Nguyên nhân bị nổi mề đay vào ban đêm và cách chữa nhanh
Chật vật với những cơn ngứa ngáy, khó chịu do nổi mề đay vào ban đêm khiến cho người dễ bị mất ngủ, hay cáu gắt, chán chường, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Vậy bị nổi mề đay lúc đêm có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào cho hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu nội dung cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân nổi mề đay vào ban đêm
Nổi mề đay vào ban đêm là do da bị kích ứng với một tác nhân nào đó từ bên ngoài môi trường. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mà bạn cần phải lưu ý để sớm có biện pháp phòng ngừa hợp lý:
- Dị ứng thời tiết: Vào thời điểm giao mùa, thời tiết có sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Điều này sẽ khiến cho cơ thể không kịp thích ứng gây ra nổi mề đay. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở những người có cơ dễ bị địa dị ứng và những ngày nhiệt độ ngoài trời thấp.
- Dị ứng với thực phẩm: Vào buổi tối nếu bạn sử dụng một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng (trứng, sữa, hải sản, đồ ăn nhanh, đậu phộng,…) cũng có thể khiến cho cơ thể bị kích ứng và nổi mề đay vào ban đêm. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà biểu hiện bệnh sẽ khác nhau.
- Sống trong môi trường ẩm thấp: Môi trường sống có chứa nhiều bụi bẩn, độ ẩm cao cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay về đêm. Bụi bẩn tồn tại trong không khí khi tiếp xúc trực tiếp với da sẽ gây kích ứng, nổi mề đay, ngứa rát rất khó chịu.
- Vệ sinh chăn gối không sạch sẽ: Các vật dụng tiếp xúc khi chúng ta ngủ như chăn, gối, mềm,… nếu không được vệ sinh sạch sẽ, chứa bụi bẩn sẽ tích tụ và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Khi ngủ nó sẽ bám vào da và gây ra phản ứng nổi mẩn ngứa vào ban đêm.
- Mắc bệnh ngoài ra: Việc mắc bệnh ngoài da do nấm, ký sinh trùng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay vào ban đêm.
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng thuốc tây trong quá trình điều trị bệnh có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thường gặp nhất là nổi mề đay vào ban đêm hoặc ban ngày. Một số loại thuốc dễ gây nổi mề đay về đêm như: Penicillins, Sulfonamides, thuốc tránh thai,…
- Mắc bệnh lý về gan thận: Những người có bệnh lý về gan, thận cũng có nguy cơ cao mắc nổi mề đay vào buổi tối. Khi đó hoạt động đào thải độc tố bên trong cơ thể của hai cơ quan này sẽ bị ảnh hưởng, độc tố tích tụ dưới da và gây ra phản ứng bị nổi mề đay.
- Một số nguyên nhân khác: Tình trạng nổi mề đay vào ban đêm cũng có thể xảy ra do một số yếu khác như: Di truyền, hệ miễn dịch kém, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, lông động vật, phụ nữ mang thai,…
Biểu hiện nổi mề đay vào ban đêm
Theo các chuyên gia về da liễu, dị ứng nổi mề đay vào buổi tối thường tự phát và tự biến mất, nhưng khả năng quay lại cũng rất cao. Một số triệu chứng giúp người bệnh có thể dễ dàng nhận biết căn bệnh này, bao gồm:
- Nổi mẩn đỏ phù nề: Đây là triệu chứng đầu tiên mà người bị nổi mề đay có thể dễ dàng phát hiện. Trên da người bệnh sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phù nề, chúng có thể lan rộng nhanh chóng ra toàn thân nếu người bệnh cào, gãi. Các nốt nổi mẩn đỏ trên da thường không có hình dạng và kích thước cố định.
- Ngứa ngáy khó chịu: Bên cạnh các nốt nổi mẩn đỏ thì vùng da bị mề đay cũng sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy dữ dội. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh chà xát hoặc cào gãi lên da.
Ngoài những triệu chứng kể trên, người bị bệnh mề đay cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như tụt huyết áp, nhịp tim không đều, đau bụng,…
Bị nổi mề đay vào buổi tối có nguy hiểm không?
Nổi mề đay ngứa vào ban đêm là triệu chứng thường gặp ở rất nhiều người, nhiều độ tuổi khác nhau. Căn bệnh dị ứng này được chia thành hai dạng như sau:
- Mề đay cấp tính: Các triệu chứng của bệnh bùng phát và biến mất chỉ sau vài giờ cho đến một ngày. Mề đay cấp tính thường xảy ra khi cơ thể bị kích ứng với một số tác nhân dễ gây dị ứng bên ngoài môi trường như lông động vật, phấn hoa, thuốc,…
- Mề đay mãn tính: Triệu chứng của bệnh diễn ra kéo dài trên 6 tuần và tái phát nhiều lần. Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi,… Thông thường bệnh tự phát không rõ nguyên nhân khiến cho việc điều trị và phòng tránh trở nên khó khăn hơn.
Theo các chuyên gia da liễu, nổi mề đay vào ban đêm là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh tái phát nhiều lần sẽ gây ra những phiền toái trong cuộc sống và làm giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Những người bị mề đay mãn tính kéo dài sẽ luôn cảm thấy thần kinh bị căng thẳng, mất ngủ thường xuyên dẫn đến suy nhược cơ thể và suy giảm sức khỏe.
Cách điều trị nổi mề đay vào buổi tối
Các triệu chứng khi bị nổi mề đay vào ban đêm khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, bứt rứt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân có thể tham khảo một số biện pháp như sau:
Chữa nổi mề đay vào ban đêm đay bằng mẹo dân gian
Chữa mề đay vào buổi tối bằng mẹo dân gian là một trong những cách được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Đây được coi là phương pháp an toàn, mang lại hiệu quả cáo mà người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà.
Uống nước gừng pha mật ong
- Bạn lấy 1 củ gừng tươi đem rửa sạch đất cát, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi đập dập, cho gừng vào cốc hãm với 500ml nước nóng.
- Đợi khoảng 15 phút để tinh dầu gừng tan hết vào nước thì bạn cho hai thìa mật ong rừng nguyên chất vào khuấy đều.
- Sử dụng hỗn hợp để uống khi còn ấm, áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày 1 ly để có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh như mong đợi.
Chữa nổi mề đay vào ban đêm bằng cách chườm lá kinh giới
- Lấy một nắm lá kinh giới đem rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Cho lá kinh giới và 2 thìa muối tinh vào chảo sao cho nóng khoảng 2 – 3 phút.
- Đổ hỗn hợp ra rồi đem bọc trong tấm vải mỏng sạch, để cho nguội bớt thì bạn dùng để chườm lên vùng da nổi mề đay, mẩn ngứa.
- Kiên trì thực hiện cách này nhiều lần trong ngày để có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh nổi mề đay vào ban đêm nhanh chóng.
Ăn đu đủ ngâm giấm
- Chuẩn bị một quả đu đủ xanh, đem cắt phần vỏ xanh bên ngoài. Rửa với nước sạch rồi thái miếng mỏng.
- Cho đu đủ vào nồi trộn đều cùng một ít giấm, sau đó cho vào nồi và thêm một ít muối, bắc lên bếp đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi đu đủ chín.
- Đổ hỗn hợp ra bát, để nguội và bạn có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
- Ăn đu đủ ngâm giấm 2 – 3 lần/ngày, kiên trì trong một tháng sẽ thấy triệu chứng bị nổi mề đay vào buổi tối dần có chuyển biến tốt.
Chữa bị nổi mề đay buổi tối bằng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị nổi mề đay vào ban đêm là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh và được nhiều người tin dùng. Khi gặp phải trường hợp này, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng để đẩy lùi triệu chứng do bệnh mề đay gây ra như:
- Thuốc chữa dị ứng.
- Thuốc kháng sinh histamin.
- Thuốc bôi giảm ngứa.
Trong quá trình điều trị bằng thuốc người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo liều lượng hoặc kê đơn của bác sĩ đưa ra. Tránh tình trạng sử dụng quá liều gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và khiến cho bệnh nặng hơn.
Nếu triệu chứng của bệnh diễn ra trong thời gian dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân để được có được phác đồ điều trị bệnh tích cực.
Chữa nổi mề đay vào ban đêm bằng Đông y
Theo Đông y, bị nổi mề đay vào buổi tối xuất phát do chức năng của gan, thận bị suy giảm, hệ miễn dịch kém khiến cho các yếu tố gây bệnh như thấp nhiệt, phong hàn,… có thêm cơ hội tấn công và gây bệnh.
Vì vậy, muốn điều trị dứt điểm nổi mề đay vào ban đêm cần phải tập trung bồi bổ, phục hồi chức năng của gan, thận. Đồng thời cải thiện sức đề kháng, từ đó tạo ra hàng rào bảo vệ tự nhiên cho cơ thể. Chỉ có như vậy, mề đay ban đêm mới được nhanh chóng đẩy lùi và hạn chế tái phát hiệu quả.
Điều đặc biệt, bài thuốc Đông y có thành phần chính từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính và không tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, bệnh phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như người cao tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em,… đều có thể sử dụng.
Các biện pháp phòng ngừa bị nổi mề đay vào buổi tối
Bị nổi mề đay vào buổi tối là bệnh da liễu có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại, đồng thời ngăn không cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số điểm sau:
- Không dùng tay cào gãi lên vùng da bị tổn thương, điều này sẽ khiến cho tình trạng ngứa, mẩn đỏ trở nên trầm trọng hơn.
- Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Không nên tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cho da bị mất đi độ ẩm tự nhiên, dễ bị kích ứng.
- Nên sử dụng trang phục rộng rãi, thoáng mát, có độ thấm hút mồ hôi tốt. Không nên mặc quần áo quá chật hoặc được làm bằng len tổng hợp sẽ khiến cho da bị cọ xát và gây kích ứng da.
- Không sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm, hóa chất ngoài da khi bị nổi mề đay vào ban đêm.
- Không sử dụng thức ăn lạ, bia rượu, thuốc lá, chất kích thích, các loại thực phẩm có khả năng gây nổi mề đay vào ban đêm.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để gan thận có thể tăng cường chức năng đào thải độc tố bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp bổ sung các loại nước ép trái cây (dưa hấu, đu đủ, ổi,…) giúp nâng cao hệ miễn dịch.
- Hình thành thói quen khoa học, không nên thức quá khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc. Thường xuyên tập thể dục rèn luyện sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Phòng ngừa nổi mề đay vào ban đêm bằng cách hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng vào buổi tối như trứng, hải sản, sữa, nấm,…
Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng nổi mề đay vào ban đêm. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi căn bệnh đáng ghét này và có biện phòng tránh, điều trị hiệu quả, tránh để bệnh gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!