Tại sao bị nổi mề đay khi trời lạnh? Cách chữa dứt điểm
Nổi mề đay khi trời lạnh là một tình trạng phổ biến và thường gặp trong mùa đông hoặc khi thời tiết lạnh hơn. Điều này có thể làm cho da trở nên khô và dễ dàng bị kích ứng, dẫn đến việc xuất hiện các triệu chứng mề đay. Mặc dù là tình trạng bệnh lý về da khá phổ biến, tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan, không tiến hành điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh da liễu này, cũng như gợi ý những giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất.
Triệu chứng nhận biết tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh
Nổi mề đay khi trời lạnh là bệnh lý về da khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Việc phát hiện sớm triệu chứng bệnh sẽ giúp bạn có được cách chữa trị kịp thời để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết các dấu hiệu bệnh nổi mề đay khi trời lạnh bằng mắt thường qua các dấu hiệu:
- Ngứa ngáy khó chịu: Đây là triệu chứng điển hình nhất khi bị nổi mề đay lúc trời lạnh. Tình trạng ngứa dữ dội làm cho người bệnh khó chịu, càng gãi lại càng ngứa, thậm chí có thể gây tổn thương sâu do các vết gãi bị trầy xước, bật máu.
- Sẩn da: Trời lạnh nổi mề đay sẽ xuất hiện các mảng sẩn đỏ, hơi sưng trên da với kích thước từ lớn đến nhỏ. Các mảng da sẩn đỏ này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da, đặc biệt là ở vùng bắp tay, bắp chân, lưng, ngực và bụng. Trong quá trình bị bệnh, kích thước và hình dáng của các mảng sẩn phù này có thể biến mất hoặc thay đổi vị trí nhanh chóng, thậm chí là có thể lây lan sang các vùng da khác.
- Các triệu chứng khác: Tình trạng sưng chân, tay khi cầm nắm hoặc tiếp xúc với các vật lạnh. Cổ họng và lưỡi có triệu chứng sưng, khó thở khi uống nước đá hoặc hít thở không khí khô lạnh trong thời gian dài.
Ngoài ra, khi tình trạng nổi mề đay trở nặng, bạn có thể nhận biết qua một vài dấu hiệu điển hình như: Ngất xỉu, nhịp tim gia tăng nhanh, đau quặn bụng, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở,… Những triệu chứng này có thể kéo dài tới vài ngày với tần suất dày và mức độ nặng dần. Nguy hiểm hơn là người bệnh có thể bị sốc phản vệ, phù não, ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Tác nhân gây nổi mề đay khi trời lạnh
Theo các chuyên da về da liễu, tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh do nhiều yếu tố gây ra. Trong đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Khi các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể, gặp phải bạch cầu hoặc các kháng thể, từ đó gây ra sự kích thích việc tiết histamin, dẫn đến nổi mề đay trên da.
Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh điển hình nhất:
- Cơ địa nhiều người dễ bị dị ứng, phong ngứa, nổi mẩn đỏ khắp người khi nhiệt độ giảm.
- Do ăn phải thức ăn không phù hợp hoặc dị ứng với môi trường sống xung quanh.
- Do có một vài trường hợp có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với không khí lạnh, dễ dẫn đến tình trạng nổi mề đay.
- Do yếu tố di truyền từ bố hoặc mẹ, những người đang hoặc đã bị nổi mề đay khi trời lạnh.
- Do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu do bị nhiễm lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập, gây ra các bệnh lý về da.
- Do một số đối tượng quá lạm dụng việc sử dụng thuốc tây, khiến cơ thể và da bị kích ứng nghiêm trọng.
- Một số nhân tố gây tình trạng nổi mề đay phổ biến như phấn hoa, lông thú cưng, một số thực phẩm gây dị ứng,…
Những đối tượng dễ bị nổi mề đay khi trời lạnh
Ngoài những nguyên nhân kể trên, dưới đây là một số đối tượng cũng có nguy cơ bị nổi mề đay cao hơn khi trời lạnh:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: Đây là đối tượng có tỷ lệ mắc phải chứng bệnh nổi mề đay khi trời lạnh khá cao. Do giai đoạn trong và sau khi mang thai, người phụ nữ sẽ rất dễ bị suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công mỗi khi trời trở lạnh.
- Người từng bị nổi mề đay: Do bệnh mề đay là triệu chứng bệnh lý mãn tính, bởi vậy có khả năng bị tái phát trở lại rất cao. Và mỗi khi trời lạnh hoặc tiếp xúc với các chất đã từng gây dị ứng, người bệnh hoàn toàn có thể bị nổi mề đay một lần nữa. Những lần phát bệnh trở lại sẽ càng nặng hơn trước, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
- Người mắc các bệnh về gan: Những người đang mắc các bệnh lý liên quan đến gan có khả năng cao bị tồn đọng độc tố trong cơ thể, dẫn đến cơ thể dễ gặp dị ứng, điển hình là tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.
- Người bị mắc các bệnh lý khác: Triệu ứng nổi mề đay khi trời lạnh còn có thể xảy ra ở những người mắc các bệnh lý khác như viêm phổi, mycoplasma, hen suyễn,…
Cách khắc phục hiệu quả tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh
Để khắc phục hiệu quả triệu chứng nổi mề đay khi trời lạnh, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện theo đúng các biện pháp được chuyên gia chia sẻ như sau:
Kiểm tra và phát hiện kịp thời tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh
Với đối tượng chưa từng bị nổi mề đay, bạn nên tiến hành kiểm tra xem mình có thuộc đối tượng dễ bị nhiễm căn bệnh phổ biến khi trời lạnh này không. Nhờ đó, có thể sớm có biện pháp ngăn ngừa cũng như phát hiện bệnh sớm.
Phương pháp kiểm tra đơn giản và an toàn được chuyên gia chia sẻ ngay dưới đây.
Chuẩn bị: Một viên đá lạnh.
Cách thực hiện:
- Dùng đá lạnh áp trực tiếp vào tay trong khoảng từ 3 – 5 phút.
- Đợi cho da ấm trở lại, nếu phát hiện trên da có xuất hiện triệu chứng đỏ ửng, phù nề và có cảm giác châm chích ngứa. Rất có thể, bạn thuộc dạng đối tượng dễ mắc phải chứng nổi mề đay khi trời lạnh.
Các chuyên gia cũng chia sẻ một số biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả như giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tránh tắm biển, lội sông, suối trong điều kiện nhiệt độ hạ thấp để hạn chế tình trạng da bị kích ứng.
Dùng thuốc Tây điều trị triệu chứng nổi mề đay khi trời lạnh
Sử dụng các loại thuốc kháng histamin thế hệ mới điển hình như Cetirizine, Loratadine, Fexofenadine,… có thể giúp khắc phục và giảm bớt các triệu chứng nổi mề đay khi trời lạnh hiệu quả.
Với những trường hợp người bị nổi mề đay khi trời lạnh đã vào giai đoạn nặng, người bệnh sẽ được bác sĩ gợi ý sử dụng Corticoid để kiểm soát nhanh các triệu chứng, tránh được tình trạng sốc phản vệ, gây dị ứng nặng từ đó xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt với trường hợp nổi mề đay do tác nhân từ virus, Mycoplasma,… người bệnh có thể được bác sĩ áp dụng điều trị bằng các phác đồ để loại bỏ bệnh lý nền hiệu quả.
Lưu ý: Việc sử dụng phương pháp dùng thuốc Tây để điều trị chứng nổi mề đay khi trời lạnh nhất định phải có sự đồng ý và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý uống hoặc bôi thuốc mà không có một liệu trình hỗ trợ giảm bớt độc tính trong cơ thể. Vì khi đó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan khác, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Áp dụng chữa nổi mề đay khi trời lạnh bằng mẹo dân gian tại nhà
Ngoài phương pháp dùng thuốc Tây, nhiều người bệnh lại lựa chọn các mẹo dân gian để trị các triệu chứng nổi mề đay khi trời lạnh hiệu quả. Theo các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần cẩn trọng khi áp dụng các phương pháp này. Vì nếu dùng không đúng cách hay liều lượng không phù hợp, phương pháp này hoàn toàn có thể gây tác dụng ngược, khiến tình trạng dị ứng da ngày một nặng hơn.
- Phương pháp 1: Dùng lá khế trị nổi mề đay khi trời lạnh khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng lá này chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị dị ứng rồi rửa sạch lại với nước.
- Phương pháp 2: Dùng lá kinh giới giã nhuyễn và lấy phần nước cốt để uống trực tiếp.
Chữa nổi mề đay khi trời lạnh bằng thuốc Đông y
Đông y cũng là một biện pháp chữa chứng nổi mề đay khi trời lạnh phổ biến, được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn. Quan điểm của Đông y, bệnh xuất hiện là do độc tố, nhiễm hàn, mất cân bằng âm dương, tổn thương khí huyết… Muốn dứt điểm cần bổ gan, thận đào thải độc tố, điều hòa cơ thể, lưu thông khí huyết.
Phương pháp chữa bệnh bằng Đông y này được đánh giá là an toàn và mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, thời gian để thuốc phát huy hiệu quả thường khá lâu, nên cần người bệnh phải kiên trì và sử dụng đúng liều lượng.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 12gr mỗi loại kim ngân hoa, sài hồ; 16gr mỗi vị hạ khô thảo, cam thảo đất, ngải diệp, tang ký sinh, bồ công anh… Đem tất cả sắc chung trong ấm và dùng để uống mỗi ngày một thang.
- Bài thuốc 2: Dùng 12gr mỗi vị thuốc cam thảo, tế tân, độc hoạt, nam hoàng bá; 16gr mỗi vị thương nhĩ, kinh giới; 8g quế; 10g thiên niên kiện. Đem tất cả vị thuốc đi sắc trong ấm và dùng uống mỗi ngày một thang.
Cách phòng tránh tái phát bệnh nổi mề đay khi trời lạnh
Để tránh việc bệnh nổi mề đay khi trời lạnh tái phát và biến chứng thành mãn tính, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây.
- Nên chú ý kiêng các loại thức ăn dễ gây dị ứng cho cơ thể như hải sản, ốc,…
- Nên kiêng bớt các đồ uống có cồn như rượu, bia và các loại chất kích thích khác như thuốc lá, cà phê. Bởi đây có thể là nguyên nhân khiến bệnh nổi mề đay khi trời lạnh dễ tái phát hơn.
- Hạn chế dùng tay hoặc các vật cứng gãi, cào lên da mỗi khi bị chứng ngứa ngáy của bệnh hoành hành. Thay vào đó, người bệnh có thể chú ý đến việc vệ sinh cơ thể thường xuyên, thông qua đó có thể giảm hiệu quả các cơn ngứa dồn dập.
- Giữ cơ thể đủ ấm khi ra ngoài. Tuy nhiên không nên mặc đồ bí bách khiến da không thoát mồ hôi được.
- Chú ý đến chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học để tăng cường sức đề kháng và giảm tình trạng bị bệnh do virus, vi khuẩn tấn công.
Trên đây là những thông tin cụ thể về chứng nổi mề đay khi trời lạnh, cũng như cách điều trị hiệu quả căn bệnh da liễu này. Qua đó, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả cho bản thân và những người thân xung quanh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Thuốc tiêu ban giải độc thang kia là phải uống đồng thời cả giải độc hoàn cả bình can hoàn à, có khó uống lắm không mọi người, người già 80 tuổi có uống được không, bà tôi đợt này tự nhiên nổi mẩn ngứa ở người, bà chưa dùng thuốc gì cả nhưng cả nhà đang muốn cho bà dùng thuốc đông y.
đọc trên bài viết thấy mọi lứa tuổi đều dùng được, cả phụ nữ cho con bú cũng dùng được kìa bạn. còn tôi mới tìm hiểu thôi chứ chưa mua thuốc nên không rõ dùng cả 2 loại hay thế nào
Phải dùng cả 2 loại thuốc kết hợp đó mấy ông, 2 loại đó bổ trợ lẫn nhau mới tác dụng điều trị tốt được, lúc pha cứ pha cùng nhau uống thôi, bên trang này bác sĩ cũng giải thích kĩ về bài thuốc này này https://www.bacsiviemdacodia.com/cach-chua-noi-me-day-bang-thao-duoc-hieu-qua.html
Mề đay khi trời lạnh thì các anh em cứ lấy lá khế chua đun lên tắm hàng ngày là sẽ đỡ ngứa đỡ mẩn đó, cách dân gian này các cụ truyền từ đời xưa hiệu quả lắm.
Em tìm cả xóm mà không nhà ai trồng khế chua nữa rồi, ngày trước thì nhiều nhưng vì không ai ăn nên chặt hết, có cách dùng lá cây nào khác không ạ
Không ăn thua mấy đâu bác ơi, mẹ em đun cho em đến nỗi trụi hết lá cây khế chua ngoài vườn rồi mà vẫn cứ ngứa suốt ngày, ngứa gãi xoành xoạch như bị ghẻ ấy
Bị bệnh mề đay mẩn ngứa do lạnh này thì nên dùng thuốc uống hay thuốc bôi vậy các bác, em có thằng bạn cùng phòng kí túc nó mới bị nổi tuần nay, ra tiệm thuốc mua thuốc về uống cứ tưởng khỏi rồi mà ai ngờ 2 hôm sau lại nổi lại.
Phụ nữ sau sinh cũng dùng được tiêu ban giải độc của trung tâm thuốc dân tộc đúng không? Tôi sinh cháu được 2 tháng thì bị nổi, đi khám bác sĩ bảo do đề kháng kém kết hợp dị ứng thời tiết. Về tắm lá thôi mà tắm lá chả đỡ đi chút nào cả.
Cho tui hỏi nghiêm túc cái là đã ai khỏi được hẳn bệnh này mà không bị lại chưa. Cho tui ít động lực với, chứ tôi chữa phải đến n+1 chỗ rồi mà đỡ được 1 thời gian lại tái lại. Chán lắm cơ.
Tôi đã khỏi. 10 năm trước, đợt mới ra trường, tôi bị 1 lần tầm 4 tháng, uống thuốc tây, thuốc ta. xong nhờ thầy lang đầu xóm cắt cho 1 đợt thuốc thang thì đỡ. Đẻ xong lại bị trở lại, lúc đó là tôi sinh được 7 tháng đang cho con bú, nên không dùng 1 viên thuốc tây nào. Uống lại thuốc ở thầy lang kia thì không đỡ như trước nữa mà bệnh cứ càng ngày càng nặng hơn. Sau đấy ai mách thuốc nam nào là uống thuốc đó. Trời thì lạnh, người thì ngứa ngáy, cứ phải luồn tay trong áo gãi các kiểu cho dễ chịu, xong có lúc lại bị khó thở như tắc thở ý. Sau đi khám mới biết, bị mề đay nó khiến cho người bệnh khó thở, thậm chí còn có thể gây shock. Cuối cùng, may mắn được người bạn mách cho đến trung tâm thuốc dân tộc. Bác sĩ Quyên là người khám cho tôi, sau khi khám xét cẩn thận bác sĩ kê 2 loại thuốc uống, 1 loại uống 2 viên một ngày 1 loại chỉ uống 1 viên. Mấy hôm đầu tiên uống thì người rực lên, nổi nhiều nốt hơn nhưng do bác sĩ dặn trước đấy là tác dụng của thuốc nên tôi cứ yên tâm uống tiếp. Đến tuần thứ 2 thì đỡ đi. Hết tháng thứ nhất thì tần suất nổi mẩn ít đi hẳn, mỗi lần nổi cũng chỉ vài nốt nhỏ. Tôi uống tiếp 2 tháng thuốc nữa thì khỏi hẳn. Vừa rồi sinh cháu thứ 2 nhưng cũng không thấy nổi mẩn tí nào cả. Tôi nghĩ là bệnh thật sự khỏi được đó nhưng tất nhiên vẫn cần tuân thủ đúng chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ để tăng cường sức khỏe miễn dịch.
Lúc mới đầu uống sẽ bị nổi nhiều hơn à chị? Ví dụ mà ngứa quá thì em uống viên chống dị ứng vào có được không? Em giờ xây xước khắp người vì gãi rồi ý
Thuốc giải độc từ bên trong nên mới có biểu hiện thải độc ra mọc nổi nhiều mẩn bên ngoài hơn nhưng chị dùng sau 1 tuần là đỡ rồi. Còn tốt nhất nếu chịu được thì đừng có uống thuốc chống dị ứng em ạ, em lấy nước ấm lau qua người, hoặc xoa nhẹ thôi chứ đừng gãi, càng gãi càng ngứa ấy
Ơ em tưởng bị mề đay mẩn ngứa là phải kiêng nước chứ. Mỗi lần em nổi mẩn là mẹ em không cho em đi tắm vì sợ em bị nặng thêm.
Suy nghĩ đấy của các cụ là không đúng khoa học đâu em mề đay không cần kiêng nước kiêng gió gì cả, em đọc ở bài viết này để biết kĩ hơn này https://www.chuabenhmeday.net/noi-me-day-co-duoc-tam-khong-kieng-gio-khong.html
Chồng em cũng cứ trời lạnh là lại nổi sẩn mẩn to uỳnh khắp người, nhìn sợ lắm. Mà uống bao nhiêu loại thuốc không khỏi, em đang tính bảo chồng hay 2 vợ chồng vào nam sống chứ cứ bị thế này uống thuốc tây suốt hại gan hại thận lắm. Liệu vào nam khí hậu nóng quanh năm thì có ổn được không ạ?
Cũng chưa chắc đâu ấy, tớ cũng vào nam 1 thời gian rồi nhưng mùa mưa vẫn bị nổi mẩn chỉ là đỡ hơn so với ở ngoài bắc 1 chút thôi. Bệnh chắc theo suốt đời mất.
Thời gian mở cửa của trung tâm thuốc dân tộc kia thế nào ạ? Ai biết bảo em với để em sắp xếp thời gian tới khám. Em cảm ơn
Bên trung tâm làm việc tất cả các ngày kể cả thứ 7, chủ nhật. Sáng chiều từ 8h-17h30. Thường cuối tuần sẽ đông hơn nên có gì tốt nhất em cứ đặt lịch trước cho chắc. Hoặc đi khám buổi chiều sẽ vắng hơn buổi đó em
Vâng em cảm ơn ạ, mà cho em hỏi thêm chút chị chữa ở đó rồi ạ, ngoài thuốc uống có thuốc bôi hay loại tắm không chị. Em điều trị bên tây y thấy có cả thuốc bôi, nhanh đỡ ngứa nhưng mà không bôi thì lại bị.
Dùng thuốc uống thôi em ạ, bệnh này bệnh cơ địa nên quan trọng nhất cái thuốc uống điều trị bên trong thôi chứ thuốc bôi nhiều khi còn gây hại da ấy chứ.
Hic em thì lạnh quá cũng nổi mà nóng quá cũng nổi, đi khám xét nghiệm vẫn bình thường hết cả. Uống thuốc nam cả năm nay mà vẫn chả tiến triển gì, các anh chị em biết chỗ nào tốt bảo em với
mình mới bị mày đay cấp mình thường cắt vỏ chanh nấu lên uống, thái thêm vài lát nữa với vắt 1 quả chanh uống, đỡ bớt đi đấy bạn
Em bị dạ dày nên không dám uống nước chanh như thế với lại bệnh em mạn tính rồi nên sợ dùng mấy cách dân gian này không còn có tác dụng nữa.
Tôi thấy có người mách uống cà gai leo tốt, đã ai dùng chưa? Đang phân vân nên tự uống cà gai leo hay là đến chỗ trung tâm thuốc dân tộc khám. Tại 1 phần cũng lo chi phí thuốc men bên đó đắt quá thì tôi không đủ kinh tế theo.
Cà gai leo chỉ giúp mát gan thôi, muốn trị tận gốcc vẫn cần các bài thuốc kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau. Trước tui uống cà gai leo hơn 3 tháng trời đều đặn hàng ngày mà vẫn chỉ đỡ mụn nhọt chứ còn mề đay thì không thấy biến chuyển gì cả. Nhưng khi chuyển sang uống tiêu ban giải độc thì tác dụng lại nhanh hơn hẳn, uống ngay tuần đầu tiên đã bớt ngứa rồi. chi phí cũng không đắt mấy, gần như tương đương với loại cà gai leo tôi uống trước đây rồi
Mỗi người bệnh nặng nhẹ khác nhau mà bác sỹ nhà thuốc sẽ kê thuốc kết hợp khác nhau chứ không phải ai cũng như nhau. Tôi nghĩ thế mới điều trị tốt được bệnh chứ chỉ uống có mỗi vị cà gai leo thì có lẽ không ổn được đâu.
Em uống có nơi tiền thuốc còn gần chục triệu 1 tháng mà còn không khỏi bệnh. Uống ở thuốc dân tộc 3 tháng, mỗi tháng gần 3 triệu mà đã tiệt hẳn không nổi nữa rồi. Nên thật ra em thấy thuốc hiệu quả mà chi phí như thế thì vẫn còn rẻ.
Lương tôi chục triệu 1 tháng mà chi tiền thuốc 3 triệu thì cũng hơi xót nhưng thôi nếu thuốc mà thật sự hiệu quả như vậy thì cũng đáng. Tí tôi gọi điện tới trung tâm đặt lịch khám luôn
Mình bị mề đay mới 2 tháng nay, đi khám vẫn không biết do dị ứng cái gì, bác sĩ chỉ bảo có thể là do dị ứng thời tiết thôi, mắt môi sưng liên tục người chỗ nào cũng ngứa. Mà mình dùng thuốc kháng sinh chống viêm thì lại không hợp, nổi mụn các kiểu. Huhu, chữa thế nào bây giờ mọi người?
Em bị mề đay cách đây 2 năm,uống nhiều thuốc không khỏi.Có người mách em đi tiêm,nên em có tiêm mấy mũi mà ai ngờ còn nặng hơn. Giờ em bị nổi kín cả người luôn. Dùng thuốc đông y tiêu ban giải độc liệu có còn tác dụng không
Ui mấy thuốc tiêm đấy chỉ tạm thời thôi mà lại nhiều tác dụng phụ, không nên dùng đâu em. Em cứ thử liên hệ nhà thuốc hỏi xem họ có chữa được không, nghe nói bên trung tâm có bác sĩ Lan từng làm việc ở y học cổ truyền trung ương giỏi lắm, thấy bác được lên vô tuyến truyền hình suốt. Nên chị cũng đang tính tới đây khám lấy thuốc dùng.
Vâng em cũng vừa đọc được bài viết này thấy nhiều người đều nhận xét thuốc tốt, hiệu quả lâu dài, mấy năm liền không bị lại. Nên em cũng hy vọng em dùng được. Bác Lan hình như làm ở Hà nội, em thì định đến chữa cơ sở Quảng Ninh luôn cho gần nhà. Không biết có ổn không? Bài viết em đọc đây này https://www.tapchidongy.org/tieu-ban-giai-doc-thang.html nhưng không thấy có giới thiệu bác sĩ làm việc ở Quảng ninh
Ở dưới Quảng Ninh có bác sĩ Thái nguyên giám đốc bệnh viện y học cổ truyền quảng ninh điều trị tốt lắm bạn. Chị mình cũng đang chữa bên đấy. Đứa con mình đợt này lạnh cũng nổi mẩn tí mình định dẫn con khám sớm điều trị luôn.
Lại đến mùa đông rồi các bác ạ :), cứ đến mùa này là mình cứ phải uống thuốc chống dị ứng cầm cự qua ngày. Cứ ngày nào cũng sáng ra mới thức dây là nổi, đến tối thì đỡ đi. Uống thuốc thì ngưng được tầm 2, 3 hôm. Không uống thì đâu lại vào đấy. Đáng sợ quá ạ. Muốn dùng thử thuốc Tiêu ban giải độc thang kia mà địa chỉ xa quá :((
TRung tâm có khám chữa bệnh online tư vấn rồi gửi thuốc cho bệnh nhân ấy bạn, giờ các cơ sở khám chữa bệnh nhiều nơi cũng áp dụng khám online rồi, tiện lợi cho bệnh nhân đỡ tốn kém tiền đi lại. Bạn cứ gọi điện đến trung tâm đi, mình cũng mới gọi đặt thuốc xong. Bác sĩ tư vấn cẩn thận, nhiệt tình lắm. Mong là thuốc cũng hiệu quả tốt.