Cà gai leo: Đặc điểm, tác dụng trị bệnh và lưu ý cách dùng
Cà gai leo là một loại thảo dược phổ biến mà ta thường có thể trồng trong vườn nhà, nhưng ít ai biết rằng nó có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Hiện nay, việc sử dụng thảo dược để hỗ trợ trong điều trị bệnh đang trở thành một xu hướng trong lĩnh vực y học. Vì vậy, hãy không bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây để hiểu rõ hơn về loại cây này, công dụng và cách sử dụng hiệu quả để đạt được những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Cà gai leo là cây gì?
Cây cà gai leo là một loại thảo dược quen thuộc với nhiều tên gọi khác như: Cây cà quýnh, cà dây leo, cây cà lù, cây gai cườm, hay cây cà vạnh. Loài cây này có tên khoa học là Solanum hainanense – Hance Solanaceae.
Cà gai leo được xem là “thần dược” cho những người mắc bệnh gan. Bởi công dụng chính của nó là hỗ trợ và điều trị những bệnh lý liên quan đến gan.
Loại cây này thường mọc hoang ở các vùng trung du và đồng bằng, không mọc ở miền núi cao. Chúng phân bố rộng khắp tại các tỉnh ở nước ta, trải dài từ Hải Phòng đến Bình Thuận. Vồn là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và chịu nóng được nên cà gai leo thường mọc ở nơi có nhiều ánh sáng. Điều này sẽ giúp chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Cách nhận biết cây cà gai leo
Để nhận biết loại cây này, bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:
- Là loại cây nhỏ, dạng thân leo, sống nhiều năm, có độ dài khoảng 1m hoặc hơn. Thân hóa gỗ ở gốc, phân cành nhiều và thường nhẵn. Các cành non tỏa rộng, có rất nhiều gai cong màu vàng và phủ lông hình sao.
- Lá cà gai leo mọc so le, có hình thuôn hoặc bầu dục, phiến lá có thùy nông, không đều. Mặt trên của lá có màu sẫm còn mặt dưới nhạt hơn và phủ đầy lông tơ màu trắng. Hai mặt của lá đều có gai ở gân chính và phần cuống lá cũng có gai.
- Hoa của cà gai leo có màu tím và mọc thành xim với khoảng 2 đến 5 hoa ở kẽ lá. Cũng có khi tới 7 – 9 hoa, nhưng rất ít. Phần đài hoa có lông và xẻ thành 4 thùy có hình trái xoan nhọn. Nhị 4, chỉ phình ở gốc và có màu vàng.
- Quả cà gai leo là dạng quả mọng, có cuống dài, hình cầu nhẵn, màu vàng. Khi chín, quả có màu đỏ, với đường kính từ 5 đến 7mm. Còn hạt thì hình thận và có màu vàng.
- Mùa hoa cà gai leo thường rơi vào tháng 4 – 6, còn mùa quả là tháng 7 – 9.
- Các bộ phận thân, rễ và lá được thu hái quanh năm để làm thuốc. Người ta có thể dùng tươi hoặc sấy, phơi khô để dùng lâu dài.
Cách phân biệt cà gai leo với các loại cà dại khác
Thực tế, do những đặc điểm bên ngoài khá giống nhau mà cây cà gai leo rất dễ bị nhầm lẫn với các loại cà khác. Điều đáng lo ngại là trong đó có một số loại cây không có công dụng trị bệnh, thậm chí còn có độc.Nếu sử dụng nhầm các loại cây này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Vì vậy, dựa vào các đặc điểm của cà gai leo, các nhà dược liệu học đã chỉ ra cách phân biệt cà gai leo với các loại cà dại khác như sau:
Phân biệt cà gai leo với cà dại
Việc nhầm lẫn giữa cà gai leo với cà gai dại thường phổ biến nhất. Điều này dẫn đến việc sử dụng sai dược liệu và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn có thể phân biệt được hai loại cây này, dựa vào các đặc điểm như sau:
- Về thân cây: Cây cà gai leo thường thấp hơn cà dại. Chúng cao từ 2 – 3m và mọc thẳng đứng. Trong khi đó, cà gai leo có thân leo nhỏ, mọc bám vào các cây khác hoặc bò trên mặt đất, với độ cao chỉ từ 0.6 – 1m.
- Lá cây: Cây cà dại có lá to hơn, với chiều dài từ 5 – 10cm. Còn lá cà gai leo chỉ dài khoảng 3 – 4m.
- Quả: Cà dại thường có quả màu vàng, với đường kính từ 10 – 15mm, lớn hơn quả cà gai leo với độ dài chỉ khoảng 5 – 7mm.
Phân biệt cà gai leo và cà tàu
Bên cạnh cà gai dại thì cà tàu cũng là loại cây rất dễ nhầm lẫn với cà gai. Bạn có thể phân biệt dựa vào một số đặc điểm như:
- Thân cây: Cà tàu có thân và lá màu xanh lục nhạt, có nhiều gai sắc nhọn, phiến lá to rộng gần giống với các loại cà khác. Còn lá cây cà gai leo có hình bầu dục, mọc so le dọc theo thân cây, mặt dưới được phủ một lớp lông nhỏ, còn mặt trên có gai.
- Hoa: Cụm hoa tán mọc thành từng chùm từ 3 – 5 cái, nằm ngoài nách lá. Cánh hoa thường có màu xanh lục nhạt hoặc trắng, với 5 cánh rời, rộng khoảng 5 – 7 bông nhỏ, có màu tím nhạt.
- Quả: Quả của cây cà tàu có lông tròn, khi chín chúng có màu vàng tươi với đường kính quả từ 2,5 đến 3cm. Quả cà gai leo thì có hình cầu mọng, khi chín màu đỏ tươi trông rất bắt mắt.
Ngoài cây cà dại và cà tàu nêu trên, trong tự nhiên còn có một số loài cà khác, như cà độc dược cũng rất dễ gây nhầm lẫn. Cách phân biệt giống như ở trên. Theo đó, bạn chỉ cần dựa vào những đặc điểm cây cà gai leo mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên để làm chuẩn. Nếu có bất cứ đặc điểm nhận dạng nào không đúng, bạn không nên sử dụng, để tránh nhầm lẫn với một số loại cà dại khác. Điều này rất nguy hiểm, bởi chúng có thể gây ngộ độc.
Phân loại
Nhiều người thường dễ nhầm lẫn cây cà gai leo không chỉ vì những đặc điểm bên ngoài giống với một số cây cà dại khác mà còn bởi chúng gồm nhiều loại khác nhau. Cụ thể:
Dựa vào hoa:
- Cà gai leo hoa trắng: Loại này thường có đặc điểm nổi bật là hoa màu trắng xinh xắn với dây nhỏ. Loại hoa trắng này có tác dụng chính là dùng để làm thuốc và được tìm thấy phổ biến tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Cây cà gai leo hoa tím: Loại cây này thường được trồng để làm hàng rào, vừa bảo vệ lại vừa tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Loại cà gai hoa tím có thân dây lớn hơn loại hoa trắng và màu hoa trông cũng đẹp hơn.
Dựa theo vùng miền:
- Cà dây leo tại miền Trung: Do khí hậu nơi đây khá thất thường nên loại cây này thường có màu nâu, thân cây cằn cỗi và cứng cáp.
- Cà gai leo tại miền Bắc và Nam: ở hai vùng này, thân cây cà gai leo thường bụ bẫm, có màu xanh, dễ trồng và cũng dễ chăm sóc hơn.
Bộ phận dùng, thu hái, cách chế biến và bảo quản
- Bộ phận sử dụng: Người ta thường dùng rễ và cành lá để làm thuốc.
- Thu hái: Loại cây này được quanh năm.
- Chế biến: Rễ sau khi đào về sẽ được đem rửa sạch, sau đó thái mỏng dùng tươi hoặc phơi, sấy để tạo thành cà gai leo khô.
- Bảo quản: Ở những nơi thoáng mát và khô ráo.
Các sản phẩm từ cà gai leo
Sản phẩm đến từ cà dây leo nổi bật nhất chính là các bài thuốc Đông y. Loại cây này được xem là thảo dược quý, có thể chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh lý về gan. Bên cạnh đó, tất cả các bộ phần của cây, bao gồm rễ, lá, quả, cành đều được thu hái, chế biến hoặc dùng tươi để làm thành các vị thuốc.
Ngoài ra, cây cà gai leo còn được tạo thành nhiều sản phẩm khác bằng chiết suất từ cà gai để phục vị cho đời sống con người. Các sản phẩm được chiết suất từ loại cây này cũng được nhiều ưa chuộng trên thị trường hiện nay như: Cao cà gai leo, viên nang cà gai leo hay trà cà dây leo,…
Thành phần hóa học
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong rễ và thân của cây cà gai leo có chứa hàm lượng lớn tinh bột và các hoạt chất khác như glycoalkaloid, alkaloid,… Chúng có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng chống các tác nhân gây ra một số bệnh trên gan như: Xơ gan, viêm gan, men gan cao,… Đồng thời ngăn chặn và hỗ trợ làm âm tính các loại virus gây ra bệnh viêm gan.
Bên cạnh đó, các thành phần có trong loại thảo dược này cũng rất tốt cho người bị suy giảm chức năng gan, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng bia, rượu.
Tác dụng của cà gai leo
Các công dụng của cây cà gai leo đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu và thực tiễn người dùng. Cụ thể:
Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền:
- Cây cà gai leo có khả năng tiêu độc, cầm máu, giảm đau, trừ ho, tán phong thấp và tiêu đờm.
- Chữa đau nhức răng, cải thiện tình trạng say rượu, chảy máu chân răng, chứng phong thấp. Tại một vài địa phương còn dùng loại cây này để trị rắn cắn.
Theo nghiên cứu hiện đại:
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai từng thực hiện nghiên cứu thuốc về cà gai leo trong việc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan và cho thấy: Các thành phần có trong loại thảo dược này giúp chống oxy hóa, ngăn chặn tình trạng xơ gan phát triển và chống viêm gan hiệu quả.
Cà gai leo chữa bệnh gì?
Với những thành phần và tác dụng đã được nghiên cứu nêu trên, loại cây này được ứng dụng trong việc hỗ trợ và điều trị các trình trạng sau:
1. Điều trị các bệnh về gan
Trong rễ và lá cà dây leo có chứa thành phần rất tốt cho gan, giúp hỗ trợ đắc lực quá trình điều trị bệnh về gan như: Cholesterol, lanosterol, dihydrolanosterol, β – sitosterol, 3β – hydroxyl – 5α – pregnan – 16 – on, solasodinon.
Nhờ đó, khi sử dụng loại cây này lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm nồng độ virus trong máu, hạ men gan cao và có thể cho hiệu quả rất rõ rệt chỉ sau 2 tháng sử dụng.
Bên cạnh đó, các bài thuốc từ cây cà gai leo còn làm chậm sự tiến triển của xơ gan. Nhờ có hoạt chất glycoalkaloid giúp ức chế sự tổng hợp sợi collagen trong tế bào gan, ức chế hình thành các tổ chức xơ gan. Vì vậy, sử dụng loại cây này được xem là giải pháp làm giảm mức độ xơ gan an toàn cho người bệnh.
Ngoài ra các hoạt chất có trong loại cây này còn có tác dụng bảo vệ gan, thanh lọc cơ thể. Chúng giúp giải độc gan rất nhanh chóng và hạn chế các tổn thương không đáng có cho gan.
2. Tác dụng chữa đau lưng, rắn cắn
Bên cạnh công dụng chính là hỗ trợ và điều trị các bệnh về gan, loại cây vày còn hỗ trợ giảm đau lưng. Trong các bài thuốc trị đau lưng hiện nay, cà gai leo cũng là một trong những thành phần quan trọng. Bên cạnh đó, với những người bị rắn cắn, loại cây này còn giúp giải độc cơ thể. Cụ thể là đào thải và ngăn chặn độc tố của rắn xâm nhập vào cơ thể.
3. Cà gai leo chữa bệnh ho gà
Ho gà là một bệnh lý rất phổ biến ở Việt Nam, nhất là ở trẻ em. Bệnh lý này có thể gây truyền nhiễm, bởi nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn haemophilus pertussis. Bệnh có thể ảnh hưởng đến phế âm, phế khí và dẫn đến ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm.
Trong khi đó, cà gai leo với các thành phần có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, có thể mang lại hiệu quả tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ho gà hiệu quả.
4. Có tác dụng giải rượu
Đây là công dụng của cà gai leo mà không phải ai cũng biết. Theo nhiều nghiên cứu, trong loại cây này có các hoạt chất giúp tăng cường khả năng hoạt động của gan, đồng thời tăng cường sức đề kháng, nhất là với những người say rượu.
5. Cà gai leo chữa cảm cúm, dị ứng
Ngoài trị bệnh gan, ho gà, đau lưng, giải rượu, cây cà gai leo còn có tác dụng trong việc chữa cảm cúm, dị ứng, đồng thời tăng cường sức đề kháng, giúp người dùng có một sức khỏe tốt nhất.
Bên cạnh đó, cây cà dây leo còn có thể hỗ trợ chữa vàng da, vàng mắt, mẩn ngứa, mụn nhọt, tê thấp,… khá hiệu quả.
Cách sử dụng cây cà gai leo
Để loại cây này phát huy các công dụng một tốt nhất, bạn cần biết cách sử dụng cà gai leo theo đúng những hướng dẫn dưới đây:
Cách nấu nước cây cà gai leo đúng chuẩn
Cách nấu nước cây cà gai leo sao cho đúng có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Bạn có thể dùng để nấu nước theo 2 cách là hãm và sắc uống. Đối với cà gai leo khô sẽ được bảo quản tốt hơn, không lo bị biến chất và sử dụng được lâu dài.
Cách sắc uống:
- Rửa cà gai leo với nước sạch.
- Cho 1 lít nước cùng với cà gai leo vào đun sôi.
- Vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun sôi trong vòng 10 phút.
- Tắt bếp, sau đó chắt lấy nước để uống hàng ngày.
- Nên uống khi còn ấm sẽ ngon và hiệu quả hơn. Nên dùng cách bữa ăn 30 phút.
Hãm nước cà gai leo:
Cách này phù hợp cho những người bận rộn và không có nhiều thời gian để sắc như trên.
- Đem cà gai leo rửa sạch, sau đó cho vào ấm và tráng qua một lần với nước nóng
- Cho thêm khoảng 700ml nước sôi vào ấm và hãm khoảng 30 phút.
- Hãm bằng bình giữ nhiệt sẽ giữ nước ấm được lâu
- Sau đó, bạn có thể đem đi làm, đi học và uống hàng ngày.
Một số bài thuốc trị bệnh từ cây cà leo
Khi dùng cây cà gai leo trong một số bài thuốc, bạn có thể cho thêm các dược liệu phù hợp để tăng hiệu quả trị bệnh:
1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
Dối với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị toàn bộ thân, lá và rễ cây cà dây leo (khoảng 30g), chó đẻ răng cưa và dừa cạn, mỗi loại 10g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu.
- Sau đó đem sao vàng và cho vào ấm cùng với nước sắc thành thuốc uống 1 thang mỗi ngày.
- Nên sử dụng đều đặn trong thời gian khoảng 2 – 3 tháng để thấy được hiệu quả.
2. Bài thuốc chữa rắn cắn
Khi bị rắn cắn, bạn có thể áp dụng cách sơ cứu và điều trị kịp thời bằng cây cà gai leo như sau:
- Lấy 30 – 50g rễ của cây cà gai leo tươi rửa sạch, sau đó giã nhỏ.
- Hòa hỗn hợp trên với 200ml nước đun sôi để nguội.
- Dùng nước này cho người bị rắn cắn uống. Tuy nhiên cần phải uống ngay lập tức.
- Sau đó, để người bị rắn cắn nghỉ ngơi và sẽ thấy bớt đau nhức, dễ chịu hơn và có thể ngủ được.
- Ngày hôm sau, tiếp tục cho người bị rắn cắn uống nước cà dây leo.
- Mỗi ngày dùng 2 lần, uống liên tiếp trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ khỏi.
3. Bài thuốc chữa đau lưng, chữa tê thấp
Bài thuốc này cần có sự kết hợp của nhiều vị thuốc khác nhau, bao gồm:
- Rễ cà dây leo, rễ thổ phục linh, rễ xích đồng nam, dây chiều, dây gắm, mỗi loại 500gr.
- Vỏ thân ngũ gia bì, dây mặt quỷ, dây tơ xanh, mỗi loại 1kg.
- 500g dây đau xương, 500g cành hoặc lá vông nem.
- Đường kính trắng khoảng 500g.
Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu rửa sạch, thái nhỏ
- Đem nấu với nước sạch nhiều lần gạn lấy 1 lít cao.
- Cho thêm 500g đường kính trắng, cô đặc để hỗn hợp còn 700ml.
- Sau đó để nguội và cho thêm 300ml rượu 30 độ.
- Để hỗn hợp nơi thoáng mát và dùng hàng ngày.
- Liều lượng: Dùng khoảng 60ml mỗi ngày, chia làm 2 lần và mỗi lần là 30ml.
4. Bài thuốc chữa ho gà
Cách dùng cà gai leo kết hợp với lá chanh trong bài thuốc chữa ho gà khá đơn giản, mọi người đều có thể làm:
- Chuẩn bị 10g rễ cà gai leo với 30g lá chanh.
- Đêm các nguyên liệu rửa sạch sau đó sắc đều và uống như nước hàng ngày.
- Mỗi ngày sử dụng đều đặn khoảng 2 – 3 lần.
5. Bài thuốc chữa vàng da, vàng mắt, mẩn ngứa, mụn nhọt
Với bài thuốc này bạn cần cần chuẩn bị: Thân, lá, rễ của cây cà gai leo.
- Đem nguyên liệu rửa sạch.
- Dùng để hãm nước hoặc sắc uống hàng ngày (theo hướng dẫn cách nấu nước cây cà gai leo nêu trên).
- Loại cây này không có tác dụng phụ, vì vậy bạn có thể sử dụng nước cà gai leo để uống nhiều lần trong ngày.
6. Bài thuốc giúp giải rượu
Sử dụng cây cà gai leo để giải rượu sẽ mang đến công dụng rất tốt. Khi uống rượu, bạn chỉ cần nhấm rễ hoặc có thể lấy rễ cây cà gai để chà vào răng sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng say.
Nếu không sử dụng cà dây leo trước khi uống rượu, bạn có thể lấy 50g cà gai leo khô đem hãm với nước sôi và cho người bị say rượu uống sẽ giúp họ thấy thoải mái hơn.
Những lưu ý khi sử dụng
Cà gai leo là loại thảo dược quen thuộc và mang lại những tác dụng trị bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên, để có được hiệu quả như mong muốn, bạn cần chú ý những điều sau:
- Cần sử dụng cây cà gai leo đúng liều lượng, tránh lạm dụng, để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.
- Loại cây này không được dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Bởi trong thành phần cà gai leo có một số chất không tốt cho trẻ em. Do cơ thể của trẻ còn chưa hoàn thiện hoàn toàn, không thích nghi được với một số dược chất. Nếu cố sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, tác động không tốt đến sự phát triển của trẻ sau này.
- Không nên ngâm chung với rượu khi dùng cà gai leo trị viêm gan B. Bởi chất cồn sẽ gây tác động không tốt đến sức đề kháng của cơ thể.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai cũng là đối tượng không nên uống nước cà gai leo.
- Trong quá trình sử dụng, nếu người bệnh đang dùng thuốc tây thì tốt nhất nên uống cách ít nhất 2 tiếng.
- Nên mua cà gai leo tại các cơ sở uy tín, đã được nhiều người sử dụng để đảm bảo chất lượng.
Mặc dù là dược liệu tốt nhưng sử dụng cà gai leo không đúng cách, không đúng mục đích có thể gây ra tác dụng phụ vô cùng lớn. Vì vậy trước khi sử dụng hãy đảm bảo bạn đã hiểu rõ và nắm được những thông tin quan trọng và lưu ý cần thiết về loại cây này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!