Bạch hoa xà thiệt thảo – Công dụng, cách dùng và giá bán
Bạch hoa xà thiệt thảo từ lâu đã được xem là một vị thuốc quý trong nền y học cổ truyền. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa biết loài cây này được trồng ở đâu, cũng như công dụng, cách dùng và giá bán như thế nào? Bài viết dưới đây là câu trả lời dành cho quý độc giả.
Thông tin chi tiết về cây bạch hoa xà thiệt thảo
- Tên gọi khác: Cỏ lưỡi rắn hoa trắng, Nhị diệp lục, Xà thiệt thảo, Lữ đồng, An điền Lan, Long thiệt thảo, Giáp mãnh thảo…
- Tên khoa học của cây: Hedyotis diffusa Willd., họ Cà phê (Rubiaceae).
Đặc điểm thực vật bạch hoa xà thiệt thảo
Tên gọi cũng đã thể hiện được nhiều nét đặc trưng của cây thuốc. Dưới đây là những đặc điểm thực vật của bạch hoa xà thiệt thảo:
- Bạch hoa xà thiệt thảo là loài cây thảo sống lâu năm, thấp bé, chỉ cao khoảng 15- 50 cm.
- Thân cây mảnh khảnh, hơi vuông và phân thành nhiều nhánh nhỏ. Thân nhẵn và không có lông.
- Hoa màu trắng (bạch hoa), mọc đơn độc hoặc chụm từng đôi mọc ở nách lá, dài 1,5-2mm, có hình phễu và 4 thùy chia sâu. Tháng 7-9 là thời kỳ ra hoa.
- Lá mọc đối, phiến lá hình có hình mác thẳng, dài khoảng 1-3,5 cm, rộng 1,5- 2mm. Đỉnh lá nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi nhám.
- Quả hình trái xoan, đường kính có kích thươc 2-2,5 mm; bên trong có hạt màu vàng nâu nhỏ, có 3 góc.
Phân bố địa lý
Bạch hoa xà thiệt thảo phân bố nhiều ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Nepal, Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ…Tại Việt Nam, cây có mặt khắp cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và thường bắt gặp hình ảnh cây bạch hoa xà thiệt thảo ở ven đường, ruộng lúa hay trên các rặng núi, sườn đồi…
Bạch hoa xà và bạch hoa xà thiệt thảo – tưởng một mà hóa ra hai
Nhiều người sẽ bị nhầm lẫn hai loại cây này vì nghĩ rằng bạch hoa xà là tên viết tắt của bạch hoa xà thiệt thảo. Thực tế thì nó khác nhau hoàn toàn.
Tên khoa học của Bạch hoa xà là Plumbago zeylanica L, họ đuôi công (Plumbaginaceae). Đây cũng là một thảo dược quý, có thể gọi bằng một số tên khác như bạch tuyết hoa, đuôi công, cây chiến…
Mặc dù đều là thân thảo nhưng chỉ cần nhìn hình dáng bên ngoài chúng ta sẽ thấy:
- Cây bạch hoa xà có thân, lá, hoa to hơn.
- Lá hình trứng.
- Hoa mọc từng chùm rất đẹp, cuống dài.
So sánh với các đặc điểm thực vật của bạch hoa xà thiệt thảo thì dễ thấy chúng khác nhau khá rõ.
Bộ phận làm thuốc và cách bào chế
Tất cả các bộ phận của cỏ lưỡi rắn hoa trắng đều là vị thuốc quý. Tuy nhiên, để đạt tiêu chí về chất lượng thì cần nắm bắt được thời kỳ mà cây có chứa nhiều dược chất có lợi nhất. Theo kinh nghiệm dân gian, đó chính là mùa hạ. Bởi vậy, đây là mùa được lựa chọn để thu hoạch.
Sau khi thu hái, cần phải rửa sạch đất cát bám trên cây rồi chặt thành từng đoạn nhỏ. Một số trường hợp dùng luôn dược liệu tươi bằng cách giã ra lấy nước uống, bã để đắp trực tiếp. Nếu muốn sử dụng lâu dài, có thể phơi, sấy khô hoặc sao vàng với lửa nhỏ. Sau đó, nên để cây thuốc trong hộp thủy tinh hoặc bao bì kín, bảo quản nơi thoáng mát. Thỉnh thoảng, nên bỏ ra phơi lại để hạn chế sự phát triển của nấm mốc.
Tác dụng của cây bạch hoa xà thiệt thảo với sức khỏe con người
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng dược liệu bạch hoa xà thiệt thảo trong điều trị rất nhiều bệnh và phản hồi tình trạng đã được cải thiện rõ rệt nhờ loại thảo dược quý này.
Theo Đông y
Vị thuốc bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, tính mát. Dược liệu được quy vào các kinh Tâm, Can, Vị, Tiểu trường và Đại trường.
Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, chống viêm, lợi tiểu và đặc biệt tốt trong vấn đề ức chế khối u.
Đông y thường dùng cỏ lưỡi trắng hoa trắng để chữa các bệnh:
- Viêm gan, sỏi mật, viêm amidan, viêm hầu họng, viêm đường tiết niệu.
- Kiết lỵ cấp, mụn nhọt, lở loét, ngã chấn thương.
- Trị rắn cắn, côn trùng đốt.
- Trẻ em cam tích, ho nhiều do viêm phổi.
- Hỗ trợ điều trị ung thư.
Theo y học hiện đại
Qua thời gian dày công nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra trong cây bạch hoa xà thiệt thảo có rất nhiều hoạt chất như asperulosid, p-coumaroylscardosid methyl ester, scandosid methyl ester; acid asperulosidic, oleanolic, stigmastatrienol, p-coumaric; stigmastatrienol; b-Sitosterol, b-Sitosterol-D-Glucoside,feruscandosid methyl ester.
Đây chính là lý do giúp loài cây này được xem như là vị thuốc quý đối với sức khỏe con người. Nó mang lại các tác dụng sau:
Tăng cường miễn dịch
Tác dụng này có được là nhờ khả năng nâng cao hoạt lực thực bào của bạch cầu , tăng hồng cầu lưới, kích thích cơ thể sản sinh ra các chất argyrophilic trong hạch bạch huyết, lá lách, gan và các mô khác. Từ đó chức năng miễn dịch được tăng cường, cơ thể hình thành một hàng rào bảo vệ vững chắc để hạn chế các tác nhân gây bệnh.
Trị rắn cắn
Có lẽ không phải ngẫu nhiên có chữ “xà” trong tên gọi của thảo dược này. Đó là bởi cây trị rắn cắn rất tốt, giúp giảm tối đa hấp thu chất độc từ nọc rắn.
Chống viêm và giải độc
Vị thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của các cytokine thủ phạm gây nên phản ứng viêm. Bởi vậy, nó có tác dụng chống viêm rất tốt, được ứng dụng để điều trị các loại viêm như: viêm gan, viêm dạ dày, mụn trứng cá, viêm phổi, viêm đường tiết niệu,viêm dạ dày, ….
Chống khối u
Có thể nói đây là loài cây đầu bảng khi nói về tác dụng chống khối u. Nó ức chế quá trình phân chia và sản sinh của tế bào ung thư, từ đó giúp hạn chế tối đa sự phát triển và di căn của các loại ung thư vú, ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung, …Để lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng các hợp chất có trong cây bao gồm iridoid, anthraquinone, stigmasterol, flavonoid, alkaloid…ngăn chặn tín hiệu Sonic hedge, làm chết tế bào ung thư.
Nghiên cứu này đã mở ra thêm một cánh cửa cho nền y học trong lĩnh vực điều trị ung thư. Người bệnh lại có thêm cơ hội để chống chọi với căn bệnh quái ác này. Chính vì thế, dù xã hội có phát triển đi chăng nữa thì những tinh hoa của y học dân tộc vẫn luôn cần được trân quý, phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy.
Các bài thuốc trị bệnh từ cây bạch hoa xà thiệt thảo
Đọc đến đây chắc các bạn cũng đã biết cây bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh gì. Nhưng cách dùng như thế nào? Dưới đây sẽ là những bài thuốc rất chi tiết để bạn đọc biết cách áp dụng vào quá trình chữa bệnh.
Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày
Ở nước ta có tới khoảng 20% số người bị viêm dạ dày. Tuy nhiên, rất có thể ít người biết rằng rễ cây bạch hoa xà thiệt thảo chính là một bí quyết để giúp cải thiện triệu chứng.
Cách làm:
- Thành phần:12g rễ bạch hoa xà thiệt thảo, 20g nhân trần, 16g cam thảo đất.
- Sắc cùng 500ml nước. Uống liên tục trong vòng 1 tháng để cảm nhận kết quả.
Trị mụn trứng cá
Cách làm đơn giản nhất là bạn giã nát lá của cây rồi đắp lên chỗ bị mụn nhọt, nó sẽ giúp tiêu viêm và giảm đau nhanh chóng.
Ngoài ra có thể sử dụng cách cầu kỳ hơn nhưng hiệu quả lại cao như sau:
- Thành phần: 20-30g bạch hoa xà thiệt thảo, 15-20g mạch môn, 15-20g Hoàng bá, 10-15g huyền sâm.
- Sắc cùng 1000ml nước. Uống ngày 2 lần, liên tục trong 1 tháng.
Lưu ý: Trong thời gian điều trị không dùng mỹ phẩm và các loại thuốc khác.
Trị viêm nhiễm phụ khoa, chàm âm hộ
Cách làm:
- Thành phần: bạch hoa xà thiệt thảo 30g, bạch truật 30g, thổ phục linh 30g, ngải cứu 20g.
- Đun cùng 1500 ml nước trong 20 phút. Dùng nước này để xông, rửa âm hộ 10-15 phút, ngày 1 lần. Làm liên tục 15 ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm gan virus
Cách làm:
- Thành phần: bạch hoa xà thiệt thảo 30g, rễ mẫu đơn đỏ 15g, hà thủ ô 6g, đường nâu 10g.
- Sắc với 500ml nước. Dùng trong thời gian 2 tháng và theo dõi kết quả.
Chữa viêm ruột thừa
Cách làm: Sắc 25g bạch hoa xà thiệt thảo với 500 ml nước và uống ngày 2-3 lần. Rất nhiều trường hợp sau 3 ngày uống liên tục thì đã cải thiện dấu hiệu rõ rệt.
Trị rắn cắn
Cách làm
- Thành phần: 20g dược liệu.
- Sắc với 200ml rượu. Dùng 2/3 thuốc để uống, chia 2-3 lần; 1/3 còn lại đắp trực tiếp lên vết cắn.
Chữa ho do viêm phổi
Cách làm
- Thành phần: 40g bạch hoa xà thiệt thảo, 8g trần bì.
- Sắc với 500ml nước. Uống ngày 2 lần. Theo dõi nếu giảm triệu chứng thì giảm lượng thuốc uống.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Với các loại ung thư ở vị trí khác nhau, cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vị thuốc này với đa dạng các loại thảo dược khác thì mới mang lại hiệu quả mong muốn.
Ung thư cổ tử cung
Cách làm
- Thành phần: bạch hoa xà thiệt thảo 24g, hải tảo 24g, đương quy 24g, bán chi liên 24g, cồn bổ 24g, tục đoạn 24 g, hương phụ 24g, bạch thược 24g, toàn yết 24 g, phục linh 24 g, sài hồ 24g.
- Sắc với 1000 ml nước. Uống ngày 2 lần, liên tục.
Ung thư dạ dày
Cách làm
- Thành phần: bạch hoa xà thiệt thảo 60g, bạch mao căn 60g, hạt bo bo 40g, đường đỏ 40g .
- Sắc với 1500 ml nước. Uống hàng ngày thay nước lọc.
Ung thư thực quản
Cách làm
- Thành phần: bạch hoa xà thiệt thảo 16g, sinh địa 16g, bắc sa sâm 16g, nam sa sâm 16g; huyền sâm 20g, đương quy 20g, mạch môn 20g, tỳ bà diệp tươi 20g, bồ công anh 20g, lô căn tươi 20g, chi tử 12g, hạ khô thảo 12g, bạch anh 12g; hoàng liên 8-12g.
- Sắc uống ngày 1 thang.
Ung thư gan
Cách làm
- Thành phần: bạch hoa xà thiệt thảo 20g, bán chi liên 20g, cây xạ đen 50g.
- Sắc với 1.5 lít nước. Uống hàng ngày.
Ung thư phổi
Cách làm
- Thành phần: xà thiệt thảo tươi 160g, bạch mao căn 60g.
- Sắc với 1.5 lít nước. Uống hàng ngày.
Ung thư mũi họng
Cách làm
- Thành phần: bạch hoa xà thiệt thảo 30g, đan sâm 30g, tử thảo 30g; dã bồ đào 60g, bán chi liên 60g kết hợp với cam thiềm bì, thiên long, bán hạ, cam thảo.
- Sắc với 1.5 lít nước. Uống hàng ngày.
Ung thư tuyến tiền liệt
Cách làm
- Thành phần: Bạch hoa xà thiệt thảo 15g, thổ phục linh 15g, sinh hoàng kỳ 15g, xuyên sơn giáp 15g; tiên linh tỳ 12g, kỷ tử 12g, đảng sâm 12g, hà thủ ô chế 12g, thất diệp nhất chi hoa 12g, bạch thược 12g, ngưu tất 12g; nhục thung dung 6g, đại hoàng chế 6g, tri mẫu 6g, ba kích 6 g, chích cam thảo 6g; hoàng bá sao 10g.
- Sắc với 1.5 lít nước. Uống hàng ngày.
Lưu ý và kiêng kị khi sử dụng xà thiệt thảo
Dù là thảo dược ít tác dụng phụ đi chăng nữa nhưng vì chứa dược chất ở trong đó thì cũng cần phải thận trọng khi sử dụng. Một số điều cần lưu ý dưới đây:
- Không phải ai cũng dùng được và không phải cơ địa nào cũng hợp. Luôn theo dõi và lắng nghe cơ thể mình trong quá trình dùng. Một số trường hợp sẽ bị tiêu chảy hoặc hơi mẩn ngứa và giảm triệu chứng sau 2-3 ngày thì không đáng lo ngại, có thể tiếp tục dùng. Tuy nhiên nếu kéo dài thì cần ngưng lại và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Ba đối tượng không nên dùng là phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 36 tháng tuổi.
- Với nam giới cũng cần cân nhắc, vì dùng trong thời gian dài sẽ làm giảm tinh binh, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của các quý ông.
- Sẵn sàng một tâm lý kiên trì bởi nó không nhanh như thuốc tây, nhưng đúng tiêu chí: chậm mà chắc.
Kiêng kỵ:
- Tránh xa các món ăn sau trong quá trình sử dụng: rau muống, đậu xanh, cà pháo, măng chua…Đây là những thực phẩm sẽ làm giảm tác dụng dược liệu.
- Không ăn thứ cay nóng trong thời gian dùng.
- Vị thuốc có tương tác với thuốc tránh thai, cần thận trọng khi sử dụng đồng thời.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp cho quý độc giả hiểu rõ hơn về thảo dược bạch hoa xà thiệt thảo, cũng như biết cách lựa chọn đúng nơi uy tín để mang lại sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!