Tại sao viêm họng lại sốt? Tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách trị bệnh

Sốt là một trong những triệu chứng điển hình ở bệnh nhân viêm họng. Mức độ sốt cao nhiều hay ít phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách chăm sóc. Vậy, tại sao viêm họng lại sốt và bằng cách nào có thể khắc phục vấn đề này? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết.

Tại sao viêm họng lại sốt?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu họng bị tổn thương do tác động của vi khuẩn, virus và các yếu tố gây bệnh khác. Đặc trưng của phản ứng viêm là các triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau. Do đó, bệnh nhân bị viêm họng thường xuất hiện tình trạng sưng phù nề niêm mạc, sốt nóng, hầu họng hồng đỏ, và cổ họng đau, khô rát.

Sốt là triệu chứng được hình thành bởi phản ứng viêm trong cơ thể
Sốt là triệu chứng được hình thành bởi phản ứng viêm trong cơ thể

Thông thường, bệnh nhân viêm họng có nền nhiệt sốt dao động từ 38 – 40 độ C. Tình trạng này có thể cải thiện sau 2 – 3 ngày hoặc 7 – 10 ngày phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và quá trình điều trị của bệnh nhân.

Lý giải về cơ chế gây sốt khi bị viêm họng, các bác sĩ cho biết: Khi vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ tiết ra một chất được gọi là ngoại độc tố để thay đổi môi trường sống và tiêu diệt tế bào. Khi ngoại độc tố tiết ra, cơ chế miễn dịch của cơ thể ngay lập tức được khởi động thông quá quá trình nhận diện tế bào. Lúc này, các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ tìm và tiêu diệt yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể.

Trong quá trình hoạt động, bạch cầu tiết ra một loại protein kích thích sản sinh monoamin tại trung tâm điều nhiệt của cơ thể. Amin này hoạt hóa acid arachidonic và làm tăng sản nhiệt, giảm thoát nhiệt khiến cơ thể nóng lên gây ra tình trạng sốt.

Có thể thấy, sốt là một phản xạ tự nhiên nhằm bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân ngoại lai. Tuy nhiên, khi nền nhiệt trong cơ thể tăng quá cao có thể ảnh hưởng đến thần kinh và sự vận hành của một số cơ quan khác. Theo các bác sĩ, khi sốt dưới 38,5 độ C, người bệnh nên bắt đầu áp dụng các biện pháp điều trị để hạ sốt cho cơ thể. Dưới mức nhiệt này, bạn chỉ cần tăng bổ sung nước, điện giải và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý là được.

Viêm họng sốt uống thuốc gì nhanh khỏi?

Người bệnh có thể lựa một trong ba phương pháp gồm: Tây y, Đông y và mẹo dân gian để hạ sốt tùy theo mức độ bệnh và điều kiện của mình. Mỗi phương pháp đều có ưu – nhược điểm riêng và những lưu ý trong quá trình sử dụng.

Thuốc Tây kháng viêm, hạ sốt

Các thuốc Tây tác động trực tiếp lên cơ chế gây sốt và tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhờ đó, triệu chứng bệnh được giải quyết nhanh chóng. Một số loại thuốc chữa viêm họng thường được sử dụng để hạ sốt, điều trị đau rát họng gồm có:

  • Thuốc hạ sốt: Phổ biến nhất là các thuốc chứa Paracetamol (Acetaminophen) như: Panadol, Efferalgan, Tylenol,… Paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt khá an toàn và lành tính. Trong một số trường hợp dị ứng với paracetamol có thể thay thế bằng các thuốc thuộc nhóm NSAIDs như: Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin.
  • Thuốc kháng viêm: Có hai nhóm thuốc chống viêm được sử dụng phổ biến gồm: NSAIDs và Corticoid. Nhóm NSAIDs được dùng thông dụng hơn trong điều trị viêm nhẹ đến nặng bởi ít tác dụng phụ hơn. Trong khi đó, nhóm thuốc Corticoid chỉ được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp viêm nặng và phải sử dụng thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc Tây được xem là phương pháp trị mụn bọc ở mông hiệu quả
Thuốc Tây được xem là phương pháp trị mụn bọc ở mông hiệu quả
  • Thuốc kháng sinh: Tùy thuộc vào vi khuẩn gây bệnh là gì mà bác sĩ sẽ kê kháng sinh điều trị phù hợp cho người bệnh. Một số kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng như: Nhóm Macrolides, beta lactam(penicillin, cephalosporin,…), metronidazole, lincomycin, clindamycin,… Phác đồ điều trị kháng sinh thường kéo dài trong khoảng 5 – 10 ngày. Sử dụng thuốc kháng sinh “vô tội vạ” có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc. Vậy nên, bệnh nhân cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Các thuốc khác: Tùy thuộc vào triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, bác sĩ có thể kê thêm các thuốc như: Thuốc giảm ho, tiêu đờm, thuốc chống dị ứng, thuốc co mạch,…

Thuốc tây có tác dụng nhanh chóng nhưng tồn tại nhiều nguy cơ về tác dụng phụ về sau. Vì thế, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn cao tư vấn loại thuốc và cách dùng phù hợp.

Mẹo tại nhà giảm nhanh cơn sốt nhẹ

Sốt viêm họng dài ngày không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn kéo theo nhiều bệnh lý liên quan như viêm họng hạt, viêm amidan, viêm xoang,… Để kiểm soát và điều trị tình trạng viêm họng gây sốt, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà. Các phương pháp này được khuyến cáo áp dụng cho trường hợp sốt nhẹ dưới 38 độ C. Mẹo chữa an toàn và nhẹ nhàng nên có thể sử dụng mỗi ngày để cải thiện cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

  • Chườm khăn mát: Khăn chườm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 1 – 2 độ C. Bạn dùng khăn mềm thấm nước rồi đắp vào các vị trí có nhiệt độ cao như sau gáy và trán. Trường hợp sốt cao cần dùng khăn ướt lau toàn thân đặc biệt là các vùng nách, bẹn, lòng bàn chân, bàn tay, lưng,… của người bệnh.

Chườm khăn giúp cơ thể tản nhiệt và hạ sốt nhanh chóng
Chườm khăn giúp cơ thể tản nhiệt và hạ sốt nhanh chóng

  • Uống nhiều nước: Khi bị sốt, bệnh nhân cần uống nhiều nước hơn. Nước uống có thể dùng nước lọc, nước canh hoặc nước ép trái cây đều được. Nước giúp làm giảm nhiệt độ trong cơ thể, tăng bài tiết nước tiểu và mồ hôi, nhờ đó tăng quá trình thải nhiệt. Trường hợp sốt cao, bệnh nhân cần sử dụng các nước bù điện giải chuyên dụng như oresol.
  • Hạ thuốc bằng tía tô: Bạn chỉ cần giã nát lá tía tô, thêm chút nước rồi bỏ bã sau đó uống trực tiếp. Lá tía tô có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn, giảm viêm nên giúp hạ sốt hiệu quả.
  • Lá nhọ nồi: Bạn lấy lá nhọ nồi rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi đem đun sôi với một ít nước. Sau đó, chắt lấy nước uống. Lá nhọ nồi có tác dụng bù nước, giải nhiệt giúp hạ sốt nhanh chóng.

Các mẹo điều trị bệnh tại nhà rất đơn giản và dễ dàng áp dụng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về hiệu quả trong quá trình áp dụng. Nếu thấy tình trạng bệnh không cải thiện và sốt ngày càng tăng thì cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Đông y giảm sốt viêm họng thế nào?

Theo quan niệm Đông y, sốt viêm họng là tình trạng phát nhiệt của cơ thể do yếu tố ngoại tà hoặc nội thương gây ra.

  • Ngoại tà: Nguyên nhân sốt từ bên ngoài có thể do vi khuẩn, virus hoặc do yếu tố thời tiết. Sốt do yếu tố này được gọi là cảm phong hàn.
  • Nội thương: Là chính khí của cơ thể. Khi chính khí suy thì ngoại tà dễ dàng xâm nhập.

Do đó, điều trị bệnh sốt viêm họng trong Đông y cần phải chú trọng đồng thời việc cải thiện triệu chứng bệnh, vừa đẩy lùi ngoại tà xâm nhập, nâng cao sức đề kháng cơ thể phòng ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc Sài hồ Quế Chi thang đã được chứng minh là có tác dụng hạ sốt viêm họng nhanh chóng
Bài thuốc Sài hồ Quế Chi thang đã được chứng minh là có tác dụng hạ sốt viêm họng nhanh chóng

Theo ghi chép trong cuốn “Thương hàn luận” thì bài thuốc Sài hồ Quế Chi thang là phương thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị cảm mạo, chúng cũng đồng thời được áp dụng trong giảm đau và hạ sốt do chứng viêm họng gây nên. Thành phần của bài thuốc gồm các thảo dược:

  • Sài hồ: Vị đắng, tính hàn quy kinh Can Đởm có tác dụng thoái nhiệt, chỉ thống, sơ can, trị ngược tà, tăng dưỡng khí.
  • Quế chi: Là dược liệu có vị đắng ngọt, tính ấm quy vào phế, tâm, bàng quang. Thuốc giúp ấm kinh, trừ hàn, tăng tiết mồ hôi, hạ sốt.
  • Hoàng cầm: Thảo dược có vị đắng tính hàn, quy kinh Tâm, Can, Phế, Đởm; giúp điều trị tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, ho, sốt, chảy máu cam.
  • Bạch thược: Thuộc nhóm thuốc có vị chua đắng, tính hàn, quy kinh Can, Tỳ. Bạch thược có khả năng trừ huyết tích, tả tỳ nhiệt, chỉ phúc thống, dưỡng huyết, nhu can.
  • Nhân sâm: Là vị thuốc đại bổ có vị ngọt, tính hàn quy kinh phế. Thuốc có khả năng thông 12 kinh lạc, đại bổ nguyên khí.
  • Cam thảo: Cam thảo có vị ngọt, tính bình quy kinh tâm. Thảo dược này giúp ôn trung, chỉ khát, hạ khí, thông kinh mạch đồng thời lợi khí huyết, giải độc dược.
  • Bán hạ: Có vị cay, ấm, quy vào tỳ, phế vị. Thuốc trị ho suyễn, đầy bụng, khí nghịch, thấp trệ trung tiêu, sưng tấy.
  • Đại táo: Thảo dược này có vị ngọt, tính bình quy kinh tỳ giúp bổ huyết khí, bình vị khí, hòa bách dược, trợ 12 kinh.
  • Sinh khương (Gừng tươi): Vị cay, tính ấm quy vào 3 kinh: phế, vị, tỳ. Dược liệu giúp giải biểu, ấm tỳ, ấm phế, giảm ho, kích thích đổ mồ hôi, giải độc bán hạ.

Bài thuốc được sử dụng sau khi bệnh nhân có dấu hiệu bị sốt do viêm họng, giúp giảm các triệu chứng: sốt, đau chân tay, tiêu hóa kém, đau xương khớp,…

Biện pháp phòng ngừa viêm họng hiệu quả

Để phòng ngừa nguy cơ viêm họng gây sốt, bệnh nhân cần lưu ý điều chỉnh một số thói quen dưới đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với các bệnh nhân đang có dấu hiệu nhiễm trùng hầu họng.
  • Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ với các dung dịch sát khuẩn.
  • Bỏ thói quen đưa tay lên mặt, mắt, mũi, miệng để tránh đưa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Đánh răng và súc miệng đều đặn 2 lần sáng tối mỗi ngày.
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn lau mặt, khăn tắm, quần áo,…
  • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, đủ chất để cơ thể có đề kháng tốt nhất.
  • Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ và môi trường sống.
  • Khi đi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, bệnh nhân cần chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ đường hô hấp.
  • Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục giúp khí huyết lưu thông tốt hơn và tăng cường miễn dịch tự nhiên.
  • Điều chỉnh thời gian biểu cân đối giữa công việc, học tập và nghỉ ngơi. Tránh căng thẳng quá mức.
  • Không nên ngủ hoặc làm việc dưới điều hòa có nhiệt độ quá thấp. Điều này khiến niêm mạc mũi họng bị khô, tăng nguy cơ mắc sốt viêm họng.

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi: “Tại sao viêm họng lại sốt?”. Trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp hợp lý.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *