Viêm âm đạo sau sinh & cách điều trị hiệu quả nhất 2020

Viêm âm đạo sau sinh là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ. Tình trạng này khiến chị em gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí gây biến chứng bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Bởi vậy, chị em nên chú ý chăm sóc phù hợp và điều trị dứt điểm ngay khi mới phát hiện chứng bệnh để bảo vệ sức khỏe.

Viêm âm đạo sau sinh do đâu?

Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm bởi vi khuẩn, nấm, trùng roi ở tại bộ phận sinh dục. Điều đáng nói, bệnh phụ khoa này ngày càng có tỷ lệ mắc bệnh cao.

Theo thống kê y tế, hàng năm có tới khoảng 90% chị em, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo. Căn bệnh này thường gặp ở đối tượng phụ nữ đã lập gia đình, có quan hệ tình dục, đặc biệt phải kể tới phụ nữ thời kỳ sinh nở, sau sinh. 

Viêm âm đạo sau sinh có tỷ lệ người mắc cao do ảnh hưởng nội tiết và quá trình sinh nở
Viêm âm đạo sau sinh có tỷ lệ người mắc cao do ảnh hưởng nội tiết và quá trình sinh nở

Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm âm đạo sau sinh hình thành chủ yếu do sự thay đổi của cơ thể và vùng tử cung, âm đạo. Sau quá trình sinh nở, tử cung của người phụ nữ thường giãn rộng, tiết ra nhiều sản dịch.

Điều này khiến cho âm đạo luôn trong trạng thái ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi để các vi khuẩn, nấm men, Trichomonas tấn công lấn át, tiêu diệt vi khuẩn có lợi dẫn tới viêm nhiễm, hình thành viêm âm đạo. 

Ngoài ra, một số tác nhân khác dẫn tới tình trạng viêm âm đạo sau sinh như:

  • Quá trình chăm sóc: Đặc biệt với chị em sinh thường, thường phải rạch tầng sinh môn để giúp trẻ sơ sinh thuận lợi chào đời. Vì vậy, nếu chị em không có biện pháp chăm sóc, giữ gìn vệ sinh “vùng kín” tại nhà đúng cách thì khả năng nhiễm trùng, viêm âm đạo sau sinh rất cao. 
  • Sức đề kháng kém: Sau quá trình sinh nở, cơ thể người phụ nữ thường yếu hơn, sức đề kháng kém cùng với sự thay đổi về nội tiết tố, tổn thương ở cơ quan sinh dục. Tất cả những yếu tố này đều tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại ở âm đạo “thừa thắng” tấn công gây viêm nhiễm. 
  • Ảnh hưởng của nội tiết: Sau khi sinh nở, nội tiết tố nữ giới thường bị rối loạn khiến nồng độ pH ở môi trường âm đạo thay đổi. Khi môi trường âm đạo mất cân bằng sẽ khiến các vi khuẩn, nấm men, Trichomonas có cơ hội tấn công, xâm lấn gây viêm nhiễm. 

Dấu hiệu viêm âm đạo sau sinh thường gặp

Viêm âm đạo sau sinh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở “vùng kín”. Thông thường khi bị bệnh, chị em phụ nữ sẽ gặp phải một số biểu hiện như:

  • Ngứa ngáy vùng kín

Vi khuẩn tấn công vùng kín gây viêm nhiễm. Do vậy, người bệnh sẽ thấy có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu ở quanh bộ phận sinh dục. Ban đầu, chị em sẽ thấy có hiện tượng ngứa nhẹ kèm theo có bựa trắng ở vùng môi “cô bé”. 

Viêm âm đạo sau sinh gây ra triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát ở vùng kín
Viêm âm đạo sau sinh gây ra triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát ở vùng kín

Nếu viêm âm đạo sau sinh nặng sẽ gây hiện tượng ngứa, sưng tấy, đau rát dữ dội, luôn muốn cọ xát, gãi mạnh vào bộ phận sinh dục.

Mức độ ngứa sẽ ngày càng nặng hơn và lấn sâu vào bên trong theo mức độ nặng của bệnh. Thêm vào đó có mụn nước mọc xung quanh vùng kín, thậm chí xuất huyết âm đạo mức độ nhẹ. 

  • Vùng kín có mùi hôi, tanh

Vi khuẩn, trùng roi, nấm men gây viêm nhiễm ở âm đạo sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và phân hủy trong âm đạo. Điều này gây ra hiện tượng âm đạo xuất hiện mùi hôi, tanh khó chịu. Đặc biệt, mùi hôi nồng nặc sẽ nặng hợp khi chị em có hoạt động tình dục. 

  • Khí hư bất thường

Khí hư bất thường là một dấu hiệu điển hình của bệnh viêm âm đạo nói chúng và viêm âm đạo sau sinh nói riêng. Ở người bình thường, khí hư có màu trắng trong không mùi.

Tuy nhiên khi bị viêm, khí hư sẽ chuyển sang màu bất thường như trắc đục, vàng, trắng sữa, xanh,… ngoài ra, lúc này lượng khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường, dạng đặc quánh hoặc loãng, kèm theo mùi hôi, tanh. 

Ngoài ra, viêm âm đạo sau sinh còn làm xuất hiện một số biểu hiện khác như đau rát khi quan hệ tình dục, tiểu buốt, tiểu rắt nhiều lần,…

Viêm âm đạo sau sinh có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Viêm âm đạo sau sinh nếu không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Tình trạng này khiến người bệnh phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí có thể gây ra nhiều bệnh lý phụ khoa khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 

Một số ảnh hưởng của bệnh viêm âm đạo sau sinh đối với người bệnh như:

  • Ảnh hưởng tới đời sống tình dục

Viêm âm đạo sau sinh gây ra nhiều triệu chứng như khí hư bất thường, đau rát khi quan hệ, mùi hôi vùng kín,… Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý, khiến chị em tự ti, ngại gần gũi với bạn tình từ đó ngại “yêu”.

Lâu dần, chị em rơi vào trạng thái mất cảm giác “yêu”, thậm chí lãnh cảm, ảnh hưởng tới đời sống tình dục và hạnh phúc vợ chồng.

Viêm âm đạo sau sinh làm giảm chất lượng đời sống tình dục
Viêm âm đạo sau sinh làm giảm chất lượng đời sống tình dục
  • Viêm âm đạo sau sinh gây nhiều bệnh lý phụ khoa khác

Bộ phận sinh dục có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Do vậy, khi vùng âm đạo bị viêm nhiễm, các vi khuẩn này sẽ nhanh chóng tấn công các bộ phận xung quanh gây ra nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nhiễm vùng chậu, viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc,…. 

  • Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản

Mặc dù đã “mẹ tròn, con vuông”, nhưng chị em hết sức thận trọng với bệnh lý viêm âm đạo sau sinh. Vì tình trạng này ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, khiến quá trình thụ tinh ở những lần sau khó khăn hơn.

Nguyên nhân do âm đạo tiết nhiều dịch, làm mất cân bằng pH cùng với vi khuẩn nấm sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của tinh trùng, thậm chí làm chết “tinh binh”, dẫn tới khó thụ thai. 

  • Biến chứng ung thư cổ tử cung

Viêm âm đạo sau sinh nếu không sớm điều trị sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt phải kể tới ung thư cổ tử cung. Đây là bệnh lý nguy hiểm đe dọa tới tính mạng của chị em phụ nữ. 

Các phương pháp điều trị viêm âm đạo sau sinh

Viêm âm đạo sau sinh nở gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Do vậy, ngay khi phát hiện chứng bệnh, chị em cần chủ động điều trị để bảo vệ sức khỏe chính mình. 

Cách trị viêm âm đạo khi đang cho con bú tại nhà

Trị viêm âm đạo tại nhà bằng các biện pháp dân gian đặc biệt phù hợp với phụ sau sinh, thời kỳ cho con bú. Liệu pháp này đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Một số mẹo dân gian trị viêm âm đạo sau sinh như:

  • Sử dụng lá lốt: Người bệnh dùng một nắm lá lốt kết hợp với 1 thìa nhỏ phèn chua, muối hột cho vào nồi đun sôi với 500ml nước. Sau đó dùng nước lá lốt xông hơi bộ phận sinh dục và vệ sinh nhẹ nhàng để giúp giảm ngứa viêm âm đạo. 
Sử dụng lá lốt trị viêm âm đạo sau sinh an toàn, không tác dụng phụ
Sử dụng lá lốt trị viêm âm đạo sau sinh an toàn, không tác dụng phụ
  • Mẹo trị viêm âm đạo sau sinh bằng lá trầu không: Người bệnh dùng khoảng 10 lá trầu không, vò nát rồi cho vào nồi cùng 1 ít muối và 500 ml nước, đun sôi khoảng 10 phút. Dùng nước trầu không rửa âm đạo, sau đó lấy khăn mềm lau khô sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm, ngứa hiệu quả. 
  • Trị viêm âm đạo sau sinh bằng ngải cứu: Người bệnh dùng một nắm ngải cứu khô sắc với nước vừa đủ. Sau đó đợi nước nguội bớt thì vệ sinh bộ phận sinh dục. Thực hiện vệ sinh “vùng kín” bằng nước ngải cứu 2 lần/ngày (sáng và tối) để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý: Cách trị viêm âm đạo sau sinh tại nhà bằng thảo dược có ưu điểm lành tính. Tuy nhiên biện pháp này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả tốt vì còn phụ thuộc vào cơ địa.

Ngoài ra ở một số trường hợp mắc bệnh khi áp dụng cách này có thể bị dị ứng vùng kín. Do vậy, chị em cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.  

Điều trị viêm âm đạo sau sinh bằng thuốc Tây

Phương pháp điều trị viêm âm đạo sau sinh theo Tây y thường là sử dụng thuốc dạng uống, bôi hoặc đặt âm đạo. Tùy vào từng trường hợp và mức độ nặng nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng dạng thuốc và liều lượng khác nhau. 

  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng ức chế quá trình phát triển của các vị khuẩn gây bệnh, cải thiện các triệu chứng ngứa, nóng rát do viêm âm đạo gây ra. Một số thuốc thường chỉ định trong điều trị viêm âm đạo như metronidazol, thuốc chứa thành phần hormon estrogen,…
  • Thuốc đặt âm đạo: Thường là thuốc dạng viên nén cứng hoặc viên trứng mềm được sử dụng để đặt trực tiếp vào âm đạo. Thuốc nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn, nấm, trùng roi đồng thời giúp cân bằng pH, cải thiện niêm mạc âm đạo. Một số thuốc đặt âm đạo trị viêm âm đạo sau sinh như: Neo Tergynan, Mycogynax, Polygynax,…
Sử dụng thuốc trị viêm âm đạo theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất
Sử dụng thuốc trị viêm âm đạo theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất

Lưu ý: Người bệnh không tự ý dùng thuốc, bởi những loại thuốc trị viêm âm đạo này nếu dùng sai cách, liều lượng không đúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. 

Đông y trị viêm âm đạo sau sinh

Theo Đông y, viêm âm đạo nói chung và viêm âm đạo sau sinh nói riêng bắt nguồn từ việc cơ thể bị hao tổn phần huyết, tổn thương các tạng tâm, can, tỳ, thận.

Để cải thiện được tình trạng bệnh cần phải sử dụng các bài thuốc với phép chữa giúp bồi bổ phần huyết, lưu thông  khí huyết, điều hòa tỳ vị và sơ can khí đồng thời dưỡng can thận. 

Để làm được điều đó, Đông y sử dụng các bài thuốc chứa thảo dược có lợi như đương quy, trinh nữ hoàng cung, ích mẫu,…. Chúng không chỉ có công dụng bổ huyết, điều hòa các tạng mà còn giúp tăng cường sức đề kháng từ đó giúp cải thiện bệnh từ gốc, ngăn ngừa tái phát. 

Sử dụng thuốc Đông y trị viêm âm đạo sau sinh an toàn
Sử dụng thuốc Đông y trị viêm âm đạo sau sinh an toàn

Đồng thời, Đông y còn kết hợp bài thuốc uống với thuốc ngâm rửa từ thảo dược. Thuốc ngâm, rửa giúp tác động trực tiếp vào vùng âm đạo tiêu diệt các vi khuẩn, nấm candida, trùng roi Trichomonas từ đó giảm các triệu chứng viêm, ngứa âm đạo. 

Thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, tuy nhiên tác động chậm. Ngoài ra, hiệu quả thuốc Đông y trị viêm âm đạo có tốt hay không, mức độ nào còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người. 

Phòng ngừa viêm âm đạo sau sinh tránh tái phát

Viêm âm đạo sau sinh gây ra nhiều ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sức khỏe. Bởi vậy, chị em nên chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa bệnh tái phát bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. 

Viêm âm đạo sau sinh nên ăn gì, kiêng ăn gì?

  • Phụ nữ bị viêm âm đạo nên tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi. Vì chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất vừa giúp tăng cường sức đề kháng đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị, phòng ngừa viêm âm đạo hiệu quả. 
  • Sữa chua rất tốt cho người bị viêm âm đạo sau sinh. Vì trong sữa chua có nhiều men lợi khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm. 
  • Tỏi chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, có tác dụng như một loại kháng sinh chống viêm nhiễm hỗ trợ các bệnh về phụ khoa. Do vậy, khi bị viêm âm đạo sau sinh, chị em nên tăng cường tỏi vào thực đơn ăn hàng ngày. 
  • Uống nhiều nước, đảm bảo đủ 2,5 – 3 lít nước hàng ngày. Cung cấp đủ nước cho cơ thể không giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình đào thải vi khuẩn qua đường nước tiểu. 
  • Người bệnh viêm âm đạo sau sinh cần tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, rượu, bia,… Vì chúng chính là những tác nhân kích thích tình trạng viêm nặng hơn. 
Chị em nên xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng để phòng ngừa viêm âm đạo sau sinh
Chị em nên xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng để phòng ngừa viêm âm đạo sau sinh

Sinh hoạt khoa học phòng ngừa viêm âm đạo sau sinh

  • Để ngăn ngừa bị viêm âm đạo sau sinh, chị em nên giữ thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thoáng mát hàng ngày. 
  • Không sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có chất tẩy mạnh và tránh thói quen thụt rửa âm đạo. 
  • Sau sinh nở cần chăm sóc, sử dụng thuốc ở bộ phận sinh dục theo đúng chỉ định của bác sĩ. 
  • Sử dụng quần lót thoáng mát, tránh để ẩm ướt gây bí bách. 
  • Trong trường hợp “vùng kín” có dấu hiệu bất thường, chị em cần thăm khám ngay để xử lý kịp thời. 

Viêm âm đạo sau sinh là bệnh phụ khoa thường gặp ở hầu hết chị em thời kỳ sinh nở. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tuy nhiên không phải không thể phòng tránh và điều trị được.

Điều quan trọng, chị em cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa từ chính thói quen sinh hoạt tới vệ sinh đúng cách đồng thời trang bị kiến thức về bệnh để có cách xử lý kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm:

Chuyên khoa

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *