Khổ Qua Rừng Có Tác Dụng Gì? Đối Tượng, Liều Dùng
Khác với khổ qua trồng tại nhà, khổ qua rừng là loại cây mọc dại nên thường có dược tính cao hơn. Thảo dược này được xem là vị thuốc quý giúp điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư, huyết áp,… Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nhiều tác dụng phụ mà ít ai biết đến. Vì vậy trước khi có ý định sử dụng khổ qua rừng, hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Khổ qua rừng là gì?
Khổ qua rừng hay còn được gọi là mướp đắng rừng, cẩm lệ chi,… Loài cây này có tên khoa học là: Momordica charantia và tên tiếng anh là: Wild bitter melon, wild bitter gourd, wild bitter squash.
Theo các nhà khoa học khổ qua rừng là thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người vừa là thảo dược quý hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị các bệnh liên quan. Đặc biệt là trong việc phòng chống ung thư và trị bệnh tiểu đường.
Loài cây này chủ yếu sinh sống trong rừng sâu hoặc trên núi cao, môi trường sống tự nhiên không phân bón, không hóa chất nên là thực phẩm lành tính, an toàn và có độ dược tính mạnh hơn gấp nhiều lần so với loài khổ qua trồng tại nhà.
Đặc điểm nhận dạng của khổ qua rừng
Đây là một số đặc điểm bên ngoài giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết loài khổ qua rừng.
Dây khổ qua rừng:
- Thuộc họ nhà bầu bí nên khổ qua rừng cũng thuộc dạng dây leo, thân thảo có tua quấn, dài khoảng 2-3 mét.
- Loài cây này có chu kỳ sống theo mùa, chúng chủ yếu sinh trường và phát triển trong vòng từ 5- 6 tháng rồi tự lụi tàn.
Lá khổ qua rừng:
- Mọc so le, chiều dài khoảng 5-10cm, rộng từ 4-8cm.
- Phiến lá hình trứng thường chia làm 5-7 thùy và có răng cưa ở các mép lá.
- Mặt trên có gân và lông ngắn, màu xanh đậm hơn so với mặt dưới.
Hoa khổ qua rừng:
- Cánh hoa màu vàng đậm.
- Hoa đực và hoa cái mọc tách nhau ở nách lá.
Trái khổ qua rừng:
- Hình thoi, bề ngoài sần sùi có nhiều u lồi.
- Dài từ 8 đến 10 cm.
- Khi bé quả có màu xanh, chín thì chuyển màu vàng hồng.
Nhìn chung, khổ qua rừng có hình dáng bên ngoài khá giống với khổ qua trồng tại nhà. Tuy nhiên thân, lá, và quả của loài cây này thường nhỏ và đắng hơn rất nhiều.
Nơi phân bố khổ qua rừng
Theo các tài liệu cổ ghi chép, khổ qua rừng vốn có nguồn gốc từ các quốc gia nhiệt đới ở Châu Á và Châu Phi. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loài cây này tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia,…
Tại Việt Nam khổ qua rừng được tìm thấy ở chủ yếu ở các đồi núi phía Nam.
Bộ phận thu hái, chế biến và bảo quản
Tuy là thảo dược quý và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu không biết thu hoạch, chế biến và bảo quản đúng cách có thể khiến dược tính trong thảo dược không còn nguyên vẹn, ảnh hưởng đến quá trình và kết quả điều trị bệnh. Vì vậy khi thực hiện những thao tác trên bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bộ phận thu hái: Tất cả các bộ phận như thân khổ qua rừng, lá khổ qua rừng, quả khổ qua rừng đều có thu hái để sử dụng làm món ăn và các vị thuốc chữa bệnh.
- Thời điểm thu hái: Bạn có thể thu hoạch loài cây này vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
- Cách sơ chế: Sau khi thu hái bạn nên rửa sạch các bộ phận của khổ qua rừng sau đó đem đi sơ chế. Ngoài cách dùng tươi, dùng trực tiếp thì bạn có thể thái nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô khổ qua rừng để dùng dần.
- Cách bảo quản: Tùy vào trạng tươi hay khô của khổ qua rừng mà người ta lại có những cách bảo quản khác nhau. Đối với khổ qua tươi thì chỉ cần rửa sạch rồi cho vào trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Còn đối với khổ qua khô thì nên giữ trong túi kín khí, để nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng có thể mang ra phơi lại để phòng ẩm mốc hay mối mọt.
Thành phần hóa học
Là loại đắng nhất trong các loài thực phẩm, khổ qua rừng được các nhà khoa học đánh giá rất cao về các thành phần dinh dưỡng và các hoạt chất có lợi cho sức khỏe.
Các thành phần chính trong khổ qua rừng phải kể đến như:
- Momordicin: Nguồn gốc chính của vị đắng.
- Triterpenes, protein, steroid, alcaloid, saponin, flavonoid và axit hữu cơ: có khả năng ngăn cản nấm, vi khuẩn, virus gây bệnh cho cơ thể, chống hình thành khối u, hạ đường huyết rất hiệu quả.
Ngoài ra khi chiết xuất 100g khổ qua rừng khô các nhà khoa học còn tìm thấy hàng loạt các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như:
- Khổ qua rừng có rất nhiều nước: 93,95g
- Năng lượng 79kJ (19kcal)
- Carbohydrate 4.32g
- Đường 1.95g
- Chất xơ thực phẩm 2g
- Chất béo 0.18g
- Chất béo no 0.014g
- Chất béo không no đơn 0.033g
- Chất béo không no đa 0.078g
- Protein 0.84g
- Vitamin A: 6μg
- Thiamin (Vitamin B1) 0,051mg
- Riboflavin (Vitamin B2) 0,053mg
- Niacin (Vitamin B3) 0,280mg
- Vitamin B6 0,041mg
- Axit folic (Vitamin B9) 51μg
- Vitamin C 33mg
- Vitamin E 0.14mg
- Vitamin K 4.8μg
- Canxi 9mg
- Sắt 0.38mg
- Magie 16mg
- Phospho 36mg
- Kali 319mg
- Natri 6mg
- Kẽm 0.77mg
Tác dụng của khổ qua rừng
Là loài cây hoang dại nhưng khổ qua rừng lại được rất nhiều người săn lùng bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó mang đến. Loài thảo dược này được ví như một vị thuốc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người nhằm phòng và chống những căn bệnh nguy hiểm. Vậy khổ qua rừng có tính vị và tác dụng gì?
Theo Y học cổ truyền
- Mướp đắng rừng có vị đắng, tính mát, không độc giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm khí rất tốt.
- Có thể sử dụng thảo dược này cho các trường hợp bị mụn nhọt, viêm nhiễm, trúng nắng hoặc sốt đều được. Bạn có thể lấy lá hoặc dây khổ qua rừng đem đun hoặc giã lấy nước uống để hạ sốt. Hoặc dùng dây khổ qua giã nhỏ rồi đắp lên vùng da bị mụn để tiêu viêm.
- Ngoài ra thảo dược này còn được dân gian truyền tai nhau với công dụng giảm stress, giúp da dẻ mịn màng, tinh thần sáng khoải.
- Một số địa phương còn mướp đắng rừng để chữa bệnh gan, viêm họng, tiểu đường rất tốt.
- Việc dùng khổ qua rừng để chế biến các món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe cũng là cách chữa bệnh được nhiều nơi áp dụng.
Công dụng của khổ qua rừng theo Y học hiện đại
Ngoài Y học cổ truyền, khổ qua rừng còn được các chuyên gia, nhà khoa học y học hiện đại đánh giá là thảo dược đặc biệt tốt cho sức khỏe con người, nhất là những người bị bệnh. Cụ thể:
- Các loại vitamin và khoáng chất trong thảo dược này có tác dụng thải độc, làm mát gan nhờ cơ chế chuyển hóa và đưa độc tố đến thận rồi từ từ loại bỏ ra ngoài nhanh chóng. Nhờ đó mà giúp tăng cường chức năng cho gan, hạn men gan xuống mức an toàn và ngăn chặn sự phát triển của các virus viêm gan B, C.
- Một vài nghiên cứu khoa học cũng cho thấy các hoạt chất trong khổ qua rừng có khả năng kích hoạt một số enzyme vận chuyển glucose từ máu đến tế bào. Từ đó giúp hạ và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết ở những người tiểu đường.
- Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết, các nghiên cứu hiện đại còn cho thấy khả năng ổn định huyết áp, giảm mỡ máu, kìm hãm sự phát triển của các gốc tự do, khắc phục hiệu quả các vấn đề về tim.
- Với hàm lượng vitamin C và B dồi dào, khổ qua rừng là một trong những thảo dược giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa và đẩy lùi hiệu quả các tế bào gây ung thư.
Khổ qua rừng chữa bệnh gì?
Với công dụng tốt cho sức khỏe được cả Tây Y và Đông Y thừa nhận, khổ qua rừng thường được dùng để điều trị các căn bệnh sau:
Điều trị bệnh các bệnh về gan
Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc khổ qua rừng chính là sự lựa chọn không thể bỏ qua khi nói những vị thuốc nam trị bệnh gan hiệu quả. Không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của gan, hạ men gan mà thảo dược này còn giúp ngăn chặn và tiêu diệt các loại virus viêm gan B, C. Đây chính là lý do mà khổ qua rừng thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc trị bệnh gan cổ xưa.
Theo các chuyên gia ngoại trừ trường hợp men gan thấp còn tất cả các trường hợp liên quan đến gan như: nóng gan, suy giảm chức năng gan, men gan cao, viêm gan B, xơ gan hoặc người uống rượu bia nhiều đều có thể sử dụng nước khổ qua để cải thiện.
Điều trị bệnh tim mạch
Theo các chuyên gia, nước khổ qua rừng có tác dụng ổn định tuần hoàn máu, giúp tim hoạt động bình thường. Vì vậy rất thích hợp để điều trị các bệnh về tim như: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến, hồi hộp, tim đập nhanh,…
Các hoạt chất trong thảo dược này khi vào cơ thể đóng vai trò như lá chắn giúp bảo vệ tim khỏi các tác nhân gây hại, giúp sức khỏe tim mạch luôn được ổn định.
Khổ qua rừng điều trị bệnh gout
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout là sự dư thừa axit uric trong máu. Trong khi đó, các hoạt chất trong khổ qua rừng lại có tác dụng hòa tan, tiêu giảm lượng acid tích tụ trong khớp tay, chân, đầu gối… Từ đó giúp ức chế quá trình tích tụ và hình thành lên các hạt tophi gây sưng, nóng, đỏ, đau cho người bệnh.
Vì vậy nếu đang gặp các triệu chứng khó chịu về căn bệnh xương khớp này bạn có thể tham khảo một số bài thuốc hoặc viên uống có chiết xuất từ khổ qua rừng để điều trị.
Điều trị bệnh tiểu đường
Chữa bệnh tiểu đường là một trong những công dụng nổi bật của khổ qua rừng. Thảo dược này được ví như “tiên dược” với những người có đường huyết cao bởi khả năng phân giải lượng đường dư thừa, chuyển hóa thành năng lượng. Từ đó giúp người bệnh hạ và ổn định đường huyết lâu dài.
Các nhà khoa học cũng đã tiến hành nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của loài cây này trên động vật. Kết quả cho thấy sau 2-3 tháng dùng khổ qua rừng đường huyết giảm đến bất ngờ. Chính vì thế ngày nay, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên bổ sung thường xuyên thảo dược này trong thực đơn dinh dưỡng của mình.
Điều trị bệnh cao huyết áp, mỡ máu
Nếu đang bị cao huyết áp hoặc mỡ máu bạn có thể tìm đến các bài thuốc chữa bệnh từ khổ qua rừng. Chỉ cần kiên trì uống trong vòng một tháng các triệu chứng của huyết áp cao như: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,… sẽ cải thiện rõ rệt.
Ngoài tác dụng hạ huyết áp, một số nghiên cứu khoa học còn chỉ ra các hoạt chất trong khổ qua rừng có khả năng phân hủy mỡ thừa, giảm tình trạng mỡ trong máu, giúp điều trị mỡ máu khá tốt. Tuy nhiên riêng đối với bệnh này bạn cần phải kiên trì dùng liên tục trong vòng từ 3-4 tháng mới thấy hiệu quả.
Điều trị bệnh ung thư
Người xưa có câu “thuốc đắng dã tật” thuốc càng đắng, chữa bệnh càng hiệu quả. Theo các nghiên cứu khoa học thì protein trong khổ qua rừng có tác dụng tương tự như hoạt chất Alkaloid. Tác dụng giúp tăng cường chức năng nuốt thực bào, giảm kích thước của các khối u, ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển, đồng thời tiêu diệt chúng một cách nhanh nhất.
Ngoài ra với lượng vitamin C cực cao, thảo dược này còn giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư.
Chữa bệnh xơ vữa động mạch
Các hoạt chất Charantin trong khổ qua có tác dụng giảm Cholesterol, phá vỡ các mảng bám trên thành mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế xơ vữa động mạch. Từ đó ngăn chặn hiệu quả chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến do tắc nghẽn mạch máu.
Đó là lý do vì sao những người bị xơ vữa động mạch do huyết áp hoặc tiểu đường thường được khuyên dùng khổ qua thường xuyên.
Chữa trị bệnh mất ngủ
Công dụng điều trị chứng mất ngủ từ khổ qua rừng có lẽ còn khá xa lạ với rất nhiều người. Nhưng đây lại là bài thuốc mang lại hiệu quả khá cao. Bạn chỉ cần dùng 1 tách trà khổ qua vào trước khi đi ngủ sẽ giúp vào giấc dễ dàng hơn.
Điều trị bệnh béo phì
Với công dụng giảm mỡ máu, tiêu hao năng lượng dư thừa hiệu quả khổ qua rừng thường được sử dụng để điều trị bệnh béo phì, giảm cân hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể đưa loại thảo dược này vào trong thực đơn chính cho các bữa ăn của mình để cải thiện vóc dáng nhanh nhất.
Điều trị mụn nhọt, làm đẹp da
Đây chắc chắn là công dụng được mong chờ nhất của khổ qua rừng đối với chị em phụ nữ. Nhờ đặc tính thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, việc ăn khổ qua thường xuyên sẽ giúp chị em cải thiện đáng kể làn da của mình. Nhất là chị em phụ nữ qua tuổi 30, làn da bắt đầu lão hóa.
Ngoài ra, thảo dược này còn chứa vitamin C giúp chống viêm, sát khuẩn cực tốt, tiêu diệt nhanh chóng các ổ vi khuẩn ở lỗ chân lông, làm sạch da, ngừa mụn và thâm nám hiệu quả. Đây là lý do mà hiện nay các loại mặt nạ khổ qua rừng đang cực kỳ thịnh hành trên thị trường.
Hướng dẫn sử dụng khổ qua rừng đúng cách
Có rất nhiều cách sử dụng khổ qua rừng khác nhau. Tuy nhiên tùy vào mục đích cũng như sở thích mà mỗi người có thể tự chọn cho mình cách sử dụng phù hợp. Dưới đây là một vài cách dùng khổ qua rừng được nhiều người áp dụng và đánh giá cao.
Chế biến món ăn
Khổ qua rừng có thể dùng để chế biến thành các món ăn thơm ngon, hấp dẫn như khổ qua trồng tại nhà. Nhiều người đánh giá khổ qua trên rừng mang đến cảm giác giòn ngon kèm vị đắng đặc trưng so với khổ qua nhà trồng.
Mọi người có thể sử dụng được hầu hết các bộ phận của khổ qua rừng để chế biến món ăn như:
- Phần lá và ngọn non của khổ qua có thể dùng để làm món luộc, xào, hoặc nấu canh với thịt viên, chả cá tươi đều rất thơm ngon.
- Riêng phần quả của khổ qua trước khi chế biến các món ăn cần phải làm sạch ruột. Sau đó bạn có thể bổ đôi quả để nhồi thịt hoặc thái nhỏ để xào trứng, thịt lợn,… đây đều là những món ăn ngon miệng, được nhiều gia đình ưa thích.
Trà khổ qua
Ngoài việc làm các món ăn, người ta còn dùng khổ qua để hãm trà chữa bệnh.
Cách thực hiện khá đơn giản và siêu tiện lợi.
- Bước 1: Chuẩn bị 1kg quả khổ qua rừng.
- Bước 2: Rửa sạch quả khổ qua, bổ đôi, loại bỏ phần ruột, có thể giữ hoặc không giữ hạt.
- Bước 3: Thái quả khổ qua thành từng lát mỏng rồi đem phơi khô. Để tránh bụi bẩn thì có thể dùng 1 lớp vải màn để che phía trên.
- Bước 4: Đem quả khô qua đã được phơi khô đi sao cho đến khi miếng khổ qua chuyển thành màu nâu nhẹ thì dừng.
- Bước 5: Dùng một cái lọ thủy tinh có nắp để bảo quản khổ qua dùng dần. Mỗi lần dùng chỉ lấy 2-3 lát mỏng đem hãm với nước sôi để uống. Có thể cho thêm 1 thìa mật ong nhỏ để giảm bớt vị đắng và tăng hương vị cho món trà.
Ngoài việc dùng quả khổ qua, người ta còn dùng thân hoặc lá khổ qua để hãm trà chữa bệnh đều được.
Sắc thuốc
Nếu không thích hãm trà bạn có thể dùng thảo dược này kết hợp với một số vị thuốc khác để sắc nước rồi uống. Nhờ sự bổ trợ của các vị thuốc liên quan mà khổ qua sẽ phát huy được hết công dụng.
Tuy nhiên cách sử dụng khổ qua này đòi hỏi người bệnh phải tỉ mỉ, cẩn thận và có nhiều thời gian. Chi tiết cách thực hiện sẽ được hướng dẫn chi tiết trong từng bài thuốc phía dưới.
Giã nhuyễn đắp lên vết thương
Đây cũng là một trong những cách sử dụng khổ qua rừng được nhiều áp dụng nhằm trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da như: mụn nhọt, ngứa do nóng trong,… Chỉ cần nhã nát khổ qua rừng rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn trong vài ngày liên tiếp là bạn sẽ thấy tình trạng mụn cải thiện rõ rệt.
Sử dụng các sản phẩm điều chế từ khổ qua rừng
Nếu vị đắng khiến bạn khó chịu khi sử dụng khổ qua nguyên chất. Bạn có thể lựa chọn cách sử dụng các sản phẩm điều chế từ khổ qua rừng. Tuy nhiên với cách sử dụng này bạn cần thận trọng và phải lựa chọn đúng sản phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.
Đối tượng sử dụng và không nên sử dụng khổ qua rừng
Cũng giống như phần lớn các vị thuốc khác, không phải ai cũng có thể sử dụng được khổ qua rừng để trị bệnh. Bởi với một số đối tượng thảo dược này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm.
Đối tượng nên dùng:
- Người bị nóng trong người, bị mụn nhọt hay nhiệt miệng.
- Người bị các bệnh về gan như: viêm gan, nóng gan, gan nhiễm mỡ.
- Người bị béo phì hoặc đang có ý định giảm cân.
- Người bị tiểu đường hoặc huyết áp cao cũng có thể sử dụng khổ qua rừng.
- Những người gặp vấn đề về tim, xơ vữa động mạch có thể dùng với liều lượng cho phép.
- Ngoài ra thảo dược này còn có thể dùng cho những người muốn tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh ung thư.
Đối tượng không nên dùng:
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ và người huyết áp thấp tuyệt đối không nên sử dụng thảo dược này.
- Ngoài ra nếu bạn đang có ý định mang thai cũng nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Các bài thuốc chữa bệnh từ khổ qua rừng
Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ khổ qua rừng mà bạn có thể tham khảo:
Điều trị bệnh tiểu đường
Nguyên liệu:
- 10g khô qua rừng dạng khô
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch nguyên liệu
- Bước 2: Ăn trực tiếp khổ qua rừng sau mỗi bữa ăn, ngày thực hiện 3 lần sẽ giúp hạ đường huyết tốt nhất. Cách làm này chỉ đặc biệt đối với người bị tiểu đường tuýp 2, nếu bị tiểu đường tuýp 1 tốt nhất bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bài thuốc mát gan, trị nóng trong người
Nguyên liệu:
- 10g trái khổ qua rừng đã được phơi hoặc sấy khô
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đem rửa nguyên liệu trên thật sạch trước khi dùng.
- Bước 2: Cho quả khổ qua rừng vào hãm trực tiếp với 250ml nước sôi, ủ nước trong khoảng 10 phút cho ngấm rồi uống ngày 1 ly. Tốt nhất là nên uống khi nước còn ấm để cơ thể dễ hấp thụ. Ngoài ra bạn có thể cho thêm một chút mật ong nếu thấy khó uống.
Bài thuốc chữa bệnh rôm sảy
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá và dây khổ qua rừng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần rửa sạch tất cả nguyên liệu trên.
- Bước 2: Sau khi phần nguyên liệu trên ráo nước thì đem cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước.
- Bước 3: Pha nước hỗn hợp vừa nấu với một ít nước lạnh để độ ấm vừa đủ rồi tắm hàng ngày cho đến khi hết rôm sảy.
Bài thuốc trị côn trùng cắn
Nguyên liệu:
- 10g hạt quả khổ qua rừng đã chín.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch phần hạt quả khổ qua.
- Bước 2: Nhai trực tiếp hạt khổ qua, nhai từ từ rồi nuốt nước dịch được tiết ra, phần bã thì dùng để đắp lên vết cắn. Sau vài lần thực hiện bạn sẽ thấy tình trạng sưng, đỏ, nóng rát được cải thiện.
Bài thuốc chữa ho và viêm họng
Nguyên liệu:
- 3-5g hạt của quả khổ qua đã già
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch phần hạt khổ qua.
- Bước 2: Nhai kỹ phần hạt trên rồi nuốt nước, bỏ bã. Các chất dịch được tiết ra từ hạt khổ qua sẽ giúp dịu họng, giảm viêm, giảm kích ứng đồng thời tiêu diệt nhanh chóng các loại vi khuẩn, virus gây viêm họng.
Điều trị bệnh đau xương khớp
Nguyên liệu:
- Khổ qua rừng: 10g
- Dây đau xương: 10g
- Cỏ xước: 10g
- Cây vòi voi: 10g
- Cây cối xay: 10g
- Cỏ ngươi: 10g
- Rễ ngũ trảo: 8g
- Cây thần thông: 8g
- Quế chi: 8g
- Gừng tươi: 5g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đem tất cả các nguyên liệu trên đi rửa sạch với nước.
- Bước 2: Tất cả cho vào ấm sắc với 1 lít nước đến khi nước trong nồi còn khoảng 400ml thì tắt bếp, chia nước thuốc thành 2 phần bằng nhau rồi uống hết trong ngày.
Bài thuốc làm đẹp da từ khổ qua rừng.
Nguyên liệu:
- Khổ qua rừng khô: 10g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xay nhuyễn khổ qua rừng khô thành bột mịn.
- Bước 2: Trộn 1 muỗng bột khổ qua với 1 muỗng mật ong rừng cùng 2 thìa sữa chua không đường.
- Bước 3: Thoa đều hỗn hợp trên lên da mặt, để tự nhiên trong khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch mặt với nước ấm. Thực hiện từ 2-3 lần/tuần sẽ giúp da trắng sáng, mịn màng hơn.
Dùng khổ qua rừng nhiều có tác dụng phụ không?
Khổ qua rừng có rất nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe. Tuy nhiên, nó chỉ tốt nếu bạn dùng đúng cách và đúng liều lượng. Việc lạm dụng quá nhiều khổ qua, cơ thể có thể gặp một số tác dụng phụ sau.
Không tốt cho sữa mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ
Việc dùng quá nhiều khổ qua rừng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, khiến trẻ khó hấp thụ dinh dưỡng và đào thải độc tố. Vì vậy nếu có con nhỏ, bạn hãy nên thận trọng khi cho trẻ dùng loại thảo dược này. Tốt nhất là nên hỏi bác sĩ về liều lượng cho phép trước khi dùng.
Kích thích sảy thai
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khổ qua có thể dẫn đến tình trạng sảy thai. Nguyên nhân là do loài cây này có khả năng kích thích tử cung co bóp làm thai dễ rời tổ, dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sảy.
Không tốt cho sữa mẹ
Nếu đang trong giai đoạn cho con bú, bạn cũng nên hạn chế sử dụng loài cây này. Vì theo các chuyên gia quả của khổ qua rừng có chứa một số thành phần độc nhẹ có thể truyền qua sữa mẹ. Độc tính này thường không gây ảnh hưởng đến người lớn nhưng lại không tốt đối với trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh.
Gây bất lợi cho phụ nữ sau sinh
Trong hạt khổ qua rừng có chứa Vaccine có khả năng gây ra tình trạng đau thắt cơ bụng, nhức đầu, hôn mê sâu,… Là đối tượng nhạy cảm, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém nên những món ăn từ khổ qua sẽ có tác động xấu đến sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.
Gây ra các bệnh về tiêu hóa
Có lẽ rất nhiều người sẽ ngạc nhiên với tác dụng phụ này của khổ qua rừng. Loài cây này vốn được biết đến với khả năng tăng tiết men, giúp tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng “quá đà” kết hợp với hệ thống đường ruột yếu có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy, kiết lỵ hoặc các bệnh về dạ dày.
Hạ huyết áp và đường huyết
Việc dùng khổ qua rừng quá nhiều còn có thể gây tụt huyết áp và đường huyết xuống mức nguy hiểm, gây ra triệu chứng đau đầu, chóng mặt, thậm chí là hôn mê. Vì vậy nên hạn chế dùng khổ qua cho người huyết áp thấp và dùng đúng liều lượng cho người đường huyết cao.
Giảm khả năng thụ thai
Ngoài ra việc uống nước khổ qua rừng quá nhiều còn có thể làm giảm khả năng thụ thai cho những cặp vợ chồng. Bởi nước khổ qua có chứa một loại protein làm giảm hưng phấn ở nam giới và ngăn ngừa trứng gặp tinh trùng.
Lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng
Ngoài những vấn đề trên khi dùng khổ qua rừng trị bệnh người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Rửa sạch khổ qua rừng trước khi sử dụng để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn, tránh tình trạng bội nhiễm.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng khổ qua trị bệnh cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người huyết áp thấp.
- Tuyệt đối không nên lạm dụng khổ qua rừng tránh dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
- Đối với khổ qua rừng khô bị ẩm mốc, hoặc có mùi hôi tuyệt đối không sử dụng để tránh gây ngộ độc.
- Những người đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn nên thận trọng khi kết hợp với thảo dược này.
- Nước khổ qua nên dùng hết trong ngày, hạn chế để qua đêm. Trong trường hợp không dùng hết phải bảo quản trong tủ lạnh trước khi dùng nên đun sôi lại.
- Trong quá trình sử dụng khổ qua rừng nếu cơ thể có những biểu hiện lạ người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay.
Tuy có tác dụng phụ nhưng nhìn chung khổ qua rừng vẫn là thảo dược quý và tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy, nếu có nhu cầu sử dụng vị thuốc này để chữa bệnh hãy sử dụng một cách hợp lý, không lạm dụng hoặc dùng quá liều để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!