thời gian ngắn. Phương pháp này có thể thực hiện tới khi hết cơn ngứa, dễ dàng áp dụng trong trường hợp cấp bách. Tuy nhiên người bệnh tránh để đá một chỗ quá lâu có thể gây bỏng lạnh.

Ngoài cách chữa ngứa vùng cổ bằng thuốc Tây và mẹo dân gian, người bệnh có thể tham khảo cách điều trị bằng thuốc Nam. Dưới đây là bài thuốc Nam trị ngứa vùng cổ do mề đay, dị ứng vô cùng hiệu quả.

Cách phòng tránh ngứa vùng cổ

Để đẩy nhanh hiệu quả điều trị, hạn chế nguy cơ tái phát nhiều lần, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn trang phục làm từ vải cotton hoặc sợi tự nhiên không gây kích ứng, thoải mái, rộng rãi, khả năng thấm mồ hôi tốt.
  • Sau khi tắm nên sử dụng kem dưỡng ẩm chuyên biệt hoặc dưỡng thể.
  • Vệ sinh nhà cửa, chăn màn, vỏ gối thường xuyên, không để nấm ngứa có cơ hội trú ngụ và sinh sôi.
  • Tăng cường vitamin C, E, D và kẽm trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện sức đề kháng, phục hồi da nhanh chóng.
  • Thường xuyên bôi kem chống nắng toàn diện cả vùng mặt và vùng cổ khi đi ra ngoài.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất có khả năng bào mòn.
  • Tránh xa bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Đi ngủ đúng giờ và duy trì giấc ngủ sâu để các hệ cơ quan được nghỉ ngơi.

Ngứa vùng cổ mặc dù không phải bệnh lý cụ thể nhưng lại là tín hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của mỗi người. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã được trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích về cách điều trị và phòng ngừa tổn thương da do tình trạng này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *