Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở tay và giải pháp điều trị
Viêm da cơ địa ở tay là một biến thể của bệnh viêm da cơ địa, tác động chủ yếu vào da ở vùng tay. Bệnh này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, dễ tái phát và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Viêm da cơ địa ở tay thường khởi phát do sử dụng các loại hóa chất có tính tẩy rửa cao hay côn trùng và các loại chất kích thích khác. Sau đây là triệu chứng, cách chữa viêm da cơ địa ở tay hiệu quả nhất.
Tổng quan về viêm da cơ địa ở tay
Bệnh viêm da cơ địa ở tay là một dạng bệnh lý thường gặp ở nhiều người với các triệu chứng dễ nhận biết như tay khô ráp, nứt nẻ và ngứa ngáy. Bệnh sẽ tiến triển nặng nề hơn khi tay tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, nước rửa bát hay thời tiết khô hanh.
So với vùng da khác, vùng da ở tay thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, môi trường xung quanh và thực hiện nhiều hoạt động khác. Cho nên, viêm da dai dẳng, tái lại nhiều lần, dễ xảy ra nguy cơ bội nhiễm.
Sau đây là những thông tin tổng quan về căn bệnh này.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở tay
Chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên viêm da cơ địa ở tay. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những người dễ mắc căn bệnh này thường có cơ địa dễ bị dị ứng và tiền sử gia đình có người bị bệnh này. Ngoài ra, bệnh tiến triển mạnh hơn khi có các yếu tố kích thích khác như:
- Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa
Các loại hóa chất tẩy rửa như xà phòng, dầu rửa bát, thuốc tẩy quần áo, nước lau sàn… được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các bệnh da liễu, đặc biệt là ở tay. Khi sử dụng thường xuyên các sản phẩm này, da sẽ bị khô ráp, giảm lớp lipid trên bề mặt da, từ đó khiến da dễ bị tổn thương hơn.
- Thời tiết khô hanh, giá lạnh
Thực tế đã chứng minh vào mùa khô lạnh hay những người sinh sống ở những vùng khí hậu lạnh thường bị viêm da cơ địa ở tay nhiều hơn. Nguyên nhân là do thời tiết khô lạnh khiến cho da bị mất nước. Da thiếu độ ẩm nên sẽ bị nứt nẻ và bong tróc, tạo ra những tổn thương trên bề mặt.
- Dị nguyên
Đây là các yếu tố dễ gây kích ứng khi tiếp xúc với da tay. Có thể kể tên một vài yếu tố như sơn móng tay, kem dưỡng da, nước hoa, kim loại… Những chất này gây kích ứng vùng da và khiến viêm da cơ địa ở tay bùng phát.
- Căng thẳng tâm lý
Theo các nghiên cứu, thần kinh căng thẳng, stress cũng là một yếu tố khiến bệnh viêm da cơ địa ở tay bùng phát.
- Nhiễm trùng
Da tay bị nhiễm trùng sẽ kích thích hệ miễn dịch cơ thể sản sinh kháng nguyên, phóng thích các chất tiền viêm vào niêm mạc. Đó là lý do khiến da tay bị thương tổn nhiều hơn.
Ngoài các yếu tố trên còn có thể kể đến một vài yếu tố khác như: Bị côn trùng cắn, lực chà sát lên da tay quá mạnh, nội tiết tố bị rối loạn hay dị ứng thức ăn…
Triệu chứng viêm da cơ địa ở tay
Viêm da cơ địa ở tay phát triển qua 2 giai đoạn: Cấp tính và mãn tính. Tùy từng giai đoạn mà bệnh có những biểu hiện lâm sàng khác nhau.
Giai đoạn cấp tính:
- Ban đầu, người bệnh thấy ở da tay xuất hiện các triệu chứng như da ngứa ngáy và có cảm giác như bị châm chích nhẹ.
- Sau một thời gian ngắn, xuất hiện các mảng da ửng đỏ, có cảm giác khô rát khi sờ vào.
- Sau đó, trên da nổi nhiều mụn nước nhỏ. Các mụn nước này vỡ ra chảy dịch, gây đau rát. Khoảng 2 ngày sau thì da khô lại và đóng vảy.
Giai đoạn mãn tính:
- Bao gồm các dấu hiệu tổn thương nặng hơn. Da tay có xu hướng bị bong tróc, dày sừng. Khi chạm vào có thể cảm thấy sự khô ráp.
- Trên da xuất hiện nhiều vết nứt khiến người bệnh đau rát và ngứa ngáy.
- Bệnh tiến triển nặng hơn khi thời tiết chuyển lạnh hoặc tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.
Viêm da cơ địa ở tay có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa là một dạng tổn thương lâm sàng của bệnh chàm. Bệnh không có khả năng lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho hay những người có cơ địa dị ứng và tiền sử gia đình có người nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ bị viêm da cơ địa ở tay cao hơn.
Từ triệu chứng bệnh như trên, khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, liệu bệnh viêm da cơ địa ở tay có nguy hiểm không? Câu trả lời là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bởi bệnh chỉ gây tổn thương ngoài da. Tuy nhiên, bệnh kéo dài dai dẳng và dễ tái phát nên gây ra cho người bệnh nhiều khó chịu, mệt mỏi.
Bị viêm da cơ địa ở tay, hay viêm da cơ địa ở ngón tay, đều khiến người bệnh khô da, da nứt nẻ, đau rát. Việc chữa trị gặp nhiều bất lợi vì da tay tiếp xúc nhiều hơn so với các vùng da khác. Không những thế, nếu không có cách trị viêm da cơ địa ở tay khoa học bệnh sẽ tiến triển theo hướng tiêu cực, có thể gây ra các biến chứng như:
Viêm da cơ địa bội nhiễm: Thường xảy ra khi da bị ma sát nhiều, hình thành các vết thương hở. Đây là điều kiện để nấm và các loại vi khuẩn xâm nhập gây da viêm da. Tình trạng này thường khởi phát ở giai đoạn cấp tính. Nếu điều trị đúng cách thì bệnh sẽ giảm dần sau 7 đến 10 ngày.
Ảnh hưởng tới sinh hoạt: Nếu không điều trị và chăm sóc kịp thời, viêm da cơ địa ở tay tái phát, kéo dài khiến cho da luôn bị ngứa ngáy, nứt nẻ. Những triệu chứng này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, học tập của người bệnh. Không những thế, nó còn khiến vùng da tay sần sùi, thiếu thẩm mỹ.
Biến dạng móng: Có nhiều trường hợp tổn thương da có thể lan tỏa đến vùng da dưới móng. Đây là biến chứng nguy hiểm vì nó khiến cho móng tay bị biến dạng. Điều này ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.
Thuốc chữa viêm da cơ địa ở tay
Giống như các dạng viêm da cơ địa khác, cách chữa viêm da cơ địa ở tay chủ yếu sử dụng thuốc Đông y, Tây y và chăm sóc tại nhà đúng cách. Các loại thuốc dùng phổ biến nhất là dạng bôi và uống. Ngoài ra có thể ngâm rửa.
Sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc Tây y giúp điều trị viêm da cơ địa ở tay mang đến hiệu quả nhanh chóng. Các triệu chứng của bệnh được đẩy lùi, giúp người bệnh cảm nhận làn da bình thường, ít tổn thương. Việc sử dụng thuốc cần theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc được chia ra theo hai dạng, dạng uống và dạng bôi.
Trong giai đoạn cấp tính, người bệnh thường được chỉ định các loại thuốc bôi chữa viêm da cơ địa ở tay. Đó là:
- Các loại thuốc bôi ngoài da
Thuốc bôi ngoài da thường được chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa ở tay nhờ tính an toàn và hiệu quả. Nó trực tiếp tác động lên vùng da tổn thương giúp làm dịu nhanh các triệu chứng bệnh. Các dòng sản phẩm thường được sử dụng gồm có: Hồ nước, thuốc bôi chứa kẽm, thuốc bôi chứa corticoid. Ngoài ra, người bệnh cũng được chỉ định dùng thuốc chứa axit salicylic và thuốc bôi chứa calcineurin. Những loại thuốc bôi này có các thành phần kháng viêm, giúp làm dịu da, giảm các triệu chứng da khô rát, ửng đỏ.
- Thuốc uống
Trong trường hợp sử dụng các loại thuốc bôi mà triệu chứng bệnh không thuyên giảm, thậm chí chuyển sang thể mãn tính, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống. Các loại thuốc này bao gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin H1, corticoid… giúp giảm tổn thương da, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
Chú ý: Sử dụng thuốc chữa viêm da cơ địa ở tay dù là dạng uống hay dạng bôi cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng tùy tiện có thể dẫn đến những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Dùng thuốc chứa corticoid có thể giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, sưng tấy trên da. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc này lâu dài hoặc lạm dụng sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, bao gồm hoại tử da.
Điều trị bằng Đông y
Chữa viêm da cơ địa ở tay bằng Đông y thường có ưu điểm an toàn, có thể sử dụng trong thời gian dài và có hiệu quả. Không những thế, thuốc còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng miễn dịch, kéo dài hiệu quả lành bệnh và ngăn ngừa tái phát. Do đó, có nhiều người lựa chọn phương pháp này. Sau đây là một số bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa ở tay.
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm hương truật, sinh địa, kim ngân hoa, bồ công anh, rau má, sài đất, thổ phục linh, mỗi loại 12g. Đương quy, khổ sâm, kinh giới, mỗi loại 10g. Tri mẫu, phòng phong và ngưu bàng tử, thạch cao, mỗi loại lấy 8g. 6g huyền thoái và 4g cam thảo.
- Rửa sạch các loại thuốc này và phơi khô. Sau đó, cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước. Đun đến khi nước trong ấm còn khoảng ⅔ thì tắt bếp.
- Chắt nước đem uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ, dùng sau bữa ăn.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị hoàng liên và trúc diệp mỗi loại 8g. Đan sâm 10g. Đơn tướng quân, mạch đông, sài đất, đằng sâm, ngân hoa và rau má, mỗi loại 12g.
- Rửa tất cả các loại nguyên liệu thật sạch, để ráo. Cho tất cả nguyên liệu này vào ấm nước đun sôi.
- Chắt lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng đều đặn 1 thang/ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 3:
- Sử dụng 6g cát cánh, 4g thuyền thái. 8g thương hoạt, xài hổ, chỉ xác, kinh giới, độc hoạt, phòng phong. 8g độc hoạt, bạch tiên bì. 12g bạch linh, bồ công anh và đinh hoa.
- Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước đến khi sôi. Để lửa nhỏ tiếp tục đun âm ỉ trong khoảng 1 giờ.
- Sau đó thì chắt lấy nước, chia nước thành 3 phần và uống sau bữa ăn.
Điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y cần nhiều thời gian, bởi vậy, người bệnh nên kiên trì và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ Đông y.
Chiến lược chữa viêm da cơ địa ở tay không cần thuốc
Viêm da cơ địa ở tay là một dạng bệnh lý không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại dai dẳng và khó chữa khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, nếu có hướng điều trị và chăm sóc đúng cách, người bệnh hoàn toàn cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa ở tay không cần thuốc.
Cách chăm sóc người bệnh viêm da cơ địa ở tay
Các triệu chứng viêm da cơ địa ở tay thường ở mức độ nhẹ và không lan sang các vùng da khác. Do đó, người bệnh có thể kết hợp các cách chăm sóc tại nhà để giảm những thương tổn trên da. Điều này giúp hạn chế tình trạng lạm dụng nhiều thuốc Tây.
Dưới đây là phương pháp chăm sóc người bệnh viêm da cơ địa ở tay:
- Hạn chế cho tay tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa như xà phòng, dầu rửa bát. Tốt nhất hãy đeo bao tay để tránh tiếp xúc trực tiếp.
Sử dụng kem dưỡng ẩm da tay đều đặn 3 đến 4 lần trong 1 ngày. - Sử dụng các loại gel tự nhiên như nha đam, dầu gấc, olive để giúp da giảm đau rát và mềm mại hơn.
- Bổ sung nhiều nước để cơ thể được cấp nước đầy đủ, nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin C, vitamin E và vitamin nhóm B. Các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, ổi, mận, dứa… Các loại thức ăn chứa nhiều vitamin E như rau cải xanh, đu đủ, hạnh nhân, củ cải và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B như tinh bột, thịt cá, dâu, đậu bắp…
Các mẹo tự nhiên giúp điều trị viêm da cơ địa ở tay
Ngoài các phương pháp chăm sóc tại nhà, người bệnh viêm da cơ địa ở tay cũng có thể dùng các mẹo tự nhiên giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Ngâm rửa tay bằng nước lá chè xanh:
- Trong lá chè xanh có hoạt chất kháng viêm.
- Khi bị viêm da cơ địa ở tay bạn có thể đun sôi nước lá chè xanh, để nguội và ngâm rửa tay hàng ngày.
Sử dụng lá trầu không:
- Ngoài tác dụng kháng viêm, lá trầu không còn ức chế nấm, điều tiết hoạt động nang lông. Do đó, sử dụng đều đặn một thời gian bạn sẽ thấy da tay có nhiều chuyển biến tích cực.
- Cách làm tương tự như với lá chè xanh.
Dùng mật ong nguyên chất:
- Mật ong có tác dụng cân bằng pH trên da, duy trì độ ẩm, tăng cường phục hồi các mô da bị tổn thương.
- Bạn chỉ cần thoa một lớp mật ong nguyên chất lên da tay 1 lần/ngày.
Sử dụng bột yến mạch:
- Cách làm này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và làn da trở nên mềm mịn hơn.
- Pha bột yến mạch vào nước ấm rồi dùng để ngâm tay 1 lần/ngày.
Chườm đá lạnh:
- Khi bị viêm da cơ địa ở tay, thường da sẽ khô ráp, ửng đỏ tạo nên cảm giác đau rát, khó chịu. Chườm mát có thể giúp giảm đau.
- Bạn hãy dùng khăn sạch bọc 2 đến 3 viên đá lạnh sau đó chườm khăn vào vùng da bị tổn thương. Bạn sẽ thấy những cơn đau dịu lại rất nhanh. Mỗi lần chườm 20 phút, chườm 4 – 5 lần/ngày.
Ngăn ngừa viêm da cơ địa ở tay tái phát
Để kiểm soát các tổn thương da tay, trong đó có viêm da cơ địa ở tay, hãy áp dụng những cách ngăn ngừa sau đây.
- Khi tiếp xúc với xà phòng, dầu rửa bát, nước lau sàn… nên dùng bao tay chống thấm nước.
- Không nên dùng những sản phẩm có độ pH cao, vì chúng sẽ khiến da bị khô hơn. Tốt nhất nên lựa chọn những loại sản phẩm được làm từ thảo dược.
- Dưỡng ẩm da tay thường xuyên từ 2 đến 4 lần trong ngày.
- Thường xuyên dưỡng ẩm da tay ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát
- Giữ cho tinh thần thoải mái, không nên căng thẳng, lo âu.
- Có thể thay đổi công việc nếu công việc đó là yếu tố gây viêm da cơ địa ở tay bùng phát nhiều lần.
Trên đây là những thông tin về viêm da cơ địa ở tay và một số cách chữa hiệu quả. Bệnh gây ngứa ngáy, khô ráp và bong tróc da tay khiến cho người bệnh gặp nhiều phiền toán trong sinh hoạt, lao động. Do đó, hãy lựa chọn cách chữa viêm da cơ địa ở tay khoa học, kết hợp chăm sóc đúng cách để kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!