Nấm âm đạo là gì: Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả
Nấm âm đạo là một dạng bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ gây ra các triệu chứng như ngứa rát âm hộ, khí hư bất thường, đau khi quan hệ. Tình trạng này sẽ ngày càng phát triển nặng, thậm chí lây lan rộng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản. Do vậy, việc xác định rõ nguyên nhân từ đó có phương pháp điều trị và phòng ngừa rất quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe chị em.
Bệnh nấm âm đạo là gì?
Thông thường, bên trong âm đạo chứa rất nhiều vi khuẩn, nấm men có lợi và có hại. Khi âm đạo khỏe mạnh, môi trường pH cân bằng các loại nấm sẽ không có khả năng gây ảnh hưởng.
Tuy nhiên khi sức đề kháng của người phụ nữ bị suy giảm, nồng độ pH mất cân bằng theo chiều hướng xấu hay rối loạn nội tiết tố tạo điều kiện thuận lợi để các nấm men tấn công âm đạo gây viêm nhiễm, hình thành bệnh nấm âm đạo.
Loại nấm men gây bệnh chính là nấm Candida Albican – Một loại nấm men hình bầu dục hoặc tròn, kích thước khoảng 2 – 5µm. Nấm Candida có thể gây bệnh ở nhiều nơi trong cơ thể, đặc biệt ở khu vực âm đạo.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nấm âm đạo thường gặp ở đối tượng là phụ nữ đã có gia đình, thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh lý này không khó điều trị, tuy nhiên lại dễ tái phát nhiều lần nếu chị em thường xuyên không biết cách chăm sóc “vùng kín” và phòng ngừa bệnh.
Ngoài ra, khi bị nấm phụ khoa sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Chúng không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà bệnh kéo dài có thể gây ra hậu quả nhiễm khuẩn huyết, các bệnh phụ khoa khác, thậm chí ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.
Các dấu hiệu nấm âm đạo thường gặp
Khi bị nấm âm đạo, chị em thường phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu ở khu vực sinh dục như:
Âm hộ, âm đạo ngứa rát
Đây là dấu hiệu nấm âm đạo thường gặp ở hầu hết người bệnh. Do các nấm men Candida tấn công bộ phận sinh dục làm viêm nhiễm, từ đó xuất hiện các dấu hiệu ngứa rát râm ran khó chịu.
Cảm giác ngứa ngày càng tăng dữ dội sâu bên trong, kèm theo sưng tấy và nổi nhiều mẩn ở vùng kín. Lúc này, người bệnh thường có phản ứng muốn dùng tay để gãi hoặc cọ xát mạnh và vùng kín. Điều này vô sinh khiến tình trạng viêm do nấm ngày càng nặng hơn.
Đau rát khi quan hệ
Khi bị nấm âm đạo chị em sẽ thường xuyên cảm giác thấy đau rát ở sinh dục. Đặc biệt, triệu chứng này sẽ cảm nhận rõ ràng hơn ở mỗi lần quan hệ tình dục. Ngoài ra, ở một số trường hợp chị em còn có hiện tượng đau rát khi đi tiểu kèm theo hiện tượng tiểu buốt, tiểu khó,…
Chảy máu khi quan hệ
Ở một số trường hợp sẽ thấy có hiện tượng chảy máu khi quan hệ. Bởi tình trạng viêm nhiễm do nấm men gây ra các vết viêm loét trong âm đạo. Lúc này nếu quan hệ tình dục, sự cọ sát mạnh của dương vật vào vùng tổn thương âm đạo sẽ gây ra hiện tượng chảy máu bất thường.
Dịch âm đạo bất thường
Bình thường dịch âm đạo (khí hư) sẽ có màu trong hơi trắng không mùi. Tuy nhiên khi bị nấm âm đạo sẽ khiến khí hư có sự thay đổi bất thường.
Lúc này, nếu chú ý, chị em sẽ thấy dịch âm đạo chuyển sang màu trắng đục, váng sữa, đồng thời dịch loãng hoặc vón thành từng mảng như bã đậu. Lượng dịch tiết ra nhiều khiến vùng kín luôn ở trạng thái ẩm ướt, bộ phận sinh dục mùi hôi khó chịu.
Sưng tấy âm đạo
Ở một số trường hợp nhiễm nấm âm đạo nặng sẽ có triệu chứng nấm âm đạo sưng tấy ở vùng kín. Tình trạng sưng ảnh hưởng tới cả môi âm đạo, thậm chí làm thể lây lan ra vùng bẹn và đùi gây cảm giác nóng, đau rát khó chịu.
Nguyên nhân gây nấm âm đạo ở chị em phụ nữ
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chính gây viêm nấm âm đạo là do nấm men Candida Albican tấn công gây viêm nấm âm đạo. Ngoài ra, một số tác nhân tạo điều kiện để nấm Candida tấn công làm viêm nhiễm âm đạo là do các yếu tố như:
- Rối loạn nội tiết tố
Tình trạng này thường gặp nhiều ở đối tượng phụ nữ mang thai, sau sinh, giai đoạn mãn kinh. Do nội tiết tố thay đổi đột ngột làm niêm mạc âm đạo mỏng do vậy dễ bị nấm men làm tổn thương gây viêm nhiễm.
Ngoài ra, rối loạn loại tiết cũng là tác nhân làm pH âm đạo mất cần bằng khiến khuẩn nấm có nhiều cơ hội làm viêm nhiễm sinh viêm nấm âm đạo.
- Thói quen sinh hoạt
Các thói quen như thụt rửa âm đạo, sử dụng đồ lót ẩm ướt, dùng dung dịch vệ sinh chứa chất tẩy mạnh, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng,… đều là tác nhân làm mất cân bằng nồng độ pH ở âm đạo.
Khi pH âm đạo bị thay đổi sẽ vô tình làm phá vỡ “hàng rào bảo vệ”, khuẩn nấm sẽ dễ dàng tấn công gây ra bệnh.
- Quan hệ tình dục không an toàn
Thường xuyên quan hệ tình dục không dùng các biện pháp bảo vệ sẽ làm tăng nguy cơ lây khuẩn chlamydia. Điều này sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị bệnh nấm phụ khoa do chlamydia.
- Nguyên nhân khác
Một số tác nhân khác làm tăng nguy cơ bị nấm âm đạo ở phụ nữ như sử dụng kháng sinh thời gian dài, sử dụng nguồn nước bẩn, chế độ ăn thiếu khoa học, cơ thể suy nhược,…
Viêm âm đạo do nấm có nguy hiểm không?
Nấm âm đạo là bệnh phụ khoa có thể điều trị được. Tuy nhiên tình trạng này nếu không được kiểm soát kịp, viêm nấm âm đạo tiến triển nặng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt, sức khỏe người bệnh.
Viêm nấm âm đạo kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Gây ra nhiều bệnh lý khác: Các nấm men ở âm đạo sẽ nhanh chóng lây nhiễm ngược dòng tới các bộ phận sinh dục lân cận gây ra nhiều bệnh lý khác như viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến, viêm tắc vòi trứng,…
- Gia tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Các nấm men Candida cư trú ở âm đạo làm cản trở quá trình di chuyển của tinh dịch. Không chỉ vậy nấm men còn là “sát thủ” tiêu diệt các “tinh binh” vừa mới được xuất vào khiến tinh trùng bị suy yếu đi về mặt số lượng và chất lượng không thể gặp trứng đúng thời điểm để thụ thai, dẫn tới vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
- Gia tăng nguy cơ ung thư: Theo nhiều nghiên cứu, nấm âm đạo nặng, tái phát nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm tới tính mạng như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,…
- Nấm âm đạo ảnh hưởng tới bà bầu và thai nhi: Các triệu chứng viêm âm đạo do nấm không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hơn, quá trình thai nghén thêm căng thẳng mà còn có nguy cơ nhiễm trùng ối, sinh non, khó chuyển dạ,… Đối với thai nhi, khi sinh thường có thể bị mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh về da, mắt do ảnh hưởng của nấm âm đạo từ người mẹ.
Cách chẩn đoán viêm nấm âm đạo, khi nào cần khám bác sĩ?
Để kết luận người bệnh có bị nấm âm đạo hay không, các bác sĩ thường dựa vào kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm dịch âm đạo.
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi người bệnh về tình trạng sức khỏe như các dấu hiệu thường gặp gần đây, đã lập gia đình chưa, quan hệ tình dục chưa và các thói quen đối với bộ phận sinh dục trong sinh hoạt, vệ sinh thường ngày.
- Khám bộ phận sinh dục: Bác sĩ sẽ tiến hành dùng mỏ vịt đặt vào âm đạo và quan sát các biểu hiện ở bên trong để xem có dấu hiệu bất thường nào không.
- Xét nghiệm dịch âm đạo: Song song với việc quan sát vùng âm đạo, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ chuyên dụng để lấy mẫu dịch rồi làm xét nghiệm cần thiết để xác định có nấm âm đạo hay không và nếu có thì mức độ nặng hay nhẹ từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Nấm âm đạo được xác định nếu kết quả xét nghiệm cho thấy độ pH âm đạo thấp hoặc cao hơn thậm chí từ 4 – 4,5 pH, đồng thời dịch mẫu xuất hiện tế bào vi nấm.
Vậy khi nào nên đi thăm khám bác sĩ? Chị em nên chủ động tới bệnh viện chuyên khoa thăm khám để xác định có bị bệnh nấm âm đạo khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:
- Thường xuyên đau, ngứa rát ở âm đạo, âm hộ.
- Khi hư có màu, mùi hôi tanh bất thường.
- Âm hộ bị sưng tấy, phù nề, ửng đỏ.
- Vùng kín có mùi hôi khó chịu.
Các phương pháp điều trị nấm âm đạo phổ biến hiện nay
Điều trị nấm âm đạo không quá khó, điều quan trọng chị em nên chữa trị ngay từ sớm và lựa chọn đúng phương pháp để hiệu quả tốt nhất.
Cách chữa nấm âm đạo tại nhà
Với tình trạng viêm nấm âm đạo mức độ nhẹ, chị em có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để giúp cải thiện bệnh lý như:
- Sử dụng ngải cứu: Dùng khoảng 50g ngải cứu khô sắc với nước rồi xông hơi bộ phận sinh dục, cuối cùng dùng nước này vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng. Ngải cứu chứa nhiều kháng viêm sát khuẩn do vậy thường xuyên dùng nước ngải cứu vệ sinh “cô bé” sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm ngứa do nấm âm đạo.
- Sử dụng nước muối sinh lý: Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh bộ phận sinh dục, sau đó dùng khăn mềm lau khô. Cách này đơn giản nhưng giúp loại bỏ vi khuẩn nấm men hiệu quả.
- Trị nấm âm đạo bằng lá trầu không: Chị em dùng khoảng 1 nắm lá trầu không, sau khi rửa sạch chi cho vào nồi luộc với khoảng 1 lít nước. Sau đó dùng nước luộc lá trầu không để vệ sinh vùng kín sẽ giúp làm sạch bộ phận sinh dục, diệt nấm hiệu quả.
Lưu ý: Các phương pháp này chỉ nên áp dụng với trường hợp viêm nấm âm đạo nhẹ. Ngoài ra, khi thực hiện bạn chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài, tránh thụt rửa âm đạo sẽ gây phản tác dụng.
Điều trị nấm âm đạo bằng Tây y
Sử dụng thuốc tân dược dạng đặt hoặc uống điều trị nấm âm đạo mang lại hiệu quả nhanh. Không chỉ vậy các loại thuốc này còn giúp tái tạo niêm mạc tổn thương và cân bằng nồng độ pH về mức bình thường.
Tuy nhiên kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, do vậy người bệnh chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm âm đạo do nấm như:
- Thuốc kháng nấm toàn thân: Thuốc được dùng ở dạng uống trong các trường hợp bệnh nặng giúp ngăn ngừa tình trạng nấm phát triển nhanh. Một số thuốc thường dùng như Fluconazol, Itraconazol,…
- Thuốc trị nấm dạng đặt: Thuốc dùng ở dạng đặt trực tiếp vào âm dạo có tác dụng diệt nấm tại chỗ, đồng thời làm sạch âm đạo, tái tạo niêm mạc tổn thương, làm se lành vết loét. Một số thuốc đặt như Miconazol, Clotrimazol, Econazol,…
Đông y điều trị nấm âm đạo
Dưới góc nhìn của Đông y, nấm âm đạo thuộc bệnh về khí hư do tổn thương tại tâm, can, tỳ, thận. Bệnh được chia thành các nhóm là thấp nhiệt, tỳ hư, đờm thấp.
Dựa theo nguyên lý đó, Đông y trị bệnh bằng việc sử dụng các bài thuốc có khả năng sát trùng, tiêu diệt nấm men. Đồng thời các bài thuốc ngâm rửa còn giúp cân bằng pH, tái tạo niêm mạc tổn thương.
Nấm âm đạo nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ ăn dinh dưỡng cho người bị nấm âm đạo rất quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh. Do vậy, chị em nên chú ý xây dựng thực đơn ăn khoa học.
Thực phẩm người bị nấm âm đạo nên ăn:
- Tăng cường ăn các loại trái cây tươi và rau xanh giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị nấm âm đạo.
- Các loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ,… chứa nhiều hoạt chất khác sinh tự nhiên giúp kháng viêm hiệu quả.
- Người bệnh nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua có nhiều men lợi khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và nấm men.
Nấm âm đạo không nên ăn gì?:
- Người bệnh không nên ăn các thực phẩm có tính cay nóng, đồ ngọt, nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
- Hạn chế ăn các loại hải sản vì chúng có khả năng kích thích tình trạng nóng, tăng ngứa ngáy ở sinh dục do nấm men.
- Chị em bị nấm âm đạo cần tránh sử dụng đồ ăn nhanh, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn để hỗ trợ điều trị bệnh.
Cách phòng tránh nấm âm đạo hiệu quả
Ngoài việc xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cũng cần chú ý tới sinh hoạt hàng ngày để giúp phòng tránh nấm âm đạo tái phát trở lại. Một số biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa nấm âm đạo như:
- Thường xuyên vệ sinh vùng sinh dục sạch sẽ đặc biệt là những ngày hành kinh hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Loại bỏ các thói quen có nguy cơ gây bệnh như thụt rửa âm đạo, ngâm mình trong nước lâu, dùng băng vệ sinh kém chất lượng,..
- Sử dụng loại quần lót thoáng mát, tránh sử dụng đồ khi còn ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để nấm men phát triển.
- Cần thăm khám phụ khoa định kỳ để có phương pháp xử lý kịp thời khi phát hiện bị mắc bệnh.
Nấm âm đạo là bệnh phụ khoa không hiếm gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Mặc dù bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa trị tuy nhiên chúng lại có đặc tính rất dễ tái phát lại nhiều lần với mức độ nặng hơn trước. Do vậy, chị em cần chủ động các biện pháp phòng tránh và điều trị dứt điểm để bảo vệ sức khỏe chính mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!