Viêm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cách khắc phục?
Viêm âm đạo khi mang thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Mức độ tác động phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và cơ địa của từng người. Sớm phát hiện, điều trị kịp thời viêm âm đạo giúp sản phụ có thể ngăn chặn biến chứng và sinh nở bình thường.
Viêm âm đạo khi mang thai là gì? Triệu chứng nhận biết?
Viêm âm đạo khi mang thai là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai kỳ. Điều quan trọng là chị em cần biết nguyên nhân và dấu hiệu mắc bệnh để sớm có hướng điều trị hiệu quả.
Triệu chứng viêm âm đạo khi mang thai gần giống với nhiều bệnh phụ khoa. Vì vậy, khi chị em thấy có các dấu hiệu sau thì cần đến bệnh viện thăm khám để có kết quả chính xác:
- Ra nhiều huyết trắng và có mùi tanh, hôi
- Âm đạo đau, sưng, ngứa ngáy, khó chịu
- Khí hư màu xanh, vàng, trắng, bết dính, vón cục
- Một số người có thể bị chảy máu âm đao
- Quan hệ tình dục cảm thấy đau rát
- Tiểu buốt, tiểu ra mủ, nóng rát khi đi tiểu
Mang thai là thời kỳ đặc biệt nhạy cảm. Do đó, chị em cần quan tâm tới mọi sự thay đổi của cơ thể. Mẹ bầu không được tự ý mua thuốc hoặc nghe tư vấn từ người không có chuyên môn.
Nguyên nhân viêm âm đạo khi mang thai thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến mẹ bầu bị viêm âm đạo. Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là do sự rối loạn hàm lượng hormone estrogen.
Điều này đã làm thay đổi nồng độ pH trong môi trường âm đạo và tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển. Những yếu tố gây bệnh chủ yếu gồm:
- Viêm âm đạo do nấm
Nguyên nhân gây viêm âm đạo khi mang thai chủ yếu là do nấm Candida. Nó khiến dịch âm đạo đặc dính, hơi lỏng, không mùi, âm hộ và niêm mạc ngứa, đỏ.
Phụ nữ bị tiểu đường có khả năng nhiễm bệnh cao hơn những trường hợp khác. Lý do là vì lượng đường trong máu của họ tăng cao hơn người bình thường.
- Viêm âm đạo ở phụ nữ có thai do loạn khuẩn
Nếu môi trường âm đạo mất cân bằng, nó sẽ tạo điều kiện để hại khuẩn xâm nhập và phát triển. Tình trạng viêm xuất hiện nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở.
Dấu hiệu viêm âm đạo do loạn khuẩn là: Khí hư màu vàng và có mùi hôi khó ngửi, đau ngứa tại âm đạo, âm hộ, tiểu buốt, cảm thấy khó chịu ở bụng dưới, nếu quan hệ cô bé sẽ đau.
- Bà bầu bị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn
Tình trạng này thường gặp ở người dị ứng với thuốc, vùng da quanh âm đạo chịu kích thích bởi xà phòng hoặc chất làm mềm vải. Chị em có thể phát hiện bệnh khi thấy âm đạo ngứa, nóng rát, đau mỗi lần làm tình.
Viêm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Viêm âm đạo khi mang thai tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đối với hai mẹ con. Khi bà bầu không điều trị đúng cách sẽ gặp phải các vấn đề như:
- Người mẹ cảm thấy mệt mỏi, ngứa ngáy và khó chịu.
- Nếu sinh thường, khả năng nhiễm bệnh cho trẻ là rất cao.
- Tác động xấu đến sự phát triển của trẻ khi còn trong bụng mẹ.
- Người mẹ có thể bị vỡ ối, sảy thai, chuyển dạ sinh non,…
- Bé sinh thiếu tháng, hệ miễn dịch kém, còi cọc, suy dinh dưỡng, nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
- Vi khuẩn có thể bám vào mắt trẻ và gây nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là mù mắt.
Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối thai kỳ đều gây ảnh hưởng xấu tới hai mẹ con. Do đó, chị em đặc biệt chú ý đến sức khỏe và cơ quan sinh dục.
Tốt nhất, người mẹ nên sử dụng các loại dung dịch có thành phần tự nhiên, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đi khám thai định kỳ.
Cách điều trị viêm âm đạo khi mang thai hiệu quả
So với các bệnh nhân khác, mẹ bầu có quá trình điều trị phức tạp hơn. Bởi lẽ, người mẹ đang nuôi thai, nếu xảy ra sai sót, cả mẹ và trẻ đều bị ảnh hưởng. Đó là lý do, bác sĩ sẽ hết sức thận trọng khi điều trị viêm âm đạo khi mang thai.
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai bằng Tây y
Phụ nữ mang thai không được sử dụng thuốc đặt. Bởi lẽ, nhóm thuốc này có thể ảnh hưởng đến gan, thận và sự phát triển của thai nhi.
Dạng thuốc được chỉ định chữa viêm âm đạo khi mang thai là viêm đặt và thuốc bôi. Clotrimazole và Nystatin là hai cái tên được nhắc đến khá nhiều.
Tuy nhiên, dựa vào sức khỏe của từng người mà bác sĩ có thể đưa ra cách sử dụng và tên loại thuốc phù hợp. Đây đều nhóm thuốc có tác dụng tại chỗ, không phải dạng uống nên phù hợp với sức khỏe mẹ bầu.
Ở dạng viên đặt hay thuốc bôi, chị em cũng nên sử dụng trước khi đi ngủ. Đây là thời gian mẹ bầu không vận động, vì vậy thuốc không bị rơi ra ngoài, các hoạt chất cũng được thẩm thấu tốt hơn. Bên cạnh đó, người mẹ hãy bôi kem chống nấm ở xung quanh vùng âm đạo.
Bệnh nhân sẽ thấy triệu chứng được đẩy lùi chỉ sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, thuốc tây có thể phát sinh biến chứng. Việc uống thuốc viêm âm đạo khi mang thai cần hết sức thận trọng. Mẹ bầu cần quan sát các biểu hiện tại vùng kín, nếu có phản ứng bất thường cần liên hệ với bác sĩ.
Mẹo chữa viêm âm đạo khi mang thai tại nhà
Mẹo dân gian có thể mang lại tác dụng với những trường hợp mắc bệnh nhẹ. Ưu điểm của biện pháp này là nguyên liệu dễ tìm và ít gây ảnh hưởng xấu đến người mẹ.
Tuy nhiên, bà bầu cần chú ý, tác dụng của mẹo chữa này còn phụ thuộc vào cơ địa từng bệnh nhân.
Lá ngải cứu chữa viêm âm đạo
Tác dụng: Làm giảm các cơn đau bụng kinh, tiêu viêm, kháng khuẩn, loại bỏ viêm nhiễm
Thực hiện:
- Đun sôi ngải cứu với lượng nước vừa đủ.
- Đổ nước ra chậu, đợi nước bớt nóng thì đem xông vùng kín.
- Thời gian tối đa là 15 phút.
- Khi nước ngải cứu nguội, bạn có thể dùng để rửa vùng kín.
- Lặp lại phương pháp này trong 5 ngày, mỗi ngày 2 lần.
Trị viêm âm đạo bằng lá húng quế
Tác dụng: Sát khuẩn, kháng nấm, bảo vệ vùng kín trước sự xâm nhập của hại khuẩn
Thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá húng quế và giã nát.
- Cho cả phần bã và nước cốt đun sôi với nước.
- Bạn bôi nước cốt lên vùng kín, đợi trong 15 phút rồi rửa lại với nước.
- Cuối cùng, bạn vệ sinh âm đạo bằng nước sạch.
Dấm táo điều trị viêm âm đạo
Tác dụng: Cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn tại âm đạo và hỗ trợ enzym cùng lợi khuẩn nhằm đẩy lùi sự phát triển của nấm Candida .
Thực hiện:
- Mỗi lần vệ sinh vùng kín, bạn hãy hòa nửa cốc dấm táo vào bồn nước.
- Trực tiếp ngâm vùng kín với nước trong 20 phút.
- Cuối cùng, chị em vệ sinh âm đạo bằng nước sạch.
Trị viêm âm đạo khi mang thai bằng đông y
Khác với tây y, đông y điều trị bệnh hoàn toàn bằng các vị thuốc có trong tự nhiên. Thành phần bào chế đều là thảo dược sạch, được phơi sấy và bảo quản cẩn thận. Mỗi người sẽ có một liệu trình thuốc phù hợp với tình trạng của bản thân.
Do đó, các bài thuốc không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, không gây tác dụng phụ và không làm tổn thương niêm mạc.
Thuốc đông y vừa có khả năng tiêu diệt nấm ngứa vừa bồi dưỡng thai kỳ. Ngoài ra, nó còn giúp loại bỏ vi nấm, diệt khuẩn và cân bằng độ pH âm đạo.
Nếu kiên trì điều trị theo đúng phác đồ, người mẹ sẽ đẩy lùi hết bệnh tật và hạn chế khả năng tái phát. Có thể thấy, Đông y đặc biệt phù hợp với bệnh nhân bị viêm âm đạo mãn tính khi mang thai
Viêm âm đạo khi mang thai tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ. Điều mẹ bầu cần làm là khám thai định kỳ và quan sát mọi thay đổi của cơ thể. Nếu thấy một trong những triệu chứng trên, người mẹ nên chia sẻ ngay với bác sĩ để sớm có biện pháp điều trị đúng đắn.
Tìm hiểu ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!