Viêm xoang hàm trái, phải có nguy hiểm không? Cách xử lý
Viêm xoang hàm là một trong những thể viêm xoang phổ biến. Khi mắc bệnh, bạn sẽ thấy đau mặt và gặp khó khăn trong giao tiếp, ăn uống. Khi người bệnh không tìm cách can thiện kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm, trong đó có viêm đa xoang hoặc mù lòa.
Viêm xoang hàm là gì? Phân loại bệnh
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh), cấu tạo của xoang hàm gồm các hốc xoang nằm ở quanh mắt hoặc hai bên má. Xung quanh bề mặt xoang bao phủ bởi một lớp niêm mạc, khi chúng bị nhiễm trùng sẽ gây ra bệnh viêm xoang hàm.
Vì nó nằm gần xoang trán và tiếp giáp với hốc mắt, hốc mũi nên các khu vực này có khả năng viêm nhiễm cao. Dựa trên vị trí viêm, bệnh gồm 3 thể:
- Viêm xoang hàm trái: Hốc xoang trái bị viêm nhiễm nặng làm phần niêm mạc sưng tấy, tiết ra dịch nhầy màu vàng hoặc trắng.
- Viêm xoang hàm phải: Niêm mạc tại mũi phải viêm nhiễm dẫn đến đau nhức và chảy dịch.
- Viêm xoang hàm 2 bên: Hốc xoang xung quanh mắt và má bị nhiễm trùng làm tổn thương lớp niêm mạc.
Xét theo cấp độ triệu chứng và thời gian phát bệnh, bệnh thuộc hai dạng:
- Viêm xoang hàm cấp tính: Thời gian kéo dài từ 2 – 5 tuần trở lên. Ở giai đoạn này, bệnh chưa có nhiều sự tác động đến sức khỏe, chủ yếu người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cuộc sống sinh hoạt và công việc bị tác động.
- Viêm xoang hàm mãn tính: Khi triệu chứng tiến triển hơn 8 tuần và điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không hiệu quả. Lúc này, bệnh đã ở cấp độ nặng, sức khỏe, tính mạng bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Triệu chứng của bệnh có nhiều nét tương đồng với bệnh viêm xoang nói chung. Sự nhầm lẫn có thể khiến người bệnh chọn sai phương pháp khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu nhận biết viêm xoang hàm
Viêm xoang hàm tác động không nhỏ tới chất lượng cuộc sống và công việc của bệnh nhân. Để sớm tìm được cách can thiệp và trị bệnh dứt điểm, bạn có thể nhận biết thông qua dấu hiệu sau:
- Mũi bị viêm tiết dịch mủ có mùi hôi
- Đau toàn bộ khuôn mặt, đặc biệt là hai bên gò má
- Hơi thở có mùi hôi nặng hơn người không mắc bệnh
- Bệnh tái phát có thể gây đau đầu âm ỉ đi kèm tình trạng chóng mặt, buồn nôn
- Nếu bị viêm xoang hàm do răng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau dữ dội tại vùng mặt, chủ yếu là hàm và hai bên má
Bên cạnh các triệu chứng điển hình, ở mỗi giai đoạn, bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu cụ thể:
- Viêm cấp tính: Đầu đau buốt, sốt cao, cơn đau từ hàm trên lan sang thái dương và hốc mắt. Khi cúi người hoặc hoạt động mạnh, cơn đau càng gia tăng. Thời gian đầu dịch mũi loãng, về sau sẽ đặc hơn, chuyển sang vàng và hình thành mủ
- Viêm mãn tính: Tắc mũi, dịch nhầy có mùi hôi, màu xanh, người bệnh còn cảm thấy đau nhức dữ dội tại thái dương. Ở giai đoạn mãn tính, bệnh có nguy cơ cao phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm xoang hàm
Viêm xoang hàm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Do đó, việc tìm hiểu căn nguyên gây bệnh là điều cần thiết để phòng ngừa tái phát.
Những yếu tố chủ yếu làm phát sinh viêm xoang hàm gồm:
- Mắc bệnh lý về răng miệng nhưng không điều trị kịp thời dẫn đến viêm tủy răng hoại tử đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào hốc xoang
- Lệch cấu trúc mũi hoặc viêm mũi nhưng không điều trị kịp thời khiến hại khuẩn phát triển mạnh và gây viêm
- Thường xuyên tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn
- Dị ứng thời tiết, khí hậu nắng nóng kéo dài hoặc mưa nhiều nhưng cơ địa chưa kịp thích ứng.
- Dị ứng phấn hoa, lông động vật, chất hóa học,…
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, sử dụng các thực phẩm có hại như cà phê, thuốc lá, rượu, bia,…
- Hốc mũi nhiễm trùng khiến dịch nhầy dày đặc, mũi bị ứ đọng và sinh ra tắc nghẽn
Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Cách chẩn đoán bệnh
Theo nhận định từ chuyên gia, viêm xoang hàm là bệnh NGUY HIỂM. Nếu chủ quan, nó có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe của từng bệnh nhân.
Viêm xoang hàm có thể dẫn đến:
- Biến chứng mắt: Viêm túi lệ, suy giảm thị lực, thậm chí mù vĩnh viễn,…
- Biến chứng tai: Viêm màng nhĩ, bị điếc vĩnh viễn
- Biến chứng họng: Viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản
Nhìn chung, viêm xoang hàm có một số triệu chứng gần giống viêm xoang. Để tránh nhầm lẫn, người bệnh không nên tự điều trị tại nhà. Tốt nhất, bạn hãy thăm khám tại cơ sở y tế để có biện pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ có thể chẩn đoán bằng các cách sau:
- Nội soi: Bác sĩ đưa một ống nội soi vào khoang mũi và tìm hiểu khu vực bị tổn thương
- Cấy dịch mũi vào xoang: Có khả năng xác định nấm, virus, vi khuẩn,… để bác sĩ đưa ra phác đồ trị bệnh hiệu quả.
- Chụp cắt lớp vi tính: Dựa trên các hình ảnh thu được, chuyên gia sẽ xác định vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Test dị nguyên: Bác sĩ kiểm tra dị nguyên trên vùng da của bệnh nhân. Nhờ đó, họ có thể xác định căn nguyên, mức độ nặng nhẹ của triệu chứng.
Thông qua bước kiểm tra, bác sĩ có thể nhận định chính xác nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của viêm xoang hàm. Từ đó, họ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với cơ địa từng người.
Các cách điều trị viêm xoang hàm hiệu quả hiện nay
Bị viêm xoang hàm phải làm sao là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thực tế, hiện nay có rất nhiều cách trị bệnh, nhưng không phải cách nào cũng tốt và mang tới hiệu quả cao. Bệnh nhân cần dựa vào cơ địa, mức độ mắc bệnh để tìm được biện pháp can thiệp phù hợp.
Viêm xoang hàm và cách điều trị tại nhà
Trong các cách chữa viêm xoang hàm hiện nay, mẹo điều trị tại nhà là biện pháp an toàn nhất. Các dược liệu tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, trị viêm và ít gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, mẹo tại nhà còn tiết kiệm chi phí và dễ dàng thực hiện.
- Kết hợp mật ong và tỏi: Chứa tính kháng khuẩn cao, có khả năng chống khuẩn và nhanh chóng làm lành tế bào bị tổn thương. Bạn hãy bóc vỏ 2 củ tỏi và đem giã thật nhuyễn. Sau đó, bạn lấy nước cốt tỏi trộn đều với 3 thìa mật ong. Bạn ngâm hỗn hợp từ 2 – 3 tiếng rồi lấy ra sử dụng. Hãy dùng tăm bông chấm vào hỗn hợp và lăn đều trong hốc mũi. Mỗi ngày áp dụng phương pháp này 3 lần.
- Sử dụng nghệ tươi: Giúp kháng viêm, ngăn chặn phản ứng dị ứng và bảo vệ tế bào tổn thương ở niêm mạc mũi xoang. Đồng thời nghệ còn có khả năng chữa lành nhanh chóng các thương tổn. Bệnh nhân nên xay nhuyễn 1 củ nghệ và thu lấy nước cốt. Tiếp theo, bạn nhỏ từ 2 – 3 giọt nước cốt nghệ vào hai bên lỗ mũi. Mỗi ngày bạn duy trì 3 lần.
- Áp dụng lá chanh: Có thể chỉ khái, hóa đờm và sát khuẩn. Trong dược liệu chứa nhiều tinh dầu thơm nên mang đến cảm giác dễ chịu. Bạn rửa sạch khoảng 20 – 30 lá chanh rồi đun chung với 500ml nước sạch. Sau khi nước sôi từ 5 – 7 phút thì bạn tắt bếp, chắt nước, đợi nguội rồi súc miệng 2 lần/ ngày.
Lưu ý, phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh mới khởi phát và triệu chứng chưa nghiêm trọng. Bệnh nhân không nên lạm dụng mẹo tại nhà vì có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh về sau.
Bệnh viêm xoang hàm và cách điều trị bằng tây y
Một trong những cách chữa được nhiều người áp dụng nhất hiện nay là dùng thuốc. Với viêm xoang hàm, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng histamin,…
Tuy nhiên người bệnh không tự ý mua thuốc ngoài tiệm. Bởi lẽ, mỗi nguyên nhân và triệu chứng đều có một loại thuốc cụ thể:
- Kháng sinh: Người mắc viêm xoang hàm do nhiễm khuẩn hoặc bệnh ở giai đoạn nhẹ
- Thuốc giảm đau: Điều trị chuyên sâu và làm giảm các triệu chứng đau nhức mặt, đau nửa đầu, tắc nghẹt mũi,… Loại thuốc phổ biến là Panadol
- Thuốc kháng histamin: Phù hợp với bệnh nhân bị ngứa, sưng vùng mũi và viêm nhiễm tại lớp niêm mạc
Không phải lúc nào biện pháp nội khoa cũng mang lại kết quả tốt. Trường hợp có thể chỉ định ngoại khoa là người dùng thuốc không khỏi, bị lệch cấu trúc mũi hoặc phát sinh biến chứng.
Hiện nay, thủ thuật phổ biến nhất là Proetz – súc rửa xoang bằng áp lực âm. Cụ thể, bác sĩ sẽ chọc xoang để hút mủ ra bên ngoài và đưa dung dịch thuốc vào hốc xoang. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cắt polyp mũi và chỉnh hình vách ngăn.
Dù điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng biện pháp ngoại khoa, bệnh nhân cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của chuyên gia. Việc viêm xoang hàm uống thuốc gì phải dựa trên đơn của y, bác sĩ.
Nếu người bệnh tự ý điều trị có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi đó, bệnh khó khỏi, cơ thể còn gặp phải nhiều yếu tố bất lợi.
Cách chữa viêm xoang hàm bằng đông y
Theo y học cổ truyền, viêm xoang hàm phát sinh từ phong nhiệt, tà hư. Đồng thời sức đề kháng kém cộng với việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khiến đường hô hấp bị ảnh hưởng.
Các lương y sẽ áp dụng biện pháp ngoại quan như văn – vấn – thiết – vọng để đưa ra liệu trình thuốc phù hợp. Mục tiêu của thuốc nam là thanh nhiệt – tiêu độc, thông kinh hoạt lạc, cân bằng âm dương và phục hồi chức năng.
Với mỗi thể cấp tính – mãn tính – viêm một bên – viêm hai bên, lương y sẽ kết hợp dược liệu theo công thức phù hợp. Dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, không gây tác dụng phụ nên an toàn với phụ nữ trong thời kỳ thai sản.
Cách phòng tránh tái phát viêm xoang hàm
Muốn chữa bệnh dứt điểm, không tái phát, người bệnh cần quan tâm đến quá trình chăm sóc sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố cải thiện bệnh hiệu quả. Vậy viêm xoang hàm cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, chứa hạt tiêu, dùng đồ uống chứa cồn và chất kích thích. Một số thức ăn như thịt gà, tôm, cua hoặc đồ ăn dầu mỡ cũng có thể khiến bệnh nghiêm trọng. Nếu ăn nhiều thực phẩm thiếu bổ dưỡng, triệu chứng sẽ khó bị loại bỏ, thời gian điều trị kéo dài.
Để bồi bổ sức khỏe, bạn hãy bổ sung nhóm thực phẩm chứa vitamin, omega, giàu chất kẽm và có tính kháng khuẩn cao. Chẳng hạn như cá hồi, thịt bò, củ cải, sữa chua, nước táo, bạc hà,… Khi cơ thể được hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết, tình trạng viêm nhiễm sẽ sớm bị đẩy lùi.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân muốn hạn chế tình trạng tái phát của viêm xoang hàm, cần chú ý các vấn đề sau:
- Mỗi ngày hãy uống đủ 2 lít nước để cơ thể đào thải độc tố và bài tiết dịch nhầy
- Hạn chế uống nước đá, không sử dụng thực phẩm đông lạnh gây hại cho vòm họng
- Súc miệng bằng nước muối, vệ sinh răng miệng hàng ngày để làm sạch hệ hô hấp
- Khi đi ra ngoài, bệnh nhân đừng quên đeo khẩu trang để bảo vệ mũi họng trước các tác nhân gây ô nhiễm
- Nếu bạn phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, hãy đeo đồ bảo hộ và vệ sinh họng sạch sẽ
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác để hạn chế lây nhiễm
- Ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, luôn giữ trạng thái vui vẻ, bình ổn, hạn chế mệt mỏi, stress
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!