8 cách chữa mề đay ở trẻ em lành tính, chóng khỏi cho bé
Mề đay khiến cho trẻ luôn trong tình trạng khó chịu, bứt rứt, biếng ăn và hay quấy khóc. Vì vậy, cách chữa mề đay ở trẻ em như thế nào an toàn, hiệu quả là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Chữa mề đay ở trẻ em đòi hỏi sự cẩn thận và nhẹ nhàng, vì da của trẻ em rất nhạy cảm. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các cách trị mề đay cho bé được bác sĩ khuyên dùng mà cha mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà.
Bệnh mề đay ở trẻ em gây ảnh hưởng như thế nào?
Mề đay mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, đặc biệt khi thời tiết có sự giao mùa. Bệnh mề đay khiến cho làn da bé xuất hiện nhiều nốt mẩn ngứa, sẩn phù nổi rõ trên bề mặt da. Đồng thời, nó cũng tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đỏ nóng khiến bé quấy khóc, gãi không kiểm soát.
Các dấu hiệu bệnh có thể khởi phát ở cả trẻ sơ sinh và trẻ em trên 10 tuổi, đồng thời để lại nguy cơ biến chứng cao. Mề đay ở trẻ chia thành 2 loại:
- Mề đay cấp tính: Bệnh xuất hiện đột ngột, có thể diễn biến theo từng đợt không đều nhau và không gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, việc vui chơi, học tập của trẻ.
- Mề đay mãn tính: Giai đoạn này sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường cho sức khỏe trẻ, kèm theo đó là thời gian ủ bệnh và tái phát dài lên tới tháng và thậm chí hàng năm.
Mề đay nếu không được điều trị đúng phương pháp và kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là sự phát triển sau này của trẻ nhỏ. Cụ thể:
- Phù các vùng nhạy cảm của trẻ như mí mắt, môi.
- Khó thở, rối loạn nhịp thở.
- Trẻ bị mắc bệnh mề đay bẩm sinh, mãn tính.
- Gây bội nhiễm, nhiễm trùng da.
- Mề đay khiến trẻ còi xương, chậm phát triển, suy giảm hệ miễn dịch.
Tổng hợp cách chữa mề đay ở trẻ em an toàn, hiệu quả
Mề đay ở trẻ em thường khiến phụ huynh gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm giải pháp. Không chỉ cần đảm bảo yếu tố hiệu quả, gia đình nên ưu tiên các giải pháp an toàn, lành tính nhằm hạn chế được tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là một số cách chữa mề đay ở trẻ em phổ biến mà cha mẹ có thể tham khảo.
Cách chữa mề đay cho trẻ bằng biện pháp dân gian
Các bài thuốc chữa mề đay bằng phương pháp dân gian sử dụng nguyên liệu gần gũi, an toàn cho làn da của trẻ. Nhờ sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí nên đây chính là sự lựa chọn của rất nhiều cha mẹ trong việc điều trị mề đay trẻ em. Tuy nhiên, vì thành phần dược tính không cao nên hầu hết các cách chữa mề đay ở trẻ em này chỉ phù hợp sử dụng trong thời gian bệnh mới khởi phát, còn nhẹ.
1. Cách chữa mề đay ở trẻ em bằng lá chè xanh
Lá chè xanh có vị chát, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc và tiêu viêm hiệu quả. Chính vì vậy, lá chè xanh thường được dùng để chữa các bệnh về da liễu thường gặp như: Rôm sảy, hăm tã, mề đay mẩn ngứa và vảy nến,…
Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có chứa hàm lượng vitamin C, polyphenol và flavonoid dồi dào, có khả năng kháng viêm, giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng đỏ da và thúc đẩy tốc độ phục hồi vết thương nhanh. Tắm lá chè xanh được coi là cách chữa nổi mề đay ở trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá chè xanh tươi, ngâm rửa với nước pha loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
- Đun sôi 2 – 3 lít nước, sau đó cho lá chè xanh vào nồi đun cùng, đun thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước ra thau, hòa thêm nước lạnh đến khi nước có nhiệt độ trong khoảng 40 – 45 độ C thì mẹ có thể tắm cho bé.
- Dùng lá chè xanh tắm rửa giúp làm sạch cơ thể và cải thiện các triệu chứng do mề đay gây ra.
- Áp dụng mẹo này 1 lần/ngày, liên tục trong 1 tuần sẽ làm giảm nhanh mề đay, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ.
2. Cách chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ bằng bột yến mạch
Bột yến mạch được coi là một trong những nguyên liệu thường được dùng để chữa mề đay tại nhà. Bột yến mạch có chứa hàm lượng lớn ferulic, avenanthramides dồi dào, có tác dụng chống oxy hóa, điều hòa hoạt động miễn dịch và chống lại dị ứng.
Bên cạnh đó, yến mạch còn chứa hàm lượng kẽm dồi dào có tác dụng làm dịu vùng da bị tổn thương, giảm viêm và cải thiện mức độ ngứa ngáy. Cách chữa mề đay ở trẻ em từ yến mạch rất thích hợp cho những trường hợp trẻ bị ngứa ngáy và viêm đỏ nhiều.
Cách thực hiện:
- Mẹ trộn đều 2 thìa bột yến mạch với 1 lít nước ấm.
- Để trong khoảng 10 phút cho bột nở hoàn toàn và nước nguội bớt.
- Vệ sinh vùng da cần vệ điều trị và đem ngâm rửa với nước yến mạch.
- Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, nên mẹ cần chà thật nhẹ nhàng để các thành phần trong nguyên liệu có thể thẩm thấu vào bên trong thượng bì và giảm nhanh cơn ngứa hiệu quả nhất.
3. Cách chữa mề đay ở trẻ em tại nhà bằng lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng trong việc chống ngứa, tiêu viêm và sát trùng. Sử dụng loại thảo dược này chữa mề đay có thể giúp cải thiện các triệu chứng như da bị phù nề, viêm đỏ, nóng rát và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, trầu không còn có hàm lượng tanin cao có tác dụng trong việc tiêu viêm, kháng khuẩn và làm giảm nguy cơ viêm nhiễm vùng da bị tổn thương.
Cách thực hiện:
- Mẹ chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước và vò xát nhẹ.
- Đun sôi 2 – 3 lít nước rồi cho lá trầu vào.
- Tắt bếp và hãm trong khoảng 10 phút sau đó đổ nước ra thau và hòa thêm nước lạnh.
- Dùng lá trầu không tắm 1 lần/ngày cho trẻ để làm giảm chứng mề đay mẩn ngứa.
Lưu ý: Lá trầu không có tính nóng và vị cay nồng nên tránh dùng cho những trường hợp da trẻ có vết xước và lở loét.
4. Cách chữa bệnh mề đay ở trẻ em bằng gel nha đam
Lá nha đam có chứa hàm lượng nước, axit amin, khoáng chất và vitamin dồi dào, chính vì vậy mà loại thảo dược này có thể làm giảm một số vấn đề về da liễu như da bị bong tróc, da khô, phù nề, ngứa, nóng rát,…
Bên cạnh đó, chất nhầy và hoạt chất chống oxy hóa trong nha đam còn giúp phục hồi các tế bào tổn thương, làm giảm mức độ kích ứng và khôi phục hàng rào bảo vệ da. Hơn nữa, loại thảo dược này còn tương đối lành tính, an toàn khi dùng toàn thân. Cách chữa mề đay ở trẻ em bằng gel nha đam luôn được cha mẹ tin tưởng sử dụng tại nhà.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một lá nha đam tươi sau đỏ cắt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài và rửa sạch phần nhựa.
- Sử dụng lớp gel trong suốt bên ngoài và thoa lên vùng da cần điều trị cho trẻ.
- Lưu lại trên da trong khoảng 15 phút và rửa lại với nước sạch.
- Thực hiện 2 – 3 lần/tuần giúp làm giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
5. Sử dụng lá bạc hà trị mề đay mẩn ngứa tại nhà
Cách chữa mề đay ở trẻ em tiếp theo mà cha mẹ không nên bỏ qua đó chính là lá bạc hà. Lá bạc hà có chứa hoạt chất menthol có tác dụng gây tê, làm mát và giảm ngứa, giảm đau tại chỗ. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có chứa nhiều chất khoáng và vitamin A giúp kháng khuẩn, giảm bài tiết dầu thừa và ngăn ngừa viêm nhiễm tại vùng da bị tổn thương.
Lá bạc hà có tính chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Vì vậy, loại thảo dược này chữa mề đay có thể làm giảm nhẹ những tổn thương trên da như ngứa, đau rát, phù nề, viêm đỏ,…
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
- Sau đó mẹ vò xát nhẹ và cho vào nước tắm.
- Thực hiện 1 lần/ngày trong khoảng 4 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng mề đay mẩn ngứa ở trẻ giảm rõ rệt.
6. Cách chữa mề đay ở trẻ em bằng cây hẹ
Hẹ xanh có chứa hàm lượng vitamin C cao, có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa mụn, các vấn đề về đường tiêu hóa, chữa nhức răng và đặc biệt loại lá này được nhiều cha mẹ dùng làm cách chữa mề đay ở trẻ em vừa an toàn, hiệu quả lại giúp tiết kiệm chi phí.
Cách thực hiện:
- Đem một nắm lá hẹ rửa sạch với nước để có thể loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn có hại.
- Đem lá hẹ nấu cùng nước nước theo tỉ lệ 1: 2 (lá hẹ xanh 1 phần và 2 phần nước)
- Khi nước sôi, tắt bếp và đổ ra chậu, hòa cùng với nước lạnh đến khi nước ấm thì có thể tắm cho trẻ.
- Tắm nước lá hẹ mỗi ngày cho trẻ để đạt được kết quả điều trị như mong đợi.
7. Cách chữa mề đay cho trẻ bằng lá khế
Lá khế là một loại cây thân thuộc, dễ tìm tại vườn nhà hoặc khu vực bạn đang sống. Cách chữa mề đay ở trẻ em bằng loại lá này được nhiều cha mẹ nấu nước tắm trị mề đay tại nhà cho trẻ.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá khế đem rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng, vớt ra để ráo.
- Đem nắm lá khê cho vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ, bắc lên bếp và đun đến khi nước sôi, lá khế chuyển sang màu vàng thì tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu, hòa thêm nước lạnh đến khi ấm có thể tắm cho trẻ. Vừa tắm mẹ vừa massage nhẹ nhàng và lấy phần bã lá khế chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị mề đay.
- Thực hiện cách chữa mề đay ở trẻ em bằng lá khế mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
8. Chữa nổi mề đay ở trẻ bằng sài đất
Cây sài đất có tác dụng trong việc kháng khuẩn nên được nhiều người sử dụng để chữa bệnh ngoài da, trong đó có chứng mề đay ở trẻ. Nước tắm từ lá cây này có tác dụng làm giảm ngay các cơn ngứa mà không cần phải sử dụng đến thuốc kháng sinh. Đồng thời, nó còn giúp trị mụn nhọt và chống lở loét hiệu quả.
Cách thực hiện:
- 30g lá sài đất, 10g lá ké đầu ngựa, 15g kim ngân hoa đem rửa sạch loại bỏ bụi bẩn.
- Đun 2 – 3 lít nước đến khi sôi thì cho các lá đã chuẩn bị vào và đun tiếp khoảng 5 phút nữa.
- Đổ nước ra chậu, đợi đến khi nước nguội bớt hoặc có thể pha thêm nước để tạo nước ấm là có thể tắm cho trẻ.
- Áp dụng thường xuyên cách trị mề đay cho bé bằng nước tắm cây sài đất để làm giảm mẩn ngứa, đỏ ửng nhanh chóng.
Cách chữa mề đay ở trẻ em bằng thuốc Tây y
Bên cạnh các biện pháp điều trị mề đay tại nhà bằng bài thuốc dân gian, cha mẹ có thể trao đổi thêm với bác sĩ chuyên môn về các loại thuốc trị mề đay cho các trường hợp mãn tính hoặc kéo dài. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mề đay, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc cụ thể như sau:
- Đối với dạng mề đay nhẹ, cấp tính: Trẻ sẽ được chỉ định dùng thuốc bôi ngoài da có có chứa thành phần như menthol, corticoid, steroid. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên dùng với lượng vừa đủ trên diện tích da bị bệnh, tránh sử dụng toàn thân vì có thể dẫn tới bong tróc, nhiễm trùng da.
- Đối với mề đay mãn tính: Trẻ bị nổi mề đay khắp người cần có sự kết hợp giữa bôi ngoài và dùng thuốc uống. Một số sản phẩm có khả năng kháng histamin H1, H2, hoặc kháng sinh giúp làm giảm viêm, kháng khuẩn và là sự lựa chọn phổ biến được các bác sĩ khuyên dùng.
Việc sử dụng thuốc điều trị mề đay ở trẻ em cần được hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Cách chữa mề đay ở trẻ em bằng Đông y
Trong y học cổ truyền, việc điều trị các bệnh lý ngoài da chủ yếu là tác động sâu vào việc đào thải độc tố tích tụ bên trong và hồi phục hệ miễn dịch của cơ thể. Để đạt được kết quả toàn diện, đòi hỏi cha mẹ cần kiên trì sử dụng cho trẻ trong một liệu trình dài ngày. Ngoài ra, mùi vị đặc trưng của các loại thảo dược Đông y đôi khi gây tâm lý sợ thuốc ở trẻ nhỏ.
Một số bài thuốc cha mẹ có thể tham khảo khi chữa mề đay ở trẻ em:
Bài thuốc số 1:
- Đơn đỏ, địa sinh, liên kiều, hoa kim ngân, bèo cái, kinh giới, phòng phong, rễ ngưu bàng rửa sạch.
- Đun sắc các nguyên liệu trên với 3 bát nước lớn cho tới khi thuốc cạn chỉ còn 1 bát thì có thể bắc ra.
- Dùng cho trẻ khi còn ấm. Áp dụng mỗi ngày 1 thang được xem là cách chữa mề đay ở trẻ em mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Bài thuốc số 2:
- Đem các loại dược liệu như cát cánh, khương thanh, đương quy, trần bì, cam thảo, vỏ quế, xuyên khung, lan hòe, thạch xương bồ đun sắc cùng với 400ml nước.
- Khi đun giữ lửa nhỏ và đun cho tới khi nước cạn chỉ vừa đủ 2 bát.
- Sử dụng mỗi ngày 1 tháng, ngày 2 – 3 lần sẽ làm cho các triệu chứng của mề đay đỡ hơn và dần dần khỏi hẳn.
Bài thuốc số 3:
- Bồ công anh, kim ngân hoa, cam thảo, trần bị, hoàng cầm, thược dược, bội lan, linh bì đun chung với 400ml nước.
- Sau khoảng 30 phút thì cho thêm bội lan vào, tiếp tục đun cho tới khi nước thuốc chỉ còn đủ 1 bát.
- Sử dụng mỗi ngày 1 thang cách chữa mề đay ở trẻ em này, tránh để thuốc qua đêm vì sẽ làm giảm dược tính của thuốc.
Lưu ý khi thực hiện cách chữa mề đay ở trẻ em
Bên cạnh việc áp dụng cách chữa mề đay ở trẻ em bằng phương pháp dân gian, Tây y, Đông y, cha mẹ nên áp dụng những lời khuyên dưới đây để hỗ trợ quá trình trị bệnh cho trẻ đạt được kết quả tốt nhất.
- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các cách chữa mề đay ở trẻ em. Không tự ý thêm, bớt các thành phần hoặc liều lượng vì sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
- Nếu mề đay mẩn ngứa ở trẻ không thuyên giảm sau 3 ngày, cha mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ để được chỉ định các phương pháp y tế.
- Không cho trẻ gãi lên vùng da bị tổn thương vì hành động này không có tác dụng làm giảm ngứa mà ngược lại nó còn khiến cho cơn ngứa trở lên dữ dội hơn. Đồng thời, dễ gây xước da, nhiễm trùng da.
- Tắm thường xuyên, vệ sinh đúng cách bằng nước ấm hoặc các loại lá tắm. Hạn chế sử dụng xà phòng vì chúng có tính tẩy rửa cao.
- Mặc quần áo cho trẻ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, hạn chế họa tiết hoặc làm từ các chất liệu gây kích ứng như: Lông nhân tạo, len xù…
- Tránh cho trẻ ra nơi có gió lớn. Hạn chế ra ngoài, đặc biệt khi trời nắng mà không có biện pháp phòng hộ, không để trẻ nằm dưới gió điều hòa trong thời gian dài.
- Giữ không gian sống, vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
- Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày để thanh lọc cơ thể, hạn chế tích tụ độc tố.
- Khi áp dụng các cách chữa mề đay ở trẻ em, cha mẹ cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ đa dạng, ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin C, A, E…
- Cho trẻ ra ngoài luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như các cách chữa mề đay ở trẻ em. Từ đó, lựa chọn cho bé được phương pháp điều trị phù hợp và có cách phòng tránh bệnh tốt nhất. Khi mề đay đặc biệt nghiêm trọng hoặc kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa điều trị và có biện pháp xử lý kịp thời.
Gần đây bé nhà em mới có biểu hiện của bệnh mề đay. Trong mấy cách chữa trên thì cách chữa nào là tốt nhất mọi người?
Bé nhà tôi năm nay 10 tuổi, bé bị mề đay khoảng 2 năm nay. Cho bé đi viện da liễu khám và chữa mấy đợt thì lần nào cũng chỉ khỏi được 1 thời gian lại tái lại. Giờ đến điều trị thuốc gì thì khỏi được ?
Mấy cách chữa dân gian trong bài toàn dùng mấy lá thông dụng. Có mẹ nào dùng lá gì cho con thấy hiệu quả nhất thì mách em với?
Chào mọi người, năm nay con em 5 tuổi, khoảng 1 tuần nay không biết vì sao bé cứ hay nổi mấy nốt sần rải rác khắp người, bé cứ kêu ngứa và gãi. Em bôi thuốc ngứa thì dịu được lúc lại ngứa lại. Như vậy có phải là mề đay không và giờ nên dùng thuốc gì được ạ?
Con nhà em bị mề đay mạn tính, cứ thỉnh thoảng thời tiết thay đổi cái là bệnh lại phát lên. Mỗi lần như vậy lại phải cho bé uống thuốc chống dị ứng. Hình như càng ngày em thấy bé càng bị nặng hơn. Vào viện thì bác sĩ bảo bệnh này giờ cũng chỉ có thuốc điều trị triệu chứng như vậy thôi chứ không có thuốc đặc hiệu. Nghe vậy mà em thấy chán quá, chẳng nhẽ bé cứ phải mang bệnh cả đời hay sao.
Bé Bị mề đay 3 tháng thì chữa bằng cách nào là hiệu quả nhất mọi người?
Con trai tôi 7 tuổi, da bé vào mùa lạnh rất khô và hay bị nổi ngứa. Tôi hay bôi dưỡng ẩm cho bé thì nó đỡ được 1 tẹo. Mọi người ai có con bị như vậy điều trị như thế nào khỏi được chỉ cho tôi với? Tôi cảm ơn!
Mấy ngày nay thời tiết thay đổi bệnh mề đay của con tôi lại phát nặng lên, cháu ngứa ngáy khó chịu gãi làm xước hết cả da chảy cả máu các bác ạ. Tôi nghiệp quá mà không biết phải làm sao.
Con chào cô chú, con năm nay 17 tuổi, con bị bệnh mề đay này cũng từ bé, thấy mẹ con bảo con bị từ lúc 10 tuổi. Con nhớ là bố mẹ con đưa con đi chữa rất nhiều nơi rồi, từ bệnh viện cho đến các thầy thuốc đông y mà vẫn không khỏi. Giờ cứ thỉnh thoảng là con lại bị nổi bệnh ngứa ngáy rất khó chịu và làm ảnh hưởng đến học tập rất nhiều. Các co chú cho con hỏi là giờ nên chữa như thế nào cho khỏi được ạ?
Mình thấy trong bài có giới thiệu nhà thuốc gia truyền mấy đời của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được khá nhiều người khen. Cơ mà mình nghĩ bài thuốc từ ngày xưa rồi liệu có hiệu quả với hiện tại không nhỉ. Như bên thuốc tây mình thấy nhiều loại từ ngày trước đến bây giờ chả mấy người dùng nữa hoặc có những thuốc người ta không sản xuất nữa cơ mà.
Trong nhà không ai bị mà không hiểu sao con bé nhà em cứ mỗi khi ăn hải sản vào là người lại nổi mề đay khắp người lên. Có lần nổi nặng đến nỗi khó thở phải vào bệnh viện. Liệu bị dị ứng như vậy có chữa được không nhỉ?
Chắc bé nhà em theo gen của ông nội nên bị bệnh mề đay, hai ông cháu gần giống nhau luôn. Cứ đợt nào thay đổi thời tiết cái là cả hai ông cháu lại bị ngứa. Em lo quá, Ông bị từ ngày xưa chữa nhiều rồi không khỏi, bé nhà em cũng vậy thì khổ lắm
Đúng là từ khi bé nhà em bị bênh mề đay này là bé ăn uống kém và chậm lớn đi hẳn mọi người ạ.
Các anh chị em nào có bé bị mề đay đọc được bài viết này biết tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường thì nên cho con tới mà chữa đi. Thực sự không phải quảng cáo hộ đâu nhưng nhà thuốc này chữa bệnh mề đay ở trẻ con thực sự tốt đó mọi người ạ. Con nhà tôi trước kia bị mề đay khá nặng điều trị khắp nơi không khỏi. Hầu như quanh năm cứ lúc nào trời chỉ cần thay đổi thời tiết cái là y như rằng khắp người ngợm nổi đầy nốt lên. Đi viện đa liễu thì bác sĩ bảo đây là bệnh tự miễn, chờ nay mai có thể tự khỏi thôi chứ chưa có thuốc gì điều trị đặc hiệu quả. Nghe vậy tôi thấy chán và thương bé, không khỏi mà cứ như vậy thì chắc chết. Tôi tìm hiểu khắp trên mạng, nghiên cứu rồi thăm dò rất nhiều nhà thuốc chữa bệnh mề đay này. Cuối cùng quyết định lựa chọn nhà thuốc Đỗ Minh Đường vì họ khá nổi tiếng, được lên tivi rồi các nghệ sĩ cũng tìm đến điều trị và đặc biệt là rất nhiều bệnh nhân đã điều trị rồi phản hồi kết quả rất tích cực. Tôi cho bé đến nhà thuốc được bác sĩ Đỗ Minh Tuấn khám tư vấn điều trị cho. Bác bảo bệnh của con tôi có thể điều trị được, nhưng sẽ phải kiên trì ít từ 2 đến 3 tháng thì mới khỏi được. Nghe từ khỏi được tôi thấy mừng rồi, nghe theo bác sĩ tôi lấy thuốc về cho bé uông. Thuốc này thì dễ uống về pha ra nước là bé tự câm cốc uống nhưng mấy ngày đầu tự nhiên tôi thấy bé nổi nốt tăng lên, sơ quá tôi điện cho bác sĩ hỏi thì bác bảo đó là phản ứng bình thường vì thuốc nó đang đẩy chất nhiệt độc trong người bé ra. Cứ chịu khó uống nó khác đỡ dần, tin tưởng tôi tiếp tục điều trị thì đúng như vậy uống tầm ngày thứ 5 trở đi là bé bắt đầu đỡ hơn, các nốt bắt đầu lặn và đỡ ngứa hơn. Từ đó các triệu chứng của bé cứ giảm dần dần, dùng hết tháng đầu sang tháng thứ 2 thì đỡ trên người gần như khỏi thật chỉ còn một số ít dưới đùi và cánh tay. Tiếp tục dùng thêm tháng nữa thì bệnh khỏi thật. Kể từ ngày khỏi bệnh tới giờ bé ăn uống ngủ nghỉ tốt lên nên khoẻ hơn rất nhiều. Cả nhà đều vui.
Các mẹ cho em hỏi bệnh mề đay có lây không ạ? Con nhà chị gái em bị bệnh mề đay thấy nốt niếc khắp người mà hay chơi với bé nhà em. Sợ lây thì chết.
Con nhà em bị ngứa, mới đầu cứ tưởng là do chăn chiếu bui bặm hoặc dị ứng với gì đấy nhưng không phải vì em đã vệ sinh mọi thứ sạch sẽ rồi mà bé vẫn không đỡ. Cho bé đi khám thì bác sĩ bảo bị mề đay. Cho thuốc về uống, em không biết thuốc gì những thấy có 5 loại. Không biết là cho bé uống thuốc đó thôi hay giờ cho bé uống thêm thuốc đông y nữa mọi người?