Cây dừa cạn là gì? Đặc điểm, công dụng, cách dùng
Dừa cạn được biết đến là loại cây làm cảnh rất đẹp. Không chỉ thế, nó còn ghi mình trong danh sách những thảo dược có công dụng phục hồi da bỏng, điều trị zona thần kinh, ung thư, tiểu đường, huyết áp rất tốt. Chi tiết về công dụng, cách dùng và những lưu ý cần thiết về thảo dược này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mô tả cây dừa cạn
Dừa cạn là loại cây quen thuộc, có thể bắt gặp ở bất kỳ mọi nơi. Loài cây này được dùng nhiều trong các gia đình người Việt với mục đích tô điểm cho phong cảnh xung quanh.
Theo các nhà dược liệu, dừa cạn thuộc họ nhà trúc đào, có tên khoa học là Catharanthus roseus (L.) G.Don. Ngoài ra chúng còn được gọi với nhiều cái tên khác như trường xuân, hải đằng, bông dừa cạn,…
Đặc điểm nhận dạng
Dừa cạn là loại cây quen thuộc ở mọi làng quê vì vậy không khó để nhận biết thảo dược này nhờ những đặc điểm nổi bật sau:
- Dừa cạn là loại cây thân thảo, thấp, nhỏ với chiều cao chỉ khoảng 40-80cm. Loài cây này mọc thành từng đám lớn, phần thân dưới hóa gỗ, thân trên mềm, dạng thảo.
- Lá dừa cạn mọc đơn lẻ, đối xứng với nhau với màu xanh mướt đặc trưng. Thông thường mỗi phiến lá của dừa cạn sẽ dài khoảng từ 3-8cm, rộng từ 1-2,5 cm, hình trứng thuôn dài, mặt lá nhẵn, bóng, không có gai hoặc lông.
- Hoa cây dừa cạn có màu sắc rất đa dạng, có thể màu trắng, đỏ hoặc hồng, mọc đơn độc với từng kẽ lá với mùi thơm đặc trưng. Mỗi hoa sẽ gồm 5 cánh nhỏ, mềm và mịn như nhung, hoa của cây dừa cạn có thể nở rộ vào bất cứ mùa nào trong năm.
- Quả dừa cạn nhỏ, khoảng vài mm, bên trong có nhiều hạt, màu nâu nhạt.
- Rễ cây dừa cạn phát triển thành dạng chùm, nằm nông trên mặt đất, có thể quan sát khi nhìn bằng mắt.
Cây dừa cạn mọc ở đâu
Với sức sống mạnh mẽ, dừa cạn có thể mọc hoang ở rất nhiều nơi như bãi cỏ, ven ruộng, bìa rừng, sông suối. Ngoài ra, loài cây này còn được tìm thấy rất nhiều ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ,…
Tại nước ta, dừa cạn phát triển mạnh ở khu vực đồng bằng ẩm ướt thuộc các tỉnh miền Trung và ven đồng bằng sông Cửu Long.
Với vẻ đẹp cuốn hút, màu sắc đa dạng, dừa cạn được trồng nhiều tại các vườn nhà của các hộ gia đình hoặc dùng làm cảnh tại các quán ăn, quán cà phê, công viên,…
Thu hái, sơ chế và bảo quản
Cây dừa cạn sinh sống và phát triển quanh năm. Do đó, người dùng có thể khai thác vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, người ta thường tiến hành thu hái loài cây này ở những nơi có nhiều ánh sáng, sạch sẽ, thoáng mát và chỉ lựa chọn những cây không bị sâu bệnh, héo úa.
Theo các chuyên gia, các bộ phận được sử dụng làm dược liệu của cây dừa cạn gồm rễ, thân và lá. Bởi chúng là những bộ phận chứa nhiều dược tính tốt cho sức khỏe nhất. Sau khi được thu hái, cây dừa cạn có thể dùng luôn làm thuốc. Tuy nhiên để dùng được lâu người ta thường tiến hành sơ chế bảo quản loài cây này theo cách.
- Rửa sạch dược liệu để loại bỏ hết đất cát, tạp chất và cỏ dại.
- Sau đó trải đều dừa cạn ra các tấm đựng mỏng, để nơi thoáng khí và cao hơn mặt đất nhằm tránh bụi bẩn.
- Sấy khô cây dừa cạn hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi khô hoàn toàn.
- Cho dược liệu đã sơ chế vào bảo quản trong các lọ hoặc túi nilon kín khí, đặt nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học của cây dừa cạn
Những thành phần hóa học đã làm nên công dụng tuyệt vời của dừa cạn với sức khỏe con người gồm:
- Alkaloid: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện, dừa cạn có chứa tới hơn 70 alkaloid thuộc nhiều nhóm khác nhau. Trong đó hai loại Alkaloid chính trong cây dừa cạn có tác dụng chống khối u đang được quan tâm nhất hiện nay là Vinblastin và vincristin. Theo các nhà khoa học, tùy vào nơi thu hái mà hàm lượng alkaloid của cây dừa cạn có thể dao động khoảng 0,2-1% hoặc thậm chí cao hơn.
- Thành phần khác: Ngoài Alkaloid, trong rễ, thân, lá của dừa cạn người ta còn tìm thấy các hoạt chất như flavonoid, anthocyanin, acid pyrocatechic với tác dụng chính là trị cao huyết áp, ung thư, tiểu đường rất hiệu quả.
Cây dừa cạn có tác dụng gì cho sức khỏe con người?
Tác dụng của cây dừa cạn với sức khỏe con người từ lâu đã là ẩn số được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, thắc mắc này đã dần có lời giải chi tiết. Cụ thể:
Theo y học cổ truyền:
Theo y học cổ truyền, dừa cạn có tính mát, vị đắng, tác dụng tiêu thũng, trị viêm, hoạt huyết rất tốt. Do đó thường được dùng để chủ trị các chứng như: tiêu hóa kém, kiết lỵ, đái tháo đường, huyết áp cao, bỏng da, ung thư,…
Theo y học hiện đại:
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ tác dụng dược lý của cây dừa cạn trong vấn đề cải thiện và chăm sóc sức khỏe người bệnh như:
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư bạch cầu.
- Đào thải độc tố và các cholesterol xấu trong máu, giúp da căng bóng, chắc khỏe.
- Cân bằng huyết áp, điều trị tiểu đường tuýp 2 và hỗ trợ lợi tiểu.
- Giúp an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.
- Ngoài ra thảo dược này còn giúp trị bỏng, tẩy giun, hỗ trợ điều trị zona thần kinh hiệu quả.
Cây dừa cạn trị bệnh gì? Những bài thuốc hiệu quả
Từ lâu trong dân gian đã truyền tai nhau cách dùng dừa cạn để điều trị bệnh lý. Vậy cụ thể dừa cạn chữa bệnh gì? Ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc cách dùng thảo dược này hiệu quả và an toàn.
Bài thuốc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ ngủ ngon
Các hoạt chất trong cây dừa cạn có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, giảm bớt mệt mỏi và căng thẳng. Từ đó hỗ trợ ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.
- Chuẩn bị thân cây dừa cạn khô đã được sao vàng 20g, hải đồng bì, hạt muồng sao đen mỗi vị 12g.
- Nguyên liệu sau khi làm sạch sẽ cho vào ấm, sắc kỹ cùng với nước và dùng trước khi đi ngủ khoảng 30-60 phút.
- Với bài thuốc này người bệnh nên thực hiện ngày 1 lần, kiên trì trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể.
- Tuy nhiên khi thực hiện, người bệnh cần lưu ý không sắc cùng với quá nhiều nước, tránh tình trạng đi tiểu giữa đêm.
Bài thuốc chữa chứng tiêu khát
Với những người thường xuyên tiểu nhiều, háo nước có thể sử dụng một trong 2 bài thuốc từ cây dừa cạn dưới đây để điều trị. Cụ thể:
- Bài thuốc 1: Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 10g bông dừa cạn, 20g dây thìa canh đem sắc với 1 lít nước. Đun lửa nhỏ cho đến khi cô cạn còn khoảng 3 bát nước thì chắt ra dùng hết trong ngày. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên uống khi thuốc còn ấm và uống trước khi ăn từ 15-20 phút.
- Bài thuốc 2: Chỉ cần dùng 16g cây dừa cạn, ngũ vị, thử cô mỗi vị 10g, thạch hộc, kỷ tử, khiếm thực, củ mài, sơn thù mỗi vị 12g, củ sắn dây 20g. Sau đó mang tất cả dược liệu sắc với 600ml cho đến khi còn khoảng ½ lượng nước ban đầu thì dừng. Chia nước thuốc thành 2 phần, uống hết trong ngày và duy trì liên tục trong 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc chữa kiết lỵ do trực khuẩn
Nhờ tính mát, tác dụng tiêu thũng nên dừa cạn được sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc chữa kiết lỵ. Cụ thể người bệnh cần:
- Chuẩn bị cây dừa cạn đã sao vàng hạ thổ, lá gỏi cá, rau má, khổ sâm, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa mỗi vị 20g, hoàng liên, sơn chi tử mỗi vị 10g.
- Sắc các dược liệu trên với 600ml nước, cho đến khi còn khoảng 300ml thì dừng. Chia nước thuốc thành 3 phần, uống trước bữa ăn các ngày là được.
- Để bệnh sớm cải thiện, người bệnh nên sử dụng liên tục kéo dài trong vòng 5 ngày.
Bài thuốc điều trị chứng bế kinh
Phụ nữ bị bế kinh, phong nhiệt có thể sử dụng cây dừa cạn để điều trị chứng đau bụng dưới, mặt đỏ, cáu gắt theo các bước:
- Chuẩn bị cây dừa cạn, cỏ ngọt mỗi vị 16g; tô mộc 20g, đường quất 8g, nụ hoa hồng 10g, cỏ cú và nga truật mỗi vị 12g.
- Dược liệu đem đun sắc với 500ml nước cho đến khi còn khoảng 300ml thì dừng. Lọc bỏ bã, chắt lấy nước rồi uống hết phần thuốc trong ngày.
- Thời gian uống nên duy trì liên tục trong vòng 1 tuần, uống khi còn ấm là tốt nhất.
Bài thuốc hỗ trợ mát da, trị bỏng nhẹ
Với những trường hợp bỏng nhẹ, việc sử dụng cây dừa cạn sẽ giúp làm mát và hạn chế thâm sẹo rất tốt. Cách thực hiện bài thuốc trị bỏng này như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá dừa cạn còn tươi, đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ bụi bẩn.
- Giã và đắp dược liệu nên vùng da bị bỏng, cố định lại trong khoảng 15-20 phút.
- Thực hiện bài thuốc này từ 2-3 lần trong ngày cho đến khi da được hồi phục thì dừng.
- Tuy nhiên với cách thực hiện này, người bệnh chỉ nên áp dụng cho những trường hợp bỏng nhẹ, diện tích nhỏ và chưa có vết trầy xước ngoài da.
Bài thuốc giúp điều trị cao huyết áp
Cao huyết áp không chỉ khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt mà còn có thể đối mặt với nguy cơ đột quỵ, tai biến. Để hỗ trợ cải thiện triệu chứng này người bệnh có thể áp dụng bài thuốc đơn giản sau:
- Chuẩn bị dừa cạn, ngưu tất nam mỗi vị 160g, cam thảo đất 140g, mộc miên 120g, chi tử 100g, lá gỏi cá 180g, hoa hòe 150g.
- Đem tất cả các nguyên liệu đi sao vàng, hạ thổ rồi tán vụ.
- Mỗi ngày lấy ra khoảng 40g hỗn hợp, hãm với 1 lít nước sôi rồi ủ trong 10 phút là có thể sử dụng được.
Bài thuốc điều trị căn bệnh ung thư
Để phòng ngừa và ngăn chặn các tế bào ung thư di căn trong cơ thể, bạn có thể sử dụng cây dừa cạn để điều chế bài thuốc sau:
- Chuẩn bị 15g cây dừa cạn, 30g bách vạn hoa.
- Đun sắc dược liệu với 1 lít nước cho đến khi cô cạn còn ⅔ thì dừng.
- Chia nước thuốc thành 3 phần, uống sau khi ăn no 30 phút là được.
Bài thuốc điều trị bệnh xơ gan và viêm gan hiệu quả
Các hoạt chất trong cây dừa cạn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho gan rất tốt. Do đó thường được ứng dụng trong các bài thuốc dân gian trị viêm gan, xơ gan. Cụ thể:
- Người bệnh cần chuẩn bị 10g bông dừa, cây chó đẻ; 30g cà gai leo khô.
- Dược liệu đem sao vàng, đun sắc cùng với nước.
- Mỗi ngày uống 1 thang, kiên trì sử dụng trong 1 thời gian dài là bệnh sẽ có chuyển biến tích cực.
Bài thuốc chữa chứng zona thần kinh
Để chữa zona thần kinh bằng cây dừa cạn, người bệnh cần thực hiện một số thao tác sau:
- Chuẩn bị hạ thảo khô, cây dừa cạn đã sao vàng, cam thảo nam, thổ linh, sâm nam mỗi vị 16g; sơn chi tử, phục linh mỗi vị 10g; kinh giới 12g.
- Nguyên liệu đem sắc 3 lần với 150ml nước. Sau đó trộn đều lượng nước thu được ở mỗi lần lại với nhau, uống khi còn ấm là được.
- Với bài thuốc trị chứng zona thần kinh này, người bệnh có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Bài thuốc trị chứng rong kinh ở phụ nữ
Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt bất thường, lượng máu thoát ra ngoài cơ thể kéo dài hơn chu kỳ. Để khắc phục chứng bệnh này dân gian từ lâu đã truyền tai nhau bài thuốc sử dụng cây dừa cạn như sau:
- Chuẩn bị một nắm dừa cạn gồm cả phần thân, rễ, lá và hoa của cây.
- Rửa sạch nguyên liệu sau đó cho lên chảo sang vàng cho đến khi khô.
- Cho nguyên liệu vào ấm, sắc với nước thành thuốc để uống mỗi ngày.
- Với bài thuốc này, phụ nữ rong kinh nên sử dụng liên tục từ 3-5 ngày để tình trạng bệnh lý cải thiện hẳn.
Bài thuốc dành cho những ai bị chứng bạch đới
Bạch đới là chứng khí hư bất thường về màu sắc và dịch nhầy. Ngoài ra ở một số người chứng bệnh này còn kèm theo tình trạng ẩm ướt, có mùi khó chịu. Do đó để khắc phục chứng bệnh này người bệnh có thể sử dụng cây dừa cạn để điều trị. Lý do là bởi thảo dược này có tính sát khuẩn, chống viêm rất tốt. Cụ thể:
- Chuẩn bị 16g mỗi loại lá bạch hạc đằng, diệp hạ châu, đan sâm, rễ cây cỏ roi ngựa, biển đậu, 12g cây dừa cạn.
- Nguyên liệu này sau khi làm sạch, cho vào ấm sành, thêm một 1 lít sắc uống hết trong ngày là được.
Bài thuốc giúp điều trị u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới
Chứng bệnh u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới có thể sử dụng cây dừa cạn để điều trị. Tuy nhiên bài thuốc này chỉ nên áp dụng cho những trường hợp bệnh mới khởi phát, triệu chứng còn nhẹ và chưa có biến chứng nguy hiểm.
- Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 16g cây gỏi cá, 12g mỗi vị cây dừa cạn, hắc sâm, chè khô; 10g mỗi vị xuyên sơn, bối mẫu, 6g củ sắn dây, 5g trinh nữ hoàng cung.
- Nguyên liệu trên đem trộn đều, sắc thành thuốc, rồi chia làm 3 phần bằng nhau, uống hết trong ngày là được.
- Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên kiên trì áp dụng đều đặn trong vòng từ 2-3 tháng sau đó đi tám khám để kiểm soát tình trạng bệnh lý tốt nhất.
Bài thuốc giúp lọc máu từ cây dừa cạn
Không chỉ giúp điều trị ung thư, dừa cạn còn là thảo dược có tác dụng lọc máu, thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Công dụng này từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi cho những bệnh nhân thận phải lọc máu định kỳ.
- Cụ thể người bệnh cần chuẩn bị 10g cây dừa cạn, đem rửa sạch, vớt ra chờ ráo nước.
- Cho nguyên liệu vào ấm sắc thành thuốc rồi uống trong ngày.
- Bài thuốc này có thể áp dụng mỗi ngày để kéo dài sự sống cho những bệnh nhân lọc máu.
Bài thuốc điều trị dứt điểm bệnh trĩ từ dừa cạn
Nhờ tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc dừa cạn từ lâu đã trở thành nguyên liệu trị trĩ quen thuộc trong dân gian. Bài thuốc này không những giúp người bệnh giảm đau rát, ngứa ngáy mà còn hỗ trợ co nhỏ búi trĩ rất hiệu quả. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên áp dụng cả bài thuốc đắp và thuốc uống từ thảo dược này.
- Thuốc đắp ngoài: Lấy hoa và lá của cây dừa cạn, kết hợp với lá thầu dầu tía theo liều lượng bằng nhau. Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát. Sau đó dùng băng gạc băng thuốc cố định tại búi trĩ cho đến khi chúng khô hẳn là được.
- Thuốc uống: ở bài thuốc này người bệnh cần chuẩn bị 20g cây dừa cạn phơi khô, 20g cỏ nhọ nồi, 16g phòng sâm, 16g truật sơn khê, 12g miên hoàng kỳ, 12g tần quy, 12g cam thảo, 10g châu thăng ma, 10g trần bì, 10g diệp sài hồ. Sắc tất cả nguyên liệu trên cùng 0.6 lít nước cho đến khi vơi cạn còn ½ lượng ban đầu thì tắt bếp.
- Lưu ý: Khi chữa trĩ bằng cây dừa cạn, người bệnh nên thực hiện bài thuốc đắp mỗi ngày và uống thuốc liên tục trong 10 ngày. Sau đó ngừng khoảng 3 ngày và lại bắt đầu liệu trình mới cho đến khi khỏi hẳn.
Bài thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp
Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy, trong dừa cạn có chứa thành phần giúp giảm đau, tiêu viêm và kháng khuẩn rất tốt. Do đó thảo dược này rất thích hợp dùng để điều trị các bệnh về xương khớp. Cụ thể:
- Người bệnh chuẩn bị một lượng cây dừa cạn gồm cả thân, lá, rễ với một ít lá hoa hoè theo tỉ lệ bằng nhau.
- Sau khi rửa sạch nguyên liệu thì đem giã nát, tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Đắp trực tiếp phần dược liệu vừa thu được lên vùng xương khớp bị đau và viêm đỏ.
- Kiên trì sử dụng cây dừa cạn mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng đau mỏi lưng, khớp thuyên giảm dần.
[pr_middle_post]
Những lưu ý khi sử dụng cây dừa cạn để điều trị bệnh lý
Dù là dược liệu tự nhiên nhưng dừa cạn vẫn chứa hàm lượng độc tố nhất định. Do đó khi sử dụng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Những người bị huyết áp thấp tuyệt đối không được sử dụng thảo dược này vì có thể khiến huyết áp tụt đột ngột, khó kiểm soát.
- Phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc trẻ nhỏ dưới 6 tuổi cần thận trọng khi sử dụng cây dừa cạn để chữa bệnh vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Tuyệt đối không được lạm dụng quá mức cây dừa cạn vì có thể gặp phải một số tác dụng phụ như táo bón, nôn ói, rụng tóc, giảm bạch huyết, thậm chí là tử vong.
- Liều lượng khuyến cáo sử dụng của cây dừa cạn là dưới 50g/ ngày.
- Trong quá trình sử dụng cây dừa cạn, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc Đông, Tây y hoặc mẹo vặt dân gian nào.
- Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, cần ngừng sử dụng dược liệu ngay và đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
- Đặc biệt, cách dùng dừa cạn để chữa bệnh chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng và thích hợp cho những trường hợp bệnh còn nhẹ. Do đó, người bệnh không nên tự ý áp dụng các bài thuốc này cho những căn bệnh mãn tính, đã kèm các biến chứng nguy hiểm.
Cây dừa cạn mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Dừa cạn là một trong những nguyên liệu tự nhiên dễ tìm kiếm. Do đó, bạn có thể mua thảo dược này ở bất kỳ nhà thuốc Đông y, phòng khám y học cổ truyền hoặc các website bán hàng nào với mức giá khoảng 100.000 -150.000đ/ kg.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, tốt nhất người bệnh vẫn nên tìm đến những địa chỉ kinh doanh uy tín, có giấy phép kiểm định rõ ràng, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm là một địa chỉ uy tín mà người bệnh không nên bỏ qua. Tại đây, dược liệu sẽ được nuôi trồng, sơ chế theo quy trình khép kín, đảm bảo dược tính 100% tự nhiên, không hóa chất, chất bảo quản.
Địa chỉ của đơn vị là số B31, Nguyễn Thái Thịnh hoặc số 16, ngõ 186, Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội. Ngoài ra người bệnh cũng có thể tìm đến địa chỉ 145, Hoa Lan, quận Phú Nhuận và số 100, Nguyễn Văn Thương, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
Cây dừa cạn là vị thuốc nam quý tuy nhiên do hàm lượng độc tính khá cao nên người bệnh không được tùy tiện sử dụng. Để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước áp dụng bất kỳ cách dùng cây dừa cạn nào.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!