Cây bạc hà: Thành phần, công dụng, cách dùng
Không chỉ là loại rau quen thuộc trong mỗi gia đình, cây bạc hà còn được mệnh danh là thần dược điều trị các bệnh hô hấp, viêm da, hội chứng ruột kích thích, khó tiêu,… Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng đúng, bạc hà có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng, cách dùng của loại cây này, đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây.
Cây bạc hà là gì?
Bạc hà hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như bạc đài, anh sinh, kê tô, đông đô, liên tiền thảo, nam bạc hà,…. Loại cây này thuộc họ hoa môi, có tên khoa học là Mentha Arvensis Lin, chủ yếu sinh sống và phát triển ở khí hậu ôn đới, ẩm ướt.
Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học, bạc hà có nguồn gốc từ các nước Châu Âu, thường được dùng để ăn kèm với các món tươi sống nhằm tăng cảm giác ngon miệng.
Đặc điểm nhận dạng
Về cơ bản, bạc hà rất giống với rau húng tuy nhiên nếu quan sát kỹ bạn vẫn có thể dễ dàng nhận biết loại thảo dược này thông qua một vài đặc điểm dưới đây:
- Bạc hà thuộc thân cây mềm, mọc thẳng đứng với chiều cao khoảng 35-45cm.
- Thân và lá có màu nâu hoặc tím nhạt.
- Lá mọc đối xứng, hình bầu dục nhưng hơn tròn, trên mép có các răng cưa và lông tơ mềm.
- Lá bạc hà gần giống với lá tía tô nhưng kích thước chỉ bằng ¼. Ngoài ra chúng còn có mùi thơm đặc trưng, nhẹ và hơi cay, đem lại cảm giác dễ chịu và thư thái khi ngửi.
- Hoa cây bạc hà có màu hồng hoặc tím, kích thước nhỏ, thường mọc thành từng vòng, trổ hoa vào tháng 8 và kết quả vào cuối tháng 10.
- Cây bạc hà có vòng đời là 1-3 năm, thậm chí là lâu hơn tùy điều kiện sinh sống của từng nơi.
Thành phần chính của cây bạc hà
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, lá cây bạc hà chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người. Cụ thể là bạc hà chứa rất nhiều tinh dầu và khoáng chất như:
- Camphene.
- Menthol.
- Menthone.
- Menthyl Acetate.
- Rosmarinic acid.
- Ethyl – n – Amylketone.
- Piperitenone,….
Trong đó phần phần tinh dầu chiếm tới khoảng 0,5-1,5%, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như ho, cảm cúm, viêm da rất tốt.
Cách thu hái, chế biến và bảo quản
Theo các nhà khoa học, thời điểm tốt nhất để tiến hành thu hái cây bạc hà là vào khoảng tháng 5, tháng 8 hoặc tháng 11, khi cây vừa ra hoa. Để tận dụng tối đa dược chất của thảo dược này, người ta chỉ sử dụng phần thân và cành mang lá của cây.
Cây bạc hà sau khi thu hái, được sơ chế và bảo quản rất đơn giản.
- Trước tiên người bệnh cần ngâm rửa để loại bỏ hết phần đất cát bám trên thân cây, sau đó để cho ráo nước.
- Tiến hành cắt thân cây bạc hà thành từng khúc nhỏ, với chiều dài khoảng 2cm.
- Sau đó, trải đều bạc hà lên trên mặt phẳng, nơi thoáng khí và phơi cho đến khi khô.
- Cho vào bạc hà vào trong túi nilon hoặc bình thủy tinh đậy nắp, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần.
Cây bạc hà có mấy loại?
Hầu hết người Việt đều nghĩ rằng, bạc hà chỉ có duy nhất một loại. Thế nhưng trên thực tế, thảo dược này lại có rất nhiều loại khác nhau. Cụ thể như:
- Bạc hà Âu: Hay còn gọi là Mentha-piperrita 1, đây là loại bạc hà chứa nhiều tinh dầu, có mùi thơm cổ điển và được ưa chuộng nhiều nhất. Loại bạc hà này thường được sử dụng để làm sinh tố, singum, pha trà và chữa các bệnh cảm cúm.
- Bạc hà Pennyroyal-Mint 12: Loại bạc hà này có mùi thơm nồng, thường được dùng như một vị thuốc bổ trợ tiêu hóa, chữa đau đầu và các bệnh nhiễm trùng hô hấp nhẹ.
- Bạc hà Ginger mint: Hay còn được gọi là bạc hà gừng, là loại lai tạo giữa bạc hà Á Mentha arvensis và Mentha spicata. Thông thường bạc hà gừng thường được sử dụng để nấu ăn và làm các thuốc chống côn trùng như đuổi ruồi, gián, muỗi,….
- Bạc hà táo: Hay còn gọi là Apple mint, là loại bạc hà được ưa chuộng nhiều nhất vì có mùi thơm dễ chịu của táo.
- Bạc hà mèo: Hay còn gọi là Catmint, là loại bạc hà có mùi thơm dịu nhẹ giúp thư thái và sảng khoái tinh thần.
Cách phân biệt bạc hà với húng lủi
Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa cây bạc hà với húng lủi. Nguyên nhân là bởi hai loại cây này thuộc cùng 1 họ và có đặc điểm bề ngoài tương đối giống nhau. Vì vậy, để đảm bảo không sử dụng sai dược liệu, người bệnh nên nắm rõ cách phân biệt dưới đây.
- Lá: Nếu quan sát kỹ sẽ thấy lá bạc hà có răng cưa nhỏ, bề mặt sần sùi. Còn lá rau húng thì nhẵn, không có răng cưa xung quanh.
- Hương vị: Bạc hà có vị thơm nồng, tính the mát, vị cay cay, thơm thơm đặc trưng như mùi kem đánh răng. Còn húng lủi thì có mùi hắc, hương thơm nồng hơn.
Cây bạc hà có tác dụng gì trong điều trị bệnh?
Tác dụng trị bệnh của cây bạc hà được cả Đông y và Tây y ghi nhận, cụ thể như:
Theo y học hiện đại
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bạc hà có tác dụng dược lý rất đa dạng. Dưới đây là một số tác dụng được tổng hợp từ các nghiên cứu dược lý hiện đại về loài cây này:
- Tác dụng kháng khuẩn: Sách trung dược học có ghi nước sắc từ cây bạc hà có khả năng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của virus Salmonella Typhoid, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
- Tác dụng sát khuẩn mạnh: Theo sách tài nguyên cây thuốc Việt Nam thì các thành phần trong bạc hà có tác dụng giảm ngứa hiệu quả, nhất là đối với các bệnh ngoài da, tai mũi họng nhờ khả năng sát khuẩn cao.
- Tác dụng trên cơ trơn: Một thí nghiệm nhỏ trên thỏ đã cho thấy, thành phần Menthol và Menthone trong lá cây bạc hà có tác dụng ức chế co thắt nhu động đường ruột rất tốt.
- Tác dụng ức chế cơn đau: Sách tài nguyên cây thuốc Việt Nam có ghi chép, tinh dầu bạc hà có khả năng gây tê, làm mát tại chỗ, từ đó giúp giảm cơn đau nhanh chóng.
- Tác động đến thân nhiệt: Một vài nghiên cứu khoa học cũng cho thấy khả năng gây hưng phấn, tăng bài tiết của tuyến mồ hôi khiến thân nhiệt hạ thấp hiệu quả của loài cây này.
- Ngoài những tác dụng kể trên, thì y học hiện đại còn chứng minh rằng cây bạc hà có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm co thắt trực tràng,…
Theo y học cổ truyền
Ngoài y học hiện đại thì tác dụng của cây bạc hà còn được ghi chép rất nhiều trong các bản thảo cổ. Cụ thể như:
- Theo bản thảo Đồ Kinh: Cây bạc hà có tác dụng long đờm, thông các khớp, điều trị cảm cúm, đau đầu hiệu quả.
- Theo bản thảo Thuật: Cây bạc hà có tác dụng chủ trị trung phong, uất nhiệt, thương táo, điện giải rất tốt
- Theo Thực liệu bản thảo: Cây bạc hà có tác dụng trừ phong, tiêu thực, hóa đờm.
- Theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo ghi chép: Thì loài cây này có tác dụng kích thích tiêu hóa, trừ tặc phong, trị chứng đau đầu, nôn ra máu, mất tiếng,…
- Theo y Lâm Toản Yếu: Cây bạc hà có tác dụng rất tốt trong việc điều trị đau răng, kiết lị, thông tiểu tiện.
- Theo Trấn Nam Bản Thảo: Cây bạc hà có tác dụng trị thương hàn, ung nhọt, ngứa, thổ tả.
Một số cách chữa bệnh từ cây bạc hà
Với những tác dụng tuyệt vời kể trên, cây bạc hà từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc trị bệnh. Cụ thể như:
Chữa cảm ho
Bạc hà có tính sát khuẩn, thông họng nên thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian trị ho. Các bước để thực hiện bài thuốc này như sau:
- Nấu một ít đường phèn cùng chút nước để đường tan ra.
- Cho lá bạc hà đã rửa sạch và nấu chung cùng nước đường.
- Vắt một ít nước cốt chanh, sau đó cho vào nồi đun chung cùng hỗn hợp cho đến khi cô đặc thì dừng.
- Đợi dung dịch nguội bớt thì cho ra hũ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát để dùng dần.
Bài thuốc trị tiêu chảy từ cây bạc hà
Bạc hà có khả năng kích hoạt tuyến nước bọt nên có thể giúp ngăn chặn tiêu chảy, điều hòa hoạt động tiêu hóa. Cụ thể người bệnh chỉ cần một vài thao tác đơn giản là đã có ngay bài thuốc trị tiêu chảy từ thảo dược dễ tìm này.
- Chuẩn bị 7-10 lá bạc hà tươi, đem rửa sạch, chờ ráo nước.
- Cho lá bạc hà vào cốc nước nóng, để nguyên trong khoảng 5-10 phút.
- Dùng nước lá bạc hà mỗi ngày từ 2-3 lần sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.
Chữa cảm lạnh, cảm cúm
Nhờ chứa hàm lượng tinh dầu cao, bạc hà có công dụng rất tốt trong việc co giãn màng mũi, điều trị chứng khó thở, nghẹt mũi do cảm cúm, cảm lạnh. Đồng thời hoạt chất Methol trong tinh dầu bạc hà còn có tính sát khuẩn, giảm ho, long đờm hiệu quả nên rất phù hợp với những bệnh nhân bị cảm.
Cách sử dụng cây bạc hà để cải thiện triệu chứng khó chịu do cảm cúm, cảm lạnh như sau:
- Cách 1: Dùng tinh dầu bạc hà hít trực tiếp.
- Cách 2: Đun sôi hỗn hợp lá bạc hà, lá bưởi, lá tre, lá chanh, cúc tần, hương nhu và sả rồi xông hơi khoảng 15-20 phút.
- Cách 3: Dùng cây bạc hà tươi, giã nát, pha với nước chanh và đường để uống trong ngày.
Cây bạc hà chữa mụn nhọt, lao hạch
Bạc hà có tác giảm cân, trị mụn rất tốt nên được nhiều chị em áp dụng và đánh giá cao. Cách thực hiện bài thuốc này gồm các bước như sau:
- Chuẩn bị 100g lá bạc hà tươi, sau đó đem rửa sạch, chờ ráo nước.
- Giã nát lá bạc hà rồi lấy cả phần bã và nước cốt đắp lên vùng da bị thâm mụn.
- Giữ nguyên mặt và thư giãn khoảng 10-15 phút, rồi rửa sạch với nước lạnh để se khít lỗ chân lông.
- Duy trì 3 lần/ tuần thì sau một thời gian người bệnh sẽ thấy kết quả ngoài mong đợi.
Bạc hà trị hen suyễn, viêm xoang
Là thực vật chứa nhiều hoạt chất chống viêm, khử khuẩn, làm sạch đường hô hấp nên không có gì ngạc nhiên khi bạc hà thường xuất hiện trong các bài thuốc trị hen suyễn.
Cách sử dụng cây bạc hà để điều trị bệnh như sau:
- Chuẩn bị 100g bạc hà tươi, rồi đem đi rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn.
- Giã hoặc xay nhuyễn bạc hà, chắt lấy phần nước cốt, phần bã bỏ đi.
- Đem uống ngày 2 lần, duy trì liên tục trong 2-4 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.
- Ngoài cách làm này thì người bệnh cũng có thể sử dụng lá bạc hà tươi hoặc tinh dầu bạc hà để xông hơi nhằm thuyên giảm triệu chứng bệnh và đem đến cảm giác thoải mái.
Cách dùng cây bạc hà điều trị nôn mửa, khó tiêu
Nhờ tác dụng sát khuẩn, ức chế cơ trơn nên từ lâu bạc hà đã xuất hiện trong các bài thuốc trị chứng nôn mửa, ăn uống khó tiêu. Cụ thể người bệnh có thể áp dụng một trong hai cách sau đây.
- Cách 1: Sử dụng tinh dầu bạc hà để uống từ 4-8 giọt, sau đó tráng miệng lại bằng nước sôi để nguội.
- Cách 2: Dùng 5ml tinh dầu bạc hà kết hợp với 5g lá bạc hà khô pha với 100ml rượu trắng. Mỗi lần dùng thì nhỏ 1 ít hỗn hợp vào nước ấm để uống. Ngày dùng 2-3 lần, sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Những lưu ý khi sử dụng cây bạc hà để đảm bảo an toàn
Mặc dù bạc hà mang lại nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nhưng không sử dụng đúng cách thì vẫn có thể gây ra những tác động tiêu cực. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này.
- Bạc hà là thảo dược tự nhiên nên chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh lý chú không thể điều trị dứt điểm.
- Để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ nên dùng khoảng 03.-0,4 ml bạc hà mỗi ngày. Bởi việc dùng quá liều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Đau đầu, phát ban, chóng mặt, co giật,…
- Đối với trẻ sơ sinh, người bị bệnh tim mạch, phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng loại thảo dược này vì những ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Trong quá trình sử dụng cây bạc hà, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc
kháng sinh cyclosporin hoặc thuốc kháng acid tránh gây kích ứng. - Không tự ý sử dụng bạc hà trong một thời gian quá dài vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp và hệ thần kinh trung ương của người dùng.
- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm tanh như cua, tôm, cá khi đang sử dụng bạc hà.
- Trong quá trình sử dụng, nếu cơ thể có những triệu chứng bất thường, người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về công dụng, cách dùng và những lưu ý cần thiết khi sử dụng cây bạc hà. Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về loài cây này và biết cách thực hiện các bài thuốc một cách hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!