Cây nắp ấm: Thành phần, tác dụng, cách dùng

Cây nắp ấm có hình dáng lạ, màu sắc đẹp nên thường được dùng để làm cảnh trong nhiều gia đình. Thế nhưng ít ai biết rằng loài cây này còn là một vị thuốc quý trong đông y, giúp trị tiểu đường, cao huyết áp, mụn nhọt hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng, cách dùng của loài cây này trong bài viết dưới đây.

Cây nắp ấm là gì?

Cây nắp ấm hay còn gọi là cây bắt ruồi, cây bình nước, nắp bình cất, trư lũng thảo,… Loài cây này có tên khoa học là Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce, thuộc họ nhà nắp ấm, thường được trồng để làm cảnh và bắt côn trùng. Tuy nhiên đây cũng là vị thuốc trị được nhiều bệnh trong Đông y. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng loài cây này.

Hình ảnh cây nắp ấm
Hình ảnh cây nắp ấm

Mô tả dược liệu nắp ấm

Nắp ấm là cây thân thảo hoặc bán thảo, sống lâu năm, dạng dây leo. Thân có chiều dài khoảng hơn 3m, đường kính 5cm, thường mọc bò lên các cây khác hoặc trườn dài trên mặt đất. Ngoài ra, một số loài mọc trong rừng thì chiều dài có thể lên đến 20m, tuy nhiên số lượng này là rất ít. Phần thân của nắp ấm thường rất dai, khó để bẻ đứt bằng tay thường.

Lá cây nắp ấm hình bầu dục, có chiều dài khoảng 10cm, mỗi lá được gắn với một chiếc cuống dài, ôm gọn vào thân. Phần trên cuống tạo thành một cái bình, nhìn giống như hoa nhưng lại không phải là hoa. Đó thực chất là nắp ấm hay còn được gọi là bình nước.

Phần thân nắp ấm có hình trụ, hơi phồng ở gốc và nhỏ dần ở đầu. Bên trên miệng ấm có nắp đậy, mặt trên trơn, mặt dưới có nhiều phiến và gân phân phối đều trên lá.

Phía trong nắp ấm là một chất dịch nhầy, có tác dụng thu hút và tiêu hóa côn trùng. Khi những loại côn trùng khi bay vào ấm, nắp ấm sẽ ngay lập tức đóng lại và tiết chất nhầy làm dính cánh và chân côn trùng. Điều này khiến côn trùng không thể bay và dần bị tiêu hóa bởi chất dịch này.

Hoa nắp ấm mọc thành chùm, dạng thưa, chỉ gồm hoa đực và hoa cái. Bên trong hoa có cột nhị dài, gồm 16-20 bao phấn cong. Phần bầu hoa có hình oval nhìn giống quả trùng, bên trên có lớp lông tơ màu trắng, mịn nhị có 4 thùy, vòi ngắn. Cây nắp ấm có đậu quả, hình dạng năng, hạt dài và mảnh.

Cây nắp ấm thường sống ở đâu? Thu hái thế nào?

Theo sách dược liệu ghi lại, cây nắp ấm mọc phổ biến ở các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, loài cây này mọc chủ yếu ở các tỉnh miền nam gồm Lâm Đồng, Kiên Giang, Vũng Tàu, Khánh Hòa. Ở miền Bắc và miền Trung nắp ấm cũng có xuất hiện nhưng ít hơn, chúng thường mọc nhiều ở Vĩnh Linh (Quảng Trị).

Theo các chuyên gia, toàn thân cây Nắp ấm đều có thể sử dụng để làm dược liệu. Do đó người ta có thể tiến hành thu hái dược liệu này vào mọi thời điểm trong năm. Sau khi thu hoạch, nắp ấm sẽ được rửa sạch, chặt khúc khoảng 2-3cm. Sau đó đem sấy khô rồi bảo quản trong túi vải hoặc lọ thủy tinh để nơi khô ráo, thoáng mát dùng dần. Ngoài ra trong quá trình bảo quản cây nắp ấm, để tránh ẩm mốc và côn trường người bệnh cần thường xuyên mang thảo dược ra phơi nắng.

Cây nắp ấm ở nước ta phát triển mạnh ở các tỉnh miền Nam
Cây nắp ấm ở nước ta phát triển mạnh ở các tỉnh miền Nam

Thành phần hóa học của cây nắp ấm

Hiện vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chỉ rõ thành phần của cây nắp ấm. Tuy nhiên theo các tài liệu có ghi chép thì chất lỏng trong bình nắp ấm là hoạt chất do cây tự tiết ra, nó có thể ở dạng nước, siro, polymer sinh hoạt có tính đàn hồi và nhớt để làm chất con mồi. Ngoài thành phần này thì cây nắp ấm còn chứa một số hoạt chất quan trọng như:

  • Flavonoid Glycoside.
  • Phenol.
  • Axit Amin.
  • Đường.
  • Bismuth.

Cách dùng và liều lượng

Là loại cây lành tính, ít tác dụng phụ tuy nhiên khi sử dụng cây nắp ấm người bệnh cũng nên tuân thủ theo liều lượng khuyến cáo của các thầy thuốc Đông y. Cụ thể:

  • Đối với dạng tươi: Người bệnh chỉ nên dùng khoảng 15-30g mỗi ngày.
  • Đối với dạng khô: Khuyến cáo người bệnh chỉ được dùng trong khoảng 30-60g mỗi ngày, tuyệt đối không tự ý tăng liều.

Để dùng cây nắp ấm chữa bệnh hiệu quả, người dùng có thể sử dụng pha trà, sắc thuốc để uống hoặc giã nát thoa trực tiếp lên vùng bị bệnh đều được.

Trồng cây nắp ấm

Với sự độc đáo và đẹp mắt, nắp ấm đang được ươm trồng tại rất nhiều gia đình, Theo các chuyên gia, việc trồng cây nắp ấm không quá khó khăn. Tuy nhiên người dùng phải chú ý đến một số kỹ thuật để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

  • Thứ nhất, phải chọn những chiếc chậu to bằng sứ hoặc bằng nhựa để cây có đủ không gian phát triển.
  • Thứ hai, địa điểm lý tưởng nhất để cây nắp ấm phát triển là những nơi râm mát. Do đó, bạn không nên để cây ở những nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
  • Thứ ba, đặc tính nổi bật của cây nắp ấm là ưa độ ẩm. Do đó, nếu bạn ở nơi khô ráo thì cần phải tạo độ ẩm cho cây thường xuyên.
  • Thứ tư, để nắp ấm có thể phát triển tốt nhất, loại đất trồng cây phải là đất cát trộn với xơ dừa theo tỉ lệ 1:2.
  • Thứ năm, cây nắp ấm có khả năng tự tạo nguồn sống, có thể sinh trưởng trên cả những mảnh đất nghèo dinh dưỡng. Do đó, bạn không cần phải bón quá nhiều phân cho cây.

Cây nắp ấm có tác dụng gì?

Hầu hết mọi người mới biết cây nắp ấm là loại cây làm cảnh và diệt côn trùng. Tuy nhiên trong y học, loài cây này lại có dược tính đặc biệt cao, tác dụng điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm. Cụ thể:

Tác dụng của cây nắp ấm trong y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền nắp ấm có tính mát, hơi nhạt, vị ngọt nhẹ, tính hàn quy vào 3 kinh phế, đởm, vị. Thường được dùng để thanh nhiệt, hạ áp, tiêu viêm rất tốt.

Tác dụng của cây nắp ấm trong y học hiện đại

Bên cạnh những bài thuốc dân gian được lưu truyền rộng rãi, một vài nghiên cứu khoa học đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng chữa bệnh của thảo dược này. Cụ thể, dược liệu chính của Nắp ấm là thân và lá khô, thường dùng để trị liệu các bệnh như:

  • Viêm gan gây vàng da: Do đặc tính thanh nhiệt, giải độc tốt nắp ấm khi kết hợp với những thảo dược khác sẽ giúp cải thiện viêm gan gây vàng da hiệu quả.
  • Đau dạ dày, viêm loét dạ dày: Nhờ tác dụng tiêu viêm, giải độc, cây nắp ấm còn có tác giảm đau, hỗ trợ làm lành tổn thương do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra.
  • Tăng huyết áp: Một vài nghiên cứu cho thấy khả năng cải thiện huyết áp của nắp ấm với những đối tượng huyết áp thấp rất tốt.
  • Sỏi đường tiết niệu: Cũng giống như y học cổ truyền, y học hiện đại cũng có thấy khả năng hiệu quả của cây nắp ấm trong việc cải thiện các bệnh liên quan đến đờm trong đó có sỏi đường tiết niệu.
  • Ho gà, ho lạnh và các bệnh lý về phổi: Một trong những nguyên nhân gây ho và viêm phế quản là do cơ thể nhiễm khuẩn, gây viêm. Trong đó, cây nắp ấm lại có tác dụng tiêu viêm, giải độc do đó rất thích hợp để điều trị căn bệnh này.
  • Phù nề, giải độc tiêu viêm: Đây được coi là tác dụng nổi bật nhất của cây nắp ấm do đó loài cây này thường được sử dụng để chữa mụn nhọt, lở loét,…
  • Ngoài những tác dụng nổi bật trên thì cây nắp ấm còn có thể dùng để điều trị kiết lỵ và tiểu đường rất tốt.
Trị đau dạ dày cũng là tác dụng nổi bật nhất của thảo dược này
Trị đau dạ dày cũng là tác dụng nổi bật nhất của thảo dược này

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây Nắp ấm

Tuy là thảo dược có nhiều tác dụng chữa bệnh, thế nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng cây nắp ấm để điều chế thành thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y được làm từ thảo dược này mà người bệnh có thể tham khảo:

Điều trị gan nhiễm mỡ:

  • Nguyên liệu: 30-50g toàn bộ cây hoa nắp ấm (dạng khô).
  • Thực hiện: Nguyên liệu sau khi làm sạch thì cho vào ấm nấu cùng 3 lít nước sôi, bật lửa nhỏ để khoảng 20 phút thì dừng. Nước thuốc chắt ra, để nguội và uống hết trong ngày. Duy trì liên tục trong 30 ngày hoặc 3 tháng để bệnh cải thiện hẳn.
  • Lưu ý: Khi sử dụng cây nắp ấm để trị gan nhiễm mỡ người bệnh tuyệt đối không sử dụng nước thảo dược để thay nước lọc hàng ngày. Mỗi ngày chỉ nấu và dùng thuốc 1 lần là được.

Điều trị bệnh đái tháo đường, khát nước, khô cổ:

  • Nguyên liệu: 30g cây nắp ấm bắt muỗi, 25g mỗi thứ giảo cổ lam khô, cây liễu rủ.
  • Cách thực hiện: Nguyên liệu làm sạch cho vào nấu cùng 3 lít nước, để lửa vừa phải đun liên tục trong 20 phút thì ngừng. Nước thuốc để nguội, chia làm 2-3 lần, uống hết trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 1-3 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc này, người bệnh nên kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên để có cách xử lý kịp thời khi cần thiết.

Bài thuốc điều trị sỏi thận và sỏi đường tiết niệu:

  • Nguyên liệu: 30g cây nắp ấm,  ké đầu ngựa, tật lê mỗi vị 12g; dây hải kim sa 20g; vỏ quýt, mộc hương mỗi vị 6g.
  • Cách thực hiện: Nguyên liệu cho vào ấm nấu cùng 1,5 lít nước cho đến khi cô cạn còn khoảng 600ml thì dừng. Nước thuốc chắt ra, chờ nguội, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. Người bệnh nên sử dụng liên tục trong khoảng 30 ngày sau đó đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng viên sỏi, nhằm kịp thời điều chỉnh.

Bài thuốc điều trị huyết áp:

  • Nguyên liệu: Cây nắp ấm lấy khoảng 30-50g.
  • Cách thực hiện: Cho nắp ấm vào nồi, đun sôi với nước rồi dùng để xông hơi toàn thân. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thảo dược này kết hợp cùng câu đằng, hy thiêm để nâng cao hiệu quả.

Bài thuốc chữa vàng da do bị bệnh viêm gan:

  • Nguyên liệu: Cây nắp ấm, xa tiền, đậu rồng mỗi vị 30g khô.
  • Cách thực hiện: Nguyên liệu cho vào ấm sắc cùng với nước để uống hết trong ngày là được.

Điều trị tiêu chảy hoặc đi cầu phân lỏng:

  • Nguyên liệu: Dược liệu cây nắp ấm với liều lượng tùy chỉnh.
  • Cách thực hiện: Nấu cây nắp ấm với nước rồi uống trong ngày sẽ giúp tiêu chảy cải thiện ngay lập tức.

Bài thuốc dùng để thanh nhiệt cơ thể:

  • Nguyên liệu: 15g cây nắp ấm đã được sấy khô.
  • Cách thực hiện: Cho nguyên liệu vào nấu sôi với một lượng nước vừa đủ sau đó dùng để uống thay nước lọc trong ngày nhằm chống mất nước và hỗ trợ lợi tiểu.

Bài thuốc tiêu viêm, giải độc:

  • Nguyên liệu: Cây nắp ấm tươi.
  • Cách thực hiện: Nguyên liệu đem rửa sạch, ngâm với muối để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó đem đi giã nát, đắp trực tiếp lên vùng da bị nhiễm trùng bởi virus để giảm bớt sưng đỏ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng nước cốt của cây nắp ấm thoa lên da để giúp chống muỗi đốt và bảo vệ sức khỏe da hiệu quả.

[pr_middle_post]

Bài thuốc điều trị ho khan, đau tức vùng phổi:

  • Nguyên liệu: 30g cây nắp ấm, 2-3 quả dưa leo.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào ấm nấu cùng với 2 bát nước, cô cạn lấy khoảng 1 bát thì chắt nước uống khi còn nóng.
Cây nắp ấm khi phối hợp với các thành phần khác sẽ giúp trị liệu bệnh rất tốt
Cây nắp ấm khi phối hợp với các thành phần khác sẽ giúp trị liệu bệnh rất tốt

Những lưu ý khi sử dụng cây nắp ấm

Mặc dù nắp ấm không độc nhưng khi sử dụng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng cây Nắp ấm cho phụ nữ có thai vì thảo dược này có khả năng thúc đẩy lưu lượng máu, giúp loại bỏ máu ứ ra khỏi cơ thể. Do đó, phụ nữ có thai nhất là những người có cơ địa yếu thường dễ bị sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
  • Những người hay tiểu đêm thì nên hạn chế sử dụng thảo dược này vào chiều và tối vì có thể khiến bệnh nặng hơn.
  • Thời điểm tốt nhất để trị bệnh bằng cây nắp ấm và sáng và trưa.
  • Khi sử dụng thảo dược này để trị bệnh, nước tiểu sẽ chuyển màu đỏ sẫm do đó người bệnh không nên quá lo lắng.
  • Thảo dược này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng do đó nếu sau một thời gian dài áp dụng mà bệnh không có cải thiện người bệnh cần chủ động ngừng dùng và thông báo cho bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng cây nắp ấm để trị liệu người bệnh nên chủ động xây dựng cho mình chế độ ăn uống và luyện tập khoa học. Trong đó tập trung tăng cường các loại rau, củ, quả giàu vitamin và hạn chế những đồ ăn uống không lành mạnh như rượu, bia,…
  • Nếu thấy cơ thể có biểu hiện lạ bao gồm nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng cần ngừng sử dụng ngay lập tức.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thành phần, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng cây nắp ấm để chữa bệnh. Hy vọng thông qua bài viết, người bệnh sẽ hiểu hơn về thảo dược này, nhằm dùng đúng bệnh, đúng cách, tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *