Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không? [Chi tiết]
Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng là phương pháp an toàn nên được nhiều bệnh nhân ứng dụng hiện nay. Các phương pháp bấm huyệt như thế nào đạt hiệu quả nhất và cần lưu ý vấn đề gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về cách trị bệnh bằng bấm huyệt.
Tác dụng của bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng
Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng được lựa chọn bởi nhiều bệnh nhân nhờ tác dụng giúp thư giãn hệ hô hấp. Người mắc bệnh thường gặp triệu chứng tức ngực, khó thở, đau vai, bụng, ngực, lưng,… Việc mắc bệnh viêm mũi khiến cơ quan hô hấp bị ảnh hưởng, lâu dần dẫn đến khó khăn khi hô hấp.
Hiểu được điều này, phương pháp bấm huyệt sẽ làm cân bằng hệ hô hấp. Nhờ đó có thể tăng dung tích phổi, việc hô hấp hoạt động tốt và hiệu quả hơn.
Ngoài ra bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng cũng có thể giải quyết tình trạng chảy dịch, hỗ trợ quá trình loại bỏ dịch ra ngoài.
Các cách bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng
Có nhiều phương pháp bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng, tuy nhiên làm sao để thực hiện đúng cách và mang lại hiệu quả tốt nhất? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho từng cách bấm huyệt:
Bấm huyệt trị viêm mũi dị ứng bằng huyệt nghinh hương
Vị trí huyệt ở hai bên cánh mũi còn được gọi là nghinh hương. Bấm huyệt ở vị trí này này giúp tán phong, điều trị nghẹt mũi và loại bỏ dứt điểm viêm mũi dị ứng, thanh hỏa…
Lưu ý, người bệnh cần xác định chính xác khu vực bấm huyệt mới có thể đem lại hiệu quả tốt nhất. Vị trí: ở 2 bên cánh mũi, phía trên rãnh mũi má, cách cánh mũi 0.8cm.
Cách thực hiện:
- Lần lượt ấn huyệt ở phía cánh trái và cánh phải mũi từ 1 đến 3 phút.
- Thực hiện liên tục 5 – 10 lần mỗi ngày
- Kiên trì áp dụng kết hợp xoa dầu nóng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng bằng huyệt ấn đường
Huyệt ấn đường hay còn gọi là huyệt thượng đan có vị trí ở đường giao của hai đầu lông mày và đường sống mũi. Thực hiện bấm huyệt tại vị trí này sẽ giúp an thần, dưỡng tâm, sáng mắt, đặc biệt là tăng cường tuổi thọ,… Ngoài ra, bấm huyệt còn có tác dụng giải trừ phong nhiệt và đẩy dịch nhầy trong mũi.
Cách bấm huyệt:
- Dùng ngón tay cái day huyệt trong 3 phút và nâng mức độ mạnh dần lên.
- Trong quá trình bấm huyệt, người bệnh có thể dùng thêm dầu gió để tăng hiệu quả
Lưu ý, bạn nên thực hiện thường xuyên, mỗi ngày 40 lần và mỗi lần bấm phải cảm nhận trán nóng lên, mũi thông thoáng hơn, như vậy mới đạt yêu cầu.
Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng bằng huyệt hợp cốc
Bấm huyệt nằm ở khe giữa 2 ngón tay cái và ngón trỏ bằng cách ấn từ mép ngoài dọc theo bờ xương bàn tay lên đến phía cổ tay. Khi tiến hành day ấn, khu vực cảm thấy đau, chính là huyệt hợp cốc.
Cách thực hiện:
- Dùng ngón tay cái day ấn lên huyệt hợp cốc và thay đổi liên tục 2 bên
- Khi 2 vị trí bị day ấn cảm thấy tê rần thì dừng lại
- Phương pháp này giúp giải biểu, tán tà, thông kinh lạc
Bấm huyệt thượng tinh trị viêm mũi dị ứng
Vị trí của huyệt thượng tinh nằm trên đầu. Ấn huyết tại vị trí này giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến mũi và mắt.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 2 ngón tay trỏ và giữa day huyệt ở đường dọc chính giữa đầu.
- Bạn vuốt mạnh từ trên xuống dưới liên tục cho đến khi trán nóng lên thì dừng lại.
Cách bấm huyệt quyền liêu chữa viêm mũi dị ứng
Phương pháp này giúp trị sổ mũi, nghẹt mũi, viêm xoang,… Vị trí huyệt quyền liêu nằm bên cạnh gò má. Đây là một trong những khu vực bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả được áp dụng nhiều.
Cách thực hiện:
- Massage nhẹ nhàng 2 vùng huyệt nói trên khoảng 5 phút.
- Sử dụng ngón tay cái để nhấn huyệt trong vòng 1 phút.
- Lặp lại 3 – 5 lần và bấm huyệt mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng huyệt ế phong
Việc tác động vào huyệt ế phong sẽ giúp khu phong tiết nhiệt, điều trị ù tai, điếc, thông tai, viêm tai, giúp mắt sáng hơn. Không chỉ vậy, vị trí huyệt này còn có thể chữa cảm cúm, ngạt mũi,… Vị trí huyệt nằm ở phía sau dái tai tại chỗ lõm ở giữa góc hàm dưới và gai xương chũm.
Cách bấm huyệt:
- Dùng hai ngón tay bấm vào vị trí huyệt.
- Bấm huyệt cho đến khi thấy cảm giác đau thì dừng.
- Thực hiện liên tục trong vòng 10 phút, mỗi ngày làm lại 2 – 3 lần.
Bấm huyệt toàn trúc trị viêm mũi dị ứng
Huyệt toàn trúc nằm ở giữa sợi lông mày. Cách chữa này giúp khứ phong, giảm đau đầu, đau nửa đầu, cải thiện mắt, đẩy lùi tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi.
Cách bấm huyệt:
- Dùng ngón tay thực hiện động tác day ấn huyệt liên tục trong khoảng ba phút.
- Mỗi ngày người bệnh chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần sẽ dần thấy kết quả được cải thiện theo từng ngày.
Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng là phương pháp hiệu quả, an toàn và có thể áp dụng được cho mọi đối tượng người bệnh. Hiện nay, một trong những đơn vị hàng đầu áp dụng phương pháp điều trị này là nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường – đơn vị có truyền thống hơn 150 năm chữa bệnh bằng YHCT.
Một số lưu ý khi bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng
Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng giúp lưu thông khí huyết, điều hòa cơ thể, tăng cường chức năng tạng phủ,… Tuy nhiên, bạn chỉ đạt hiệu quả tốt khi bấm đúng huyệt với mức độ mạnh, nhẹ tăng giảm phù hợp.
Muốn phát huy hết tác dụng khi bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng, người bệnh cần lưu ý:
- Không thực hiện khi cơ thể đang gặp chấn thương hở, bị thương ở vùng xương khớp, có vết thương lở loét, nhiễm trùng,…
- Một vài bệnh nội khoa như viêm vòi trứng, thủng dạ dày, viêm ruột thừa cũng không phù hợp với phương pháp này.
- Khi cơ thể chưa sạch và chứa các chất cồn như rượu bia, thuốc lá,… cũng không nên bấm huyệt.
- Nên bấm huyệt khi cơ thể trong trạng thái nhẹ nhàng, không quá đói hoặc quá no.
- Để đạt hiệu quả cao cần kết hợp với những biện pháp khác như xông hơi, sử dụng dầu,…
- Nếu lựa chọn cơ sở bấm huyệt bên ngoài, người bệnh cần tìm hiểu kỹ để đảm bảo cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.
Trên đây là những chia sẻ về biện pháp bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng và lưu ý cần biết. Để điều trị dứt điểm bệnh cần áp dụng theo một quá trình dài. Vì vậy, người bệnh cần có hiểu biết nhất định cũng như thực hiện đúng cách và xác định đúng vị trí huyệt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!