Trà hoa vàng có những tác dụng gì và lưu ý cách dùng?

Với nhiều tác dụng quý, dân gian gọi trà hoa vàng như “nữ hoàng” của các loại trà. Trà thảo dược này có khả năng ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh về gan, ung thư, tim mạch, giúp an thần và kéo dài tuổi thọ. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng trà hoa vàng, các lưu ý khi dùng và giá bán của loại trà nữ hoàng cao cấp này qua bài viết dưới đây.

Cây trà hoa vàng là cây gì? Đặc điểm thực vật và khu vực phân bố

Không chỉ là vị thuốc quý, trà hoa vàng còn là loài thực vật mang vẻ đẹp cuốn hút, sang trọng. Một số thông tin của loài cây này như sau:

  • Tên gọi khác: Kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng
  • Tên khoa học: Camellia chrysantha
  • Thuộc họ: Chè (Theaceae)

Đặc điểm thực vật

Với nét đẹp sang trọng, kim hoa trà được trồng như một loài hoa và xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của loài cây này:

Hình ảnh cây trà hoa vàng
Hình ảnh cây trà hoa vàng
  • Thuộc loài thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 1 – 2m và phân tán thành nhiều nhánh mảnh. Thân cây nhẵn, không có gai hay lông.
  • Lá cây trà hoa vàng thuôn dài, nhọn về hai đầu, có chiều dài khoảng từ 10 – 15 cm, bề rộng khoảng từ 4 – 5 cm. Phiến lá có màu xanh lục, hai mặt lá nhẵn và có có các gân đối xứng với sống lá, cuống ngắn chưa đến 1 cm. Sau khoảng 2 – 3 năm, các lá già mới rụng.
  • Hoa trà hoa vàng mọc đơn lẻ từ các nách lá có màu vàng đặc trưng. Trên mỗi bông hoa thường có 8 – 10 lá hợp thành, nhị to, nhiều, bầu nhụy không có lông và có đến 3 – 4 vòi nhị. Cây thường ra hoa vào đầu tháng 11 và kéo dài đến tháng 3 năm sau.
  • Quả trà hoa vàng thuộc loại quả nang to khoảng 3 cm, vỏ dày, có màu xanh lục.

Cây trà hoa vàng mua ở đâu? Khu vực phân bố chủ yếu

Là loài cây có sức sống khỏe, kim hoa trà thường mọc dại ở nhiều nơi như cánh đồng, bãi cỏ hoang, rừng cây,… Phổ biến nhất phải kể đến trà hoa vàng Quảng Ninh, trà hoa vàng Nghệ An, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hòa Bình,…

Ngày nay, loài cây này được trồng và chăm sóc tại nhiều gia đình hay các vườn thảo dược để khai thác bởi sắc đẹp cuốn hút và có nhiều giá trị chữa bệnh. Rất nhiều nơi cũng đã và đang tiến hành trồng trà hoa vàng làm giàu, kinh doanh, cung cấp giống trà hoa vàng trên thị trường,…

Thu hái và bào chế

Thu hái trà là một công đoạn quan trọng bởi không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trà mà còn cả sự phát triển của cây sau này. Đối với trà hoa vàng, bộ phận thu hái chủ yếu là nụ, hoa và búp trà.

Trà hoa vàng khô - vị thuốc phổ biến trong Đông y
Trà hoa vàng khô – vị thuốc phổ biến trong Đông y

Khi hoa nở rộ vào khoảng tháng 2 – 3 hàng năm là thời điểm thích hợp nhất để thu hái bởi lúc này chất lượng trà sẽ ngon nhất, giàu dưỡng chất. Trà hoa vàng Đà Lạt sinh sống trong môi trường ấm quanh năm nên sẽ ra hoa sớm hơn là khoảng tháng 12. Một điều cần lưu ý là khi hái, bạn hãy giữ nguyên cả phần đài hoa.

Đối với búp trà, bạn nên chỉ lấy phần búp gồm 2 – 3 lá nhỏ để vừa tránh phần lá già, vừa đảm bảo sự phát triển của cây. Đồng thời chỉ nên hái với số lượng vừa đủ, sử dụng tay để thu hoạch là tốt nhất.

Sau khi thu hoạch, bạn có thể phơi thảo dược dưới nắng đến khi khô hoàn toàn. Với các nhà máy lớn, ví dụ như nhà máy bào chế trà hoa vàng Ba Chẽ Quảng Ninh hay trà hoa vàng Lâm Đồng thường sử dụng công nghệ sấy khô nhiệt lạnh để đảm bảo chất lượng trà tốt nhất.

Thu được thành phẩm, bạn nên bảo quản trà hoa vàng khô trong các lọ, túi bóng kín, để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh côn trùng.

Sử dụng trà hoa vàng có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Trà hoa vàng tác dụng và dược tính của nó được nghiên cứu bởi rất nhiều nhà y học nổi tiếng. Được sử dụng từ hàng trăm năm nay, trà hoa vàng đã mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Trong các tài liệu Đông y

Theo các tài liệu Đông y ghi chép qua nhiều thế kỷ, kim hoa trà là dược liệu có vị ngọt, tính bình và mùi thơm đặc trưng. Dược liệu này quy vào 3 kinh chủ đạo là Tâm, Can, Thận từ đó chủ trị các chứng như:

  • Sát khuẩn, chống viêm
  • Sinh tân dịch, cân bằng dịch vị
  • Thông tiện, lợi tiểu, bổ thận
  • Tiêu thực trừ ngậy

Trong các nghiên cứu y học hiện đại

Các thực nghiệm nghiên cứu về thành phần dược tính trong trà hoa vàng đã được tiến hành bởi nhiều nhà khoa học. Theo đó, trong thảo dược này chứa nhiều hợp chất quý tốt cho sức khỏe.

Sử dụng trà hoa vàng mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Sử dụng trà hoa vàng mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
  • Hàm lượng các chất oxy hóa cao giúp loại bỏ các tế bào xấu có trong máu và cơ thể.
  • Các vi khoáng thiết yếu như B1, B2, C, Kẽm, Phốt pho, Canxi, Sắt,… giúp bảo vệ  sự phát triển của cơ thể.
  • Ngoài ra còn hàng trăm thành phần dinh dưỡng khác nổi bật như Saponin, Tea polyphenon,… giúp giảm cholesterol xấu, bảo vệ hệ tuần hoàn.

Vậy các dược chất có trong trà hoa vàng chữa bệnh gì? Sau đây là một số công dụng chữa bệnh nổi bật của thảo dược này như sau:

  • Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư đặc biệt là ung thư gan.
  • Phòng các bệnh về tim mạch, bệnh mạch vành, hạ nồng độ cholesterol trong máu.
  • Hỗ trợ điều trị cao huyết áp. Từ đó, trà hoa vàng giúp ngừa nguy cơ bị đột quỵ, đau tim và tránh các biến chứng của chúng gây ra.
  • Căn bằng nồng độ đường huyết trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Ức chế quá trình hình thành mỡ thừa trong máu, giảm cân hiệu quả.
  • Bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu từ virus, kháng khuẩn, kháng viêm.
  • Điều trị ho kéo dài, viêm phế quản.
  • Giải độc, tăng cường chức năng gan và phòng ngừa các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan virus thậm chí là ung thư gan.
  • Phục hồi chức năng ở thận, lợi tiểu.
  • Chống suy nhược cơ thể, giúp kéo dài tuổi thọ.
  • Giúp tinh thần tỉnh táo, sảng khoái và chống trầm cảm, giảm lo âu, căng thẳng.
  • Lá trà còn có tác dụng làm nước tắm cho trẻ em để phòng các bệnh ngoài da, trị rôm sảy, mẩn ngứa, chống viêm.

Cách sử dụng trà hoa vàng mang đến hiệu quả nhất cho người dùng

Với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời, trà hoa vàng trở thành dược liệu quen thuộc trong Đông y. Ngay sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn cách pha trà hoa vàng mang đến hiệu quả nhất.

Pha trà từ bộ phận hoa, nụ

Tương tự với nhiều loại trà khác, cách pha trà hoa vàng sấy khô cũng không có gì phức tạp.

Cách pha trà như sau:

  • Chuẩn bị 3 – 4 bông hoa hoặc nụ khô.
  • Rửa sạch bình pha trà rồi tráng qua một lần nước sôi.
  • Bỏ hoa vào bình cùng với khoảng 400ml nước, ủ trong vòng 10 – 15 phút là có thể sử dụng được.

Mỗi ngày, bạn có thể pha 2 bình để uống trong ngày và nên sử dụng sau ăn vào buổi sáng hoặc chiều là tốt nhất.

Pha trà từ lá

Khi sử dụng lá trà hoa vàng, bạn có thể dùng lá tươi hoặc khô đều không ảnh hưởng đến tác dụng của thảo dược. Cách pha trà hoa vàng tươi hay khô, bạn đều cần tiến hành như dưới đây:

  • Sau khi mua trà hoa vàng, bạn lấy 1 nắm lá trà tươi hoặc 20 gram dược liệu khô, rửa sạch.
  • Sau đó đun cùng với lượng nước vừa đủ (khoảng 600ml).
  • Đun sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp đổ ra bình sử dụng trong ngày.

Uống trà hoa vàng có tốt không chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người. Là dược liệu khá lành tính, vì thế khi sử dụng kim hoa trà bạn không cần quá lo lắng đến tác dụng phụ. Bạn có thể sử dụng thường xuyên để có được hiệu quả tốt, bên cạnh đó cần tránh những điểm cần lưu ý trong phần tiếp theo của bài viết này.

Sử dụng làm nước tắm cho trẻ

Dùng lá trà để đun làm nước tắm cho trẻ là bài thuốc chữa bệnh về da hiệu quả được nhiều nơi áp dụng. Sau đây là các bước thực hiện để nấu nước tắm cho bé:

  • Lấy 1 – 2 nắm lá tươi hoặc khô rửa sạch.
  • Đun cùng với 1 lít nước trong khoảng 15 – 20 phút, cho thêm chút muối tinh.
  • Pha cùng với nước tắm của trẻ, nhiệt độ vừa đủ ấm rồi tắm cho trẻ như bình thường.
Nước trà hoa vàng trị rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả
Nước trà hoa vàng trị rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả

Bé bị ngứa da, nổi mề đay, mẩn ngứa,… thì mẹ có thể sử dụng liên tục trong vài ngày sẽ thấy có những dấu hiệu chuyển biến tích cực.

Trà hoa vàng dùng để ngâm rượu

Ngâm rượu là một trong những cách sử dụng dược liệu hiệu quả. Rượu kim hoa trà cũng vậy, mỗi ngày sử dụng với một liều lượng vừa đủ sẽ giúp bạn mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Để có được bình rượu ngon, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm: quả trà non, hoa, nụ và rễ. Tuy nhiên, bộ phận rễ rất ít được sử dụng bởi ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của cây. Vì thế, bài thuốc không nhất thiết phải bao gồm cả nguyên liệu này.
  • Quả non và hoa bạn ngâm riêng trong 2 bình khác biệt theo tỷ lệ cứ 100 gram dược liệu thì cần 1 lít rượu 40 độ.

Sau một thời gian nhất định, rượu ngấm là có thể sử dụng. Dùng bài thuốc này bạn nên đặc biệt chú ý là uống với liều lượng phù hợp, không nên quá lạm dụng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 50ml và có thể chia thành 2 bữa trong ngày.

Bài thuốc chữa lở loét, mẩn ngứa

Với tính sát khuẩn cao, nước trà hoa vàng có thể dùng để chữa bệnh ngoài da hiệu quả.

  • Trước tiên, bạn hãy lấy một nắm lá tươi hoặc dược liệu khô vừa đủ rửa thật sạch.
  • Đun cùng với lượng nước vừa đủ khoảng 20 phút rồi bỏ thêm chút muối tinh.
  • Chắt bỏ phần bã để lấy nước rửa vết thương.

Mỗi ngày bạn có thể thực hiện 1 – 2 lần, sau khoảng vài ngày các dấu hiệu sẽ thấy được tác dụng.

Những lưu ý khi sử dụng trà hoa vàng để chữa bệnh

Trà hoa vàng là một trong những thảo dược rất tốt cho sức khỏe, lành tính và không có độc. Vì thế bạn có thể sử dụng thường xuyên mà không để lại tác dụng phụ. Tuy nhiên, để cách uống trà hoa vàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không nên sử dụng quá nhiều rượu ngâm thảo dược, bởi có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể, đặc biệt là bộ phận gan, máu và dạ dày.
  • Là một thảo dược quý nên hiện nay rất nhiều cơ sở rao bán trà hoa vàng Quế Phong, Vĩnh Phúc,… nhưng lại không có giấy tờ về nguồn gốc, chất lượng. Vì thế, khi mua thảo dược bạn cần hết sức cân nhắc, nên mua sản phẩm tại địa chỉ uy tín để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tuyệt đối không được tự ý thêm bất kỳ các dược liệu khác vào bài thuốc khi chưa hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia. Bởi có thể các dược liệu kết hợp tùy ý có khả năng sản sinh ra độc tố nguy hiểm.
  • Không nên đun trà ở nhiệt độ quá cao vì chất dầu thơm, vitamin C cùng nhiều dưỡng chất khác có thể bị phân hủy, không mang lại giá trị tuyệt đối khi sử dụng.
  • Không nên uống trà lúc đói, việc này sẽ gây giảm dịch vị, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và gây ra các bệnh về dạ dày, đại tràng.
  • Không nên uống trà với sữa. Trà xanh kết hợp cùng với sữa là thức uống ngon miệng, yêu thích của nhiều người. Nhưng theo nhiều chuyên gia, cách uống này sẽ làm giảm tác dụng của trà.
  • Những đối tượng không nên sử dụng: người mắc các bệnh sỏi thận, bị sốt, loét dạ dày nặng, táo bón, những người dị ứng, phản ứng không tốt với trà.
  • Tránh sử dụng trà vào buổi tối bởi sẽ gây mất ngủ và tiểu đêm nhiều lần cho người sử dụng.
  • Đồng thời, trẻ em và phụ nữ mang bầu hay cho con bú hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà hoa vàng.
  • Tuyệt đối không được để trà qua đêm bởi có thể tạo nên độc tố, tác động đến sức khỏe đặc biệt là đường tiêu hóa.
  • Sử dụng kết hợp với liệu trình chữa bệnh, nếu thấy có dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
  • Nên kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất và lối sống lành mạnh để mang đến những hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về trà hoa vàng công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức mới từ các thảo dược khác quanh ta.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *