Tiết lộ 5 cách chữa mề đay bằng lá hẹ siêu dễ hiệu quả bất ngờ
Những bài thuốc dân gian luôn là sự lựa chọn được nhiều người ưu tiên bởi đơn giản và lành tính. Chữa mề đay bằng lá hẹ cũng là một trong những cách làm được người xưa áp dụng rất nhiều. Vậy lá hẹ có công dụng chữa mề đay như thế nào, cách làm ra sao và phải lưu ý gì khi dùng không? Dưới đây, Blog CHR sẽ hướng dẫn bạn đọc 5 cách dùng lá hẹ chữa mề đay cực dễ nhé.
Hiệu quả của cách trị mề đay bằng lá hẹ tại nhà
Không chỉ là một loại thực phẩm phổ biến, lá hẹ còn được biết đến nhiều công dụng trong chữa bệnh theo phương pháp dân gian, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và da.
Lá hẹ thuộc họ Hành, tên khoa học là Alliaceae, còn có tên gọi khác là cửu thái hay khởi dương thảo.
Theo Đông y, hẹ có tính ấm, vị chua, mùi hăng, rất tốt để thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giảm ngứa ngáy, giảm viêm. Chính vì thế, trong dân gian thường sử dụng lá hẹ trong điều trị các bệnh về da như ngứa ngáy, mề đay, nổi mẩn đỏ, phát ban,…
Còn theo Y học hiện đại, các nhà khoa học nhận định rằng trong lá hẹ có chứa thành phần vitamin C, E, axit amin, khoáng chất, quercetin, chất chống oxy hoá,… Những thành phần này có công dụng làm dịu mát da, giảm ngứa, cấp ẩm làm mềm da đồng thời phục hồi, tái tạo lại da.
Mặc dù được dân gian lan truyền rộng rãi, hiệu quả được nhiều người nhận định nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào về phương pháp điều trị này. Do đó, bạn có thể chữa mề đay bằng lá hẹ khi không đi kèm các triệu chứng hô hấp, đường ruột khác và tổn thương trên da không lan rộng.
Chữa mề đay bằng lá hẹ – 5 cách đơn giản và hiệu quả
Hầu hết các bài thuốc chữa mề đay tại nhà bằng các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên đều có cách chế biến như uống, đun sắc, tắm, chườm,…
5 cách trị mề đay bằng lá hẹ dưới đây cũng được sử dụng tương tự.
Thoa nước lá hẹ lên da
Khi bị nổi mề đay ở những vùng da như cổ, mặt, tay chân, lưng,… hoặc mề đay xuất hiện trên diện tích da hẹp bạn có thể sử dụng nước ép lá hẹ để thoa và rửa.
- Lấy khoảng 100g lá hẹ tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng sau đó để cho ráo nước.
- Xắt nhỏ lá hẹ rồi dùng chày giã nát hoặc dùng máy xay để xay nhuyễn lá hẹ.
- Lấy hỗn hợp thoa đều lên vùng da bị mày đay, dùng bã đắp trên da trong khoảng 10 phút.
- Rửa sạch lại bằng nước sạch.
Đắp nước lá hẹ tươi sẽ làm da đang sưng phù dịu đi nhanh chóng, tiêu viêm, ngăn chặn lây lan hiệu quả. Người bị mề đay có thể thoa nước lá hẹ cho đến khi khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, cần lưu ý, không thoa nước hẹ lên vùng da bị trầy xước, chảy máu, có dấu hiệu bị nhiễm trùng da, hoặc người có da nhạy cảm.
Uống thuốc từ nước lá hẹ
Lá hẹ có tính ấm, tiêu độc, nước thuốc được sắc từ lá hẹ rất phù hợp cho người nổi mề đay do lạnh, dị ứng thức ăn có tính hàn đặc biệt là hải sản như cua, ghẹ, mực, tôm,…
- Rửa sạch 100g lá hẹ rồi cắt thành từng khúc nhỏ.
- Đun 2 lít nước cùng với lá hẹ trong khoảng 10 – 15 phút để lá hẹ tiết tinh chất.
- Chắt nước và bã thành hai phần riêng biệt.
Phần nước thuốc chia nhỏ uống thành nhiều lần trong ngày còn bã dùng để chườm hoặc thoa nhẹ lên vùng da nổi mẩn đỏ. Nước lá hẹ có vị chua, hăng nên khá khó uống, bạn có thể thêm một chút đường phèn để dễ uống.
Bên cạnh chữa mề đay, nước thuốc lá hẹ còn dùng để giảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, nôn,…
Chữa mề đay bằng lá hẹ sao vàng
Trong trường hợp bị nổi mề đay ở những vùng da dày đặc thù như lòng bàn chân, lòng bàn tay… chườm lá hẹ sao vàng là cách làm rất hay.
- Lá hẹ tươi khoảng 100g, rửa sạch, để ráo nước hoàn toàn rồi cắt làm đôi.
- Bắc chảo nóng lên bếp, cho lá hẹ vào sao vàng cho đến khi có mùi thơm của dược liệu tỏa ra, lá hẹ chuyển sang màu vàng, thường khoảng 10 – 15ph.
- Cho lá hẹ đã sao vàng vào túi hoặc khăn vải mềm.
- Chườm trực tiếp lá hẹ lên vùng da ở tay chân cho đến khi nguội hẳn.
Bạn cũng có thể thêm một chút muối hạt vào sao cùng lá hẹ để tăng hiệu quả.
Lá hẹ sao vàng trên bếp rất nóng, nên lưu ý không chườm vào vùng da mỏng, nhạy cảm như cổ, bụng, da mặt,…
Lá hẹ đun nước tắm
Trong dân gian, mỗi khi bị mề đay nổi lan rộng nhiều vùng hoặc toàn thân, mọi người sẽ tắm bằng lá hẹ để giảm nhanh các triệu chứng. Không chỉ thế, dùng nước lá hẹ tắm rửa sẽ làm sạch đi một số tác nhân gây kích ứng, giảm dầu thừa, mồ hôi trên da.
Với cách trị nổi mề đay tại nhà này, bạn có thể áp dụng cho cả tắm rửa và xông hơi đều rất tốt.
- Lấy 1 nắm lá rau hẹ tươi, rửa sạch, cho vào nồi cùng 2 – 3 lít nước.
- Đun nước cho đến khi sôi, để thêm khoảng 5 phút.
- Cho nước lá ra chậu tắm, thêm một chút muối biển cùng nước lạnh vào hoà tan cho đến khi nhiệt độ nước vừa để tắm.
- Tắm sạch bằng nước hẹ, không cần tắm lại bằng nước sạch.
Chú ý do da đang bị nổi mề đay nên không được tắm bằng nước quá nóng, dẫn đến kích ứng da và lan rộng mề đay hơn.
Đặc biệt, người bị mề đay Cholinergic, mề đay do nhiệt độ cao, dùng nhiều thực phẩm nóng không nên dùng.
Món ăn từ lá hẹ tốt cho người mề đay
Bên cạnh những cách chữa mề đay bằng lá hẹ dạng đun sắc, thoa nước ép, sao vàng,… thì bổ sung các món ăn từ lá hẹ cũng hỗ trợ giảm nhanh chóng các triệu chứng.
Bạn có thể ăn bổ sung các món ăn này song song với sử dụng các phương pháp trên để tăng hiệu quả điều trị.
Song, khi đang bị mề đay, bạn cần lưu ý những điều sau khi ăn lá hẹ:
- Nên kết hợp rau hẹ với các thực phẩm lành tính, dễ tiêu như đậu phụ, trứng, thịt lợn,…
- Tránh nấu các món ăn chứa thành phần dễ kích ứng mề đay lan rộng như hải sản, nhộng, thịt bò, nấm,…
- Không kết hợp lá hẹ với các loại thực phẩm mà cơ địa người bệnh có tiền sử dị ứng trước đó.
Những điều phải nhớ khi dùng lá hẹ chữa mề đay
Lá hẹ là loại cây cỏ phổ biến, lành tính, được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian. Song, với bệnh nhân bị mề đay, trước khi sử dụng cần phải chú ý những điều sau:
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, người có cơ địa nhạy cảm, người có da dễ bị kích ứng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Lá hẹ mọc ngoài thiên nhiên nên thường tích tụ nhiều bụi bẩn, trước khi dùng cần phải rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng.
- Không dùng lá hẹ lên vùng da đang có vết thương hở, bị trầy xước chảy máu, có tổn thương mưng mủ, có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Có thể kết hợp bài thuốc này với các cách chăm sóc da khác như thoa kem dưỡng, chườm đá mát,…
- Trong trường hợp kích ứng, mẩn đỏ và mề đay lan rộng sau khi dùng lá hẹ phải ngưng sử dụng ngay và có cách điều trị khác.
- Đặc biệt, nếu nổi mề đay có kèm các triệu chứng sưng mí mắt, môi, cổ họng và các dấu hiệu sốc phản vệ phải đến ngay bệnh viện, không tự ý điều trị.
- Bài thuốc dân gian hiệu quả còn tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người, do đó sẽ có những trường hợp không khỏi.
Trên đây là 5 cách chữa mề đay bằng lá hẹ rất đơn giản mà người bệnh có thể sử dụng trong một số trường hợp. Dẫu sao thì đây cũng là cách chữa chưa được khoa học kiểm chứng nên người bệnh nên lưu ý trước khi dùng, đồng thời tham khảo ý kiến người có chuyên môn trong quá trình điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!