Nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa an toàn, hiệu quả
Nổi mề đay khi mang thai là hiện tượng dễ xảy ra ở mẹ bầu khiến chị em cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Nếu không khắc phục kịp thời, tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của mẹ, thậm chí là cả sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vậy bà bầu bị nổi mề đay do nguyên nhân gì? Triệu chứng nhận biết bệnh ra sao? Cần chữa trị nổi mày đay bằng cách nào vừa hiệu quả, vừa an toàn? Cùng tìm hiểu chi tiết qua sự giải đáp từ chuyên gia của centerforhealthreporting trong bài viết sau.
Nổi mề đay khi mang thai là gì? Thường xảy ra ở tháng thai kỳ thứ mấy?
Nổi mề đay khi mang thai (dân gian thường gọi là mày đay, phong ngứa) là hiện tượng trên da xuất hiện các vùng da bị nổi mẩn đỏ kèm theo triệu chứng ngứa da. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố, dị nguyên gây bệnh như lông động vật, dị ứng thời tiết, mỹ phẩm… hoặc do cơ địa của người bệnh.
Nổi mày đay thường xuất hiện ở vùng da mặt, bụng, tay, chân, đùi… Thông thường, bệnh không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe, tính mạng của mẹ bầu. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng này là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm, điển hình là hiện tượng ứ mật trong gan. Vì vậy, bà bầu bị nổi mề đay cần sớm thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn cách khắc phục kịp thời, hiệu quả.
Bệnh có 2 thể thường gặp là mề đay cấp tính và mề đay mạn tính.
- Thể cấp tính: Các triệu chứng bệnh xuất hiện trong khoảng vài giờ, vài ngày hoặc kéo dài dưới 6 tuần và có thể tự khỏi.
- Thể mãn tính: Là tình trạng mày đay tái phát liên tục trên 6 tuần, thậm chí nhiều tháng. Bệnh thường bùng phát thành từng đợt, gây nhiều khó chịu cho người bệnh.
Theo thống kê, khoảng 1% mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai. Trong đó, thường gặp nhiều nhất là những chị em mang thai lần đầu hoặc ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ (còn gọi là tam cá nguyệt thứ nhất). Sở dĩ như vậy bởi giai đoạn này cơ thể có sự thay đổi lớn về nội tiết, sinh lý khiến phụ nữ mang thai nhạy cảm hơn với những thay đổi từ môi trường, thời tiết hoặc các dị nguyên khác.
Ngoài ra, nhiều mẹ bầu khi mang thai tới những tháng cuối cũng dễ bị mề đay mẩn ngứa do lúc này cơ thể chị em thường ở thể huyết nhiệt, nóng trong người.
Nguyên nhân gây nổi mề đay khi mang thai
Hiện tượng mày đay xuất hiện bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Ở phụ nữ mang thai, bệnh xảy ra bởi những nguyên nhân chính gồm:
- Thay đổi nội tiết tố nữ: Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nổi mề đay ở bà bầu, làm bùng phát tình trạng mẩn đỏ, ngứa da.
- Dị ứng thực phẩm: Phụ nữ mang thai thường có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, nạp vào cơ thể nhiều món ăn bổ dưỡng, giàu đạm, vitamin… Chính vì vậy dễ dẫn đến tình trạng nổi mày đay.
- Tâm lý lo lắng: Hầu hết phụ nữ mang thai lần đầu đều bị lo lắng, căng thẳng, yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi khiến bệnh hình thành.
- Dị ứng thời tiết: Nhiệt độ môi trường thay đổi từ nóng sang lạnh, lạnh sang nóng hay những lúc giao mùa dễ gây ra bệnh nổi mẩn đỏ, mề đay.
- Do các loại thuốc: Mẹ bầu thường uống nhiều loại thuốc bổ, vitamin tổng hợp, sắt, canxi khiến cơ thể bị nóng, gan làm việc nhiều hơn bình thường, gây hiện tượng phát ban, ngứa da.
- Rạn da: Trọng lượng cơ thể đột ngột tăng trong thai kì khiến da bị căng giãn ở mức tối đa, từ đó hình thành những vùng da bị rạn, gây hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ.
- Sức đề kháng suy giảm: Hệ miễn dịch kém đi, khó áp dụng các biện pháp chữa bệnh bằng Đông y hay Tây y hơn khiến mẹ bầu dễ bị các dị nguyên tấn công và gây bệnh.
- Nguyên nhân khác: Ngoài những yếu tố kể trên, mẹ bầu còn bị nổi mề đay khi bị côn trùng đốt, dị ứng mỹ phẩm, nóng gan, nhiễm ký sinh trùng…
Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai dễ nhận biết
So với nhiều bệnh lý khác thì nổi mề đay khi mang thai rất dễ nhận biết. Bởi các biểu hiện của bệnh hầu hết đều xuất hiện trên da kèm theo hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu.
Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận thấy, đặc trưng nhất của bệnh lý này:
- Da bị nổi mẩn đỏ, sẩn phù: Các nốt mẩn đỏ có thể nổi cục như muỗi đốt hoặc nổi thành từng mảng trên da. Kích thước và màu sắc vùng da sẩn phù khác nhau tùy thuốc từng người bệnh.
- Ngứa da: Người bệnh có thể chỉ bị ngứa nhẹ hoặc ngứa dữ dội vô cùng khó chịu. Triệu chứng này xuất hiện nhiều nhất về đêm, sáng sớm hoặc sau khi vận động, ra mồ hôi.
- Mệt mỏi, hạ huyết áp: Giấc ngủ bị ảnh hưởng, tâm lý lo lắng khiến mẹ bầu dễ bị mệt mỏi, khó ngủ.
- Dấu hiệu khác: Sưng phù ở môi, mí mắt, khó thở,
- Một số triệu chứng bệnh nổi mề đay khác: Mất ngủ do ngứa ngáy, bị sưng phù ở môi và mắt, bị rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, tiêu chảy, mọc các nốt mụn nước, tụt áp huyết. Bệnh nhân có thể bị da vẽ nổi cùng với cảm giác đau rát và ngứa.
Thông thường, khi bệnh mới khởi phát thì bệnh không gây ra nhiều ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Nhưng nếu không xử lý kịp thời, các biểu hiện bệnh có thể tăng nặng hơn khiến bà bầu mệt mỏi, ăn không ngon miệng, mất ngủ… Ngoài ra, tình trạng ngứa da dễ tạo thành phản xạ gãi ngứa khiến da dễ bị tổn thương, nhiễm trùng.
Vì vậy, bà bầu không nên chủ quan khi bị nổi mề đay, thay vào đó, cần sớm thăm khám, chữa trị bằng phương pháp an toàn, hiệu quả nhất.
Bà bầu bị nổi mề đay có tắm được không? Tắm lá gì tốt nhất?
Quan niệm dân gian cho rằng khi bị nổi mề đay thì bà bầu cần kiêng tắm, kiêng nước, kiêng gió.
Vậy bà bầu bị nổi mề đay có tắm được không? Giải thích cho điều này, BS. Bùi Thanh Tùng cho biết: Trong Đông y, nếu mề đay xảy ra do phong hàn (mề đay lạnh) thì cần tránh xa các yếu tố có tính lạnh như gió, nước. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là người bệnh cần kiêng tắm tuyệt đối. Còn với những thể mề đay khác thì người bệnh vẫn nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cơ thể.
Khi bị nổi mề đay, ngoài việc khó chịu do ngứa da, người bệnh còn dễ bị ra mồ hôi hơn. Tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn để bài tiết độc tố khiến da dễ tích tụ tế bào chết, vi khuẩn,… Vì vậy, bạn cần làm sạch những yếu tố này để vi khuẩn, bụi bẩn không bám dính trên da, khiến bệnh nặng hơn.
Vệ sinh da sạch sẽ còn giúp người bệnh giảm triệu chứng ngứa da, sẩn phù hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần tắm rửa đúng cách theo những gợi ý sau:
- Tắm với nước ấm vừa phải, không nên tắm nước nóng quá hay nước lạnh vì điều này khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn.
- Không nên tắm bằng sữa tắm, dầu gội hay các sản phẩm mỹ phẩm có chứa hóa chất, hương liệu. Thay vào đó, lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.
- Không chà xát da mạnh khiến da dễ bị tổn thương.
- Ngoài ra, mẹ bầu nên tham khảo việc tắm với một số loại nước lá có tính thanh nhiệt, giải độc như lá khế, lá kinh giới, lá tía tô…
Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Khi ở giai đoạn cấp tính, mới khởi phát, nổi mề đay không gây nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên khi các triệu chứng kéo dài dai dẳng, thường xuyên tái phát thì chị em sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nhiều hơn. Đặc biệt là, nếu không được chữa trị kịp thời, hiệu quả thì mẹ bầu có thể gặp nhiều biến chứng cho sức khỏe, cụ thể gồm:
- Suy nhược cơ thể, stress, mệt mỏi: Mề đay thường bùng phát về đêm khiến mẹ bầu khó ngủ, tình trạng này kéo dài sẽ làm cho chị em căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi. Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
- Nhiễm trùng da: Phản xạ gãi là thói quen của hầu hết mọi người khi bị mề đay. Tuy nhiên, điều này chính là nguyên nhân khiến da dễ bị nổi mẩn đỏ, viêm loét, nhiễm trùng.
- Phù mạch: Hiện tượng này thường xảy ra khi mẹ bầu bị mề đay quicke, bệnh lý này có thể gây phù mạch ở mí mắt, môi, họng hay bộ phận sinh dục.
- Sốc phản vệ: Biến chứng này hiếm gặp, nhưng không có nghĩa là không xảy ra. Khi đó, bệnh thường kèm theo các triệu chứng như khó thở, suy hô hấp, hạ huyết áp… rất nguy hiểm. Nếu gặp hiện tượng này, mẹ bầu cần được đưa đi khám, xử lý cấp cứu để không bị nguy hiểm đến tính mạng
Với những biến chứng nguy hiểm như vậy, nổi mề đay ở mẹ bầu có chữa khỏi được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên hiệu quả chữa trị phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, thể trạng người bệnh và phương pháp điều trị. Càng chữa trị sớm thì tỷ lệ chữa thành công càng cao. Đáng nói là, các mẹ bầu thường có tâm lý lo lắng, sợ sử dụng các loại thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Từ đó, chị em sẽ có tâm lý trì hoãn hoặc lựa chọn chữa bệnh bằng các mẹo dân gian tại nhà.
Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu khuyên phụ nữ mang thai không nên tự ý điều trị bệnh, thay vào đó, bạn nên sớm thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, tư vấn chữa bệnh tốt nhất.
Cách điều trị nổi mề đay khi mang thai an toàn, hiệu quả
Chữa nổi mề đay khi mang thai cần thận trọng hơn so với người bình thường. Bởi nếu không dùng thuốc, điều trị bệnh thận trọng thì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc những phương pháp điều trị phổ biến được nhiều người áp dụng. Trước khi áp dụng bất cứ cách chữa nào, mẹ bầu nên đi khám và tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Cách chữa nổi mề đay khi mang thai tại nhà
Mẹ bầu khi bị mề đay, luôn có rất nhiều phương pháp để điều trị, tuy nhiên mục đích chữa trị đều phải đặt tính an toàn lên hàng đầu. Vì vậy, thay vì sử dụng thuốc Tây và lo lắng thuốc có thể gây tác dụng phụ cho thai nhi, nhiều chị em ưu tiên lựa chọn các mẹo dân gian trị bệnh tại nhà.
Đây hầu hết là các cách chữa bệnh sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên, có sẵn trong nhà hoặc rất dễ kiếm. Theo các chuyên gia da liễu, các mẹo trị mề đay dân gian tuy an toàn, lành tính. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này chưa được khoa học kiểm chứng. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên áp dụng như một biện pháp hỗ trợ điều trị, làm giảm tình trạng nổi mẩn ngứa. Quan trọng nhất, bạn vẫn nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là một số mẹo trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả cho mẹ bầu:
- Chườm lạnh: Nhúng khăn mềm vào nước lạnh hoặc bọc viên đá vào khăn, sau đó chườm vào vết sẩn, mề đay từ 15 – 20 phút. Dùng cách này vài lần trong ngày để giảm tình trạng mẩn ngứa hoặc sưng viêm.
- Tắm, ngâm bột yến mạch: Yến mạch có tác dụng phục hồi làn da tự nhiên của cơ thể, giảm cảm giác ngứa ngáy. Nên bạn hãy lấy một ít bột yến mạch pha với nước mát để tắm hoặc ngâm chỗ da bị mề đay. Áp dụng cách này hằng ngày bạn sẽ thấy da dần giảm tình trạng mẩn ngứa.
- Tắm lá bạc hà: Thành phần chủ yếu của bạc hà là tinh dầu trong đó có menthol. Hoạt chất này có tác dụng làm mát, làm dịu da và giảm viêm nhanh chóng. Để thực hiện, bạn lấy một ít lá bạc hà rửa sạch, cho vào nồi nước đun đến khi sôi. Sau đó để nước nguội bớt rồi mang đi tắm để làm giảm dấu hiệu của phát ban.
- Ngoài ra mẹ bầu còn có thể uống các loại trà thảo mộc thiên nhiên như: Trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà… để giảm dị ứng và ngứa da.
Cách chữa nổi mề đay khi mang thai bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây được kê cho phụ nữ mang thai chỉ trong trường hợp thật cần thiết. Thông thường, các bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ càng rồi mới kê toa thuốc điều trị mề đay cho bà bầu. Một số loại thuốc có thể dùng trong điều trị nổi mày đay mà ít tác động đến thai nhi như sau:
- Nhóm thuốc kháng histamin dùng được cho phụ nữ có thai như Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine…
- Kem dưỡng ẩm chứa dược liệu từ thiên nhiên (Chú ý, không sử dụng kem bôi có thành phần hóa chất hoặc dễ gây kích ứng da). Hiện nay, Glycerine đang được ưa chuộng vì sản phẩm này không chứa chất hóa học và không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.
- Một số trường hợp chị em bị mề đay nặng khi mang thai có thể được chỉ định uống steroids.
Sau khi được dùng thuốc các mẹ bầu cần phải theo dõi chặt chẽ phản ứng của cơ thể trong quá trình chữa trị. Vì thuốc Tây gây ra các tác dụng phụ không mong muốn: khô miệng, táo bón, bí tiểu, bị co giật.
Cách chữa nổi mề đay khi mang thai bằng Đông Y
Theo Đông y, khi mang thai máu huyết của mẹ sẽ tập trung nhiều vào tử cung, bào thai để nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn. Đồng thời chất dinh dưỡng cũng tập trung truyền vào em bé qua đường nhau thai. Chính vì vậy, để trị mề đay hiệu quả phải dùng song hành hai nguyên tắc sau:
- Điều trị các dấu hiệu của mề đay như cảm giác khó chịu, mẩn đỏ, sưng viêm, mệt mỏi..
- Bổ máu, dưỡng khí, phục hồi chức năng gan thận để tăng cường sức đề kháng cho bà bầu.
Một số bài thuốc Đông y trị nổi mề đay cho bà bầu có thể kể đến như:
- Bài thuốc trị mề đay thể phong nhiệt (hay còn gọi là mề đay do nóng trong người): Bài thuốc này sử dụng thanh phần gồm các loại dược liệu sau: Kim ngân 10g, Phù bình 15g, Sinh địa 15g, Liên Kiều 10g, Bạc hà 10g, Ngươi hoàng 10g, Trúc diệp 15g, Lô căn 15g, Kinh giới 10g, Ké đầu ngựa 15g. Dược liệu sơ chế sạch, sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống ngày từ 2 – 3 lần sau khi ăn 30 phút.
- Bài thuốc trị mề đay thể phong hàn (mề đay lạnh): Thành phần dược liệu gồm các vị thuốc: Can khương 10g, Tế tân 5g, Quế chi 5g, Phòng phong 10g, Tử tô 5g, Kinh giới 10g,. Bạch chỉ 10g, Ma hoàng 10g. Một thang thuốc đem sắc kỹ và uống nhiều lần trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.
Đông y trị nổi mề đay khi mang thai chủ yếu sử dụng các bài thuốc có thành phần là dược liệu tự nhiên, vì vậy đảm bảo được tính an toàn, lành tính, không nguy hại đến mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh bằng YHCT uy tín. Điều này giúp bạn tránh gặp phải những nhà thuốc kém chất lượng, hoạt động chui hay sử dụng dược liệu bẩn, trộn lẫn tân dược vào thuốc khi điều trị bệnh.
Nổi mề đay khi mang thai kiêng ăn gì? Nên ăn gì tốt nhất?
Với bệnh mề đay nói riêng hay các bệnh da liễu nói chung, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng bệnh. Đó là lý do tại sao các chuyên gia da liễu khuyên mẹ bầu bị mề đay nên kiêng khem hợp lý. Vậy bị nổi mề đay khi mang thai thì mẹ bầu nên kiêng ăn gì, ăn gì tốt nhất?
Thực phẩm nên tránh khi bị nổi mề đay
Những thực phẩm có tính cay nóng, nhiều đạm,… khiến triệu chứng nổi mề đay tiến triển nặng hơn. Cụ thể, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn những thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đạm: Những món ăn chế biến từ cá biển, thịt bò, lạp xưởng, sữa, trứng, đồ hộp… dễ gây kích ứng, khiến cơ thể khó tiếp nhận và chuyển hóa. Vì vậy ăn nhiều thực phẩm này sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ngứa da hơn nếu đang bị mề đay.
- Kiêng ăn thực phẩm cay nóng: Bà bầu cần hạn chế món ăn chế biến có ớt, hạt tiêu và những món ăn chiên xào. Những thực phẩm này khiến bộ phận tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn bình thường, đồng thời tăng thêm sức nặng cho gan, làm tăng triệu chứng bệnh mề đay.
- Không nên ăn món ăn quá mặn hay quá ngọt: Đường hay muối làm tăng phản ứng kích ứng thần kinh ngoại biên, hiện tượng này khiến tình trạng nổi mẩn đỏ phát triển nhiều. Không những thế, món ăn chứa nhiều đường, muối cũng không tốt cho sức khỏe mẹ bầu nói chung.
- Tránh xa đồ uống, món ăn có chất kích thích: Dù mang bầu hay không thì chị em cũng cần tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê hay nước ngọt có gas. Đây là những thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tình trạng bệnh.
Thực phẩm bà bầu nên ăn
Ngoài những thực phẩm nên hạn chế nêu trên, mẹ bầu nên nạp nhiều món ăn tốt cho sức khỏe và bệnh lý của mình.
Khi bị nổi mề đay, mẹ bầu nên sử dụng những thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm giàu vitamin E, A, C…: Ăn nhiều rau củ, trái cây giàu vitamin là cách tốt giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ vậy các triệu chứng bệnh mề đay sẽ được cải thiện một phần. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng đào thải độc tố cho cơ thể.
- Thực phẩm có tính kháng viêm: Những thực phẩm có khả năng kháng viêm như tỏi, nghệ… không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng tiêu viêm, giải độc, giảm triệu chứng ngứa da, nổi mẩn đỏ. Vì vậy mẹ bầu nên kết hợp những loại này trong bữa ăn hàng ngày.
- Sử dụng thực phẩm giàu Omega3: Dầu đậu nành, rau xanh, cá,… giàu omega3, giúp tăng khả năng kháng viêm, thải độc cho cơ thể.
- Thực phẩm chứa nhiều Quercerin: Hoạt chất này có nhiều trong bông cải xanh, hành tây… Đây là chất rất tốt cho người mắc bệnh về da bởi nó có khả năng cân bằng tế bào mast chứa hitamine. Đây chính là tác nhân chính gây ra hiện tượng mề đay mẩn ngứa.
- Uống nhiều nước: Bác sĩ da liễu luôn khuyến nghị người bệnh nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để tăng khả năng đào thải độc tố cho cơ thể.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về nổi mề đay khi mang thai và gợi ý tới độc giả phương pháp điều trị phổ biến. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo. Để trị bệnh được hiệu quả, bạn nên sớm thăm khám tại các cơ sở y tế. Bởi mẹ bầu vốn có sức khỏe yếu và hệ miễn dịch suy giảm. Đồng thời chỉ cần một chút bất cẩn là có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, việc chữa trị cần hết sức thận trọng để vừa đạt hiệu quả, vừa an toàn tuyệt đối.
Bị mề đay này vẫn tắm được à, vậy mà em cứ tưởng phải kiêng. Làm 2 hôm nay em không dám tắm thoả mái. Chả thấy đỡ mà còn thấy khó chịu hơn.
Tôi đang mang bầu được 6 tháng, bắt đầu bị mề đay từ tháng thứ 5. Các nốt mọc nhiều ở bụng và đùi, rất ngứa càng gãi càng ngứa mà gãi mạnh nó còn nổi lên thành đường ngoằn nghèo trên da nữa mọi người ạ. Có ai bị như vậy điều trị như thế nào khỏi được mách tôi với?
Bệnh mề đay này dai dẳng thật đấy. Mình bị từ lúc mang bầu điều trị ở viện thấy ổn đinh được đến giờ sinh em bé được hơn tháng lại bị tái lại. Nản quá, không biết phải điều trị kiểu gì nữa.
Có chị nào biết nhà thuốc Đỗ Minh Đường là nhà thuốc nam hay thuốc bắc không ạ? Nếu là thuốc nam thì còn an toàn chứ thuốc bắc giờ sợ lắm.
Chị em nào bị mề đay này lưu ý ngoài điều trị bằng thuốc ra thì việc tắm rửa hàng ngày đừng tắm bằng xà phòng hay tiếp xúc nhiều với những chất có tính tẩy mạnh. Vì những thứ đó nó gây kích ứng hơn làm tăng ngứa hơn nhiều lắm đấy.
Có chị nào điều trị bằng thuốc của Đỗ Minh Đường chưa cho em hỏi dùng bao lâu thì có tác dụng vậy? Em dùng đến nay đã 4 ngày rồi mà chưa thấy giảm gì cả, mà hình như còn thấy nốt mọc nhiều hơn nữa.
Mình có bà chị gái đang mang bầu cũng bị mề đay, gọi điện video nhìn đã thấy sợ rồi, người ngợm nổi nốt sần sùi hết cả lên. Bà đang ở Hà Nam, mình bảo lên Hà Nội mình đưa đi khám nhưng vì vẫn phải đi làm với bầu bí ngại đi, ở nhà bà cứ lấy mấy lá cây tắm nhưng chả ăn thua mấy. Có ai gặp phải tình trạng như vậy xử lý như thế nào bày cho em với.
Không hiểu vì sao mà mang bầu đứa đầu thì không sao nhưng mang bầu đứa thứ 2 thì mình lại bị mề đay. Mà bị rõ nặng, gần như nổi khắp người. Ngứa ngáy mất ăn mất ngủ, cứ như này chắc stress luôn mọi người ạ.