Cây mã đề là cây gì? Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng hiệu quả nhất hiện nay
Mã đề là loại dược liệu quý trong tự nhiên với những công dụng chữa bệnh đến khó tin. Hiện nay, Đông y thường sử dụng cây mã đề để khử nhiệt, thông mồ hôi, làm mát máu, sáng mắt,… và còn nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, để hiểu rõ một cách tường tận về loại cây này, mời bạn đọc cùng tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Cây mã đề là cây gì?
Tên khoa học của cây mã đề là Plantago asiatica L, thuộc họ Plantaginaceae. Trong dân gian, người ta hay gọi loại cây này là cây bông mã đề, rau mã đề, mã tiền á, xa tiền. Đây là một trong số ít những loại cây có thể vừa làm thực phẩm trong các bữa ăn, lại vừa có thể dùng để chữa bệnh rất hiệu quả.
Là loại cây mọc tự nhiên, nên từ lâu, cây bông mã đề đã rất thân thuộc đối với người dân Việt Nam. Từ xa xưa, ông bà ta đã biết đến mã đề với tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu, người ta thấy rằng cây mã đề còn có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là sỏi thận.
Cây mã đề mọc ở đâu? Hiện nay, loại cây này mọc phân bố ở khắp các nơi trên thế giới như: Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi… Còn ở Việt Nam, bông mã đề thường mọc dại và có mặt ở hầu hết tất cả các tỉnh thành của nước ta.
Do nhận thấy cây mã đề có những giá trị về mặt y học cũng như khả năng kinh tế mang lại cho người dân. Vì vậy, một số địa phương đã quy hoạch, trồng và thu hái cây bông mã đề để phục vụ nhu cầu chữa bệnh, làm thực phẩm ăn hàng ngày.
Đặc điểm nhận biết
Cây mã đề là dược liệu thuộc loại thân thảo sống lâu năm. Chúng có thân ngắn và thường mọc hoang ở nhiều nơi. Dưới đây là một số đặc điểm giúp bạn nhận dạng loại cây này:
- Lá cây mã đề: Đây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Chúng thường mọc thành từng cụm từ gốc cây. Phiến lá mã đề có hình quả trứng hoặc hình chiếc thìa, cuống lá dài và có gân dọc theo sống lá.
- Hoa mã đề: Thường mọc thành một bông dài và có hướng thẳng đứng. Hoa của cây mã đề thuộc dạng lưỡng tính, với cành đài xếp chéo nhau. Các cánh hoa có màu nâu. Nhị 4 và chỉ nhị mảnh. Hoa mã đề thường nở vào mùa hè, cụ thể là từ tháng 4 đến tháng 8.
- Quả mã đề: Có hình hộp, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ (khoảng 8 đến 20 hạt) màu nâu và đen bóng.
Phân loại và hình ảnh cây mã đề
Dựa theo mục đích sử dụng và đặc điểm sinh trưởng mà người ta thường phân loại thành cây mã đề khô và cây mã đề nước với các đặc điểm như sau:
Cây mã đề khô
Đây là loại cây được thu hái và đem phơi khô nhằm mục đích sử dụng trong thời gian dài. Khi dùng cây mã đề khô kèm với nước sẽ mang đến tác dụng thanh nhiệt, trị nhiệt miệng, mất ngủ, mệt mỏi.
Ngoài ra, sử dụng trà mã đề cũng giúp bớt được cảm giác thèm thuốc lá và hỗ trợ trị nhiều loại bệnh khác. Theo thống kê, tỷ lệ cai thuốc lá thành công khi dùng trà mã đề có thể lên đến 99%.
Cây mã đề nước
Cây mã đề nước còn được biết đến với tên gọi là cây vợi hay hẹ nước. Đây là loại cây cỏ thủy sinh, thường sinh sôi ở ao hồ nên chúng có gốc và rễ đều ngập trong bùn.
Thân cây thường rất ngắn hoặc gần như là không có thân. Lá của mã đề nước mềm, có hình bầu dục và mọc thành cụm ở gốc. Hoa mọc trên cuống dài, có nhiều màu như trắng, tím nhạt, hoặc trắng đục. Loại cây này thường mọc thành một đám tại những bờ suối, ao hồ nông, kênh rạch hay những ruộng trũng có nước quanh năm.
Cây mã đề nước vừa được dùng làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày, lại vừa có công dụng trị bệnh tốt trong y học như: Làm giảm mỡ máu, hạ huyết áp, chữa béo phì, tăng huyết áp.
Trong Đông y, cây mã đề nước được bào chế thành vị thuốc và được gọi là trạch tả. Vị thuốc này có tính hàn, vị ngọt, có công dụng lợi niệu, tiêu viêm, long đờm, thanh nhiệt,… Vì vậy trạch tả rất hữu hiệu trong điều trị những bệnh như: Ho do viêm họng, phù thũng do thận, lợi tiểu, giúp mát gan,…
Cách trồng cây mã đề
Cây mã đề có đặc điểm là chịu bóng, ưa sáng và thích ứng với đất đai, khí hậu của hầu hết khắp các vùng trên cả nước. Trong đó, ở các tỉnh như Đà Lạt, Lào Cai là những nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho cây phát triển nên mã đề mọc hoang rất nhiều. Hiện nay, có một số vùng quy hoạch để sản xuất mã đề làm dược liệu như: Thanh Trì (Hà Nội), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Tuy Hòa (Phú Yên)…
Theo đó, loại đất thích hợp để trồng cây mã đề là đất không bị ô nhiễm, tơi xốp. Trước khi trồng, bạn nên phơi ải đất và có thể bón vôi để khử trùng. Đến khi gieo hạt thì nên dùng phân bón lót giúp cung cấp dinh dưỡng để cây phát triển tốt.
Bạn có thể tìm mua hạt giống mã đề tại các cửa hàng chuyên bán hạt giống uy tín. Nên lựa chọn những hạt giống không sâu bệnh, có chất lượng tốt, như vậy cây sẽ cho năng suất cao.
Thành phần hóa học
Trong thành phần của cây mã đề rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm. Các thành phần bao gồm: Beta carotene, vitamin C và K, canxi, các dưỡng chất thực vật như aucubin, baicalein, allantoin, apigenin, axit oleanolic, sorbitol và tanin.
Trong đó, beta carotene có khả năng tăng cường thị lực, ngăn ngừa và chống lại ung thư. Canxi không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn là một yếu tố cần thiết cho sức khỏe của hệ thần kinh. Vitamin C giúp giảm căng thẳng và cũng có khả năng chống lại ung thư, tăng cường đề kháng. Còn vitamin K là một chất cần thiết cho máu cũng như sức khoẻ của mạch máu.
Dược tính và bộ phận sử dụng làm thuốc từ cây mã đề
Theo đông y, cây mã đề thuộc tính hàn, có vị ngọt. Công dụng thường được sử dụng là làm sáng mắt, làm sạch phong nhiệt tại phổi, tiểu tắc nghẽn, trị chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu tiện mà không chạy khí, khiến cường âm tích tinh.
Các bộ phận của cây mã đề được sử dụng làm thuốc bao gồm:
- Lá cây mã đề có thể sấy, phơi khô, hoặc dùng tươi đều được.
- Hạt của mã đề thường sấy, phơi khô và được gọi là xa tiền tử.
- Ngoài ra, người ra có thể dùng cả cây mã đề (ngoại từ rễ) đem sấy hoặc phơi khô và gọi là xa tiền thảo.
Cây mã đề có tác dụng gì?
Như đã nêu, cây mã đề được biết đến với hai công dụng chính là làm thuốc và làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Cụ thể:
Tác dụng làm thuốc
Từ lâu, trong các bài thuốc dân gian đã sử dụng cây mã đề để chữa các chứng bệnh thường gặp hàng ngày cho hiệu quả cao như:
- Chữa bệnh về thận và đường tiết niệu: Cây mã đề có đặc tính hàn với tác dụng lợi tiểu nên chúng được biết đến như một loại “thần dược” chữa được nhiều bệnh như: Cây mã đề chữa viêm bàng quang, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hay viêm đường tiết niệu,… Ngoài ra còn có các bệnh về lợi tiểu như tình trạng bí tiểu tiện hay đi tiểu ra máu,…
- Các bệnh về đường tiêu hóa: Cây mã đề cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị một số bệnh liên quan đến tiêu hóa như: Bệnh lỵ hoặc tiêu chảy cấp tính và mãn tính. Đồng thời, loại cây này cũng giúp cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa trong cơ thể.
- Chữa các bệnh về mật, gan và phổi: Đây là những bệnh thường xuất phát do tình trạng nóng trong. Vì vậy, cây mã đề có tính hàn mát nên sẽ giúp tiêu đờm, trị các bệnh ho, viêm phế quản cũng như tình trạng nóng gan mật khá hiệu quả.
- Ngoài ra, cây bông mã đề còn có các tác dụng tốt trong việc trị chảy máu cam, chốc lở ở trẻ nhỏ, chứng sốt xuất huyết, cao huyết áp, hay các bệnh về tóc và da.
Nhìn chung, hầu hết các bộ phận của cây mã đề đều có thể dùng để chữa các bệnh thường gặp hàng ngày một cách hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người bệnh nên tìm hiểu cũng như lựa chọn bài thuốc phù hợp với tình trạng bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng làm thực phẩm
Không chỉ có khả năng làm thuốc chữa bệnh, cây bông mã đề còn được sử dụng làm thực phẩm rất phổ biến trong nhiều món ăn và mang lại những lợi cho sức khỏe. Trong dân gian thường dùng các món canh từ cây mã đề để trị bệnh đau buốt niệu đạo hoặc đái ra máu khá hiệu quả. Hay món cháo mã đề cũng được sử dụng nhằm thanh nhiệt, trị đờm, lợi tiểu, sáng mắt và được nhiều người yêu thích.
Ngoài ra, dùng loại cây này để nấu nước uống làm mát gan, giúp bổ thận và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng mất nước.
Một số tác dụng khác của cây mã đề
Bên cạnh các công dụng phổ biến nêu trên, cây mã đề còn được sử dụng để:
- Làm thuốc kháng viêm tự nhiên.
- Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào trong cơ thể.
- Khắc phục những tổn thương liên quan đến hệ thần kinh.
- Có tác dụng giảm đau.
- Cây mã đề chữa rắn cắn.
- Trị côn trùng cắn.
Cách sử dụng cây mã đề
Cây mã đề là loại thảo dược an toàn, không có độc tính nên chúng có thể được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau. Bao gồm:
- Pha trà từ cây mã đề
Bạn có thể sử dụng cây mã đề để pha nước trà uống hàng ngày, bằng cách hãm trà hoặc dùng như thuốc sắc. Sử dụng khoảng 1.5 lít nước cùng với 50 gram mã đề khô.
Ngoài ra, cây mã đề còn có dạng cô đặc, bạn chỉ cần dùng khoảng 20 – 40 gram cho 1.5 lít nước. Sau đó đem đun sôi cho tới khi cạn còn 500ml nước và tạo thành dạng siro. Sử dụng mỗi ngày 2 lần.
- Cây mã đề nấu nước uống
Cây mã đề nấu nước uống có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như trị bệnh, giảm mệt mỏi, khắc phục tình trạng mất sức do lao động nặng.
Cách nấu nước cây mã đề cũng khá đơn giản: Bạn có thể dùng loại tươi hoặc khô, sau đó cho vào nồi và nấu với tỷ lệ 1 lít nước cùng 100 gam mã đề. Sau đó đem đun sôi để nguội và dùng để uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
- Tán thành bột mịn
Cách chế biến này thường được sử dụng trong bài thuốc Đông y nhằm mang hiệu quả tốt hơn khi kết hợp cùng một số vị thuốc khác.
- Cây mã đề nấu canh
Dùng cây mã đề để nấu canh với tôm hay thịt đều rất ngon. Đặc biệt là món canh mã đề thịt bò có mùi thơm và vị ngọt dịu rất đặc trưng.
Cây mã đề chữa bệnh gì? Một số bài thuốc hiệu quả
Cây mã đề – trạch tả là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong Đông y. Đặc biệt khi kết hợp cùng một số vị thuốc khác sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất trong quá trình trị bệnh. Bạn tham khảo những bài thuốc trị bệnh từ mã đề sau:
1. Trị viêm đường tiết niệu, tiểu rắt tiểu buốt
Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị:
- Xa tiền tử, chi tử, mộc thông, biển súc, cù mạch: Mỗi thứ 10g
- 20g hoạt thạch
- Đại hoàng 6g
- Đăng tâm 2g
- Cam thảo 3g.
Cách thực hiện:
- Sau khi rửa sạch các nguyên liệu trên, bạn đem dược liệu sắc nước uống.
- Nếu có tình trạng đái ra máu thì dùng 20g bông mã đề, hoặc 40g ca tiền thảo sắc nước uống. Hoặc có thể phối hợp bạch truật, trạch tả, bạch linh, mỗi loại 10g, đem sắc nước uống.
2. Điều trị tiêu chảy
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Xa tiền tử, trư linh, đảng sâm, bạch phục linh và hương nhu mỗi loại 12g, cùng với 2g đăng tâm đem sắc thành nước uống trong ngày.
- Hoặc lấy 16g xa tiền tử, cùng với 10g sơn tra rồi cũng đem sắc thành nước uống.
- Người bệnh cũng có thể sử dụng 3 đến 6g bột xa tiền tử để hòa cùng với cháo trắng và uống.
3. Trị tiêu chảy trẻ em
Bạn lấy khoảng 30g xa tiền tử bọc vải, sau đó đem sắc nước. Khi uống thì cho thêm một chút đường để điều trị tiêu chảy ở trẻ em. Sau 1 – 2 ngày sử dụng, tỷ lệ khỏi bệnh là 91.3%.
4. Trị đau sưng đỏ mắt do can nhiệt
Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Xa tiền tử, thảo quyết minh, long đởm thao, mật mông hoa, bạch tật lê, hoàng cầm, cúc hoa, khương hoạt, với liều lượng bằng nhau. Tất cả đem tán thành bột mịn. Sau đó, mỗi lần dùng thì đem khoảng 10g hòa cùng với nước cơm để uống, ngày 3 lần.
5. Chữa bệnh ho
Người bệnh chỉ cần dùng 40 – 100g bông mã đề đem sắc với nước để uống mỗi ngày sẽ thấy bệnh nhanh chóng cải thiện.
Để trị ho tiêu đờm thì sử dụng khoảng 10g xa tiền thảo, 2g cam thảo và 2g cát cánh, đem đun sôi cùng 400ml nước với lửa nhỏ trong thời gian khoảng 30 phút. Sau đó đem lượng nước nấu được chia thành 3 lần uống trong ngày.
6. Bài thuốc chữa viêm cầu thận
- Cấp tính: Dùng 16g cây mã đề, ma hoàng, đại táo, bạch truật, mỗi loại 12g, gừng 6g, 6g quế chi, mộc thông 8g và cam thảo sắc thành nước uống. Liều lượng thuốc 1 thang/ngày.
- Mãn tính: Lấy 16g cây mã đề, rễ cỏ tranh, hoàng bá, phục linh, hoàng liên, mỗi loại 12g, hoạt thạch, bán hạ chế, mộc thông, trư linh, mỗi loại 8g. Đem tất cả nguyên liệu sắc thành thuốc uống trong ngày.
7. Điều trị sỏi bàng quang
Lấy 30g bông mã đề, 30g ngư tinh thảo, 30g kim tiền thảo và đem tất cả sắc thành nước để uống. Ngày 1 thang và chia thành 2 lần, uống liên tục trong 5 ngày.
8. Lợi tiểu
Chuẩn bị 10g hạt mã đề cùng 2g cam thả. Sau đó đem đun sôi cùng với 600ml nước, đến khi cạn chỉ còn 200ml thì tắt bếp, để nguội bớt và chia thành 3 lần uống.
9. Trị nóng gan mật, người nổi mụn nhọt
Với tình trạng này, bạn chỉ cần lấy một nắm lá cây mã đề tươi cùng với một miếng gan lợn. Sau đó đem thái nhỏ và chế biến bằng cách xào hoặc nấu canh, sử dụng ăn cùng với cơm. Cố gắng duy trì liên tục 6 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh có thể lấy một ít lá bông mã đề tươi, đem giã nát, sau đó đắp vào phần bị mụn. Bạn có thể băng bó lại và để trong khoảng 30 phút, rồi rửa mặt với nước sạch.
10. Trị chảy máu cam
Cách dùng cây mã đề trị chảy máu cam rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy cây mã đề tươi, rửa sạch, giã nát và hòa cùng một ít nước. Sau đó vắt lấy nước cốt mã đề để uống.
11. Trị chốc lở ở trẻ em
Với tình trạng này, bạn dùng một nắm lá cây mã đề tươi. Sau khi rửa sạch thì thái nhỏ. Tiếp đến, bạn đem nấu cùng 100 – 150g giò sống để ăn. Kiên trì sử dụng trong khoảng vài ngày sẽ thấy bệnh cải thiện rõ rệt.
12. Chữa phù thũng
Để chữa bệnh này, bạn dùng khoảng 30g mã đề tươi, 20g phục linh bì, 20g vỏ bí xanh và đại phúc bì 15g. Đem các nguyên liệu rửa sạch rồi sắc thành nước uống, chỉ dùng trong ngày.
13. Trị rụng tóc
Chuẩn bị mã đề phơi khô, sau đó đốt thành than và trộn với giấm. Để hỗn hợp này ngâm khoảng 1 tuần. Cuối cùng lấy hỗn hợp bôi lên chỗ bị rụng tóc sẽ thấy hiệu quả.
14. Chữa đau ngứa bộ phận sinh dục
Bạn chỉ cần dùng 1 nắm lá cây mã đề, đem rửa sạch, sau đó nấu cùng với nước và dùng để vệ sinh bộ phận sinh dục. Thực hiện thường xuyên để thấy tình trạng ngứa, đau được cải thiện.
Lưu ý khi sử dụng cây mã đề
Cây mã đề được biết đến với nhiều công dụng trị bệnh. Tuy nhiên, khi dùng thảo dược này bạn cũng cần lưu ý:
- Sử dụng cây mã đề cho trẻ nhỏ có thể làm tăng tỷ lệ đái dầm.
- Với đối tượng là phụ nữ có thai cần thận trọng khi dùng.
- Trường hợp người cao tuổi có tình trạng thận hư, thận yếu khi sử dụng mã đề có thể tăng tỷ lệ đi tiểu đêm nhiều.
- Khi dùng nước cây mã đề làm nước uống, chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ. Cụ thể là ngày khoảng 1 – 2 ly (150ml) và dừng sau khi dùng được 4 – 5 ngày. Đồng thời, trong quá trình uống nước cây mã đề, bạn cần tránh sử dụng các loại chất kích thích, gia vị cay nóng.
- Với những trường hợp đang mắc một số bệnh mạn tính thì không nên lạm dụng nước cây mã đề để uống hàng ngày. Bởi tác dụng lợi tiểu của cây mã đề có có khả năng tương tác với một số thuốc tân dược mà người bệnh đang sử dụng và làm giảm tác dụng của thuốc chính.
- Những người có tiểu đường, bệnh lao phổi, bệnh huyết áp nếu dùng hàng ngày phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Cây mã đề là dược liệu tự nhiên, khá toàn và lành tính. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu kỹ về những công dụng, áp dụng bài thuốc phù hợp và những lưu ý trước khi dùng để có được kết quả tốt nhất bạn nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!