5 cách chữa vảy nến bằng lá lốt được bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất
Cách chữa vảy nến bằng lá lốt là một trong những mẹo điều trị dân gian không chỉ đem lại hiệu quả cao, mà còn vô cùng an toàn ngay cả đối với làn da nhạy cảm. Hãy cùng Center For Health Reporting tìm ra 5 phương pháp chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt tốt nhất ngay trong bài viết dưới đây.
Công dụng mang lại khi chữa vảy nến bằng lá lốt
Lá lốt hay được gọi với tên khác là cây tất bát. Đây là nguyên liệu vô cùng phổ biến trong các món ăn quen thuộc của Việt Nam. Hầu hết mọi người đều nhắc đến loại thảo dược này như một loại gia vị mà quên rằng đây cũng là một loại thuốc quý giá trong y học cổ truyền.
Lá lốt được đánh giá là vị thuốc có tính ấm, vị nồng, có mùi thơm. Vị thuốc này có tác dụng làm ấm, tiêu độc, ôn trung,… Trong y học cổ truyền, loại thảo dược này thường được người ta dùng để cải thiện các triệu chứng bệnh đau nhức xương khớp, phong thấp, đau đầu, tê bì chân tay và trong đó có bệnh vảy nến.
Phương pháp chữa vảy nến bằng lá lốt mang lại nhiều công dụng cho bệnh nhân như:
- Chống lại quá trình oxy hóa.
- Diệt khuẩn.
- Giúp tái tạo lại các tế bào da bị tổn thương do vảy nến.
- Đặc biệt, lá lốt hỗ trợ rất tốt việc điều trị các triệu chứng của bệnh vẩy nến, khắc phục nhanh tình trạng ngứa ngáy, giảm khó chịu.
Trong y học hiện đại, đã có khá nhiều nghiên cứu chỉ ra trong lá lốt có chứa rất nhiều hợp chất hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiệu quả như:
- Hoạt chất Alkaloid: Có công dụng chống dị ứng, giảm ngứa nhanh, tiêu sưng, kháng viêm và ức chế quá trình tạo lớp sừng trên da.
- Benzyl Axetat và Beta – caryophylen: Thành phần này có tác dụng làm mềm, làm dịu da, dưỡng ẩm, giảm tình trạng da bị bong tróc, ngứa ngáy,…
- Các thành phần Vitamin A, C, E: Các loại Vitamin này có công dụng chống oxy hóa và tái tạo da, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành nhanh các tổn thương của da.
5 cách chữa vảy nến bằng lá lốt đơn giản, hiệu quả
Vảy nến là một trong những căn bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay, gây ra nhiều trở ngại và khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là 5 cách chữa vảy nến bằng lá lốt vừa mang lại hiệu quả tốt vừa dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:
1. Chữa vảy nến bằng lá lốt sắc lên để ngâm rửa
Đối với các bệnh nhân bị bệnh vảy nến, việc vệ sinh da mỗi ngày vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Đặc biệt nếu bạn kết hợp ngâm rửa vùng da bị tổn thương bằng lá lốt sẽ giúp làm sạch nhẹ nhàng lớp vảy trên da, giảm ngứa, chống viêm nhiễm, làm mềm và tạo điều kiện cho lớp da nhanh được tái tạo.
Chuẩn bị:
- 100g lá lốt tươi
- Khoảng 1,5 – 2 lít nước sạch
- Muối ăn.
Cách thực hiện:
- Lấy cả phần thân và lá của cây lá lốt đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Bạn cắt phần lá lốt đã ngâm thành nhiều đoạn ngắn.
- Đun sôi phần nước sạch đã chuẩn bị rồi cho hết lá lốt vào. Tiếp tục nấu thêm khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.
- Đợi cho nước nguội bớt thì lấy dùng. Tốt nhất là bạn nên kiểm tra kỹ trước để tránh làm da bị bỏng do nước quá nóng.
- Để chữa vảy nến bằng lá lốt theo phương pháp này hiệu quả, bạn cần ngâm trong khoảng 20 phút.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng nước lá lốt sắc này pha loãng ra để tắm nếu có nhiều vùng da bị tổn thương do vảy nến.
- Bạn nên lấy xác lá lốt chà xát nhẹ nhàng lên các mảng vảy nến để giúp vảy bong tróc ra.
Liều dùng: Người bệnh nên áp dụng phương pháp chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt này 1 lần/ ngày. Thực hiện đều đặn sau khoảng 1 tuần sẽ thấy rõ các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm.
2. Chữa vảy nến bằng lá lốt từ bên trong
Các chuyên gia tại Center For Health Reporting khuyên người bệnh nên kết hợp phương pháp ngâm rửa cùng với bài thuốc uống từ lá lốt để tác động đến bệnh từ cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Nhờ vậy, quá trình chữa vảy nến bằng lá lốt sẽ được rút ngắn và nâng cao hiệu quả điều trị.
Chuẩn bị:
- 50g lá lốt tươi
- Muối ăn.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa thật sạch lá lốt và vớt ra để ráo.
- Kế tiếp lấy lá lốt bỏ vào máy xay nhuyễn cũng 1 ít nước. Trong trường hợp không có máy xay, bạn có thể thay bằng cách dùng cối để giã.
- Chắt phần lá lốt mới xay nhuyễn để lấy nước cốt rồi bỏ đi phần bã còn lại.
Liều dùng: Bạn nên dùng cách chữa vảy nến bằng lá lốt này 2 lần/ ngày, mỗi buổi sáng và chiều. Nếu chăm chỉ áp dụng, chỉ sau 1 tuần, bạn sẽ thấy ngay những tín hiệu khả quan trong việc điều trị các triệu chứng vảy nến.
3. Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt đắp lên da
Cùng với 2 phương pháp trên, bài thuốc dùng lá lốt để đắp trực tiếp lên da cũng được nhiều người bệnh lựa chọn. Với phương pháp này, các tinh chất trong lá lốt sẽ tác động trực tiếp vào sâu bên trong lớp da bị tổn thương. Nhờ đó tiêu diệt được vi khuẩn và giảm bớt các triệu chứng như nóng rát, ngứa ngáy, bong tróc da,…
Chuẩn bị:
- Một lượng lá lốt tươi phù hợp với diện tích da bị vảy nến.
- Muối ăn.
Cách thực hiện:
- Rửa thật sạch lá lốt và loại bỏ các phần bị héo, bị sâu.
- Ngâm lá lốt với nước muối pha loãng để diệt khuẩn.
- Dùng cối giã nát phần lá lốt này cùng với một ít muối.
- Vệ sinh thật sạch vùng da cần điều trị trước để tránh nhiễm trùng.
- Lấy phần lá lốt đã giã nhuyễn lên đắp trực tiếp lên các vùng da bị vảy nến và dùng băng gạc băng lại để cố định thuốc trong khoảng 30 phút.
- Cuối cùng, bạn gỡ phần thuốc đắp ra và dùng nước ấm rửa lại da cho sạch.
Liều dùng: Tốt nhất là bạn nên áp dụng phương pháp chữa vảy nến bằng lá lốt đắp trực tiếp lên da 1 lần vào mỗi ngày. Nhưng nếu tình trạng bệnh vảy nến nặng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và đắp lá lốt 2 lần một ngày.
4. Chữa vảy nến bằng phương pháp xông hơi lá lốt
Phương pháp này có thể giúp các vùng da bị tổn thương do bệnh vảy nến trên toàn bộ cơ thể được hấp thụ tốt các thành phần có lợi trong lá lốt, giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Chuẩn bị:
- Lá lốt tươi
- Muối ăn
- 2 lít nước sạch.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch phần lá lốt đã chuẩn bị rồi ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng từ 10 – 15 phút.
- Cho lá lốt vào nồi đun cùng 2 lít nước rồi để sôi trong khoảng 10 phút.
- Tiến hành xông hơi cho các vùng da bị vảy nến. Đặc biệt, bạn cần chú ý giữ khoảng cách với mặt nước để tránh gây bỏng hơi.
Liều dùng: Người bệnh nên sử dụng cách chữa vảy nến bằng lá lốt này khoảng 2 – 3 lần/ tuần cho đến khi thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
5. Chữa bệnh vảy nến bằng các món ăn từ lá lốt
Ngoài cách phương pháp chữa vảy nến bằng lá lốt kể trên, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm việc chế biến các món ăn từ lá lốt để tăng hiệu quả điều trị. Các món ăn hỗ trợ chữa vảy nến từ lá lốt hầu hết đều rất đơn giản và dễ thực hiện. Điển hình như:
- Chả đậu phụ cuốn lá lốt,
- Thịt bò xào lá lốt,
- Ốc xào lá lốt,
- Canh mít non nấu lá lốt…
Làm thế nào để phòng tránh bệnh vảy nến tái phát?
Vảy nến là căn bệnh vô cùng dai dẳng, khó trị. Người bệnh nếu không cẩn thận sẽ rất dễ tái phát lại. Dưới đây là một vài lưu ý cần tuân thủ để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh vảy nến trở lại:
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, thay quần áo sạch.
- Người bệnh nên tuyệt đối tránh tiếp xúc với các hóa chất mang tính độc hại. Nếu bắt buộc phải đến những môi trường như vậy, người bệnh cần có trang bị bảo hộ và đeo bao tay cẩn thận.
- Người bệnh vảy nến nên chú ý hơn vào chế độ dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết và Vitamin cho cơ thể. Nhờ đó, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa cơ thể nhiễm vi khuẩn.
- Bổ sung thêm nước thường xuyên để da không bị khô ráp, bong tróc. Tốt nhất là người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩm hàng lành tính mỗi ngày cho cơ thể để da luôn mềm mại.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học, hạn chế thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi. Người bệnh nên tự giác tập luyện và vận động hàng ngày để tăng cường thể lực.
- Không nên sử dụng các loại hóa chất như dầu gội, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh trong quá trình chữa vảy nến bằng lá lốt.
- Chữa vảy nến bằng lá lốt là biện pháp dân gian nên có hiệu quả khá chậm. Người bệnh cần kiên trì điều trị để giúp bệnh nhanh khỏi và không bị tái phát lại.
- Người bệnh nên mặc quần áo thoải mái và khô ráo để tránh gây kích ứng và nhiễm trùng cho da.
Trên đây là 5 cách chữa vảy nến bằng lá lốt được đánh giá là mang lại hiệu quả cao và dễ thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn nhanh chóng đẩy lùi được căn bệnh “dai dẳng” này.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!