Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô – Mẹo hay nên thử

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô là một mẹo dân gian đã có từ lâu nhưng không phải ai cũng biết. Dùng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày có thật sự tốt không và làm thế nào để phát huy tối đa công dụng của bài thuốc? Mọi thông tin chi tiết được centerforhealthreporting giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Công dụng của lá tía tô trong điều trị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến, thường xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và điều độ trong thời hiện đại. Tình trạng trào ngược axit dạ dày không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà về lâu dài nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như hẹp thực quản, ung thư thực quản.

Điều trị sớm vì vậy có một ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi thể trạng và tránh được nguy cơ biến chứng. Khi phát hiện bệnh trào ngược dạ dày ở giai đoạn đầu, người bệnh không cần quá lo lắng vì có rất nhiều biện pháp điều trị tại nhà có thể hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả, một trong số đó là mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô.

Dùng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày là mẹo dân gian mà ít người biết đến
Dùng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày là mẹo dân gian mà ít người biết đến.

Lá tía tô vừa là một loại rau gia vị, vừa là một loại thảo dược tự nhiên được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian. Tía tô thường được sử dụng để giải cảm, trị ho; bên cạnh đó nó còn có nhiều công dụng ít được biết đến hơn như: an thai, điều trị đau xương khớp, hen suyễn, mụn nhọt và cả các chứng bệnh dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản.

Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị cay; có khả năng giải độc, chống viêm, chống dị ứng. Sử dụng lá tía tô vì vậy có tác dụng hiệu quả trong cải thiện các triệu chứng đau dạ dày và khắc phục tốt tình trạng viêm nhiễm.

Y học hiện đại cũng đã chứng minh công dụng của lá tía tô trong điều trị trào ngược dạ dày. Trong lá tía tô có chứa các thành phần như axit alpha-linolenic, hydrocarbon, aldehyde,  glycosid, furan, xeton, tanin… Nhờ các thành phần này, sử dụng tía tô giúp chống viêm, giảm tiết axit dạ dày và hỗ trợ làm lành những vết thương ở niêm mạc hiệu quả.

Lá tía tô là loại thảo dược tự nhiên giúp ích nhiều khi bệnh trào ngược dạ dày ở mức nhẹ. Với bệnh nặng, dùng lá tía tô sẽ không đem lại cải thiện đáng kể nào. Cần lưu ý rằng chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Người bệnh không nên quá phụ thuộc vào mẹo dân gian này mà lơ là các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn.

Hướng dẫn các cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Có nhiều cách sử dụng lá tía tô để chữa trào ngược dạ dày, đa số đều đơn giản, dễ dàng thực hiện và sử dụng. Người bệnh có thể dùng lá tía tô đơn lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc nam hay sử dụng trong nấu ăn đều giúp ích cho việc điều trị chứng trào ngược axit dạ dày.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô tươi

Biện pháp này đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc cải thiện nhanh các cơn đau dạ dày đột ngột. Đây là cách sử dụng giúp phát huy tối đa công dụng của các thành phần hoạt chất trong tinh dầu tía tô.

Khi sử dụng lá tía tô tươi, cần lưu ý rửa thật sạch và để ráo trước khi sử dụng để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Người bệnh có thể sử dụng một vài lá tía tô để ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày nhằm khắc phục các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày.

Dùng lá tía tô trực tiếp giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày
Dùng lá tía tô trực tiếp giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày.

Uống nước lá tía tô chữa trào ngược dạ dày

Nước lá tía tô có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Sử dụng nước lá tía tô thường xuyên sẽ cải thiện hiệu quả các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng do trào ngược dạ dày; đồng thời giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ ngon hơn.

Cách làm:

  • Lấy một nắm lá tía tô rửa sạch rồi vớt ra để ráo.
  • Cho lá tía tô vào ấm, thêm vào 500ml nước rồi đun trong khoảng 20 phút.
  • Sau khi đun, chắt lấy nước lá tía tô để uống.

Cách dùng: uống nước lá tía tô đều đặn mỗi ngày, liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ thấy bệnh được cải thiện đáng kể. Đây là một trong những cách chữa trào ngược dạ dày bằng tía tô được nhiều người bệnh thực hiện

Dùng lá tía tô để chế biến món ăn

Sử dụng lá tía tô trong các món ăn hàng ngày là một cách làm hiệu quả khác để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Lá tía tô được sử dụng phổ biến nhất để thêm vào các món cháo như cháo trắng, cháo thịt, cháo trứng.

Tía tô cần được rửa thật sạch, sau đó vớt ra để ráo và thái sợi nhỏ. Khi cháo chín, chỉ cần múc ra bát rồi thêm tía tô vào là có thể thưởng thức. Bệnh nhân có thể dùng tía tô cùng cháo 3-4 lần/tuần để cải thiện các triệu chứng trào ngược axit dạ dày.

Thêm lá tía tô vào các món ăn hàng ngày cũng là một cách hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả
Thêm lá tía tô vào các món ăn hàng ngày cũng là một cách hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô kết hợp các vị thuốc nam

Lá tía tô có dược tính thấp, vì vậy nếu muốn tăng hiệu quả chữa bệnh, có thể kết hợp loại thảo dược này với các vị thuốc nam khác. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện một bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô và một vài vị thuốc nam chữa bệnh dạ dày thông dụng.

Nguyên liệu:

  • Tía tô, cây ngũ sắc sao vàng hạ thổ, đương quy, bạch truật, hoài sơn, lá đắng: mỗi loại 16g
  • Lá lốt, xương bồ: 12g mỗi loại.
  • Trần bì, chỉ xác: 10g mỗi loại.
  • Hoàng kỳ: 15g.
  • Sinh khương: 4g

Cách làm:

  • Rửa sạch tía tô và tất cả các dược liệu khác rồi cho vào ấm, chế nước vừa nhập nguyên liệu sau đó đun lửa nhỏ khoảng 30 phút.
  • Chắt lấy nước thuốc và chia làm 2 phần sử dụng trong ngày.
  • Mỗi thang thuốc dùng trong 2 ngày, tuy nhiên đến ngày thứ 2 chỉ cần thêm nước vào và đun như lần 1.

Cách dùng: uống thuốc sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Một số lưu ý khi dùng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô là mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả và lành tính, tuy nhiên nếu dùng không đúng cách vẫn có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây để sử dụng lá tía tô chữa bệnh hiệu quả và an toàn nhất:

  • Các bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô cần có thời gian để phát huy công dụng, người bệnh cần sử dụng kiên trì để đạt được kết quả tốt.
  • Hiệu quả của việc sử dụng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày còn phụ thuốc vào cơ địa của mỗi người. Nếu không thấy các bài thuốc phát huy tác dụng sau 1-2 tháng sử dụng, bệnh nhân nên tìm kiếm biện pháp điều trị thay thế khác.
  • Cần sử dụng lá tía tô ở mức độ cho phép (khoảng 10-15g mỗi ngày), dùng quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ như: mệt mỏi, chóng mặt, nóng trong người, ra mồ hôi nhiều…
  • Phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ không nên áp dụng các cách trị trào ngược dạ dày bằng lá tía tô.
  • Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá tía tô, đặc biệt là trong trường hợp đang điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc.
  • Sử dụng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày cần kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và xây dựng các thói quen tốt như tập luyện thể thao, không sử dụng chất kích thích để có thể cải thiện bệnh nhanh chóng nhất.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô là một trong những mẹo dân gian đơn giản và tiết kiệm mà người bệnh nên thử. Đây là cách làm hiệu quả nhưng không phải là thần dược, bệnh nhân cần lưu ý những khuyến cáo để sử dụng an toàn và đạt được kết quả tốt nhất. Chúc quý vị áp dụng biện pháp này thành công!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *