5 Cách trị vảy nến bằng lá trầu không cho hiệu quả nhanh nhất
Cách trị vảy nến bằng lá trầu không là một trong những giải pháp dân gian giúp đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da hiệu quả. Dưới đây là 5 cách chữa vẩy nến bằng lá trầu không phổ biến, được nhiều người bệnh áp dụng nhất. Cùng theo dõi bài viết để tìm được phương pháp phù hợp với bản thân nhất nhé!
Trị vảy nến bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến hiện nay, tạo ra nhiều lớp vảy trắng bạc gây ngứa ngáy, thậm chí là đau đớn. Các chuyên gia đã chỉ ra phương pháp trị vảy nến bằng lá trầu không hiệu quả, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi nỗi “ám ảnh” của căn bệnh về da này.
Lá trầu không còn có một tên gọi khác là lâu diệp, trầu lương. Bên cạnh việc dùng loại lá này trong nhiều đám cưới hỏi, lễ lộc,… loại thảo dược này còn là một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền.
Theo y học Đông y:
Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, có khả năng hỗ trợ tiêu viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Nếu sử dụng lá trầu không thường xuyên sẽ mang đến nhiều tác dụng cải thiện các bệnh lý về hệ tiêu hóa, về da thường gặp ở con người.
Đặc biệt là đối với căn bệnh vảy nến, loại thảo dược này được áp dụng rất nhiều trong các bài thuốc giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng do bệnh gây ra. Các thành phần có trong lá trầu không sẽ giúp đẩy nhanh quá trình loại bỏ các tế bào sừng hình thành trên da, đồng thời kiểm soát sự tăng sinh các tế bào da hiệu quả.
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại về lá trầu không:
Trong thành phần của lá trầu không có chứa khá nhiều tinh dầu, các khoáng chất có lợi như canxi, kẽm, các hoạt chất như Alkaloid, Eugenol, Chavicol, Carvacrol cùng nhiều Vitamin. Nhờ đó, lá trầu mang đến tác dụng giảm sưng viêm, ngứa do lớp vảy nến, hạn chế tình trạng vảy nến lây lan sang các khu vực khác.
Ngoài ra, loại thảo dược này không chỉ giúp hỗ trợ chữa trị bệnh vảy nến hiệu quả nhờ các đặc tính kháng sinh mạnh, mà còn giúp nuôi dưỡng da, ngăn ngừa bệnh tái phát.
5 cách trị vảy nến bằng lá trầu không hiệu quả
Không chỉ biết mà người bệnh cần hiểu rõ cả cách thực hiện, cũng như liều lượng của mỗi cách trị vảy nến bằng lá trầu không để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Áp dụng cách chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không đúng phương pháp không chỉ giúp kiểm soát bệnh mà còn ngăn ngừa tình trạng vảy nến tái phát. Hãy theo dõi 5 bài thuốc dưới đây để có thể dễ dàng đẩy lùi được các triệu chứng của căn bệnh về da dai dẳng này.
1. Trị vảy nến bằng lá trầu không nấu nước uống
Cách trị vảy nến bằng lá trầu không nấu nước uống được đánh giá là khá đơn giản. Người bệnh có thể thực hiện mẹo dân gian này ngay tại nhà. Biện pháp này không chỉ làm giảm các triệu chứng của bệnh mà còn giúp cơ thể thanh nhiệt, giải trừ độc tố.
Bạn hãy thực hiện các theo các hướng dẫn sau để đem lại hiệu quả triệt để.
Chuẩn bị:
- 7 – 8 lá trầu không tươi, không bị sâu, đặc biệt không phun xịt thuốc trừ sâu.
- 2 lít nước lọc.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá.
- Cho lá trầu không đã rửa sạch vào ấm cùng phần nước lọc rồi đun sôi.
- Sau khi đun, bạn lọc lấy phần nước cốt và để bã lá trầu không riêng ra.
- Nên uống khi thuốc còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Còn phần bã, bạn có thể kết hợp sử dụng để đắp lên vùng da bị vảy nến giúp hỗ trợ điều trị cả trong và ngoài.
Liều dùng: Bạn nên áp dụng phương pháp này 3 lần/ ngày để giúp các triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm.
2. Trị vảy nến bằng lá trầu không nấu nước tắm
Phương pháp dùng lá trầu không nấu nước tắm để trị bệnh vảy nến được rất nhiều người bệnh áp dụng và đã thành công. Cách trị vảy nến bằng lá trầu không này phù hợp cho những đối tượng bị vảy nến ở nhiều vùng da trên cơ thể.
Chuẩn bị:
- 15 lá trầu không tươi,
- 2 nắm rau răm,
- 15 lá bèo dâu,
- 2 lít nước sạch,
- Muối ăn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi ngâm bằng nước muối pha loãng để khử trùng và loại bỏ hết tạp chất còn trên lá.
- Đun 2 lít nước, đợi cho nước sôi thì cho tất cả các nguyên liệu vào tiếp tục đun.
- Đợi cho đến khi các nguyên liệu bên trong mềm nhừ thì tắt bếp.
- Để nước nguội bớt hoặc pha cùng nước mát để tránh làm bỏng da khi tắm.
- Bạn có thể lấy phần bã trong nước để chà nhẹ nhàng cho các lớp vảy bong ra.
Liều dùng: Thực hiện phương pháp tắm nước lá trầu không 1 lần/ ngày. Người bệnh cần kiên trì cho đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
3. Trị vảy nến bằng lá trầu không kết hợp dầu dừa
Phương pháp trị vảy nến bằng lá trầu không kết hợp thêm dầu dừa sẽ giúp làm mềm da, ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy và bong tróc hiệu quả, làm lành tổn thương và giúp da nhanh chóng được phục hồi tốt hơn.
Chuẩn bị:
- 5 – 7 lá trầu không
- Dầu dừa nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không đã chuẩn bị và để cho thật ráo nước.
- Bạn giã (hoặc dùng máy xay nhuyễn) lá rồi ép lấy nước cốt.
- Cho dầu dừa vào trộn cùng nước ép lá trầu không.
- Bạn cần vệ sinh sạch vùng da bị vảy nến trước khi tiến hành đắp hỗn hợp lên da.
- Bôi hỗn hợp lên vùng da bị vảy nến, sau khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước lạnh cho sạch da.
Liều dùng: Người bệnh nên áp dụng cách trị vảy nến bằng lá trầu không kết hợp cùng dầu dừa để bôi lên da mỗi ngày để đạt được công hiệu tốt nhất.
4. Chữa vẩy nến bằng lá trầu không kết hợp với lá bèo hoa dâu
Phương pháp chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không kết hợp với lá bèo dâu cũng là một trong những cách được nhiều người áp dụng. Việc chuẩn bị và thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Chuẩn bị:
- Lá trầu không
- Lá bèo hoa dâu
- 2 lít nước lọc.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị và loại bỏ các lá bị sâu, héo.
- Cho lá vào ấm cùng 2 lít nước rồi đun sôi. Khi các nguyên liệu bên trong đã tiết đủ tinh dầu vào nước thì tắt bếp.
- Tách riêng phần bã để chắt lấy khoảng 0,5 lít nước cốt để uống.
- Bạn có thể dùng phần bã để nhẹ nhàng chà rửa vùng da bị tổn thương do vảy nến. Giữ thuốc trên da khoảng 2 tiếng rồi rửa lại bằng nước sạch.
Liều dùng: Người bệnh nên áp dụng phương pháp trị vảy nến bằng lá trầu không 1 lần/ ngày. Người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
5. Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không kết hợp cùng lá bạc hà và diếp cá
Trong lá trầu không chứa nhiều thành phần có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Vì vậy nên thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh da liễu, trong đó có vảy nến. Khi kết hợp thêm lá bạc hà và lá diếp cá sẽ giúp tăng hiệu quả đẩy lùi bệnh, làm lành tổn thương nhanh chóng.
Chuẩn bị:
- Lá trầu không
- Lá bạc hà
- Lá diếp cá
- Muối ăn
- 3 lít nước sạch.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu lá rồi ngâm qua nước muối pha loãng để tiệt trùng.
- Cho tất cả nguyên liệu vào 3 lít nước sạch rồi đun sôi.
- Đợi cho nước nguội bớt, vừa đủ để tắm mà không làm bỏng da. Bạn có thể dùng bã lá trong nước tắm để chà xát nhẹ nhàng lên những vùng da bị vảy nến.
Liều dùng: Bạn nên dùng bài thuốc trị vảy nến bằng lá trầu không này để tắm hàng ngày. Như vậy sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Những lưu ý khi điều trị vảy nến bằng lá trầu không
Các phương pháp chữa trị vảy nến bằng lá trầu không tuy đem lại nhiều hiệu quả tích cực nhưng cũng tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Chính vì vậy, khi điều trị bệnh vảy nến bằng lá trầu không, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây.
- Các phương pháp trị vảy nến bằng lá trầu không kể trên không phải là thuốc, mà chỉ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh tạm thời.
- Phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với các đối tượng bị vảy nến ở mức độ nhẹ hoặc mới chớm bệnh. Riêng các trường hợp bệnh đã trở nặng, xuất hiện vảy nến ở quá nhiều vùng da trên cơ thể, người bệnh cần đến bệnh viện để tham khảo ý kiến của bác sĩ và được điều trị theo đúng liệu trình chuyên sâu.
- Vì đây là mẹo dân gian nên người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới để đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Không nên đun lá trầu không trong nước quá lâu khiến các tinh dầu bị bay hết, làm giảm tác dụng của bài thuốc.
- Không chà xát quá mạnh bã lá lên vùng da đang bị tổn thương do vảy nến.
- Luôn giữ vệ sinh cho da sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại và bụi bẩn khiến da bị viêm nhiễm nặng hơn.
- Nên kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm lành tính để làm mềm da trong quá trình trị vảy nến bằng lá trầu không.
- Hạn chế để tinh thần người bệnh bị căng thẳng, lo âu kéo dài vì điều này sẽ gây nguy cơ khiến bệnh bị tái phát.
- Áp dụng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khao học. Không nên thức khuya và để cơ thể mệt mỏi. Người bệnh nên chủ động bổ sung thêm chất xơ từ rau củ và các dưỡng chất cần thiết khác.
- Hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Cách trị vảy nến bằng lá trầu không còn tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Nếu áp dụng phương pháp thời gian dài mà không có hiệu quả, người bệnh nên cân nhắc đổi sang một cách khác phù hợp hơn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách trị vảy nến bằng lá trầu không hiệu quả. Hy vọng các biện pháp này sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi được căn bệnh da liễu dai dẳng và khó chịu này.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!