Hoa tam thất có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng
Hoa tam thất, một thảo dược quý đã từ lâu được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hiện nay, nhiều người đã thường xuyên sử dụng hoa tam thất như một loại trà hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các công dụng thực sự của hoa tam thất và cách sử dụng hiệu quả.
Tam thất và những điều cần biết
Tam thất là một vị thuốc được lưu truyền trong dân gian với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Hầu hết các bộ phận của cây tam thất đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, hoa tam thất là một bộ phận được sử dụng rất phổ biến nhất hiện nay.
Đặc điểm của cây tam thất
Cây tam thất thuộc giống thân thảo, có chiều cao khoảng 30 – 50cm. Lá cây tam thất có hình răng cưa và thường mọc theo chùm gồm 3 đến 4 lá.
Thông thường người ta phải trồng cây tam thất từ 3 – 7 năm mới hình thành củ và thu hoạch được. Nếu hoa tam thất là bộ phận được sử dụng nhiều nhất thì củ tam thất lại là bộ phận có giá trị nhất của cây. Sau khi thu hoạch, người ta sẽ làm sạch củ tam thất, cắt bỏ phần rễ và đem phơi khô để làm dược liệu.
Đặc điểm hoa tam thất
Khi cây tam thất được 3 tuổi sẽ bắt đầu nở hoa. Hoa tam thất có hình dáng giống như những bông súp lơ. Chúng gồm có nhiều bông hoa mọc thành chùm và kết lại với nhau. Hoa của tam thất thường có màu xanh cùng màu với lá. Tháng 4 đến tháng 5 hàng năm thường là thời điểm hoa bắt đầu nở.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa nụ hoa tam thất với hoa tam thất. Thực tế ở mỗi giai đoạn, loại hoa này lại có những đặc điểm và giá trị kinh tế khác nhau. Cụ thể:
- Nụ hoa tam thất (hoa tam thất bao tử): Thường xuất hiện sau 30 ngày, khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy nụ. Nụ hoa tam thất có đặc điểm là cuống hoa ngắn, nụ hoa nhỏ, có kích thước chỉ bằng nửa hạt gạo. Hoa có mùi vị thơm ngon và được nhiều người lựa chọn và sử dụng nhất. Đồng thời hoa tam thất ở giai đoạn này cũng có giá thành khá cao.
- Hoa tam thất nở bung: Hoa tam thất đã nở bung là loại hoa còn giữ nguyên chùm hoặc rời từng bông. Tuy nhiên, cánh hoa đã nở bung, có thể quan sát thấy rõ nhụy và đài hoa. Loại hoa này có mùi vị không thơm ngon bằng hoa bao tử, thường bị vụn. Vì vậy, chúng cũng được ít sử dụng và có giá thấp hơn hoa tam thất bao tử.
Phân loại hoa tam thất
Hiện nay, hoa tam thất được chia thành 2 loại chính, gồm hoa tam thất bắc và hoa tam thất nam. Trong đó, hoa tam thất bắc thường có nhiều dưỡng chất tốt hơn so với tam thất nam. Đặc biệt, chúng còn rất tốt cho hệ tim mạch, giúp ngăn ngừa nguy cơ đau tim,…
Tuy nhiên, nếu dựa theo trạng thái tồn tại thì hoa của cây tam thất còn được phân loại thành:
- Hoa tam thất tươi: Thường được thu hái và bán ngay tại vườn. Người ta sử dụng hoa tươi để làm trà uống hoặc có thể chế biến thành các món ăn. Hiện nay, nhiều bà nội trợ thường dùng hoa tươi để xào với thịt làm thành món ăn rất ngon và tốt cho sức khỏe.
- Hoa tam thất khô: Đây là loại hoa tươi được hái về, sau đó đem sấy khô. Loại hoa khô thường được sử dụng làm nguyên liệu pha trà. Ngoài ra, cũng có nhiều cơ sở bán hoa tam thất còn tán thành bột cho dễ uống.
Thành phần hóa học
Trong thành phần của loại hoa này có chứa nhiều nhất là hoạt chất saponin. Saponin có tác dụng chống viêm nhiễm, ngăn ngừa lão hóa ở tế bào. Đồng thời nó cũng tác động tới các hệ tim mạch, hệ thần kinh,… giúp ổn định và điều hòa huyết áp và tăng cường chức năng cho tim mạch.
Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy trong nụ hoa tam thất còn chứa rất nhiều thành phần hợp chất có nhân Sterol, chất Fe, Ca, và các acid amin,… mang lại tác dụng cầm máu, điều hòa khí huyết, tiêu ứ, giảm viêm và nhiều công dụng khác.
Tác dụng của nụ hoa tam thất
Với những thành phần trên, hoa tam thất thường được sử dụng để thanh nhiệt, ổn định huyết áp, giúp bổ huyết, an thần và được xem là “vị thuốc tiên dược” cho giấc ngủ. Ngoài ra, nó còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy cụ thể hoa tam thất có tác dụng gì?
1. Cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ
Hoạt chất Saponin gingsenoid trong hoa tam thất thuộc nhóm RB. Chất này có tác dụng kích kích trực tiếp vào khu thần kinh trung ương, từ đó giúp an thần, cải thiện tuần hoàn máu và ổn định thần áp. Nhờ vậy mà sử dụng hoa tam thất sẽ giúp người dùng dễ dàng chìm vào giấc ngủ và cơ thể cũng được cân bằng hơn.
Chỉ cần uống một ly trà hoa tam thất trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Nhờ đó tinh thần cũng sảng khoái, phấn chấn hơn và loại bỏ stress, mệt mỏi.
2. Hoa tam thất hỗ trợ giảm cân
Tác dụng của hoa tam thất trong việc giảm cân có được là nhờ khả năng điều hòa, làm giảm lượng cholesterol trong máu. Cùng với đó, hoa tam thất còn giúp điều chỉnh lượng mỡ trong cơ thể luôn ở mức cho phép, khiến cơ thể không bị béo phì. Ngoài ra, việc dùng trà hoa tam thất hàng ngày cũng được nghiên cứu là sẽ giúp thanh lọc cơ thể và làm quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân đạt được kết quả tốt hơn.
3. Hoa tam thất giúp ổn định huyết áp
Người già là đối tượng rất dễ mắc bệnh huyết áp cao, bởi chức năng hệ tim mạch yếu dần đi, khiến cho lượng đường huyết và huyết áp trong cơ thể cũng không ổn định. Nếu dùng trà hoa tam thất mỗi ngày sẽ giúp ổn định huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Tác dụng giảm huyết áp của hoa tam thất không diễn ra nhanh chóng mà sẽ từ từ, giúp ổn định, cân bằng cơ thể.
4. Nụ hoa tam thất có tác dụng gì? Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Thành phần chính của hoa tam thất là các hoạt chất giúp cân bằng đường huyết trong cơ thể. Chúng có thể ngăn ngừa các biến chứng phức tạp, gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến cơ thể. Bên cạnh đó, loại hoa này không chứa đường glucose nên rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
5. Hoa tam thất tốt cho phụ nữ sau sinh
Thông thường phụ nữ sau sinh dễ gặp phải những tình trạng như trầm cảm, stress do việc nuôi con, không có sữa cho con,… Vì vậy, dùng hoa tam thất sẽ giúp cơ thể “mẹ bỉm” được loại bỏ được hết các tình trạng này. Từ việc tâm trạng bất ổn sau sinh, đến các bệnh lý liên quan như thiếu máu, sức đề kháng yếu, nổi mụn, rạn da,…
Công dụng của hoa tam thất đối với phụ nữ sau sinh có được là nhờ khả năng tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Nhờ vậy, cơ thể người phụ nữ sau sinh sẽ được điều hòa một cách tốt nhất, tránh tình trạng dẫn đến suy nhược cơ thể.
Bên cạnh đó, tác dụng hoa tam thất bắc còn giúp kích thích tuyến sữa, ngăn ngừa tình trạng tắc tuyến sữa và thiếu sữa cho con. Đồng thời, loại hoa này còn giúp loại bỏ các độc tố trong sữa, giúp sữa khi đi vào cơ thể trẻ sơ sinh sẽ sạch hơn.
6. Hỗ trợ điều trị bệnh gan
Với tính năng thanh nhiệt, giải độc gan, ngăn ngừa tình trạng tổn hại ở gan, nên hoa tam thất được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, giúp chức năng của gan được tăng cường hiệu quả. Đồng thời, dùng loại hoa này hàng ngày cũng góp phần phòng tránh một số bệnh lý phổ biến như: Xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan,…
7. Ngăn ngừa bệnh về tim mạch
Thành phần notogin trong hoa tam thất có thể giúp giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giảm các biến chứng về tim mạch như nhồi máu cơ tim hay co thắt lồng ngực. Đặc biệt, ở những người lớn tuổi, hoa tam thất còn giúp cơ thể được ổn định, tăng cường các chức năng và chống lại một số tác nhân gây hại cho tim mạch.
8. Giúp trẻ hóa làn da
Tam thất có hoạt tính là chống lão hóa da, giúp máu được lưu thông tốt hơn. Nhờ đó mà làn da luôn hồng hào, mịn màng. Bên cạnh, loại hoa này còn giúp ổn định lượng nước trên da, bảo vệ da khỏi những dị ứng, kích ứng không đáng có.
Ngoài ra, tác dụng trong việc thải độc, giải độc gan cũng giúp cơ thể được ổn định, và góp phần ngăn ngừa tình trạng thải độc qua da tránh da bị xấu hay gây vàng da.
9. Tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của hoa tam thất đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Cụ thể, dùng hoa pha trà hàng ngày sẽ giúp cơ thể ổn định, tăng cường sự trao đổi chất cũng như phòng tránh nguy cơ bị các bệnh vặt thường gặp như ốm, cảm,…
Tác hại của hoa tam thất
Mặc đây là loại dược liệu lành tính, rất ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người dùng vẫn có thể gặp phải một số tác hại như sau:
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Đi ngoài nhiều
- Bủn rủn chân tay
- Chóng mặt, đau đầu.
Nguyên nhân là do nụ tam thất giúp thanh lọc máu và hạ huyết áp tốt. Việc uống nụ hoa tam thất quá nhiều, không đúng cách sẽ làm hạ đường huyết đột ngột và gây ra các triệu chứng trên.
Hoa tam thất thường được khuyên sử dụng vào mùa hè để bổ máu, giải nhiệt, phòng ngừa bệnh tim mạch, bệnh về gan. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể dùng được loại thảo dược này.
Những người bị huyết áp thấp, trẻ em, phụ nữ mang thai là đối tượng không nên sử dụng nụ hoa tam thất. Ngoài ra, một số lương y cũng khuyến cáo người bị đau bụng đi ngoài, thận âm hư, sẽ không được dùng hoa tam thất. Những đối tượng này nếu sử dụng sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hoá và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách sử dụng hoa tam thất
Hiện nay, có rất nhiều cách sử dụng dược liệu này để chữa bệnh, bồi bổ và nâng cao sức khỏe. Bạn có thể tham khảo các cách dùng sau:
- Pha trà hoa tam thất, đây là cách dùng phổ biến nhất, thường dùng thay nước uống hàng ngày.
- Dùng sống dưới dạng bột đã được nghiền mịn và trộn cùng với mật ong hoặc một số vị thuốc khác để tạo thành dạng hỗn hợp đặc sệt rồi uống trực tiếp. Cách dùng này sẽ có tác dụng giảm đau, cầm máu, tiêu viêm và hỗ trợ ổn định huyết áp.
- Dùng chín bằng cách nấu với các món ăn sẽ rất tốt cho những người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể hay hay phụ nữ sau sinh.
- Hoa tam thất ngâm rượu, đây cũng được coi như một loại rượu thuốc có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Hướng dẫn cách pha trà hoa tam thất:
- Sau khi rửa sạch, bạn cho nụ hoa tam thất vào ấm.
- Cho thêm nước sôi vào tráng (khoảng 100ml), sa đó lắc nhẹ rồi đổ nước đó đi.
- Tiếp tục cho thêm 200ml nước sôi vào ấm, đợi khoảng 10 phút là có thể uống được.
Hoa tam thất ngâm rượu:
- Rửa sạch nụ hoa tam thất tươi hoặc khô và để vài tiếng cho ráo nước.
- Sau đó, cho hoa và rượu cho vào bình thủy tinh, tỉ lệ khoảng 1kg hoa khô với khoảng 20 lít rượu trắng để ngâm.
- Đậy kín bình lại và ngâm trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng, sau đó đem ra sử dụng là tốt nhất.
Hoa tam thất chữa bệnh gì? Một số bài thuốc hiệu quả
Hoa tam thất có thể dùng để chữa nhiều bệnh như: Trị mất ngủ, chữa các bệnh về gan, chống thiếu máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch,… Để sử dụng loại hoa này, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
Bài thuốc chữa chứng mất ngủ
- Chuẩn bị: Hoa tam thất, lá dâu tằm, ngọn lạc tiên.
- Đem các nguyên liệu trên rửa sạch, sau đó đun, sắc nước để uống hàng ngày.
- Sử dụng kiên trì trong khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy tình trạng mất ngủ được cải thiện rõ rệt.
Phòng ngừa bị đau thắt ngực
- Chuẩn bị: Tam thất và đan sâm mỗi vị liều lượng khoảng 20g
- Đem sắc uống trực tiếp hoặc có thể lấy nước dùng để nấu cháo.
- Sử dụng liên tục trong vài tháng để có được hiệu quả tốt nhất.
Chữa các bệnh về suy nhược cơ thể
- Chuẩn bị; Tam thất 12g, ích mẫu 40g, sâm bổ trinh 40g, cùng 20g kê huyết đằng và hương phụ 12g.
- Đem các nguyên liệu đi bào nhỏ và trộn lẫn với nhau, sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản
- Mỗi ngày sử dụng sẽ lấy ra khoảng 30g hỗn hợp và sắc nước uống.
- Tùy vào tình trạng cụ thể của từng người mà liều lượng có thể khác nhau.
Giải đáp một số câu hỏi về tam thất
Hoa tam thất là một dược liệu tự nhiên, nên việc hiểu đúng và sử dụng một cách hiệu quả là vấn đề khiến không ít người băn khoăn. Dưới đây, chúng tôi xin giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi dùng tam thất chữa bệnh.
Tam thất nóng hay mát? Uống tam thất nhiều có hại không?
Tam thất là thảo dược có tính mát và mang đến công dụng rất tốt cho sức khỏe. Trà hoa tam thất có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, trị mất ngủ cùng nhiều công dụng khác. Về cơ bản thì việc sử dụng trà tam thất hàng ngày sẽ không gây nóng. Tuy nhiên, nếu uống nhiều có thể gây mọc mụn do cơ thể thải độc nhanh.
Vì vậy, bạn nên chú ý mỗi ngày chỉ uống tối đa 2 lượt nụ hoa tam thất. Đồng thời, với mỗi lượt, bạn có thể pha nhiều lần đến khi nước nhạt màu. Như vậy sẽ đảm bảo mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ăn tam thất lúc nào thì tốt?
Về việc ăn và uống tam thất lúc nào thì tốt còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, như tình trạng bệnh, hay cách kết hợp tam thất cùng với những loại dược liệu nào. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý về thời gian sử dụng tam thất như sau:
- Nếu dùng bột tam thất với nước lọc, để phát huy tối đa công dụng thì nên uống chúng trước mỗi bữa ăn.
- Nếu sử dụng cùng với mật ong, bạn nên uống vào buổi sáng sau khi thức dậy để. Điều này sẽ giúp làm sạch ruột, cơ thể được phấn chấn và tỉnh táo hơn.
- Bạn cũng có thể dùng tam thất chế biến thành những món ăn bồi bổ cơ thể hàng ngày.
- Với hoa tam thất ngâm rượu thì nên uống mỗi ngày 1 đến 2 chén nhỏ trong bữa ăn.
Có bầu uống hoa tam thất được không?
Bà bầu thường gặp các triệu chứng như nóng nực, cảm thấy khó chịu, nặng nề, bức bối. Vì vậy, việc tìm tới các loại thảo dược để có giấc ngủ ngon và tốt cho sức khỏe luôn là lựa chọn của nhiều chị em.
Hoa tam thất được biết đến là “thần dược” cho giấc ngủ cùng nhiều công dụng khác với sức khỏe. Tuy nhiên, các bác sĩ đều khuyên rằng, bà bầu là đối tượng không nên uống hoa tam thất, bởi có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.
Thế nhưng, khi đã sinh rồi thì dược liệu này lại rất tốt cho các mẹ vì giúp bồi bổ khí huyết, nhanh hồi phục vết thương. Đồng thời cũng giúp các mẹ sau sinh ăn ngon miệng hơn và nhanh có sữa, nhiều sữa cho bé bú.
Cách bảo quản hoa tam thất
Với mỗi loại hoa tam thất tươi hoặc khô bạn cần có cách bảo quản khác nhau. Cụ thể:
- Cách bảo quản nụ hoa tam thất tươi: Bạn hãy bỏ vào túi, buộc kín lại, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên bảo quản trong vòng 1 tuần, nếu để lâu sẽ làm giảm tác dụng của hoa.
- Cách bảo quản nụ hoa tam thất khô: Đối với dạng này, thời gian sử dụng được lâu hơn rất nhiều (từ 5 – 6 tháng). Để bảo quản, bạn có thể bỏ vào lọ kín, hoặc túi nilon và buộc chặt, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu để quá 6 tháng, nụ hoa sẽ không còn ngọt và giảm đi chất dinh dưỡng.
Xử lý hoa tam thất bị mốc:
Khi thấy hoa tam thất bị mốc, nhiều người có thói quen sẽ mang đi rửa sạch và phơi khô lại để tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, việc rửa sạch lại chỉ có thể làm sạch nấm mốc ở phía bên ngoài. Trong khi độc tố Aflatoxin đã ngấm sâu vào bên trong dược liệu, nên dùng vẫn rất độc.
Thực tế, đây là 1 thói quen vô cùng nguy hiểm của nhiều người. Việc rửa sạch nấm mốc bên ngoài không đồng nghĩa với việc dược liệu đã hết độc. Vì vậy, tốt nhất khi hoa tam thất bị mốc, bạn không nên tiếp tục sử dụng, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những lưu ý khi sử dụng
Hiện nay, hoa tam thất được sử dụng rất phổ biến trong đời sống giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và mang đến công dụng tốt nhất, bạn cần chú ý những điều sau:
- Những người có thể chất hàn lạnh không nên sử dụng, bởi sẽ khiến người dùng càng cảm thấy lạnh hơn.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên sử dụng, bởi có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều hơn.
- Những người đang bị cảm lạnh cũng nên tránh dùng hoa tam thất.
- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cần cẩn trọng khi dùng.
- Phụ nữ có thai không tự ý sử dụng.
- Không nên sử dụng quá nhiều và trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến dương khí của cơ thể.
Mong những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này. Nếu nắm được những công dụng và sử dụng đúng cách, hoa tam thất sẽ là vị thuốc quý mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn và người thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!