3 Cách chữa mề đay bằng lá trầu, mẹo dân gian hay nên dùng
Từ xa xưa, lá trầu không đã nổi tiếng với nhiều công dụng, đặc biệt trong chữa các bệnh da liễu. Chữa mề đay bằng lá trầu được lưu truyền rộng rãi và được minh chứng hiệu quả qua bao thế hệ. Dưới đây, Blog CHR sẽ gửi đến bạn đọc top 3 cách trị mề đay bằng lá trầu rất đơn giản nhưng hiệu quả khó ngờ.
Tìm hiểu công dụng lá trầu với bệnh mề đay
Lá trầu không có tên khoa học là Piper Betle L, thuộc họ hồ tiêu Piperaceae, nhiều địa phương còn gọi là lá thược tương. Loại cây thân leo này rất quen thuộc với vùng quê Việt, được sử dụng nhiều để ăn hoặc làm các bài thuốc dân dã.
Đông y nghiên cứu và ghi chép rằng, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và mùi hơi hăng. Vì vậy loại dược liệu này có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giải độc, đào thải độc tố, giảm ngứa, rất tốt cho người đang bị bệnh về da.
Đặc biệt, có rất nhiều nghiên cứu khoa học và ghi chép về công dụng của lá trầu không. Trong lá trầu có chứa 1.8% tinh dầu (chavicol và beta-phenol), tanin, vitamin cùng nhiều loại khoáng chất khác.
Năm 1956, Đại học Y Hà Nội nghiên cứu và chỉ ra rằng, lá trầu không dùng để tiêu diệt hiệu quả nhiều loại vi khuẩn, tụ cầu, Coli,… gây bệnh trên da. Năm 1961, Viện vi trùng học cũng cho kết quả lá trầu không có công dụng sát khuẩn, chống viêm, làm lành vết thương và tái tạo cấu trúc da rất tốt.
Chính vì thế từ lâu nay, người ta thường dùng lá trầu không để giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng viêm nóng rát khi bị mề đay. Bên cạnh đó, những bài thuốc từ lá trầu không còn dùng để chữa các bệnh về da như á sừng, viêm da, nổi mẩn ngứa,.. bệnh phụ khoa,…
Ưu nhược điểm khi chữa mề đay bằng lá trầu
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người lại tin dùng phương pháp xa xưa này khi bị dị ứng nổi mề đay. Cách chữa này có nhiều ưu điểm vượt trội so với các cách chữa trị khác:
- Nguyên liệu quen thuộc trong vườn nhà, dễ tìm mua và đặc biệt giá thành rẻ.
- Các bài thuốc dễ chế biến, nhanh gọn, có thể sử dụng ngay khi có dấu hiệu nổi mề đay.
- Bài thuốc từ nguyên liệu thảo dược thiên nhiên, đảm bảo 100% an toàn, lành tính, phù hợp cho nhiều đối tượng.
- Tuỳ cơ địa có thể giảm nhanh các triệu chứng của mề đay, đồng thời tái tạo, phục hồi lại tế bào da sau thương tổn hiệu quả.
Song, bên cạnh đó, cách trị mề đay bằng lá trầu cũng tồn tại nhiều nhược điểm mà bạn cần lưu ý trước khi dùng:
- Hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng dị ứng của mỗi người.
- Cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để thấy hiệu quả.
- Bài thuốc chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh trước mắt, không có công dụng điều trị căn nguyên, người bệnh vẫn có thể bị tái phát sau này.
- Cách chữa này không phù hợp với người bị mề đay mãn tính vô căn, người bị mề đay có kèm các triệu chứng khác thường về tiêu hoá, nhịp tim, bị sốc phản vệ.
Nhìn chung, cách chữa mề đay bằng lá trầu thường hiệu quả với các trường hợp cấp tính, muốn giảm nhanh các triệu chứng trước mắt.
Top 3 cách chữa mề đay bằng lá trầu hiệu quả
Dùng lá trầu là một trong các cách trị nổi mề đay tại nhà rất đơn giản mà ông cha ta sử dụng từ lâu đời.
Vậy chữa mề đay bằng lá trầu như thế nào là đúng cách và hiệu quả nhất?
Ngâm và rửa bằng nước lá trầu
Khi bị bệnh mề đay, những triệu chứng ngứa ngáy, các mẩn đỏ nổi lên da có dấu hiệu sưng và nóng rát khiến người bệnh khó chịu. Phản ứng gãi ngứa là phản ứng bình thường của hầu hết người bệnh, nhưng chính điều này càng khiến mề đay lan rộng hơn trên da.
Chính vì thế, dùng nước lá trầu không là một trong những cách làm dịu nhanh cảm giác ngứa, hết mẩn đỏ và ngăn chặn mề đay lan rộng rất tốt.
Cách làm đơn giản như sau:
- Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng, sau đó để khô ráo nước.
- Cho lá trầu không vào đun cùng 2 lít nước cho đến khi sôi khoảng 5 đến 10 phút.
- Đổ nước ra chậu, đến khi nước trầu nguội bớt thì ngâm phần da bị mề đay vào nước khoảng 10 phút.
- Lau khô tay bằng khăn mềm, không cần phải rửa lại bằng nước.
Lưu ý với cách làm này, bạn chú ý không ngâm khi nước trầu đang quá nóng, không ngâm quá 10 phút. Tình trạng kích ứng trên da có thể bị nhiệt độ tác động dẫn đến trầm trọng hơn.
Chữa mề đay bằng lá trầu bằng cách tắm nước lá
Nếu bạn bị nổi mề đay tại những vị trí thuận tiện để ngâm rửa như tay, chân,… thì cách làm trên sẽ phù hợp. Nhưng trong trường hợp mề đay nổi tại các vị trí khó tiếp cận hơn như sau lưng, cổ,… thì dùng nước lá trầu để tắm sẽ dễ dàng hơn.
Không chỉ thế, khi tắm bằng nước lá trầu, các dị nguyên gây kích ứng còn sót lại trên cơ thể sẽ được loại bỏ, đồng thời giúp làm mềm da, sát khuẩn da hiệu quả.
Chữa mề đay bằng lá trầu đơn giản như sau:
- Lấy khoảng 100g lá trầu không, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút.
- Vớt lá trầu ra, rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo nước.
- Đun trầu không với 2 lít nước trong khoảng 10 phút để lá trầu tiết tinh dầu.
- Đổ nước trầu ra chậu, thêm 1 chút muối trắng vào hoà tan.
- Thêm nước lạnh từ từ sao cho nước tắm có nhiệt độ ấm vừa phải.
- Dùng nước lá tắm rửa toàn bộ cơ thể, lấy bã trầu chà xát quanh người, đặc biệt là ở vùng da có mề đay.
- Lau khô người bằng khăn mềm mà không cần phải tắm lại với nước.
Sử dụng nước trầu không để tắm mỗi ngày cho đến khi khỏi các triệu chứng. Với người bị mề đay mãn tính có thể tắm nước lá đều đặn tuần 3 lần.
Bài thuốc đắp lá trầu không trị mề đay
Trong lá trầu không có chứa thành phần tinh dầu cũng như dược liệu được chứng minh có công dụng trị mề đay rất tốt. Để tận dụng được thành phần tinh dầu trong lá trầu tối đa nhất thì giã nhỏ hay xay nát chính là phương pháp tốt nhất.
Cách làm bài thuốc đắp trị mề đay bằng lá trầu như sau:
- Tuỳ thuộc vào diện tích da bị mề đay mà chuẩn bị lượng lá trầu không cho phù hợp (khoảng 5 đến 10 lá).
- Ngâm lá trầu vào nước muối pha loãng trong 10 phút.
- Lấy lá trầu ra rửa lại sạch bằng nước, chú ý rửa sạch các đường vân lá để loại bỏ sạch bụi bẩn.
- Cho lá trầu vào cối, giã nát, trộn đều với 1 thìa cafe muối.
- Dùng nước sạch vệ sinh da sạch sẽ, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
- Đắp trực tiếp hỗn hợp thuốc lên vùng da nổi mẩn mề đay trong khoảng 20 phút. Bạn có thể dùng băng gạc để cố định thuốc trên da.
- Rửa lại bằng nước sạch.
Khi phát hiện thấy các triệu chứng mề đay, bạn có thể áp dụng ngay cách chữa mề đay bằng lá trầu này. Mỗi ngày nên đắp từ 1 – 2 lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Những điều nên nhớ khi chữa mề đay bằng lá trầu tại nhà
Lá trầu không chữa mề đay hiệu quả và an toàn, song khi sử dụng phương pháp này, bạn cần phải lưu ý những điều sau:
- Lá trầu không mọc leo ngoài tự nhiên nên rất nhiều bụi bẩn và tạp chất. Do đó, bạn cần chú ý ngâm lá trầu không với nước muối pha loãng, rửa sạch sẽ tại các vân lá để làm sạch.
- Trước khi sử dụng các bài thuốc phải vệ sinh da thật sạch sẽ, tránh trường hợp da đang có vi khuẩn, tạp chất, nếu đắp thuốc lên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, kích ứng nặng hơn.
- Tránh gãi ngứa bằng móng tay hay bất cứ vật dụng nào, tránh làm vùng da bị mề đay bị xước, chảy máu. Lúc này, tuyệt đối không đắp thuốc lên da khi gặp tình trạng này.
- Nên kết hợp với các cách chăm sóc da, chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi hợp lý khi bị mề đay.
Một trong các cách đơn giản ai cũng làm được mà hiệu quả rất tốt khi bị mề đay chính là dùng lá trầu không. Trên đây là các cách chữa mề đay bằng lá trầu cũng như những lưu ý cần nhớ, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!